[img]xq239-0.jpg;right;[/img]Chùa Vua là tên gọi chung của cụm di tích gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế thờ Đế Thích, mặt hướng Đông Nam, được dựng vào đời Lê. Đế Thích (Sakradevànàm Indra) theo Từ điển Phật học Hán Việt (Hà Nội, 1992) là vị chủ cõi trời Đao-lợi, thống lĩnh 33 vùng trời, thuộc thượng tầng cõi Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương và thấp hơn trời Dạ-ma. Thần Đế Thích còn được truyền thuyết dân gian cho là bậc giỏi nhất trong nghệ thuật đánh cờ qua câu chuyện “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được lưu truyền rộng rãi. Cũng vì thế, lễ hội hàng năm của chùa vào đầu tháng giêng (các ngày 6, 7, 8 và 9 âm lịch) đều có tổ chức thi cờ ở sân trước cửa chùa. Ai đoạt giải 3 năm liền sẽ được ghi tên vào bia đá đặt tại nhà bia ở sát sân cờ. Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
[img]xq239-1.jpg;center;Hội cờ ở chùa Vua[/img]
Related Posts
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương I Khai cuộc – mấy khái niệm cơ bản (2)
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 22/03/2006
- 0
[b]III. Những cơ sở để đánh giá một thế cờ[/b]
Khi tiến hành một ván cờ, luôn luôn phải đánh giá đi đánh giá lại tình hình diễn biến của nó. Đánh giá không phải chỉ để biết ta đang bị động, cân bằng hay chủ động, hoặc đang ưu thế hay kém phân, mà đánh giá còn để biết những chỗ mạnh, chỗ yếu của ta cũng như của đối phương. Từ đánh giá, nhận định đúng thực chất tình hình thế trận, mới có thể đề ra một kế hoạch chơi tiếp ở giai đoạn sau.
Thông thường, nếu đánh giá tổng quát để biết ai ưu thế, ai kém phân, người ta chỉ cần xem xét hai yếu tố nước tiên và thực lực, còn như đánh giá toàn diện đầy đủ các mặt thì phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
[b]1. Vị trí các quân chủ lực[/b]
Xem xét vị trí các quân chủ lực gồm các quân Xe, Pháo và Mã là để thấy chúng có khả năng kiểm soát các đường ngang, đường dọc hoặc các điểm trên bàn cờ. Nếu các quân kiểm soát được nhiều đường nhiều điểm và có tính cơ động cao thì đó là chúng có vị trí tốt, có thể tiến sang tấn công hoặc cần thiết có thể quay về phòng thủ.
Ở đây không dừng lại sự đánh giá một cách chung mà cần thiết phải đánh giá vai trò, tác dụng từng quân cờ của ta cũng như của đối phương. Khi mới học chơi cờ, ta biết sức mạnh của một Xe bằng hai Pháo hoặc bằng hai Mã cộng với một Tốt. Đó là đơn thuần so sánh sức mạnh vốn có của các quân mà không nói gì đến vị trí của chúng. Nhưng khi tiến hành trận đầu thì các quân luôn đứng ở những vị trí khác nhau, có quân ở vị trí tốt, có quân ở vị trí xấu. Như vậy việc so sánh sức mạnh giữa các quân phải căn cứ vào sức mạnh và vị trí của nó tức là lực và thế của nó. Như nói Xe 10, Pháo 5, Mã 4,5; đó là sức mạnh vốn có hay là “lực” của từng quân, còn vị trí của nó đứng sẽ tạo nên một cái “thế” riêng biệt. Ta thấy lực của một quân cờ có thể tăng thêm hoặc giảm đi do thế đứng tốt hay xấu. Trong từng ván cờ cụ thể, ta thấy đôi khi Mã mạnh hơn Pháo hoặc mạnh hơn Xe, thậm chí Tốt có khi mạnh hơn cả Pháo lẫn Xe.
[i]Lạc nước, hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời, một Tốt cũng thành công.
(Thơ Hồ Chủ tịch)[/i]
Để giúp người mới học chơi cờ biết được sức mạnh vốn có của các quân, những nhà nghiên cứu đã đưa ra một bảng so sánh như sau:
Nếu khởi đầu lấy con Tốt làm chuẩn để định giá trị sức mạnh của nó là 1 thì các quân khác có giá trị so sánh là:
* Mã 4,5
* Pháo 5
* Xe 10
* Sĩ 2
* Tượng 2,5
* Tướng không định được, vì mất Tướng bị xử thua nên không thể so sánh. Tuy nhiên trong một số trường hợp Tướng cũng có thể trợ công khiến nó có giá trị bằng một trong ba loại quân chủ lực.
Nói Tốt có sức mạnh là 1 nhưng khi đã qua hà phải đánh giá sức mạnh của nó là 2. Trường hợp có hai Tốt qua hà mà chúng liên kết được với nhau phải thấy sức mạnh nó tăng lên, không phải 2 + 2 = 4 mà phải là 4, 5 hoặc 5, nghĩa là tương đương sức mạnh của một Mã hoặc một Pháo. Còn con Tốt đầu cũng phải thấy nó quan trọng hơn các con Tốt khác. Không phải chỉ có các Tốt qua hà liên kết mới tăng thêm sức mạnh mà các quân chủ lực có chỗ đứng tốt, liên kết phối hợp nhau, sức mạnh của chúng cũng được nhân lên nhiều hơn, khác hẳn với trường hợp chúng đứng riêng lẻ, tản lạc. Với bảng giá trị trên cho phép các đấu thủ tính toán thiệt hơn khi đổi quân, nhưng đó chỉ là sức mạnh ban đầu, còn sức mạnh thực tế thì phải xem xét kỹ vị trí của từng quân trong một thế cờ cụ thể. Không thể đổi một con Mã hay lấy một con Pháo dở thậm chí lấy một con Xe dở mà tưởng là lời chất để rồi xổng mất ván cờ.
[b]2. Yếu tố lực lượng[/b]
Lực lượng là một yếu tố quan trọng thường quyết định thắng lợi của ván cờ. Nếu không có những tình huống sơ hở để bị các đòn phối hợp chiếu bí thì thường bên nào hơn quân hoặc hơn chất sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Như Xe, Pháo, Mã phải thắng Xe, Mã bền Sĩ, Tượng hoặc Xe, Pháo và một Tốt phải thắng Xe bền Sĩ, Tượng.
Tuy nhiên như trên đã nêu, quân cờ bao giờ cũng có lực và thế cho nên không phải chỉ tính sức mạnh đơn thuần bằng quân số. Điều này giải thích vì sao có nhiều ván cờ đông quân hơn mà thua, ít quân hơn mà chiến thắng, đó là do thế cờ quyết định. Mà thế cờ là do nhiều quân tạo nên, chúng liên kết phối hợp nhau làm tăng sức mạnh của chúng. Do đó yếu tố lực lượng thường được nêu ra sau yếu tố vị trí của các quân.
Thế nhưng cũng không nên cường điệu quá đáng yếu tố vị trí và đánh giá thấp yếu tố lực lượng. Có thể trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì yếu tố vị trí các quân giữ vai trò chi phối nhưng khi chuyển sang giai đoạn tàn cuộc thì yếu tố lực lượng càng lúc càng nổi rõ hơn.
Trong khi xem xét yếu tố lực lượng không thể xem nhẹ vai trò của các quân Tốt. Tạm thời một lúc nào đó, các Tốt chưa đóng vai trò gì đáng chú ý, nhưng khi bắt đầu kết thúc giai đoạn khai cuộc, chuyển qua trung cuộc thì các Tốt thường nổi lên như những nhân tố quan trọng, thậm chí quyết định thắng, bại hay hòa trong giai đoạn trung tàn. Nêu điểm này để thấy, ngay trong giai đoạn khai cuộc các danh thủ thường đặt mục tiêu giành thế chủ động và kiếm lời Tốt là tốt lắm rồi.
[b]3. Yếu tố hệ thống phòng thủ[/b]
Đánh giá một thế cờ phải đánh giá cả hệ thống phòng thủ của hai bên. Hệ thống phòng thủ chủ yếu là nói vai trò của các quân Sĩ, Tượng, cả Tốt đầu và 1-2 quân chủ lực bảo vệ, che chở chúng. Nếu chúng được bố trí trong thế liên hoàn, gắn bó chặt chẽ nhau để nương tựa nhau, bảo vệ cho Tướng là một hệ thống phòng thủ mạnh và ngược lại là một hệ thống phòng thủ tồi, có khiếm khuyết.
Một bên có thể hơn về lực lượng nhưng không chắc giành được thắng lợi nếu đối phương có hệ thống phòng thủ vững chắc. Còn một bên tuy lực lượng ít hơn nhưng có khả năng giành chiến thắng do hệ thống phòng thủ của đối phương sơ hở hay sứt mẻ, không đủ sức chống đỡ.
Với kinh nghiệm trận mạc, các danh thủ có nhiều cách công phá các hệ thống phòng thủ, từ tấn công chính diện đến tấn công cánh. Nếu cần thiết, họ bỏ Mã đổi lấy Tượng, thậm chí bỏ cả Xe đổi lấy Sĩ để làm cho thế phòng thủ của đối phương yếu đi rồi phối hợp quân tiến lên chiếu bí. Tuy nhiên không phải bao giờ hi sinh quân để phá hệ thống phòng thủ của đối phương cũng đều giành được thắng lợi. Trong từng thế cờ cụ thể, mới thấy rõ lúc nào hi sinh là đúng, lúc nào hi sinh là không đúng và cũng từ những kiểu tấn công này, những tay cờ chơi thường xuyên có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu bản chất của những hệ thống phòng thủ, phân biệt được thế nào là phòng thủ vững chắc, thế nào là phòng thủ kém hiệu quả. Có nhiều hệ thống phòng thủ, đôi khi nhìn bề ngoài tưởng là yếu kém nhưng lại đảm bảo hiệu quả hơn hết, ngược lại có một số hệ thống phòng thủ với các quân liên hoàn nhưng đó lại là hiện tượng bên ngoài, chỉ vững chắc tạm thời mà thôi; khi đối phương hi sinh quân, đột phá thì toàn bộ hệ thống tan rã rất nhanh chóng. Đây là những vấn đề rất lý thú mà phần sau chúng ta sẽ khảo sát trực tiếp trong những ván cờ minh họa ở chương II và III.
Một số hình ảnh của Đặng Hùng Việt tại giải Vô địch cờ Tướng thế giới 2003 Hồng Kông
- Bạn Cờ
- 08/11/2005
- 0
Giải Vô địch cờ Tướng thế giới năm 2003 được tổ chức tại Hồng Kông. Đoàn Việt Nam có ba kỳ thủ là Đặng Hùng Việt, Trần Đình Thuỷ và Phạm Thu Hà.
Kết quả chung cuộc Đặng Hùng Việt được xếp thứ 7, Trần Đình Thuỷ thứ 17 và Phạm Thu Hà thứ 6 bảng nữ. Đội Việt Nam xếp thứ 4 sau các đội Trung Quốc, Đài Loan và Pháp.
Dưới đây là chùm ảnh của Claus Tempelmann chụp đoàn kỳ thủ Việt Nam tại giải:
[img]xq200-3.jpg;left;Lễ khai mạc[/img] |
[img]xq200-0.jpg;left;Đặng Hùng Việt – thứ 7[/img] |
[img]xq200-1.jpg;left;Đoàn Việt Nam – Đặng Hùng Việt người ngoài cùng bên phải[/img] |
[img]xq200-2.jpg;left;Đoàn Việt Nam, ba người bên trái là ba kỳ thủ: Trần Đình Thuỷ, Đặng Hùng Việt và Phạm Thu Hà. Hai người còn lại là huấn luyện viên và ông trưởng đoàn Đoàn Ngọc Giao[/img] |
Đào Cao Khoa – Đột phát đỉnh cao 1999
- Đặng Kỳ Ái
- 18/05/2006
- 0
[img]xq529-0.jpg;right;Quốc tế đại sư Đào Cao Khoa (X) thi đấu tại giải cờ tướng châu Á năm 2004[/img]Đào Cao Khoa là em út của một gia đình có năm anh em. Ông Đào Kỳ, bố của Khoa là người thầy dạy cờ đầu tiên của hai anh em Đào Cao Khôi và Đào Cao Khoa. Khoa hiếu động, nghịch ngợm nên ông Kỳ dạy con chơi cờ để Khoa bớt nghịch. Vào những năm 80 Đào Cao Khôi bắt đầu tiếp xúc với các danh thủ hàng đầu Hà Nội. Mỗi khi bạn anh Khôi đến nhà chơi cờ, Khoa lại tranh lấy phần bày quân. Chú ngồi chầu rìa xem các anh chơi không biết chán. Những lúc anh Khôi ở nhà, Khoa lại nằng nặc đòi anh chơi cờ với minh. Ban đầu Khôi chấp Khoa một bên (Xe, Pháo, Mã), song khoảng cách cứ rút ngắn dần. Thấy Khoa có tư duy cờ tốt, Khôi đưa sách cho em đọc. Danh thủ Nguyễn Tiến kể lại: thoạt đầu anh chấp Khoa một Mã. Sau hơn một năm Khoa đã chấp lại anh một tiên (cho đi trước một nước). Trong các VĐV cờ tướng tại Hà Nội, Khoa là một trong những kỳ thủ tiến bộ nhanh nhất.
Năm 1995 lần đầu tiên Khoa tham gia giải Cờ tướng toàn quốc. Anh đem đến cho giải những ván đấu xuất sắc và được báo chí TpHCM biểu dương. Tuy nhiên anh chưa đạt đến độ chín cần thiết. Năm 1996 thành tích của anh rất kém. Điều đó cũng còn do anh phải lo học tập. Sau khi học xong Cao đẳng, Khoa mới có thể tập trung ý chí cho Cờ tướng. Anh bắt đầu thi đấu cho đội tuyển Bộ CA và ngày càng thu được thành tích cao hơn.
Từ năm 1992, nước ta tổ chức thi đấu giải Cờ tướng toàn quốc hàng năm. Trong bẩy năm liền từ 1992-1998 các danh thủ tpHCM luôn luôn dẫn đầu giải. Hầu như không có ai giành được vị trí hàng đầu với họ. Việc vươn lên tranh chấp với các danh thủ TpHCM là mục tiêu lớn của nhiều đội tham dự giải toàn quốc. HLV Phạm Trường Lâm của đội tuyển Bộ CA cũng ấp ủ mong muốn ấy. Anh tìm thấy ở Đào Cao Khoa những “tố chất” cần thiết để vươn lên đỉnh cao. Suốt mùa giải 1997-1998 anh rèn luyện và dẫn dắt Đào Cao Khoa chiếm lĩnh vị trí cao trong làng cờ. Cuối năm 1998 Việt Nam đăng cai giải Vô địch Cờ tướng đồng đội Đông Nam Á. HLV Phạm Trường Lâm được giao trách nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Nam II. Đội tuyển Việt Nam I do HLV Lê Thiên Vị lãnh đạo có hai kiện tướng quốc tế đại sư Trịnh A Sáng, Trương Á Minh. Đội Việt Nam II có kiện tướng quốc tế đại sư Trần Văn Ninh và kiện tướng trẻ Đào Cao Khoa. Theo đánh giá chung Đào Cao Khoa là VĐV yếu nhất. Song HLV Phạm Trường Lâm có cách nhìn ngược lại. Dựa vào phong độ rất ổn định của Đào Cao Khoa trong hai mùa giải gần đây trong khi các kiện tướng của TpHCM thi đấu thất thường, anh tin rằng đội Việt Nam II nhiều khả năng vô địch. Song dù rất tin tưởng anh vẫn tìm cách thử thách “chú em út” của đội tuyển. Một hôm anh đề nghị Khoa đến CLB “đánh độ”. Khoa gặp một kỳ thủ lớn tuổi. Bình thường kỳ thủ này bị Khoa chấp Mã, song hôm đó anh đề nghị chơi bằng phân. Tất nhiên Khoa thắng. Hôm sau kỳ thủ lớn tuổi lại đề nghị chơi tiếp. Anh nói: “Hôm qua anh về xem lại sách rồi, nếu hôm nay em chơi như cuộc hôm qua thì chắc chắn em thua”. Trận đó Khoa thay đổi phương án chơi và HLV Phạm Trường Lâm rất hài lòng. Khoa không hề chủ quan cho dù biết đối phương còn dưới mình. HLV Phạm Trường Lâm truyền niềm tin của mình cho Khoa và anh không phụ niềm tin ấy. Trong giải Đông Nam Á, Khoa thi đấu tốt, đạt 6.5 điểm / 7 ván đấu, đạt thứ hạng cá nhân cao nhất, góp phần quan trọng giành Cúp vô địch về cho đội Việt Nam II. Cần chú ý rằng giải này có 9 quốc tế đại sư tham dự thì mới thấy thành tích của Khoa thật lớn.
[img]xq529-1.jpg;right;Đào Cao Khoa (phải) trong trận chung kết với Nguyễn Vũ Quân năm 2003[/img]Sau giải Đông Nam Á, HLV Phạm Trường Lâm tích cực chuẩn bị cho Khoa tiến vào giải Cờ tướng hạng nhất toàn quốc 1999. Sự chuẩn bị công phu đem đến kết quả tốt đẹp. Khoa liên tục dẫn đầu giải. Cho đến vòng đấu thứ 9 anh chưa hề biết đến thất bại. Song anh cũng phạm một sơ suất nhỏ. Trong bữa ăn mừng thắng lợi anh uống rượu hơi nhiều phải vào bệnh viện. Các bạn hâm mộ hết sức lo lắng vì ngày hôm sau anh phải đấu với KTQTĐS Trương A Minh. Khoa cố gắng đến thi đấu và bị Trương A Minh đánh bại. Đấy là ván thua duy nhất của anh trong giải. Hai ván sau anh gặp Mong Nhi và Trương Lê Hoàng. Khoa thắng cả hai và đứng đầu giai đoạn I. Bước sang giai đoạn II Khoa thắng KTQTĐS Trịnh A Sáng bằng hai ván cờ đầy sức thuyết phục, đoạt ngôi quán quân. Đây là lần đầu tiên một VĐV trưởng thành từ trung tâm cờ Hà Nội giành được ngôi vị ấy.