Chưa phân loại

Dựa thế tạo hình để liên tục công sát

Sau đây là các ván điển hình:

[b]Ván 1: Trắng đi trước, thắng.[/b]
Trắng còn Mã, hai Tốt trong lúc Đen lại có đến hai Pháo, Tốt chỉ khuyết 1 Tượng. Trong tình hình hiện nay nếu như Trắng không tận dựng được vị thế bất ổn trong hệ thống phòng thủ của Đen để tấn công kịp thời tất nhiên sẽ phải thất trận. Yếu tố cần thiết là làm thế nào để tạo thuận lợi cho sự phối hợp lực lượng tấn công.
Sau đây là diễn biến cụ thể:

[game]
FORMAT WXF
GAME Dựa thế tạo hình để liên tục công sát – ván 1
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3P1ae2/5k3/5a3/6P1H/9/9/9/9/5p3/c3K1c2 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. B3.1
}END[/game]
/*Trắng tấn tốt dọa chiếu bí buộc Đen phải chọn các đối sách sau đây:
A) 1… B6-7 (nếu S6.5, B6-5 còn S6/5, B3.1, Tg6.1, M1/3 Trắng thắng nhanh) 2. M1/3! S6.5 3. B3.1 Tg6/1 4. B3.1 Tg6.1 5.M3.5 1-0.
B) 1… P1/8 2. M1.2! P7-6
Đen còn hai khả năng chống đỡ khác đều thua
+ Nếu S6.5, B3.1 (cũng có thể C3-4, S5.6, M2/3, Tg6/1, C6-5: 1-O) Tg6/1, C3.1, Tg6.1, M2/3: 1-0
+ Nếu S6/5, C3-4, S5.6, M2/3 Trắng thắng.
3. M2/3 S6/5 4. M3/5! S5/4 5. M5.6 1-0

[b]Ván 2: Trắng đi trước, thắng.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Dựa thế tạo hình để liên tục công sát – ván 2
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 6C2/9/3k5/4P4/9/9/1p7/4K3E/9/5C2r w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. B5-6!
/*Tấn công chính xác tạo thế trận thuận lợi cho cuộc tấn công liên tục. Nếu sai lấm, Trắng chơi:
a) – T1/3? X9/6, Đen thắng.
b) – P3/9, X9/2, P4.2, Tg4/1, B5-6, X9-6, Tg5-4, Tg5-4: Đen có điếu kiện thủ hòa bằng cuộc cờ tàn đơn Tốt hòa Pháo Tốt.*/
1… Tg4/1 2. T1/3!
/*Nếu P3/8, X9/2, P4.2, X9-6 Hòa như ghi chú (b).*/
2… X9-7 3. P3/8!! X7/1 4. P4-6 X7-4 5. B6.1 Tg4/1 6. B6.1
}END[/game]
(1-0)

[b]Ván 3: Trắng đi trước, thắng.[/b]
Mặc dù lực lượng rất hùng hậu, tuy nhiên để đối phó với mối đe dọa chiếu hết của bên Đen, Trắng cần phải biết tạo hình thế thuận lợi để kết hợp lực lượng tấn công một cách hiệu quả mới giành được thắng lợi.
[game]
FORMAT WXF
GAME Dựa thế tạo hình để liên tục công sát – ván 3
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2e1k4/2P6/7H1/4p4/3R2e2/9/C8/6p2/2r1p4/5K3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. X6.4!! Tg5-4
/*Nếu Tg5.1, M2.3, Tg5.1, P9-5 (1-0)*/
2. M2.4 Tg4-5 3. M4/6 Tg5.1 4. M6/4! Tg5.1
/*Tất nhiên Đen không thể chơi Tg5-6 được vì sẽ bị P9-4 chiếu bí, còn nếu như Tg5/1, P9/5, T3.1, B7.1 Trắng cũng thắng.*/
5. M4.3 Tg5-4 6. M3.5! Tg4-5 7. P9-5
}END[/game]
(1-0)

[b]Ván 4: Trắng đi trước, thắng.[/b]
Ta theo dõi tiếp một trường hợp tương tự với cách bố trí khác đi một chút như hình trên:
[game]
FORMAT WXF
GAME Dựa thế tạo hình để liên tục công sát – ván 4
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5R1H1/3k5/9/4p4/6e2/9/9/8C/1r2p2p1/5K3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. X4/1 Tg4.1 2. X4/1 Tg4/1
/*Nếu T7/5, M2/4, Tg4/1, P1.6 1-0*/
3. X4-6! Tg4-5
/*Nếu Tg4. 1, M2/4, giờ thì nếu Đen chơi Tg4/1 sẽ bị P1.6 chiếu bí, còn Tg4-5 tất nhiên P1 -5 Trắng cũng thắng.*/
4. P1-5 T7/5 5. M2/3 Tg5/1 6. X6-5 Tg5-4 7. X5-6
}END[/game]
(1-0)

[b]Ván 5: Trắng đi trước, thắng.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Dựa thế tạo hình để liên tục công sát – ván 5
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3a1a3/9/3k3C1/4P2c1/9/9/9/8C/3r5/2E1K1E2 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. P1.6!!
}END[/game]
Trong tỉnh hình trước mắt, bên Trắng rất dễ phạm sai lấm đánh mất cơ hội giành thắng lợi nếu chơi B5.1, khi ấy Đen sẽ đối phó bằng Tg4/1, P1.6, P8.6!, (Nếu X4-9, T3.1! X9/1, P1-3, X9/6, B5.1 Tg4.1, P3/1 Trắng thắng) T3.1, P8-9, T1.3, X4-9, P1-3, X9-8, P2-4, P9-7!, T3/1!, X8-7!, P3/7, X7/2. Hòa.

Còn bây giờ, Trắng không vội vã đưa Tốt xuống tấn công mà tấn Pháo tạo nên 1 tình thế tấn công đa dạng và sa sắc hơn buộc Đen phải chọn 2 cách chống đỡ sau đây nhưng đều không thành công:
A) 1… X4-9 2. T3.1!
Nếu P1-3(!) P8.6, T3.1, X9-8, P2-4, X8-7, B5-6, Tg4/1, P4/3, P8/7. Hòa.
2… X9/1 3. P1-3 X9/6 4. B5.1 Tg4/1 5. B5.1 Tg4.1 6. P3/1 (1-0)
B) 1… P8.6 2. T3.1! P8-9 3. T1.3! Trắng cũng có thể đánh thắng bằng P1-3. X4-8 P2-4, X8-7, B5-6, Tg4/1, P4/3!, X7/4, P4-6, X7-4, B6.1 (1-0)
3… X4-9 4. B5-6 Tg4/1 5. P2/5! X9/4 6. P2-6 X9-4 7. B6.1 (1-0)

Chưa phân loại

Trận đấu biểu diễn của các nhà quán quân Trung Quốc

Đáp lại lời mời của ông Lưu Cẩm Thành, tổng giám đốc Tập đoàn Minh Châu Tinh Chung, 11 nhà quán quân cờ Tướng Trung Quốc đã tụ họp về Phiên Ngu trong những ngày cuối của năm 2002 để tham gia một chương trình biểu diễn cờ Tướng trước công chúng. Đây là cuộc họp mặt khá hy hữu, bởi không mấy khi có giải cớ nào đầy đủ mặt các quán quân từ trước tới nay của Trung Quốc.

Để các bạn có thể hiểu được phần nào lịch sử phát triển môn cờ Tướng ở các giải vô địch cá nhân Trung Quốc, tôi xin phác họa sơ lược tiểu sử thành tích của bốn nhà quản quân tiêu biểu trong thời kỳ đầu.

[b]Dương Quan Lân[/b]
Ông sinh ngày 29 tháng 5 năm 1925, thôn Dường Lịch, tỉnh Quảng Đông. Ông được sinh ra trong một gia đình bần cố nông, từ thủa nhỏ đã trải qua một cuộc sống rất gian khổ. Năm ông 14 tuổi, thôn Đường Lịch bị Nhật chiếm đóng, nên đã trở thành tiêu điểm tấn công của phe Quốc dân đảng và phe du kích, nhiều cuộc chiến ác liệt đã diễn ra giữa 3 phe. Có một lần quân du kích bắn chết được rất nhiều quân Nhật, khiến phía Nhật thật sự nổi giận. Nhật đem quân tàn sát người dân vô tội, phòng hỏa đốt nhà, không biết bao nhiêu người đã ngã xuống.

Lúc đó Dương Quan Lân bị kẹt ở thôn Đường Lịch bèn tìm cách thoát ra ngoài, nhưng bất hạnh thay ông bị quân Nhật bắt được và đem ông đi xử bắn. May sao lúc đó có một một người nói với viên đội trưởng rằng: “Hắn nhỏ tuổi thế này, chưa biết làm giặc đâu, nên chắc không phải là du kích, thả quách hắn ra cho rảnh”, nhờ đó mà ông đã thoát chết.

Khi ông 26 tuổi thì cha mất. Ông đã phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, lúc rảnh rỗi ông lại giải trí bằng những trận đánh cờ độ. Lúc bấy giở ở Trung Quốc cờ Tướng chưa được coi là bộ môn thể thao trí tuệ, cờ chỉ được coi là một trò chơi vô bổ, nên các kỳ thủ giang hồ thời đó đã phải kiếm miếng ăn rất chật vật. Ông đã luyện cờ bằng cách như vậy, chưa nắm vững bố cục, còn dễ bị sa bẫy. Khi đấu có khi thắng khi thua, nhưng dần dần ông trở thành kỳ thủ mạnh nhất thời bấy giờ mà không qua một trường lớp đào tạo nào cả.

Rồi xã hội cũng đổi thay, bắt đầu có giải cờ Tướng cá nhân Trung Quốc vào năm 1956. Năm đó ông đoạt luôn chức quán quân. Trong suốt các giải cá nhân từ năm 1956 đến năm 1981, ông có 4 lần đoạt quán quân, 3 lần hạng nhì, 3 lần hạng ba, 13 lần hạng 6. Ông còn nhiều lần góp công sức cho đội Quảng Đông đoạt ngôi vị quán quân ở nội dung đồng đội.

Giờ đây ông đã già, sức cờ đã sút giảm, nên không còn tham gia vào các giải đỉnh cao nữa. Nhưng ông đã viết vào lịch sử môn cờ Tướng những trang sách chói lọi không bao giờ phai.

[b] Lý Nghĩa Đình[/b]
Ông sinh năm 1938, được cha dạy cờ từ thuở nhỏ. Năm 16 tuổi có một lần tại trung tâm giải trí Đại thế giới Thượng Hải, ông đấu với Dương Quan Lân hai ván cờ ở khuôn khổ kỳ đài và thắng được cả hai, từ đó có biệt hiệu là “Tiểu thần đồng”.

Đương nhiên Lý Nghĩa Đình không phải chỉ thành danh bằng hai ván cờ biểu diễn má là bằng những chiến công hiển hách tại các giải vô địch cá nhân Trung Quốc.

Thành tích của ông tại các giải đỉnh cao của Trung Quốc như sau: Năm 1956 hạng 4 giải cá nhân Trung Quốc, năm 1958 là quán quân Trung Quốc, năm 1958 xếp thứ nhì giải Đại hội, sau đó nhiều lần ở hạng 6. Ông thật sự là một cao thủ vào hàng ngũ bậc nhất thời bấy giờ.

Năm 1966, bắt đầu thời kỳ Cách mạng văn hoá, cờ Tướng bị liệt vào danh sách “Tứ cựu” (4 loại nghệ thuật bị đả phá) và bị cấm thi đấu. Mãi cho tới năm 1974 cờ Tướng mới được khôi phục lại. Trải qua mấy năm, sức khoẻ của ông không còn tốt nữa nên ông chỉ dạy cờ mà không thi đấu nữa. Như vậy là ông dã phải giã từ kỳ trường khi chưa tới 30 tuổi. Hiện nay ông là nhà báo, phụ trách mục cờ Tướng trên một tờ báo của tỉnh Hồ Bắc.

[b]Hồ Vinh Hoa[/b]
[img]xq546-0.jpg;right;Hồ Vinh Hoa (Hu Ronghua)[/img]Ông sinh năm 1945, quê ở Thượng Hải. Ông là một cây cổ thụ của làng cờ Tướng Trung Quốc. Năm 15 tuổi đã trở thành quán quân Trung Quốc. Từ năm 1960 tới 1979 là khoảng thời gian thống trị làng cờ Tướng Trung Quốc của Hồ Vinh Hoa. Ông đã chiếm ngôi vị quán quân tất cả các giải cá nhân Trung Quốc trong thời gian này, sau đó ông còn đạt thêm 4 lần quán quân vào các năm 1983, 1985, 1997 và năm 2000. Năm 2001 đã thành lập một trường dạy cờ mang tên ông, đó là “Hồ Vinh Hoa Tượng kỳ học viện”. Không trách được khi kỳ vương Tạ Cái Châu đã nhận xét về Hồ Vinh Hoa như sau: “Trong kỹ nghệ, người như Hồ Vinh Hoa chỉ trăm năm mới có một”.

Ngày nay ông vẫn còn thi đấu ở những giải đỉnh cao Trung Quốc và tỏ ra rất mạnh. Nhiều người hỏi ông vì sao đã lớn tuổi rối mà ông không thoái ẩn, ông trả lời: “Tôi có thua một vài ván cờ thì cũng không nói lên được điều gì, còn nếu như các bạn trẻ thắng được tôi một cách dễ dàng, lúc đó tôi sẽ tính đến chuyện đó!”

[b]Liễu Đại Hoa[/b]
[img]xq546-1.jpg;right;Liễu Đại Hoa (Liu Dahua)[/img]Thật ra mà nói, ngày nay Liễu Đại Hoa thi đấu không còn mấy thành công nữa, bởi ông đã bước sang tuổi 50. Tuy nhiên Liễu Đại Hoa đã có thời kỳ chói lọi, không ai mà không nhớ tới.

Từ năm 1960, khi mà Hồ Vinh Hoa liên tiếp 10 lần vô địch Trung Quốc (giải cờ Tướng cá nhân bị gián đoạn từ năm 1966 tới 1974) thì đến năm 1980 không ai ngờ một tiểu tử Hồ Bắc là Liễu Đại Hoa lại có thể cản được bước chinh phục của Hồ Vinh Hoa để chính thức trở thành tân quán quân. Năm 1981 ông lại tiếp tục bảo vệ thành công ngôi quán quân, đặt dấu chấm hết “thời đại Hồ Vinh Hoa”, khiến cho kỳ trường trở thành “Thời đại chiến quốc”. Từ đây các kỳ thủ trẻ thi đấu tự tin hơn. Cho đến ngày nay xuất hiện thêm 7 nhà quán quân nữa, đó là Lý Lai quần, Lữ Khâm, Triệu Quốc Vinh, Từ Thiên Hông, Hứa Ngân Xuyên, Đào Hán Minh, Vu Ấu Hoa.

[b]Chương trình biểu diễn[/b] của các nhà quán quân Trung Quốc diễn ra trong 3 ngày, từ 25 tháng 12 đến 27 tháng 12, chủ yếu là các trận đánh đồng loạt với quần chúng. Tuy nhiên vào ngày 26 tháng 12 đã diễn ra một trận đấu thú vị: 11 nhà quán quân được chia ra thành 2 đội, tức là đội Nam phương và đội Bắc phương.

Đội hình của đội Nam phương gồm có: Dương Quan Lân, Hồ Vinh Hoa, Lư Khâm, Từ Thiên Hồng, Vu Ấu Hoa. Còn đội hình của đội Bắc phương gồm: Lỹ Nghĩa Đình, Liễu Đại Hoa, Lý Lai Quần, Triệu Quốc Vinh và Đào Hán Minh

Luật chơi cũng rất độc đáo: Mỗi kỳ thủ của mỗi đội sẽ lần lượt nối tiếp nhau đi từng nước một hoàn toàn độc lập, không được bàn bạc với nhau. Thời gian cho mỗi đội là 1 giờ. Kết quả bốc thăm đội Nam phương được đi tiên.

Bây giờ mời các bạn thưởng thức ván cờ tập thể này:

[b]NAM PHƯƠNG ĐỘI – BẮC PHƯƠNG ĐỘI[/b]
Ngày 26 tháng 12 năm 2002 tạt Phiêu Ngu
Bình chú của Tử Thiên Hồng:

Trận đấu được biểu diễn tại sân thể thao An Đông. Bên phải, bên trái là những lá cờ “Soái”, “Tướng” được treo 1 trên cao. Các nhà quán quân Nam Bắc triển khai đội hình chữ “nhất”.
[game]
FORMAT WXF
GAME NAM PHƯƠNG ĐỘI – BẮC PHƯƠNG ĐỘI
RED NAM PHƯƠNG ĐỘI
BLACK BẮC PHƯƠNG ĐỘI
DATE 26-12-2002
START{
1. P2-5 M8.7
/*Dương Quan Lân vào Trung Pháo, Lý Nghĩa Đình lên Mã ứng chiến khiến cho mọi người nhớ lại những trận đánh của Dương, Lý vào thập niên 50 của thế kỷ trước.*/
2. M2.3 X9-8 3. X1-2 M2.3
4. B7.1 B7.1 5. X2.6 S4.5
6. M8.7 P8-9
/*Hai bên hình thành bố cục Trung pháo quá hà Xa đối Bình phong Mã. Ở nước thứ 5 Đen lên Sĩ ý đồ muốn tránh Trắng cấp tiến Trung binh. Nếu 5… P8- 9 thì 6. X2-3 P9/1 7. C5.1 S4.5 8.C5.1 P9-7 9. X3-4 C7.1 10. M3.5 C7. 1 11. M5.6 X8.8 12. M8.7 T3.5 hình thành thế cờ đối công kịch liệt.
Nước thứ 6 Trắng có thể đổi 6. P8.7, so ra sắc bén, nếu 6…T3.5 (6…M7.6 7.X2/2 Trắng tiên thủ) 7. M8.9 Trắng mãn ý.*/
7. X2-3 P9/1 8. P8-9 X1-2
9. X9-8 P9-7 10. X3-4 M7.8
11. X8.6 B7.1
/*Nước thứ 11 Trắng còn có thể 11. P5.4; 1l .M3/5; 1l. P9.4; 11.X4.2, rất nhiều biến để lựa chọn.
Trận chiến Pháo Mã tranh hùng đã diễn ra gần trăm năm, không thể nghi ngờ được nó là bố cục chủ yếu được lưu hành trong cờ tướng.*/
12. X4/1 B7.1
/*Tân quán quân Trung Quốc Vu Âu Hoa đã có sự lựa chọn đúng đắn, nếu 12. X4-3 M8/8 13. X3-4 C7.l 14. M3/5 T7.5 15. M7.6 X8.4 Đen có thể chống cự.*/

13. M3/5 T7.5

/*Lý Lai quân lên Tượng trái, đây là đấu pháp riêng của anh ta, Đen có thể 13…T3.5 14. P9.4 (14.M7.6 M8/7 15. Xl/1 X8.4 16.X8-7 X2-3). So với lên Tượng trái, nó linh hoạt nhiều biến.*/

14. M7.6 M8/7 15.X4/1

/*Lữ Khâm thoái Xe thật bình tĩnh và sáng suốt, nếu 15.X4. 3 thì 15. P7/1 (15…P2/1 16.X4/4 Tiếp theo Trắng có nước X8.1 giành tiên thủ) 16. X4-3 X8.2 Đen có thể phòng thủ chặt chẽ.*/

15… X8.4 16. X8-7 M3/4
DIAG{ #17 RED }

/*Như hình, Đen về Mã là nước yếu được Lý Lai Quần chơi khi xưa, ngày nay không còn được ưa chuộng. Nước cờ tích cực được chơi là 16…P2.4 17. C7.l X8-3 18. X7/1 T5.3 19. M6/8 1 X2.6 20. X4.4 P7-9 21. X4-3 P9.5 22. X3/1 P9-5 23. X3-7 T3.5. Như vậy, tuy rằng Đen lỗ quân nhưng có Pháo đầu giam Pháo Mã của Trắng, thêm nữa có Tốt qua sông trợ chiến, có cuộc chơi đầy đủ.*/

17. M6.5 P2-4 18. X4.4 P7/1

/*Trắng tiến Xe bắt Pháo đúng lúc, Đen không thể 18…P4/1. Bởi 19.M5.3 đuối Xe, Trắng lời quân.*/

19. X7.2 X8-6

/*Trắng tiến Xe găm vào yếu huyệt đối phương, thủ pháp rất mạnh, có thể thấy là phong độ của Dương Quan Lân không bị sút giảm theo năm tháng.*/

20. X4-3 X2.3 21. Mt/6 X6/2

/*Nếu đối 21…X6-4 thì 22.X7-6 M7.5 23.M5.7 Đen khó ứng phó.*/

22. X7-6

/*Nước cờ quá hung dữ, trận biểu diễn thường được chơi đẹp mắt. Chắc chắn hơn là 22. M5.7, Trắng có ưu thế nhiều Tốt.*/

22… X2-6 23. M5.3 B7.1 24. S6.5 B7.1

/*Lúc này Đào Hán Minh tiến Tốt dẫn đến thua nhanh, sau ván cờ Triệu Quốc Vinh đề xuất, Đen ngoan cường hơn khi chơi 24…P7-8 25. P9-7 T3.1 26. X3-2 (Lão luyện! nếu 26.M6.7 P8.3? phục 27…P8-7 dẫn đến thế cờ quyết liệt, nếu Trắng tiếp tục 27. P5. 5 Xs-5 28. M7.5 X6/1, Trắng bị thất thế, khó tiếp tục chơi) sau nước cờ chặn Pháo này, Trắng có thủ đoạn tiếp M6.7, cục diện tuy rằng Đen bất lợi, nhưng so ra kiên cường hơn.*/

25. P9-7 T3.1 26. M6.7 T5.3

/*Lý Lai Quần suy nghĩ rất lâu, đối diện trước thế cờ 2 Tượng bị tấn công, chỉ còn biết thí Pháo tạm thời giải vây không còn cách nào khác.*/

27. X3.1 P4-5 28. P5.5 T3/5 29. M7.9

/*Hứa Ngân Xuyên quả đoán thí Xe, nước cờ gây sự thán phục ở mọi người, dẫn đến một chiến thắng dẹp mắt.*/

29… T5/7 30. M9.7 Xt-3
31. P7.4 X6-3 32. Tg5-6

}END[/game]

Hồ Vinh Hoa không cần phải suy nghĩ lâu, đem Tướng ngự giá thân chinh. Lúc này đến phiên Liễu Đại Hoa đi, sau một lúc suy nghĩ, Liễu nhìn về phía các đồng đội cười và tuyên bố “Bên Đen đồng ý thua cờ.”

[b]11 nhà quán quân tại giải cá nhân Trung Quốc:[/b]
1. Dương Quan Lân (1956, 1957, 1959, 1962)
2. Lý Nghĩa Đình (1958)
3. Hồ Vinh Hoa (1960, 1962, 1964, 1965, 1966, 1974, 1975, 1977, 1978, 1979, 1983, 1985, 1997, 2000)
4. Liễu Đại Hoa (1980, 1981)
5. Lý Lai Quần (1982, 1984, 1987, 1991)
6. Lữ Khâm (1986, 1988, 1999)
7. Từ Thiên Hồng (1989)
8. Triệu Quốc Vinh (1990, 1992, 1995)
9. Hứa Ngân Xuyên (1993, 1996, 1998, 2001)
10. Đào Hán Minh (1994)
11. Vu Ấu Hoa (2002)

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương III Cách đi tiên (4)

[b]MỤC TIÊU LÀ CÁNH NÀO PHÒNG THỦ YẾU[/b]

Trong ván cờ, cuộc chiến thường diễn ra ở ba mặt trận: chính diện hay là các trục lộ 4, 5 và 6 nhằm uy hiếp trực tiếp Tướng: chính diện hay các trục lộ 4, 5 và 6 nhằm uy hiếp trực tiếp Tướng; trắc diện hay là hai bên cánh, có thể là cánh mặt hay cánh trái. Bên đi tiên cần nhạy bén đánh giá cánh nào phòng thủ kém có thể chuyển mục tiêu từ trung lộ sang cánh, thường giành được thắng lợi. Sau đây là một số ván minh họa cho những kiểu tấn công cánh.

[b]Ván 32: Trận nghịch Pháo nguy hiểm[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Trận nghịch Pháo nguy hiểm
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
START{
1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1
3. X9-8 X1-2 4. X8.4 M8.7
5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.6?
/*Bên Đen đi sau nên phòng thủ chặt chẽ trước đã, vội phóng Xe xuống phản công vô cùng nguy hiểm.*/
7. P5-4 P2-4
8. X8-4 B1.1
9. P4.1 X8-7??
/*Đen tham ăn Tốt mà không thấy nguy hiểm chết người, rõ ràng lọt vào bẫy của đối phương. Tốt nhất nên 9…X8/2 phòng thủ bên hà, có gì đi X2.4 tăng cường liên lạc giữa hai cánh.*/
10. P2.7 X7.1
11. P4-3
DIAG{ #11 BLUE }
/*Trắng cũng có thể chơi ngay 11. P4.6 diệt Sĩ rồi phối hợp hai Xe tấn công cánh trái của Đen chỉ có một Mã phòng thủ, chắc sẽ giành thắng lợi nhanh. Bây giờ chơi P4-3 nếu Đen bỏ Xe ăn Pháo rồi dùng Mã diệt Pháo kia, ván cờ sẽ kéo dài. Thế nhưng Đen lại đi tiếp không như vậy.*/
11. … X7-3 12. X4.5 M7/6
13. P3.6 Tg5.1 14. X2.8 }END[/game]
Thắng.

Đây là ván cờ chơi theo lý thuyết, còn trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ.

[b]Ván 33: Trận nghịch Pháo đối công[/b]
Trong thực tế tấn công cánh vẫn có phối hợp tấn công trung lộ. Ván Dương Quan Lân gặp Trương Tăng Hoa ngày 16-12-56 đã đi như sau.
[game]
FORMAT WXF
GAME Trận nghịch Pháo đối công
RED Dương Quan Lân
BLACK Trương Tăng Hoa
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.9
3. M8.7 M2.3 4. X9-8 X1-2
5. P8.4 S4.5 6. B3.1 P8-7?
/*Trắng thấy đối phương chơi Nghịch Pháo muốn trả đòn nên đi B3.1 để nhảy Mã uy hiếp trung lộ. Đáng lẽ Đen đi X9.1 phòng thủ vững hơn.*/
7. M3.4 X9-8 8. X1.1 B3.1
9. X1-6 X8.4 10. M4.5 P7-6
11. M5.7 P6-3 12. P8-5 X2.9
DIAG{ #13 RED }
/*Trắng đã dằn được Pháo đầu, Xe lại chận lộ Tướng nên đổi Xe cho cánh mặt đối phương yếu kém rồi xuất Tướng trợ công.*/
13. M7/8 P3-1 14. S6.5 M9/8
15. Tg5-6 P1/2 16. B9.1 M8.7
17. B5.1 B7.1 18. B3.1 X8-7
19. M8.9 X7/1 20. Ps-8 P1-2
21. M9.8 P2-1 22. M8.7 P1-2
23. M7.9 }END[/game]
Thắng.

[b]Ván 34: Trận Pháo đầu phá bình phong mã hiện đại[/b]

Cũng với kiểu chơi như ván 33, Dương Quan Lân lại thắng Triệu Hằng Tuyền ngày 17-12-56 như sau.

[game]
FORMAT WXF
GAME Trận Pháo đầu phá bình phong mã hiện đại
RED Dương Quan Lân
BLACK Triệu Hằng Tuyền
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. B7.1 M2.3 4. X1-2 B7.1
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. P8-7 P9-7 8. X3-4 T3.5
9. X4.2 P7-9 10. B7.1 T5.3
11. M8.9 S4.5 12. X9-8 X1-2
13. X8.6 P2/1 14. X4/4 M3/4
15. M9.7 X8.3 16. B3.1 X8-7
17. M3.2 B7.1 18. M2.3 B7-6
19. M3/4 X2-1 20. M7.6 M4.5
DIAG{ #21 RED }
/*Trắng tấn công cùng một lúc cả hai cánh có gây cho Đen khó khăn trong đối phó nhưng cuối cùng Trắng chỉ duy trì được quyền chủ động. Bây giờ Trắng tiếp tục gây sức ép vào trung lộ và cánh mặt của Đen.*/
21. B1.1 B1.1 22. M6.7 P2-3
23. M7/5 M7.6 24. B5.1 M5.7
25. M4.2 P9-7 26. M2.4 X1-4
27. P7.4 P7.8 28. S4.5 T3/5
29. M5.7 X4-3 30. P7.2 X3.1
/*Đến đây Trắng thấy rõ sự yếu kém bên cánh mặt của Đen, dù ở đây có một Xe bảo vệ, do đó Trắng tập trung quân tấn công ở đây.*/
31. M4/6 M6.7 32. P5-7 X3-4
33. X8.3 S5/4 34. P7-6 X4-3
35. X8-6 }END[/game]
Thắng.

[b]Ván 35: Pháo đầu tuần hà Pháo công bình phong mã[/b]
Có nhiều trường hợp bên tiên tấn công hai cánh cuối cùng đối phương lúng túng không chống đỡ được. Ván sau là trận giao hữu giữa Lưu Văn Triết cùng Từ Gia Lượng cầm Trắng, Chu Hồng Tân và Dương Khắc Liêm cầm Đen.

[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu tuần hà Pháo công bình phong mã
RED Lưu Văn Triết và Từ Gia Lượng
BLACK Chu Hồng Tân và Dương Khắc Liêm
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1
3. M8.7 M2.3 4. B7.1 T3.5
5. X1-2 X9-8 6. P8.2 P2/1
7. B3.1 P8.2 8. B3.1 P2-8
9. X2.5 M7.8 10. B3-2
/*Trong những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 người ta thường chơi Pháo đầu tuần hà Pháo và luôn chiếm ưu thế. Ở đây Trắng cả gan hi sinh Xe để giành lấy thế công.*/
10. … P8-7
11. M3.4 P7.4
12. P5-6?
/*Đáng lẽ Trắng đi 12. M4.5 hay hơn, vì nếu Đen chơi 12… P7-2 13. M7.8 M3.5 14. P5.4 15. M8.7 M8.4 16. X9-8 X8/1 17. M7.9 Tg-4 18.M9.8! Trắng ưu thế thắng.*/
12. … X1-2
13. T7.5 P7/3 14. P6/1 X8.1
15. P6-8 X2-1 16. S6.5 X8-4
17. M7.6 B3.1 18. X9-7 B1.1
19. M6.4 P7-6 20. Mt.2 S4.5
21. M2.3 Tg5-4 22. Ps.1 B3.1
23. X7.4 X4-3 24. Ps-6 P6/1
25. M4.3 Tg4-5 26. Ms.4 S5.6
27. M4/6 Tg5.1 28. B2-3 Tg5-6
29. X7.3 X3.1 30. P8-2 }END[/game]
Đen chịu thua vì nếu 30… S6/5 31. P2.4 Tg6.1 32. B3.1 Đen hết đỡ.

Chưa phân loại

Hoàng Hải Bình, một thủ lĩnh của làng cờ nữ Việt Nam

Tới năm 1998 thì Hải Bình trở thành nữ vô địch quốc gia sau khi đối đầu thành công với các nữ kiện tướng hàng đầu đất Sài Gòn.

Tiếp theo là những năm tháng theo các giải quốc tế, rèn luyện bản lĩnh và kinh nghiệm thi đấu, làm quen với môi trường và đẳng cấp cờ cao hơn.

Sau đó Hoàng Hải Bình vào chốn đô thành Sài Gòn lắm anh tài, rộng đường lập nghiệp, phát triển. Với tính cách mạnh mẽ, cam đảm, ham học hỏi, với lối chơi lấy công làm thủ, dũng mãnh, kiên quyết không kém các tay cờ nam, chỉ trong mấy năm thôi, Hải Bình đã nổi lên như một ngôi sao sáng chói trong làng cờ nữ nước nhà. Liên tiếp đoạt ngôi nữ vô địch quốc gia, song song với tay cờ nữ bậc nhất là Ngô Lan Hương, đã tạo lập cho Thành phố HCM một đội có nữ có đẳng cấp cao, là địch thủ đáng gờm cho bất cứ đội nào muốn tranh đoạt ngôi quán quân.

Là một nữ kỳ thủ toàn tâm toàn ý với cờ, Hải Bình cũng đã trải qua con đường khó khăn và gian khổ, một mặt Hải Bình phải lo mưu sinh, lo nơi ăn chốn ở tại miền đất còn mới mẻ, nhưng bao giờ cô cũng tới với những kỳ đài, những lớp học, những trung tâm cờ Tướng. Ờ đó cô chăm chỉ làm việc và tập luyện, với một nghị lực và chí hướng rõ rệt, tự lập vươn lên, cô đã chinh phục được cảm tình của những huấn luyện viên, của những người thầy, của kỳ hữu chung quanh. Đất Sài Gòn cũng đã tạo điều kiện để cánh chim mạnh mẽ này ngày càng bay cao.

Giải vô địch cá nhân châu Á 2005, Hoàng Hải Bình là đại diện nữ duy nhất của Việt Nam, những đối thủ của Hải Bình phần đông là những tên tuổi đã vang danh quốc tế, như Kim Hải Anh từng vô địch cờ tướng nữ Trung Hoa, là Chiêm Mẫn Châu có đến hơn 10 năm vùng vẫy trên kỳ đài thế giới và châu lục và một loạt các nữ danh thủ khác.

Trong một giải gặp 6 nữ danh thủ như thế mà Hoàng Hải Bình có 5 trận thắng và chỉ một trận thua duy nhất đủ cho thấy lực cờ của cô rất mạnh mẽ, phong thái chơi của cô khá sung mãn, tâm lý của cô khá vững vàng và tự tin. Đó là những đức tính rất quý hiếm ở một nữ đấu thủ. Chiếc cúp bạc mà cô đem về lần này có lẽ là phần thưởng vào loại cao nhất mà các nữ kỳ thủ Viết Nam đoạt được trong hệ thống giải này. Nó đánh dấu sự hơn hẳn của cờ Tướng nữ Việt Nam trên đấu trường châu lục, trừ Trung Quốc.

Tuy Hải Bình thua ván cờ duy nhất trước Kim Hải Anh, nhưng cũng phải thấy rằng để vượt qua được Hải Bình, Kim Hải Anh cũng đã phải cố gắng tới mức cao nhất, đã phải vận hết công lực và cũng đã phải đề phòng từ trước, nghĩa là ở một góc độ nào đó thì có thể nói đây là trận “một chín một mười” chứ không phải chênh lệch về đẳng cấp. Trong một thế trận quyết liệt và nảy lửa như thế, chuyện thắng thua chỉ trong gang tấc.

Nhưng nó đã cho thấy một Hoàng Hải Bình có bản lĩnh và đã vươn được lên một tầm cao mới, từ nền tảng hôm nay với sự chăm chỉ học hỏi, tập luyện, nghiên cứu và nhất là giữ được lòng khát khao giành chiến thắng, tâm lý tự tin và thoải mái trong thi đấu thì Hải Bình còn tiến xa. Và khi đó hy vọng của làng cờ Việt Nam về vai trò thủ lĩnh cờ Tướng nữ nước nhà đối với Hoàng Hải Bình sẽ là điều chắc chắn và đương nhiên!

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương III Cách đi tiên (3)

[b]Ván 29: Mục tiêu có thể là con tượng đầu[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Mục tiêu có thể là con tượng đầu
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
START{
1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1
3. X9-8 P2-4 4. B5.1 T7.5
5. B5.1 B5.1 6. X8.5 S6.5
7. X8-5 X9-6 8. M2.3 P4.5
9. P2-1 P4-7 10. M7.5 P7.1
11. X1-2 P8/2
DIAG{ #12 RED }
/*Sau khi tiêu diệt Tốt đầu, bây giờ Trắng muốn kết thúc sớm thì phải đánh thủng cả tuyến phòng thủ của Tượng, do đó Trắng sẵn sàng hi sinh cả Xe.*/
12. X5.2 T3.5
13. P5.5 S5.6 14. P1-5 X6.1
15. M5.4 Tg5-6 16. M4.3 X6-7
17. X2.9 Tg6.1 18. X2-5 M1/3
19. Ps-4 S6/5 20. P5/4 }END[/game]
Đen chịu thua vì không chống đỡ được Pháo trùng

Đây là trường hợp Trắng có điều kiện phối hợp quân để kết thúc ván cờ. Trong nhiều trường hợp diệt Tượng chỉ gây cho hệ thống phòng thủ của đối phương yếu kém để sau đó tấn công mạnh hơn mới giành được thắng lợi. Ván Lý Nghĩa Đình gặp Đới Quang Khiết ngày 16-12-56 dưới đây minh họa kiểu chơi này.

[b]Ván 30: Pháo đầu đối bình phong mã[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu đối bình phong mã
RED Lý Nghĩa Đình
BLACK Đới Quang Khiết
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1
5. P8.2 P2.2 6. X2.6 P8-9
7. X2.3 M7/8 8. M8.7 T3.5
9. X9.1 P9-7 10. X9-2 M8.9
11. X2.6 P7.1 12. B5.1 S4.5
13. B5.1 X1-4 14. B5-4
/*Mục tiêu diệt Tốt đầu của Trắng thay đổi vì sợ tạo điều kiện cho Mã Đen kịp nhảy lên trả đòn. Bây giờ Trắng nhằm con Tượng đầu nhưng Đen tỏ ra không lo lắng vì tính chuyện phản công.*/
14. … X4.6
15. P5.5 T7.5 16. X2-1 B3.1
17. B7.1 P2-6 18. X1-5 P6-5
DIAG{ #19 RED }
/*Đen lỡ “phóng lao phải theo lao” chứ nếu lui Xe về đổi Xe Trắng thì khó chống đỡ cờ tàn. Hi sinh Mã để chơi Pháo huyền khống tạo thế đối công.*/
19. X5-7 X4-3 20. P8-2 S5.4
21. X7.2 Tg5.1 22. X7/1 Tg5.1
23. X7-4 X3-5 24. M3/5 X5/1
25. T7.5 P7.3 26. X4/5 X5-8
27. X4-3 X8-6 28. X3-5 B7.1
29. B7-6 P5.1 30. M5/7 B7.1
31. Ms.6 }END[/game]
Trắng thắng rõ.

[b]Ván 31: Pháo đầu công bình phong Mã[/b]
Tương tự kiểu tấn công như ván 30, chúng ta xem tiếp ván Ngụy Trường Lâm chơi với Đặng Bằng cùng ngày 16-12-56 như sau.

[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu công bình phong Mã
RED Ngụy Trường Lâm
BLACK Đặng Bằng
RESULT 1-0
START{
1. P8-5 M2.3 2. M8.7 M8.7
3. X9-8 X1-2 4. B3.1 B3.1
5. X8.6 P2-1 6. X8-7 P1/1
7. P2-3? P1-3?
/*Trắng nên đi 7. M2.3 hoặc 7. P2.4 uy hiếp mạnh hơn còn Đen nên 7… M7/5 có nhiều cơ may trả đòn.*/
8. X7-6 T7.5
9. X6.2 P3-2
10. B3.1 T5.7
/*Trắng hi sinh Tốt để cánh trái của đối phương ngột ngạt đồng thời Trắng mở đường cho Mã tiến biên và nhảy lên nhanh chóng.*/
11. M2.1 S6.5 12. X1-2 X9-8
13. X2.6 P8/1 14. X6/2 T3.5
15. X6-7 X2-3 16. X2-3 M7/6
17. X3-2 X8-9 18. B5.1 P8-7
19. P3.6 P2-7 20. X2-3 P7.1
21. M1.3 X9-8 22. M3.4 P7-6
23. M4.6 X8.6 24. B5.1 P6.5
DIAG{ #25 RED }
/*Sau khi giằng co uy hiếp cả hai cánh, cuối cùng vẫn nhắm mục tiêu Tốt đầu và Tượng đầu của đối phương.*/
25. B5.1 X8-6 26. B5.1 T7/5
27. X3/3 X6/5 28. M7.5 X6.4
29. M5.6 X6/4 30. Ms.4 X6.2
31. M6.7 X3.1 32. X7-4 }END[/game]

Trắng bắt Pháo và đe dọa 33. X3.6 đánh bí, Đen chịu thua.

Chưa phân loại

Nơi chơi cờ tướng online mới tại xqsun.com

Địa chỉ của Đất cờ:

http://www.xqsun.com

Bạn nên vào đăng ký ngay các nick mà mình yêu thích.

[b]Khi vào trang web bạn có thể:[/b]
*Chơi cờ tướng. Bạn có thể đấu cờ với người hoặc một số chương trình có sẵn (rô bốt chơi cờ).
*Xem người khác chơi cờ
*Bình luận về từng nước cờ
*Đối thoại (chat) với bạn bè bằng tiếng Việt
*Gửi và đọc bài liên quan đến cờ tướng ở phần diễn đàn
*Có thể lập hội, lập nhóm chơi cờ để tăng tính cộng đồng và giải trí

[b]Công nghệ java tiện lợi và an toàn[/b]
Trang web được thiết kết với công nghệ java applet (chương trình phát triển trong môi trường java) mới nhất đem lại cho bạn các tiện lợi:
*Chạy được trên mọi loại máy và hệ điều hành (miễn là hệ điều hành đó có cài trình duyệt tích hợp với java)
*Không cần phải download vài cài đặt chương trình
*Không phải lo lắng về an ninh: Đối với một chương trình bình thường (đuôi exe), một khi bạn lấy về và cài đặt thường còn phải lo lắng xem chương trình đó có cài virut, cài trình gián điệp hoặc trình phá hoại không. Trong khi đó bản thân công nghệ java applet đã loại trừ các nỗi lo trên.

[b]Thiết kế tốt[/b]
Đất Cờ được thiết kế bởi một nhóm những lập trình viên chuyên nghiệp có thâm niên phát triển chương trình cờ. Do đó trang web và chương trình chơi cờ đã được thiết kế nhằm giúp người chơi cảm thấy tiện lợi nhất:
*Thiết kế trang nhã và hiệu quả, Việc sử dụng rất dễ dàng với các hướng dẫn khá chi tiết và trực quan
*Mềm dẻo và tùy biến cao: người chơi có thể dễ dàng thay đổi mầu sắc, kích cỡ bàn cờ, quân cờ và nhiều tùy biến khác
*Các thông tin được hiện đầy đủ
*Nhiều tiện ích cho chơi cờ: nước đi, thống kê, cho phép theo dõi cùng lúc nhiều bàn cờ

[b]Đất Cờ là nơi theo đúng luật cờ nhất[/b]
Luật cờ tướng rất phức tạp và khó hiểu, thậm chí một số kỳ thủ cao cấp cũng phải thú nhận không hiểu một số điều khoản của bộ luật. Đó là lý do chính hầu hết các chương trình cờ và cả các trang web chơi cờ tướng trực tuyến khác không cài đúng bộ luật cờ tướng. Khác với các trang web đó, chương trình chơi cờ của Đất Cờ được cài đặt theo đúng luật cờ hơn nhiều. Không những thế, mỗi khi kết thúc một ván cờ Đất Cờ luôn giải thích theo luật cờ lý do thắng – thua nên người mới chơi có thể tiếp thu những điều luật này rất dễ dàng.

[b]Quốc tế hóa toàn bộ và chú trọng đặc biệt vào người sử dụng Việt Nam[/b]

Trang web và trình chơi cờ đã được tích hợp sẵn khả năng làm việc với mọi thứ tiếng trên thế giới. Trong đó tiếng Việt và tiếng Anh là hai thứ tiếng được tích hợp và kiểm tra đầu tiên. Nếu là người Việt Nam bạn có thể cảm thấy tiện lợi do:
*Giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt
*Tích hợp sẵn bộ gõ tiếng Việt: người dùng có thể thoải mãi chọn và gõ tiếng Việt với một trong các phương pháp phổ biến: telex, vni, viqr

[b]Người chơi sẽ được hỗ trợ chu đáo[/b]
*Đất Cờ có đội ngũ kỹ thuật viên, mod tận tình, công tâm và có hiểu biết sâu về cờ. Họ là người Việt (và cả quốc tế) làm việc với tiêu chí giúp cho người chơi cảm thấy công bằng và tiện lợi nhất. Họ sẽ trợ giúp, giải đáp mọi vấn đề liên quan của người dùng trong vòng 24 giờ

[b]Nếu bạn muốn giúp đỡ Đất Cờ[/b]
Sự giúp đỡ và cộng tác của các bạn luôn được Đất Cờ trân trọng và đón nhận, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu của trang web. Các bạn có thể giúp đỡ trong những việc như sau:
*Phát hiện và báo lỗi của trang web và chương trình chơi cờ
*Góp ý xây dựng trang web, chương trình cờ và diễn đàn để ngày càng phục vụ người chơi tốt hơn
*Làm cho trang web được nhiều người biết tới hơn
*Gửi nhiều các bài viết bổ ích và thú vị
*Tích cực online, chơi nhiều ván cờ để biến trang web nhanh chóng trở thành nơi giao lưu, chơi cờ của nhiều người

Sự đóng góp của các bạn đều được Đất Cờ tự động ghi nhận (và có thể sẽ đền đáp trong tương lai gần với các chế độ tôn vinh, đãi ngộ đặc biệt).

Trang web và chương trình chơi cờ đang được Đất cờ nỗ lực cải tiến liên tục. Bạn có muốn vào chơi và xem quá trình đổi mới và góp sức cùng Đất cờ không?

[img]xq544-0.jpg;center;[/img]

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương III Cách đi tiên (2)

[b]Ván 26: Trận Pháo đầu đối đơn đề mã[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Trận Pháo đầu đối đơn đề mã
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
START{
1. P8-5 M8.7 2. M8.7 M2.1
3. X9.1 T7.5 4. X9-4 S6.5
5. X4.5 X9-6 6. X4-3 P8/2?
/*Trắng uy hiếp Mã Đen vẫn giữ quyền chủ động còn Đen phòng thủ chơi nước P8/2 đáng trách. Nếu muốn đuổi Xe Trắng thì chỉ cần P8/1 là được rồi.*/
7. M2.3 P8-7??
DIAG{ #8 RED }
/*Trắng rất muốn tiêu diệt con Mã 7 của Đen để sau đó nhằm đến con Tốt đầu. Nếu như Đen vừa rồi đi 7…X6.6 để rồi nước sau mới đi P8-7 thì Trắng khó làm gì, đằng này Đen lại đi ngay P8-7 giúp Trắng thực hiện được kế hoạch:*/
8. X3.1 P2-7
9. P2.7 Pt.5
/*Đen tỏ ra quá “phàm ăn” bất kể nguy hiểm. Nếu thấy Trắng uy hiếp con Tốt đầu, nên đi 9…M1/2 để sau nhảy lên truy đuổi Pháo đối phương thì còn cầm cự lâu.*/
10. X1.2 Pt-3
11. P5.4 M1/2 12. X1-4 M2.3
13. X4.7 }END[/game]
Thắng.

[b]Ván 27: Lại Pháo đầu đối đơn đề mã[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Lại Pháo đầu đối đơn đề mã
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.9
3. X1.1 T3.5 4. X1-6 S4.5
5. M8.7 X1-4 6. X9.1 X4.8
7. X9-6 B9.1 8. B5.1
DIAG{ #8 BLUE }
/*Việc tiêu diệt Tốt đầu đối phương không đơn giản. Do đó phải dùng biện pháp tiến Tốt đầu của mình làm mũi xung kích.*/
8. … B3.1
/*Nếu như 8…X9-8 9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P8-6 11. M5.7 B3.1 12. M7.5 M3/4 13. X6.6! X8.2 14. X6-8 M4.3 15. X8-7 Tg-4 16. X7-6 Tg-5 17. X6-9 Tg-4 18. X9.2 Tg.1 19. M5.7 Trắng thắng.*/
9. B5.1 B5.1 10. M7.5 P2.2
11. B7.1 X9-8 12. X6.5 B3.1
13. M5.7 B5.1 14. X6-7 P2-3
15. T7.9 P8-6 16. P8.2 X8.5
17. M7.5 B5.1 18. T9.7 X8.1
19. M3.5 X8-7 20. Mt.4 S5.6
21. M5.6 S6.5 22. X7.1 Tg5-4
23. X7-9 }END[/game]
Trắng phối hợp ba quân cùng bên chiếu bí dễ (tam tử đồng biên).

[b]Ván 28: Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại[/b]

Cùng một kiểm tấn công như ván 27, ván Lý Nghĩa Đình gặp Mạch Xưng Hạnh hồi tháng 7 năm 1962 dã chơi như sau:

[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu đối bình phong mã hiện đại
RED Lý Nghĩa Đình
BLACK Mạch Xưng Hạnh
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1
3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
5. M8.7 B3.1 6. X9.1 P2.1
7. X2/2 T3.5 8. X9-6 S4.5
9. B5.1 X1-4?
/*Cánh bên mặt của Đen cần có Xe để phòng thủ, không nên đổi, cần đi 9…P8.2 giữ trung lộ.*/
10. X6.8 S5/4
11. B5.1 P8-9
12. X2-6 P2.1
13. M7.5 B5.1
/*Nếu như 13… P2.5 14. B7.1 B3.1 15. X6-7 M3.2 16. X7-8 M2/3 17. X8.2 M7.6 18. P5.3 M6.5 19. M3.5 B5.1 20. M5.7 Trắng vẫn giữ ưu thế.*/
14. B7.1 M7.5
15. X6.2 P9-6
16. M5/7
DIAG{ #16 BLUE }
/*Trắng đặt mục tiêu vào con Tốt đầu nhưng bây giờ chuyển sang uy hiếp con Mã đầu của Đen. Nếu Đen chạy M5/7 thì B7.1, Trắng uy hiếp mạnh, Đen khó chống đỡ, do vậy phải hi sinh Mã thôi.*/
16. … B3.1
17. P5.4 S6.5 18. P5-9 B5.1
19. P9.3 T5/3 20. X6-7 T7.5
21. T7.5 X8.7 22. M3/5 X8-6
23. T5.7 X6.1 24. M5.6 X6-4
25. M6.5 P6-7 26. P8.2 X4-3
27. T7/5 P2/3 28. P8.3 M3.5
29. P8-3 P2.8 30. T5/7 M5/7
31. T3.5 }END[/game]
Đen không còn khả năng phản công được nên chịu thua.

Chưa phân loại

Nên bắt đầu chơi cờ từ tuổi nào?

Các nhà tâm lý sư phạm nổi tiếng, sau nhiều năm nghiên cứu đã đi đến kết luận rất quan trọng: ở độ tuổi từ 3 tới 6, tất cả trẻ em đều có tài, đều có những khả năng học tập to lớn. Từ 1 đến 4 tuổi đã có một khối lượng thông tin lớn đến với chúng. Đặc biệt trẻ em thích nghi rất tốt với những tác động của môi trường, hoàn cảnh chung quanh… Nhiều phẩm chất của trẻ em hình thành ở lứa tuổi này dễ dàng và hiệu quả hơn ở người lớn.

Xuất phát từ đó mà các bậc cha mẹ ở nhiều nước cho con mình bắt đầu làm quen với cờ từ 4, 5 tuổi và đã rất thành công. Capablanca, Karpov, Kasparov… đều bắt đầu chơi cờ từ lứa tuổi này. Ở nước ta cũng vậy, đó là những trường hợp như Hoàng Thanh Trang, Đào Thiên Hải cho tới Nguyễn Ngọc Trường Sơn… hiện nay.

Điều này đã xóa bỏ đi nỗi lo lắng của nhiều bậc làm cha, làm mẹ sợ rằng cho con chơi cờ sớm quá khiến con mình bị “già trước tuổi” hay bị quá tải đốt với đầu óc non trẻ. Chơi cờ hoàn toàn không giống với việc cho học chữ hay học toán sớm.

Vấn đề là ở chỗ quan niệm về việc con mình chơi cờ như thế nào. Nếu quan niệm cờ cũng là một trò chơi như hàng chục trò chơi mà trẻ con vẫn chơi hàng ngày thì đó là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn. Tuổi của các em là tuổi chơi. Còn nếu coi đó là “học” cờ hay “đấu” cờ thì thật là sai lầm, nhất là đối với các bậc cha mẹ nào cứ muốn chứng minh cho thiên hạ biết con mình là một “thiên tài”, luôn nghĩ tới việc làm sao cho con mình phải đoạt được huy chương này, phần thưởng nọ. Tất cả trẻ em chơi cờ đều xuất phát từ hứng thú, hứng thú sẽ kích thích sự sáng tạo, sự phát triển của trí tuệ, nói đơn giản là phát triển óc thông minh. Nếu bị chơi cờ do ép buộc, bị áp lực tâm lý thì hứng thú sẽ mất hay cạn dần và việc chơi cờ sẽ bị sẽ phản tác dụng. Thực tế đã chứng minh rất chính xác điều này. Không phải đứa trẻ nào cũng ham thích chơi cờ, nếu chúng thích đá banh, điền kinh, thể dục nghệ thuật, múa hát hơn… thì cứ để cho chúng phát triển theo các hướng đó một cách tự nhiên, bởi vì cấu trúc cơ thể cũng như cấu trúc bộ não của mỗi em một khác. Có những danh thủ cờ hẳn hoi nhưng khi thấy con mình không có thiên hướng hay không có hứng thú về cờ họ cũng không hề ép con mình phải đi theo con đường của mình.

Những em yêu thích trò chơi cờ sẽ tự nhiên tìm thấy ở đó vẻ đẹp của cờ, sẽ khám phá ra nghệ thuật tuyệt vời của cờ, từ đó sẽ cuốn hút các em theo môn nghệ thuật-thể thao mà bản thân mình yêu thích, có bắt các em bỏ cờ cũng không được. Đó chính là toàn bộ bí quyết, là nền tảng quan trọng nhất để tạo ra các vận động viên cờ kiệt xuất.

Câu trả lời trên chỉ dành riêng cho các bậc làm cha mẹ khi họ đặt câu hỏi: “Trẻ em có thể bắt đầu chơi cờ từ lứa tuổi nào?” chứ không phải câu trả lời cho tất cả mọi người. Vì chơi cờ thì ở lứa tuổi nào bắt đầu mà chẳng được. Có những người về hưu rồi mới bắt đầu chơi mà chơi vẫn rất cao, có những người hơn 20 tuổi mới biết tới bàn cờ mà vẫn được tuyển thi đấu ở các giải quốc tế. Đối với cờ, khác với thể thao thể lực, không có lứa tuổi nào là muộn cả!

Phần đông các kỳ thủ, thậm chí cả các danh thủ đều nhớ lại rằng lần đầu tiên mình trông thấy bàn cờ là do thấy người khác chơi, những người đó có thể là cha, mẹ, anh, chị em mình, những người trong họ hàng bà con mình, cũng có thể là những người hàng xóm láng giềng, những bạn học hay một nhóm cờ nào đó ở một sân đình, một quán cắt tóc chẳng hạn… Chính cái không khí háo hức, vui vẻ, say mê của những người chơi cờ đã cuốn hút những người chưa biết, khiến họ tò mò. Từ tò mò tới chỗ thấy hay hay mà học lỏm để thử nước đi, biết chơi những ván cờ đơn giản, ngây ngô, đầy rẫy những sai sót nhưng rất thích thú để rồi từ đó dần dần đến với cờ, nếu có người bày cho để biết thưởng thức thì lòng ham thích tăng dần, và cứ thế từng bước hội nhập vào làng cờ lúc nào cũng không biết. Khi đã thích chơi rồi thì người ta bắt đầu thích tiếp: thích chơi thắng, ai mà chẳng thế, nhưng xem ra thắng rồi vẫn có kẻ còn cao hơn mình, thế là mình phải ráng để thắng tiếp, để trở thành người chơi cờ giỏi, giỏi hơn nữa…

Đến một lúc nào đó, loay hoay một mình không tiến thêm được, người ta đến tìm đến một bậc cao thủ hơn để học hỏi và tôn vinh người đó làm thầy, làm sư phụ của mình. Nhưng sư phụ cũng chỉ có thì giờ dành cho mình nhất định mà thôi. Thế thì còn gì tốt hơn là tự đọc sách, tự mầy mò, tự nghiền ngẫm. Mỗi ngày một chút, dần dần vỡ vạc ra. Rồi đem cái sự hiểu biết ấy ra đọ tài, thắng được một loạt những người xưa nay vẫn tranh chấp ngang ngửa với mình, sung sướng và tự hào quá. Thế nhưng chỉ một thời gian sau, khi gặp những tay cự phách hơn, lại bắt đầu thua liểng xiểng, và thế lại bắt đầu tầm sư học đạo, tìm những quyển sách hay hơn, cao hơn để nghiên cứu tiếp…

Có đúng là học cờ là phải như thế không các bạn? Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: muốn tiến bộ nhanh chóng và vững chắc thì phải học cờ theo cách nào là tốt nhất, học cái gì trước, học cái gì sau.

Trong cờ có một câu mà hầu như ai cũng biết “người thắng ván cờ là người phạm ít sai lầm hơn đối thủ!” Thế thì cái đầu tiên mà người chơi cờ phải “học” đó là tìm cách giảm bớt càng nhanh càng tốt những sai sót của mình để cho mỗi nước đi của mình ngày càng hoàn hảo, cũng như có lần người ta hỏi một nhà điêu khắc lừng danh rằng vì sao ông tạc được những bức tượng đẹp tới mức kiệt tác như vậy, nhà điêu khắc trả lời: “cũng đơn giản thôi, người ta đưa tới cho tôi một khối đá, tôi nhận ra trong nó đã chứa sẵn những hình tượng rất đẹp, nên tôi chỉ có mỗi một việc là dùng búa và đục loại bỏ những gì thừa đi, tác phẩm nghệ thuật nhất định sẽ hiện ra!”

Chưa phân loại

Một giải cờ thành công trên nhiều phương diện

Giải đã chứng minh được kết quả của sự xã hội hóa đối với thể thao là hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn.

Thật vậy, trong nhiều năm nay, trừ giải vô địch quốc gia, các giải cờ tướng khác đều mang tính nhỏ lẻ, phong trào.

Thứ nhất, do tính phong trào nên số kỳ thủ tới thi đấu thường có trình độ rất chênh lệch nhau, có những giải nhìn vào bảng xếp hạng người ta ngạc nhiêu thấy sau 11 ván đấu có kỳ thủ đoạt 9, 10 điểm, nhưng cũng có kỳ thủ chỉ đoạt 1 điểm, thậm chí 0 điểm. Hiện tượng này dẫn tới chất lượng các ván đấu không cao. Mà đây chính là điều phiền lòng đối với khán giả cũng như người hâm mộ.

Cho nên lần này tuy chỉ là một cúp cờ nhưng đã quy tụ được những danh thủ có đẳng cấp cao nhất, có thành tích thi đấu tốt nhất, được đích thân ban tổ chức và các nhà tài trợ chọn lọc không chỉ ở địa phương mà là khắp toàn quốc nên chất lượng của giải cao hơn hẳn. Nhiều ván đấu cực kỳ quyết liệt và căng thẳng, thậm chí phải dùng tới cờ chớp để phân định thắng thua đủ nói lên điều đó (trong giải này đến phút chót có 2 kỳ thủ không thể tới được là Đào Cao Khoa bận việc gia đình và Nguyễn Hoàng Lâm do đang bận học thi, 2 kỳ thủ được thay thế là Lại Lý Huynh và Nguyễn Hoàng Lâm B).

Thứ hai là do sự hảo tâm, hào phóng và nhiệt tình của các nhà tài trợ mà giải lần này đã có được nguồn kinh phí dồi dào, vượt xa tất cả các giải trước đây. Là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện việc tài trợ tiền tàu xe cũng như hỗ trợ thêm cho các kỳ thủ ở các tỉnh khác về tham dự giải. Xưa nay, đây là bài toán “hóc hiểm” nhất, bởi ở các giải quốc gia thì phải xin kinh phí của ngành còn ở các giải khác thì kỳ thủ phải hoàn toàn tự túc, trong lúc giá tàu xe không ngừng tăng, muốn đi cũng phải tiền triệu chứ không phải tiền trăm. Lần này các kỳ thủ Hà Nội được cấp đủ tiền khứ hồi bằng tàu hỏa, còn các kỳ thủ Đà Nẵng được cấp vé máy bay. Quả là lịch sử xưa nay chưa từng có!

Cũng bởi nguồn tài trợ dồi dào nên tất cả các kỳ thủ tới giải đều mặc nhiên được ban tổ chức cấp tiền thưởng. Dù bị loại ngay ở đợt đầu thì họ vẫn nhận được tối thiểu 500.000 đồng, và cứ qua được mỗi vòng thì số tiền thưởng lại tăng lên: 800.000, 1 triệu đồng… Ở các giải cờ tướng tổ chức ở nước ta, đây là lần đầu tiên có hình thức thưởng này, tạo nên một bước ngoặt hoàn toàn mới, nó giống như hình thức thưởng tiền của giải vô địch cờ vua thế giới.

Nhưng điều làm giới hâm mộ cờ tướng cả nước ấn tượng hơn cả là tiền thưởng cho những người đoạt giải lần này: Ngôi Quán quân được thưởng 32 triệu đồng kèm theo một chiếc cúp trị giá 2,5 triệu đồng (xin nói thêm rằng ở một số giải trước đây có lúc người ta trả tiền cúp vào tiền thưởng). Số tiền này cao hơn khoảng 40 lần so với tiền thưởng của ngôi vô địch giải quốc gia, cao hơn khoảng 50 lần so với ngôi Quán quân của giải đồng đội. Người đoạt ngôi Á quân được thưởng 10 triệu đồng, ngôi quý quân được thưởng 4 triệu đồng, đứng thử tư được thưởng 2 triệu và đứng thứ 5 được 1,5 triệu đồng. Tính ra tồng số tiền thưởng của giải này khoảng trên dưới 60 triệu đồng.

Số tiền thưởng này thực tế đã làm tăng danh giá của giải lên rất nhiều, đồng thời nó chứng tỏ cờ Tướng Việt Nam ta đang tiếp cận đúng hướng với các giải cờ tướng ở các nước mạnh nhất và với các giải cờ tướng tầm cỡ quốc tế. Nó báo hiệu một bước đi hoàn toàn mới trong nhận thức đối với môn cờ tướng, nó nâng cao vị thế của một môn thể thao truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đang được cả triệu người Việt Nam ta say mê chơi từ đời này sang đời khác. Nó cũng là lời nhắn nhủ rất rõ ràng tới tất cả các kỳ thủ rằng: nếu bạn chơi cờ quả thật ở trình độ cao và với tài năng thật sự, bạn sẽ có được thu nhập xứng đáng. Cho nên có thể nói không quá rằng giải lần này là sự khích lệ, cổ vũ lớn lao đối với cờ Tướng nước nhà. Các nhà tài trợ đã đóng vai trò then chốt và quyết định trong giải cờ này!

Thứ ba, do có sự phối hợp tốt giữa Ban tổ chức với các nhà tài trợ nên đã hình thành được thể thức thi đấu khá hợp lý. Thể thức thi đấu kiểu này trước kia cũng đã từng được áp dụng nhưng qua một thời gian khá dài đã bị lãng quên và được thay thế bằng các thể thức loại trực tiếp ngay lập tức hay đánh theo hệ Thụy Sĩ. Tất nhiên, những hình thức đó đều có những tiện lợi, ưu điểm. Nhưng nó cũng bộc lộ một số nhược điểm như số người “rớt đàn” quá nhanh sau mỗi vòng đấu, mang tính may rủi cao hay chỉ được gặp nhau có một ván duy nhất chưa đủ để người thua “khấu phục tâm phục”,… Thể thực lần này tạo cơ may tối đa cho từng kỳ thủ. Chỉ khi anh bị thua liên tiếp 2 vòng liền thì mới bị loại, mà trong mỗi vòng nếu cân tài cân sức thì có thể phải chơi với nhau đủ 5 ván mới phân định thắng thua (như trường hợp Trần Văn Ninh, ngay vòng đầu, sau 5 ván: 2 ván chính, 2 ván nhanh và 1 ván chớp anh bị thua Diệp Khai Nguyên, nhưng ở vòng 2 cũng sau 5 ván anh đã thắng Bùi Dương Trân để chung cuộc anh đã giành giải Ba xứng đáng, như vậy chỉ trong 2 ngày Ninh đã phải đấu 10 ván!).

Khâu điều hành giải lần này tuy người ít, trọng tài cũng không nhiều nhưng đã làm rất tốt. Do thi đấu ở một Trung tâm văn hóa lại cận kề những ngày lễ lớn nên vài ngày lại phải di chuyển phòng đấu, nhưng tất cả đều ổn thoả, nghiêm chỉnh và thoải mái. Các vị lãnh đạo Trung tâm Văn hóa quận đã tạo mọi điều kiện để giải thành công tốt đẹp.

Khán giả ngày nào tới xem cũng đông, khá nhiều khán giả tử các tỉnh xa xôi cũng đã kéo tới xem liên tục trong suốt giải. Khâu bình cờ tổ chức khá chu đáo với những tay bình cờ hạng nhất gồm Hoàng Đình Hồng và Trần Hoàng Lâm.

Tiền nong tài trợ được quản lý chặt chẽ, các khoản chi phí, tiền thưởng… đều được trao tới tận tay từng kỳ thủ đầy đủ. Các khoản chi phí khác được hạch toán rõ ràng minh bạch, khiến cho các các nhà tài trợ tin tưởng và hài lòng. Tất cả đã tạo một tiền đề tốt cho giải lần sau.

Tất nhiên giải nào rồi cũng còn những khiếm khuyết, nhất là một giải lớn như thế này được tổ chức lần đầu tiên.

Trong lễ bế mạc, ngoài những điều đã làm được, ông Lê Thiên Vị là người điều hành chính cũng đã có lời xin lỗi khán giả tới xem và người hâm mộ vì sự cố ở trận chung kết. Cụ thể sự việc như sau:

Trước trận chung kết một ngày thi kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội) trong lúc đi xe ôm tới thi đấu, xe bị đổ trên đường phố khiến Nguyễn Vũ Quân bị thương. Tới nơi mọi người phải dìu anh vào và lo lắng không biết anh có đánh tiếp được không. Tuy vậy Vũ Quân vẫn kiên quyết thi đấu, dù bị thiệt thòi 20 phút do tai nạn phải đến muộn, nhưng Vũ Quân đã chơi một ván xuất sắc và thắng trận này để lọt được vào trận chung kết tranh ngôi Quán quân.

Sáng hôm sau, khán giả tới rất đông để chờ xem trận thư hùng quyết định giữa hai đại cao thủ là Trương Á Minh và Nguyễn Vũ Quân.

Đúng 8 giờ hai đối thủ ngồi vào bàn, theo đúng thủ tục bắt tay nhau và bắt đầu trận đấu. Tuy nhiên chỉ khoảng 40 phút sau, tới nước thứ 22 thì Nguyễn Vũ Quân xin thua ván cờ mà không đấu tiếp nữa, với lý do là anh quá đau không chịu nổi nữa. Mọi người dìu anh xuống cầu thang trong sự tiếc nuối ngẩn ngơ của tất cả các khán giả có mặt.

Xét về các yếu tố thì Trương Á Minh nhận giải Quán quân có xứng đáng không, Nguyễn Vũ Quân nhận ngôi Á quân có xứng đáng không?

Các yếu tố khách quan, chủ quan cho thấy hai vị trí đó đều hợp lý và xứng đáng.

Thử nhất là Trương Á Minh thi đấu qua tất cả các vòng ở bảng A đều thắng tuyệt đối, chưa thua một vòng nào, một trận nào. Nguyễn Vũ Quân dù đánh rất khá nhưng cũng đã bị thua ở vòng 3 (nên bị chuyển sang bảng B), mà người thắng Vũ Quân ở vòng đó không ai khác mà lại chính là Á Minh.

Thử hai là Trương Á Minh được nghỉ tới hai ngày để chờ đối thủ đứng đầu bảng B. Trong khi tất cả các đấu thủ ở bảng B phải thi đấu liên tục mỗi ngày 2 ván, nên tới được trận chung kết là đã mệt mỏi quá mức, huống chi Vũ Quân người vốn đã yếu sẵn, lại bị thương, hôm trước còn phải dốc hết sức cho trận quyết đấu ở bảng B, nên việc anh kiệt sức cũng là điều dễ hiểu.

Thứ ba là theo điều lệ giải thì Trương Á Minh có tới 2 khả năng để giành ngôi quán quân là thắng và hòa, trong lúc Vũ Quân chỉ còn duy nhất một cửa thắng. Tất nhiên nếu mọi sự diễn ra bình thường thì cũng không ai dám quả quyết 100% Á Minh đoạt cúp, cũng không ai đoán chắc rằng Vũ Quân không lên ngôi. Tuy nhiên nhìn toàn cục thì kết quả như vậy là hoàn toàn chấp nhận được. Các vị trí thứ ba của Trần Văn Ninh, thứ Tư của Nguyễn Thành Bảo và thử Năm của Nguyễn Trần Đỗ Ninh đều hoàn toàn xửng đáng.

Sở dĩ phải nói rõ các trường hợp này để tránh cho bạn đọc và người hâm mộ xa gần tránh nghe những đồn đoán theo kiểu “tam sao thất bản”.

Tại Trung Quốc đã tổ chức các cúp lớn truyền thông như cúp “Ngũ Dương bôi”, “Ngân Lệ bôi”… danh tiếng trong mấy chục năm qua, như những ngọn cờ đầu vẫy gọi tất cả những kỳ thủ đẳng cấp cao, khiến cho làng cờ tướng Trung Hoa có những bước tiến mạnh mẽ, thống trị làng cờ tướng thế giới.

Việt Nam ta trong những năm qua đã có những thành tích đầy ấn tượng trên đấu trường cờ tướng thế giới, làm cho các kỳ thủ Trung Quốc và các nước khác phải dè chừng.

Chính những giải có như giải danh thủ Thành phố HCM đã góp phần đáng kể cho việc mở rộng tương lai cờ tướng Việt Nam, tao nên một đấu trường, một sân chơi cao cấp, một đợt sàng lọc quý hiếm cho các tay cờ thượng thặng ở nước ta, hình thành được phần chóp của ngọn tháp cờ tướng nước nhà. Từ đó các kỳ thủ ta sẽ tự tin hơn, phấn chấn hơn, học tập tích cực hơn để những ván cờ của chúng ta không kém gì những ván đấu của các đại cao thủ thế giới.

Một lấn nữa xin chúc mừng sự thành công tốt đẹp của giải cờ!

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương III Cách đi tiên (1)

Chương III Cách đi tiên – cách đi hậu

Khi tiến hành một ván cờ, dù đi trước hay đi sau đều phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc, vì đó chính là những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn. Nhưng các nguyên tác được nêu trên chỉ mới là những định hướng, cần phải được cụ thể hóa rõ hơn. Do đó phần trình bày sau đây sẽ nêu thêm những kinh nghiệm cụ thể giúp các bạn mới học đỡ phải lúng túng khi cầm quân đi tiên hoặc đi hậu.

[b]I. CÁCH ĐI TIÊN [/b]

Được đi trước tấn công đối phương là một lợi thế quan trọng vì người đi trước hoàn toàn chủ động lựa chọn thế trận theo ý thích và thường bắt buộc đối phương phải đối phó theo mình. Những người chơi cờ cao thường phát huy có hiệu quả nước tiên đến mức chơi không thắng thì hòa chứ hiếm khi thua. Cho nên trong thi đấu Cờ Tướng xưa kia thường qui định một cặp đấu thủ phải gặp nhau trong hai ván thì mới công bằng, để mỗi người được đi trước một ván.

Sau đây chúng ta xem những ván cờ mà bên đi sau có những sai lầm do vi phạm các nguyên tắc cơ bản để bên đi trước giành thắng lợi dễ dàng. Tuy nhiên bên đi trước muốn giành chiến thắng thì phải có kế hoạch đúng, chọn đúng mục tiêu tấn công, biết cách phối hợp sức mạnh các quân, trên cơ sở này thừa cơ bên đi sau sai lầm, bên đi trước mới giành chiến thắng.

[b]CHƠI PHÁO ĐẦU, MỤC TIÊU LÀ CON TỐT ĐẦu[/b]

Như đã nói ở trên, trong năm con Tốt thì con Tốt đầu là quan trọng hơn cả vì nó là một quân trong hệ thống phòng thủ che chắn tiền đồn bảo vệ trung lộ, đồng thời có cơ hội nó tiến lên thành một mũi tấn công. Khi bên đi trước chơi Pháo đầu thì con Tốt 5 của Đen chính là mục tiêu đầu tiên của Pháo. Mấy ván cờ sau đây là bài học cổ điển cho thấy tầm quan trọng của Tốt đầu.

[b]Ván 24: Thế trận thuận Pháo[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận thuận Pháo
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1.1 X9-8 4. X1-6 X8.6
5. X6.7 M2.1? 6. X9.1
DIAG{ #6 BLUE }
/*Bên tiên xông xáo ra cả hai Xe để tấn công quyết liệt đối phương, mục tiêu quan trọng là con Tốt đầu của Đen mà con Tốt này có Mã bảo vệ. Kế hoạch của Trắng là phải diệt con Mã bảo vệ này rồi mới diệt được Tốt đầu. Làm sao diệt được con Mã 7 của Đen khi mà nó được con Pháo 2 của phe nó bảo vệ?

Vậy khâu đầu tiên phải dụ con Pháo 2 Đen “tham ăn” quên nhiệm vụ bảo vệ Mã để nó rời bỏ vị trí phòng thủ đó đã, bằng cách Xe Trắng tiến lên phế bỏ Mã hay dùng Mã làm mồi nhử Pháo đối phương!*/
6. … P2.7??
7. P8.5!
/*Đối phương đã trúng kế, cấp tốc đưa Pháo Trắng tấn công Mã 7. Bây giờ Đen có 5 phương án chống đỡ là M7/8 hoặc X8-7 hoặc X8/4 hoặc S6.5 hoặc P2/2. Tất cả các phương án đều thất bại, quyển “Thế trận Thuận Pháo cổ điển và hiện đại” đã trình bày rõ các phương án này. Ở đây chỉ chọn một phương án để thấy diễn biến tiếp khi mất Tốt đầu thì Đen thua nhanh chóng như thế nào.*/
7. … M7/8?
8. P5.4 S6.5
9. X9-6
/*Các quân Trắng phối hợp tấn công trực tiếp Tướng Đen mà Đen không có một quân nào kịp chi viện cứu giá, dù còn đủ sáu quân chủ lực.*/
9. … Tg5-6 10. Xt.1 Tg6.1
11. Xt/1 P5-6 12. P8-5 Tg6/1
13. Ps-4 P6-8 14. Xt-5 T3.5
15. X6-4 P2/7 16. P4.1 }END[/game]
Đen chịu thua.

[b]Ván 25: Thế trận Nghịch Pháo[/b]
[game]
FORMAT WXF
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận Nghịch Pháo
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
START{
1. P8-5 P8-5 2. M8.7 M2.1
3. X9-8 X1-2 4. X8.4
/*Tuy mục tiêu là Tốt đầu nhưng không phải muốn ăn lúc nào cũng được. Trắng phải ra quân tương đối đầy đủ để phối hợp rồi mới ăn, nếu ăn sớm quá mà chưa phối hợp được thì sẽ bị đối phương trả đòn.*/
4. … M8.7
5. M2.1 X9-8 6. X1-2 X8.4
7. B1.1 B1.1 8. M1.2 M1.2
9. X8-4 X8-4 10. M2.3 M2.3?
/*Đen đáng lẽ đi 10…S4.5 hoặc 10…X4-7 bắt Mã, hạn chế mức tấn công của đối phương, nếu mạnh ai nấy công thì Đen chậm hơn. Bây giờ Trắng nhắm đến con Tốt đầu của Đen, do đó cần dụ con Mã bảo vệ đi chỗ khác.*/
11. P2.7 M7/8
DIAG{ #12 RED }
/*Con Mã Đen lại quên trọng trách bảo vệ Tốt đầu, đáng lẽ nên 11…S4.5, nếu Trắng đi 12. P2-1 thì Tg-4 còn có cơ hội đánh trả.*/
12. P5.4 S4.5
13. X4.5 Tg5-6 14. X2.9 P5-7
15. X2-3 Tg6.1 16. X3/2 T3.5
17. X3-2 Tg6/1 18. X2.2 T5/7
19. X2-3 }END[/game]
Thắng.