Chưa phân loại

Kỳ đài cờ tướng ở TP HCM

[img]xq29-0.jpg;left;Người hâm mộ nghe thuyết trình ở kỳ đài.[/img]Kỳ đài cờ tướng là một ván đấu giữa một đài chủ – một danh thủ nổi tiếng, và người thách đấu gọi là công đài. Mọi đối tượng đều có thể ghi tên thách đấu với đài chủ. Nếu chiến thắng được đài chủ, người công đài sẽ trở thành đài chủ kế tiếp. Các ván đấu sẽ do một cao thủ thuyết trình, thông qua một bàn cờ lớn đặt bên ngoài cho người hâm mộ đến xem.

Đây là mô hình không mới, nhưng ở TP HCM, kỳ đài mới chỉ phát huy hết khả năng thu hút người yêu thích cờ tướng trong thời gian gần đây. Hiện nay, thành phố có 3 địa điểm mà những người yêu thích cờ có thể đến tham dự kỳ đài vào dịp cuối tuần: Nhà văn hóa Thanh Niên, Cung văn hóa Lao Động, Trung tâm văn hóa Quận 11. Đây là ba địa điểm thu hút rất nhiều sinh viên, học sinh đến tham gia. Và kỳ đài Vọng Cát ở số 30 Nguyễn Biểu (quận 5) dành cho các vận động viên có đẳng cấp tham gia công đài. Người giữ kỷ lục về thời gian làm đài chủ ở TP HCM hiện nay là đại kiện tướng quốc tế Trương Á Minh, với 55 tuần làm đài chủ. Các kỳ đài còn có sự tham dự của các vận động viên nữ nổi tiếng như Lê Thị Hương, Ngô Lan Hưong…

[img]xq29-1.jpg;left;Đài chủ và công đài tranh tài.[/img]Đến nay, kỳ đài cờ tướng đã phát triển mạnh mẽ, thu hút rất đông người hâm mộ, trong đó phần lớn là giới sinh viên, học sinh. Ông Hoàng Đình Hồng – phụ trách kỳ đài Nhà văn hóa Thanh Niên – cho biết: “Kỳ đài đã phục vụ rất tốt trong việc phát triển phong trào cờ tướng. Ngày càng nhiều các bạn trẻ đã đến với cờ tướng thông qua Kỳ đài.”
Sắp tới, giải cờ tướng các danh thủ TP HCM sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 16/11, tại công viên văn hóa Tao Đàn. Trong dịp này sẽ có một kỳ đài diễn ra tại đây, do nữ kiện tướng quốc tế Ngô Lan Hương làm đài chủ.

Chưa phân loại

Tiếc quá, Bảo ơi!

[img maxheight=200 maxwidth=200 ]xq28-0.jpg;right;Trềnh A Sáng đang đấu cờ với Nguyễn Thành Bảo (phải) tại giải Các danh thủ châu Á, tại Vũng Tầu 2001[/img]Bảo giải thích: “Tôi vì miếng cơm manh áo mà thôi. Trước đây, Bà Rịa – Vũng Tàu đối xử rất tốt với tôi, nhưng thời điểm ấy, với thu nhập 600.000 đồng/tháng thì làm sao tôi có thể xoay sở nổi cho nhu cầu sinh nhai. Về Gia Lai, tôi sẽ quyết tâm làm lại từ đầu và chấp nhận một hợp đồng kéo dài 7 năm – từ năm 2003. Với tôi, hợp đồng dài hay ngắn không quan trọng bằng việc tôi đã an cư. Tiếc rằng, Gia Lai là mảnh đất không mạnh về cờ, tôi không có đối thủ cọ xát. Vậy là mang tiếng thi đấu cho Gia Lai nhưng tôi thường phải về TPHCM “sinh sống”: đánh cờ độ để vừa kiếm tiến, vừa tích luỹ kinh nghiệm. Với ý muốn trở lại Bà Rịa – Vũng Tàu, từ tháng 8/2003 đến nay, tôi không nhận lương của Gia Lai nữa. Tuy nhiên, thủ tục thanh lý hợp đồng quá nhiêu khê, thoi thì tôi nghỉ 1 năm nữa để năm tới được tự do quay về Bà Rịa – Vũng Tàu, mảnh đất có nhiều thuận lợi hơn cho sự nghiệp của tôi… “

Cứ cho lý do rời Gia Lai của Thành Bảo là chỉ vì “miếng cơm manh áo”, nhưng như vậy thì Bảo đã tự phí đi của mình những năm cọ xát đỉnh cao, đó là chưa kể những khó khăn đã và đang đợi đằng sau việc đánh cờ “tự do”, như anh đã thừa nhận: “Trong thời gian quá, tôi không biết làm gì hơn ngoài chơi cờ độ, dẫu biết việc đó là không tốt. Tôi cũng từng bị bắt vì vượt biên giới qua Vân Nam (Trung Quốc) để thách đấu cùng mấy kỳ thủ nước bạn, mà không có giấy tờ. Có khi qua được thì cũng phải thức trắng đêm đấu với họ, sức khoẻ suy giảm trầm trọng. Để thắng độ, tôi phải tìm đối thủ yếu, nên sức cờ cũng chẳng lên được. Chi phí trả cho người thông dịch, ăn ở, đi lại tại Trung Quốc cũng rất tốn kém. Thắng độ chỉ để thoả mãn nỗi đam mê chứ biết làm gì hơn.” Một quan chức trong làng cờ nhận xét: “Bảo là một VĐV tài năng, nhưng vì tính lãng tử của mình, anh đã tự đánh mất tương lai.”

Năm 1998, Thành Bảo đoạt chức VĐ U20 châu Á dưới màu áo Thái Bình. Và cho đến nay đó vẫn là danh hiệu cao nhất trong sự nghiệp cờ tướng của anh. Nếu đừng vì hàng loạt tai tiếng do chính Bảo đã gây ra thì có lẽ giờ đây anh đã là một kỳ thủ xuất sắc, như lời ông Đỗ Đình Gianh, nguyên trưởng bộ môn cờ UBTDTT khẳng định từ năm 1998: “Bảo sẽ là Quốc tế đại sư trẻ nhất Việt Nam. Bằng tuổi Bảo, Trềnh A Sáng, Trương Á Minh, Mai Thanh Minh không thể có những bước đi sáng tạo như thế.” Thôi thì tương lai là do chính Bảo quyết định, người hâm mộ vẫn rất mong anh sáng suốt, chín chắn đi hết con đường mà anh đã chọn. Chỉ có điều muốn nhắn thêm với anh: đi tắt không hẳn bao giờ cũng là đường ngắn nhất.

Chưa phân loại

Nhờ bị phạt mà thành kỳ thủ

[img]xq27-0.jpg;left;[/img]Quân kể lại: “Lúc ấy gia đình và bản thân tôi vẫn chưa định hướng theo cờ tướng. Năm cấp 2, quá nghịch ngợm, tôi bị phạt làm bản kiểm điểm. Đi ngang phòng hội đồng, thấy thầy giáo đánh cờ, tôi sà vào chơi và thắng. Thế là thầy cho vào đội tuyển của trường”. Ngẫu nhiên, Quân tìm được cho mình một hướng đi.

Thời gian đầu vào đội tuyển, Quân nỗ lực rất nhiều vì thấy mình hơi đuối so với đồng đội.

Thiếu tài liệu và kinh nghiệm, Quân lao vào tìm hiểu và nghiên cứu các nước cờ mới. Nhờ thế anh không bị lạc khi vào trận với các đối thủ lạ.

[b]Mất “vàng” nhưng được kinh nghiệm[/b]

Trong Quân hội tụ gần như đầy đủ các tố chất cần thiết của người chơi cờ: mạnh mẽ, cầu tiến, tập trung trí lực cao độ…

Điều còn thiếu được gói gọn trong một chữ “Nhẫn”.

Quân tự nhận: “Tôi rất hiếu thắng, thường nôn nóng, quá ham tấn công mà chểnh mảng phòng thủ nên lộ sơ hở”.

Lần đầu tiên tham dự giải toàn quốc năm 2000, để mất HCV là vì điều ấy. Bài học đó khiến anh thận trọng hơn rất nhiều.

Chiếc HCV giải hạng nhất năm 2004 là do học được chữ nhẫn đó. Hiện nay, Quân tự luyện tập từ 1 đến 3 tiếng mỗi buổi tối để chuẩn bị cho những giải đấu tới.

Khi rảnh, Quân lang thang trên mạng tán gẫu bằng 20 nickname khác nhau để thay đổi không khí luyện cờ căng thẳng, cũng như tìm tòi các nước cờ mới.

Quân hóm hỉnh: “Chát với mỗi người như đánh cờ, phải có chiến thuật khác nhau”.

Tham khảo
Các ván cờ của Vũ Quân tại giải VĐCTTG Paris
Chưa phân loại

Vài nét chấm phá trong làng cờ tướng Việt Nam năm 2004

[img]xq26-0.jpg;left;Đoàn cờ tướng Việt Nam dự giải vô địch châu Á 2004[/img][b]BƯỚC TRƯỞNG THÀNH CỦA NHỮNG KỲ THỦ TRẺ[/b]

Gần cuối thập niên 90 trở về trước, thống trị làng cờ tướng nước ta là những tên tuổi kỳ cựu: Trịnh A Sáng, Mai Thanh Minh, Trương Á Minh, Lê Thị Hương (TPHCM), Trần Văn Ninh (Đà Nẵng).

Sau thời gian này, nhiều gương mặt trẻ đã xuất hiện. Với sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng, lực lượng này đã vươn lên, khẳng định vị trí trên đấu trường trong nước lẫn quốc tế.

Giới hâm mộ cờ tướng đã bắt đầu biết đến Đào Cao Khoa (BR.VT), Đặng Hồng Việt, Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội), Nguyễn Hoàng Lâm, Đào Quốc Hưng (TPHCM).

Về nữ, ngoài Châu Thị Ngọc Giao (Bình Định), Hoàng Hải Bình, Ngô Lan Hương (TPHCM) còn có Phạm Thu Hà (Hà Nội, VĐQG lúc 16 tuổi)…

Đó là chưa kể lớp kế thừa đầy triển vọng: Nguyễn Minh Nhật Quang (sinh năm 1994, TPHCM) đã buộc kiện tướng quốc gia Đặng Cửu Tùng Lân (22 tuổi, Gia Lai) phải chấp nhận hòa trong thế hạ phong tại giải VĐTQ đồng đội 2004; Lại Lý Huynh (15 tuổi, Cà Mau), Bùi Quốc Khánh (18 tuổi, Đà Nẵng), Nguyễn Đại Thắng (18 tuổi, BRVT), Cao Phương Thanh, Trần Thùy Trang (TPHCM) sớm giành suất tham dự giải hạng nhất toàn quốc cùng các VĐV đàn anh lừng lẫy khác.

Chính sự tiến bộ đó làm cho khoảng cách giữa các đơn vị ngày càng thu hẹp. Điều này thể hiện rõ nét hơn qua cuộc tranh đua rất gay gắt mà đến tận ván đấu cuối cùng giải VĐTQ đồng đội ở Cần Thơ (10/2004) mới có thể xác định thứ hạng của các trung tâm mạnh như: TPHCM, BRVT, Hà Nội, Bộ Công an, Đà Nẵng…

[b]HÀNH TRÌNH CAM GO ĐỂ GIÀNH HUY CHƯƠNG GIẢI VÔ ĐỊCH CHÂU Á – 2004[/b]

Giải vô địch đồng đội châu Á lần thứ 13 (Ngân Lệ Bôi) diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 22 đến 27-11. Theo HLV Hoàng Đình Hồng, đây là giải mà kỳ thủ nước ta đã vượt qua nhiều cam go. Ở bảng nam, thắng Philippines vòng đấu cuối cùng, đồng đội nam Việt Nam (Nguyễn Vũ Quân, Đào Cao Khoa, Nguyễn Hoàng Lâm) đoạt HCB.

Nội dung cá nhân nữ chua cay hơn. Nếu những giải trước quy tụ 6 – 7 VĐV và chỉ có Trung Quốc là đối thủ nặng ký nhất thì năm nay thu hút 9 VĐV, trong đó có 4 VĐV là cựu hoặc đương kim VĐTG: Đãng Quốc Lội (Trung Quốc), Cao Ý Bình (Đài Loan), Lưu Bích Quân (Úc), Tô Doanh Doanh (Singapore). Đặc biệt, các kỳ thủ nữ đã thể hiện một tinh thần thi đấu trong sáng.

Trước ván cuối cùng, Đãng Quốc Lội dù nắm chắc ngôi vô địch vẫn không buông cho Chiêm Mẫn Châu (Đông Malaysia); Cao Ý Bình cũng chẳng nương tay khi gặp lại chiến hữu Lưu Bích Quân; Tô Doanh Doanh không có khả năng giành huy chương nhưng vẫn chơi hết mình để vượt qua Khưu Chân Trân (Brunei). Các ván đấu sòng phẳng trên cộng với bản lĩnh khi đấu trí với Lý Cẩm Hương (Hồng Kông), Hoàng Hải Bình mới chiếm HCĐ – chiếc huy chương mà giới chuyên môn cho rằng rất có giá trị.

[b]NHÌN VỀ TƯƠNG LAI[/b]

So với cờ Vua, các giải dành cho cờ tướng còn khiêm tốn – chỉ có 3 giải (đồng đội, cá nhân, trẻ) và 4 giải quốc tế (VĐTG, VĐ đồng đội châu Á, VĐ cá nhân châu Á và VĐ Đông Nam Á). Trong khi đó, Trung Quốc liên tục tổ chức cuộc so tài và có cả Học viện dạy về cờ.

Hy vọng BCH LĐ cờ Việt Nam khóa 4 (vừa bầu vào thượng tuần tháng 12 – 2004) sẽ có kế hoạch vận động tài trợ, tổ chức các giải mở rộng, kỳ thủ mạnh, Cúp CLB, cờ nhanh… để phát hiện tài năng và bồi dưỡng. Có như vậy, cờ tướng Việt Nam mới có khả năng đuổi kịp hoặc vuợt qua đối thủ lớn nhất – nhà vô địch tuyệt đối Trung Quốc.

Chưa phân loại

Chơi cờ có lợi cho tuổi già

[img]xq25-0.jpg;left;[/img]Nhóm nghiên cứu tại Đại học London đã phỏng vấn 5.350 cán bộ dân sự trong độ tuổi 35-55 về những hoạt động trong thời gian nhàn rỗi của họ. Những hoạt động này thay đổi từ việc ít đòi hỏi tư duy như làm việc nhà, đến những việc đòi hỏi vận động trí óc cao như học lớp học buổi tối.

Những người tham dự sau đó thực hiện các bài kiểm tra nhận thức về trí nhớ từ vựng, suy luận toán học, sự trôi chảy ngôn ngữ. Tham gia vào các hoạt động này đòi hỏi sự tập trung cao và khả năng giao tiếp xã hội.

Đàn ông dường như hưởng lợi từ những hoạt động này hơn phụ nữ. Nguyên nhân có thể là đàn bà quen với những giao tiếp xã hội liên quan tới hoạt động chăm sóc hơn.

Tiến sĩ Archana Singh-Manoux, đứng đầu nghiên cứu, phát biểu: “Có một số người cho rằng khả năng nhận thức của chúng ta chỉ có hạn và không thể linh hoạt. Nghiên cứu này cho thấy các hoạt động khác nhau có thể ảnh hưởng tới nhận thức. Người trung niên cần đảm bảo rằng họ luôn bận rộn và năng động”.

Chưa phân loại

Bạn có biết bố cục không?

Giai đoạn khai cục cả hai bên đều cố gắng triển khai quân mình, thông thường là hai bên phải di chuyển Pháo, Mã, Tượng, Tốt để mở đường cho Xe ra. Giống như một vị tướng cầm quân, các bạn điều quân mình đến các vị trí trọng yếu. Mỗi quân cần phải có chỗ tốt, để giải quyết một nhiệm vụ nhất định. Song các bạn trẻ đôi khi điều quân không đúng, như người ta thường nói: đi những nước không có địa chỉ. Ngay lúc đó thì không thấy được hậu quả, nhưng càng về sau những nước “vô bổ” ấy càng phát huy tác dụng “vô bổ” của nó. Và bạn sẽ thấy rằng: giá mà ta không đi nước này, nước kia…

Bố cục, nghĩa đen là bố trí quân. Có những nhà nghiên cứu thích dùng thuật ngữ “bố trận” để nhấn mạnh bố trí quân sẽ quyết định đến hướng đánh, đến kỹ thuật phòng thủ sắp tới. Để có khái niệm về bố cục, chúng ta xem vài ví dụ mà bạn trẻ mới làm quen với cờ Tướng rất dễ mắc phải.

[b]Tuần hà Xa có nên dùng không?[/b]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bạn có biết bố cục không?
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;

START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 X9-8 4. X2.4?
DIAG{ #4 BLUE POPUP }
}END
[/game]

Nhiều bạn thích nước này vì Xe ở cao, khống chế cả một tuyến hà, dễ cơ động. Thực ra, đó là nước “vô bổ” vì không hề uy hiếp quân đối phương, không giữ quân của ta. Tuyến hà tuy dài nhưng bên địch chưa đặt chân đến. Mà đã lên đấy rồi chẳng lẽ cứ đứng đấy? Thế nào rồi bạn cũng phải dời chỗ, vô tình mất không một nước, chỉ tiện cho đối phương mở Tốt mà thôi.

Vậy nên đi thế nào? Đến đây bạn nên chọn: B7.1 B3.1 hoặc M8.9 – theo đúng bố cục đã trình bầy trong các sách cờ.

[b]Bình Sĩ giác Pháo[/b]

[game boxcomment=0 header=0]
GAME Bạn có biết bố cục không?
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;

START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P2-4?
DIAG{ #3 BLUE POPUP }
}END
[/game]

Nước Sĩ giác Pháo này có “mới” không? Không! Một nước “cũ” chỉ có ở những ai không hiểu gì về bố cục. Bạn cứ thử ngẫm mà xem. Một quân Xe bên tiên, vừa đi đúng một nước đã khống chế được ba quân Xe, Pháo, Mã bên hậu. Nước bình Pháo không có tác dụng tấn công, còn muốn phòng thủ thì ít ra phải tốn thêm một nước lên Tượng. Vừa khai cuộc đã tiêu tốn nhiều nước thế thì có gặp khó khăn cũng là chuyện tất nhiên.

Đổi lại, bên hậu đi M2.1 hoặc P2-3 trận thế cũng không tốt. Nguyên lý cũng như trên. Tốt nhất bên hậu nên đi M2.3 hoặc B7.1.

Tinh thần then chốt của bố cục chỉ đơn giản thế này thôi: mỗi quân đều phải có tác dụng, có mục đích khi chiếm vị trí nào đó trên bàn cờ.

Chưa phân loại

Đừng lấy nước sau làm nước trước

[img]xq23-0.jpg;right;[/img]Tết Kỷ Dậu, quân nhà Thanh mượn cớ giúp Lê Chiêu Thống khôi phục ngôi vua ồ ạt tiến về Thăng Long. Tướng Tây Sơn bàn kế chống địch. Mưu thần Ngô Thì Nhậm bàn nên rút quân về Tam Điệp cố thủ. Các tướng Tây Sơn do dự, sợ mang tiếng chưa đánh đã chạy. Ngô Thì Nhậm nói: quân sự cũng giống như người ta chơi cờ. Chớ có lấy nước trước làm nước trước làm nước sau mà thua cờ. Sau đó các tướng nghe theo rút về. Quả nhiên rốt cuộc Tây Sơn đã đánh thắng quân Thanh.

Câu chuyện lịch sử ấy hàm chưa một tư tưởng lớn của cờ Tướng: các nước đi phải đúng thứ tự, chớ có đảo lộn trật tự khi không cần thiết.

Dưới đây là ván thi đấu giữa Nguyễn Anh Tú (đi trước thua) với Đặng Việt Dũng tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ tư:

[game boxcomment=0 header=0]FORMAT WXF
GAME ĐH TDTT lần thứ tư
TIME 19:57″”; 9″”
RED Nguyễn Anh Tú;;;
BLACK Đặng Việt Dũng ;;;
RESULT 0-1

START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3 4. M8.9 B7.1
5. P8-7 X1-2 6. B7.1 P2.4
7. B5.1 T3.5
DIAG{ #7 BLUE POPUP }
/*Từ đầu đến giờ hai bên triển khai binh lực chưa ai phạm phải sai lầm nào. Đến đây Trắng tính đến hai nước có thể đi tiếp: [b]X2.6[/b] và [b]B7.1[/b].

[b]Theo bạn nên chọn nước nào?[/b]

Trắng đã chọn B7.1, sau đó là X2.6 và ván đấu đã diễn biến tiếp như sau:*/ 8. B7.1 T5.3
9. X2.6 T7.5 10. X2-3 X8-7
11. X9.1 P8.4 }END
[/game]

Sau 11 nước đi, Đen phòng thủ vững, phóng hai Pháo qua hà phong tỏa Trắng chiếm tiên.

Bây giờ chúng ta thử chọn thứ tự ngược lại, tức là X2.6 sau đó mới B7.1. Có thể ván cờ sẽ diễn biến như sau:

[b]Phương án một:[/b]
[code tag=0 box=0] 8. X2.6 P8-9 9. X2-3 X8.2
10. B5.1[/code]

[b]Phương án hai:[/b]
[code tag=0 box=0] 8. X2.6 M7.6 9.B5.1[/code]

Đến đây nếu Đen B5.1 thì B7.1 Trắng chiếm ưu thế. Còn nếu Đen M6.7 thì B5.1 cũng ưu. Các bạn chú ý là Đen có nước B7.1 đuổi Xe nhưng vẫn không vãn hồi được thế quân bình.

Vậy là chỉ cần đảo lộn lại thứ tự nước đi X2.6 và B7.1 là tình thế khác hẳn. Các bạn trẻ hãy rút kinh nghiệm: cái cần đi trước thì đi trước, nước cần đi sau thì hãy đi sau, đừng nóng vội làm gì.

Chưa phân loại

Cuộc cờ “người” ở hội chùa Đại Bi

[img]xq22-0.jpg;right;[/img]Ngày 20 tháng Giêng hàng năm, người dân Nam Trực (Nam Định) lại tưng bừng tổ chức lễ hội chùa Đại Bi. Trong lễ hội, diễn ra tiết mục chơi “cờ người” – một nét văn hóa đặc sắc của nền văn hóa vùng châu thổ sông Hồng…

Cờ tướng với cờ người là một. Cờ tướng là cốt của cờ người. Sở dĩ cờ người đặc sắc và có sức hấp dẫn bởi cờ người sinh động với những quân cờ rất thật. Cũng vẫn với 32 quân cờ chia đều cho hai bên với Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt và cũng theo luật lệ của cờ tướng nguyên thủy. Từng người sẽ mặc sắc phục quần áo, vũ khí của từng quân cờ cụ thể. Ngay cả sắc diện của người được chọn cho vị trí quân cờ cũng phải phù hợp.

Trước cửa chùa, người ta dành một khoảnh đất lớn làm bàn cờ. Khoảnh đất được giữ cẩn thận suốt một năm để chỉ dùng trong một ngày. Khoảnh đất được chia thành 64 ô vuông nhỏ. Trên mỗi ô vuông có ghi tên vị trí của từng quân cờ (bằng chữ Hán). Mỗi người với áo mũ, sắc phục, vũ khí của tùy từng loại quân đứng theo vị trí của mình ở từng ô.

Cờ người là một cuộc đấu trí giữa các làng với nhau. Bởi vậy, ngay từ trong năm, mỗi làng sẽ mở riêng một cuộc thi cờ để chọn ra người giỏi cờ nhất. Ông Trần Đình Toản, lão làng kiêm kiện tướng cờ thôn Phan, người năm nào cũng được làng chọn làm đại biểu của làng, cho biết:

“Trước theo lệ làng, người dự thi cờ phải thuộc hàng lão làng trở lên. Bởi vì, ván cờ người trong Hội là cuộc chơi của các bậc trưởng lão tiền bối đại diện cho một làng. Nay chế độ mới, chúng tôi đã nới rộng quy chế của lệ làng. Để khuyến khích tài năng của lớp trẻ, ai cũng có thể tham dự thi cờ”.

[img]xq22-1.jpg;center;Thi đấu cờ người.[/img]Sau khi đã tìm ra được vị “nguyên soái”, mọi người sẽ tiếp tục công việc tuyển quân cho bàn cờ. Đầu tiên và quan trọng không kém vị “nguyên soái” là chọn người làm Tướng. Trong cờ người, có Tướng Ông và Tướng Bà.

Những người được chọn làm Tướng Ông hay Tướng Bà đều phải là những nam thanh nữ tú có dung mạo nổi trội trong làng và là những người đồng trinh… Nhà nào có con được chọn làm Tướng, nếu kinh tế khá giả sẽ làm vài mâm cỗ thết đãi làng xóm, nhà nào khó khăn cũng hương hoa khấn tạ tổ tiên, trời phật. Nhà nào có con gái được chọn làm Tướng Bà, có thể sang năm mới sẽ có tin vui.

Đội quân đầy đủ chủ tướng của từng làng sẽ được tổ chức đấu với nhau trước lễ hội vài tháng. Đấy là vòng đấu loại, vòng tròn theo bảng. Cũng như vòng loại bóng đá, lượt về của cuộc đấu cờ cũng đấu loại trực tiếp. Hai đội cờ của hai làng vô địch vòng đấu loại sẽ được tham gia “trận chung kết” tại ngày hội.

Buổi sáng ngày cuối tháng Giêng, trời se lạnh. Gió heo may thổi nhẹ. Cờ ngũ sắc, cờ đại ngày hội bay trong gió xuân. Mọi người nườm nượp đổ về bên bàn cờ.

Sáng ngày 20 tháng Giêng. Khu đất bàn cờ tề tựu đủ 32 quân cờ mặt hoa da phấn, xinh tươi mơn mởn. Có quân cờ áo tứ thân lưng thướt tha. Nếu không trông hàm răng trắng, mái tóc quăn, cứ ngỡ thời Đại Nam, Đại Việt. Hai đội quân cờ người thôn Phan và thôn Chiền đã dàn trận sẵn sàng.

Chủ soái thôn Phan là ông Toản tuy tóc đã bạc, nhưng da dẻ hồng hào, rắn rỏi, khuôn mặt cương nghị. Chủ soái thôn Chiền là ông Kế, trẻ hơn ông Toản, tóc chưa điểm sợi bạc. Trong bộ áo dài khăn xếp, nhìn ông thanh mảnh, đạo mạo khác người.

Nước cờ bất chợt của ông Kế đẩy ông Toản vào thế bí. Giữ thế thì mất quân. Chạy quân lại hết thế. Chỉ vì sơ ý để ông Kế ra Tướng. Ông Toản vân vê cằm, đi đi lại lại nhìn tổng quan thế cờ. Chợt cậu Mã xanh của ông khẽ nói: “Ông quá giang bắt Tướng Bà chứ? Cháu theo ông, sang đưa “nàng về”.

Cậu Mã xanh đó là một sinh viên đang học trên Hà Nội. Cũng nổi tiếng hay cờ, về quê tranh thủ tham gia trận cờ quê hương. “Giỏi! Thằng này giỏi! Đúng là hậu sinh khả úy!”. Tiếng khen chưa kịp dứt, cây cờ ngũ sắc trong tay ông Toản phất mạnh. Vượt sông! Vị tướng già khiển cậu Mã xanh xuất thần, rồi gí liền mấy con Tốt qua sông vừa chiếu Tướng vừa dồn Mã địch vào thế bí…

Trống thúc dồn. Thế cờ đã hoàn toàn đảo ngược. Ông Toản lại chiếm thế thượng phong. Ông Kế bèn đi nước Mã hồi gỡ bí. Đám sành cờ kích động, bàn tán sôi nổi: “Cờ tàn rồi!”. Mấy cụ bô lão tự bỏ quên mình, còn ngồi ngẫm ngợi về ván cờ vừa rồi…

Chưa phân loại

Bàn son, quân sừng

[img]xq21-0.jpg;right;[/img]Nói về cờ tướng, từ lâu đã có câu:

[i]“Khi vui nước nước non non
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà”[/i]

Quân ngà bây giờ hiếm, thì đã có quân sừng, quân nhựa, chỉ khoảng mươi ngàn là có một bộ quân chơi được. Người ta đã đúc kết nhiều câu dễ nhớ về luật và cách đánh cờ: Mã nhật tượng điều xe liền pháo cách – Khuyết sĩ kỵ song xa – Cờ tàn pháo hoàn – Cờ bí dí tốt – Nhất mã chiếu vô cùng – Xe pháo húp cháo với đường… Cũng có nhiều giai thoại thú vị về chơi cờ. Một thí dụ: Có người vợ muốn ngầm mách nước cho chồng đang đấu cờ với bạn tại nhà mình, liền nghĩ ra cách rầy la con: “Lấy bố, mẹ chẳng được lên xe xuống ngựa, thôi đừng làm khổ mẹ nữa”. Người chồng nghe vậy liền tiến xe rồi thoái mã, gỡ được nước bí!

Cờ là thú chơi tao nhã vì không chiếm nhiều không gian; không cần nhiều dụng cụ, phương tiện; không cần nhiều người; không chủ yếu vận sức; không ăn tiền mà vẫn ham. Có thể nói hầu như các kỳ thủ đều không tính thua được bằng tiền.

[b]Một cách thư giãn[/b]

Như vừa nói, cờ là thú chơi luyện trí, suy xét cách ra quân, dàn trận, tiến đánh của ta và cả của người. Công, thủ cần toàn diện, vững mà mạnh. Không ván cờ nào diễn biến giống nhau từ trước đến sau. Nào pháo đầu mã đội, pháo đầu pháo giác, pháo lồng, mã quỳ, bình phong mã… thiên biến vạn hóa. Cờ rất hay là bao nhiêu quân bày ra hết, không hề có quân dấu, quân nọc. Như vậy không có hên xui gì. Có người bố vì mến tài cờ của bạn con gái mình mà dễ đi đến chấp nhận anh ta là rể tương lai. Một cán bộ lão thành cách mạng kể rằng đã từng có thời gian bày cờ thế bên lề đường Sài Gòn để góp phần gây quỹ cho tổ chức bí mật hoạt động. Đó là cờ thế giang hồ, một biểu hiện cao của cờ tướng đòi hỏi cách tấn công chớp nhoáng, không sai sót, sơ sểnh. Lại có người bày cờ chơi một mình (tự đi cả hai bên) nhằm dưỡng trí tồn tâm, nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ phút bận rộn.

[b]Vẫn còn hấp dẫn[/b]

Nhiều lễ hội khắp nơi, nhất là lễ hội Xuân, có cờ người với các quân cờ là người thật. Giai thoại kể rằng có anh chàng giỏi cờ đã cố tìm cách vây hãm dần và bắt bằng được một cô gái xinh đẹp trong vai trò quân sĩ. Lại có cách chơi cờ tưởng, không cần quân và bàn, cứ thế hai người tưởng tượng mà đánh. Xuất xứ cách chơi này là từ những người đi kiệu, võng hoặc lội bộ đường dài về kinh ứng thí trước đây. Ngày nay hình ảnh dễ thấy là ở góc phố hoặc bên quán nước, quán cắt tóc, bên mấy chiếc xe ôm chờ khách… có hai, ba người ngồi quanh bàn cờ.

Bây giờ cờ vua, cờ vây có đà phát triển nhưng cờ tướng vẫn hấp dẫn, thu hút nhiều người. Trước đây đã có tạp chí Người chơi cờ, nay không thấy nữa. Thật tiếc!

[b]Lời bình của ban biên tập:[/b] Tạp chí Người chơi cờ vẫn đang được phát hành đều đặn (tháng/số).

Chưa phân loại

Đấu trí trực tuyến

[img]xq20-0.jpg;right;[/img]Chiến thắng trước một đối thủ có số điểm cao hơn, bạn sẽ được cộng nhiều điểm hơn khi chiến thắng đối thủ ít điểm hơn bạn. Điều ngược lại sẽ xảy ra nếu bạn thua. Bạn sẽ có 3 phòng để lựa chọn, mỗi phòng có 4 loại bàn với các trình độ khác nhau, từ thấp đến cao. Đặc biệt, để tham gia vào các bàn General (kiện tướng) hay Master (đại kiện tướng), bạn phải có trên 1700 điểm. Nếu không đủ điều kiện tham gia thi đấu, bạn có thể trở thành khán giả của các trận đấu đỉnh cao này bằng cách click chuột vào tên bàn, chọn Join. Khi muốn thách đấu, bạn tìm kiếm một bàn trống, sau đó, lựa chọn các options cho bàn thi đấu như thời gian của một ván, thời gian suy nghĩ trong một nước cờ, thời gian cộng thêm,… Sau đó, chọn Invite và lựa chọn tên các users đang có mặt. Một điều thú vị hơn là trong khi đấu trí, bạn có thể chat trực tiếp với đối thủ của mình. Điều này làm cho bạn cảm thấy ván cờ thêm sinh động, thực tế và thú vị hơn nhiều so với khi bạn chơi với máy. Trang web còn chứa một số lượng lớn dữ liệu về các thành viên. Đối với bạn, tất cả các ván đấu đều được thống kê lại một cách đầy đủ. Với tiện ích đó, bạn có thể xem lại những ván đấu mà mình đã tham dự để rút kinh nghiệm. Trang web còn cung cấp một số lượng lớn các truyện cười, thơ, kinh nghiệm,… và một số trò chơi hấp dẫn khác.