Đây là thói quen của Nguyễn Văn Bích. Anh đã từng chơi cờ từ sáng đến đêm ở nhà Bùi Khang. Khoảng 2 giờ thì Bích hết tiền. Khang thấy muộn quá rồi bảo Bích ngủ lại. Sáng hôm sau, anh đèo Bích ra hàng phở ăn sáng, uống cà phê rồi cho Bích hai chục nghìn để về. Bích cầm tiền ra ngay đầu phố, chơi cờ đến trưa thì hết nhẵn. Bạn cờ cho anh năm nghìn để đi xe ôm. Đi đến cuối phố anh lại sà vào một sới cờ khác, chơi 2000 đồng / ván. Thua hai ván, còn 1000 đồng anh lại rủ người ta chơi nốt 1000 đồng. Chỉ mười phút sau, anh sạch túi. Và bây giờ anh mới “yên tâm” hể hả ra về.
Tháng: Tháng 2 2006
Cái cần thiết là giáo trình Cờ Tướng cơ bản
Bài [topic id=63]”Bàn thêm về ngôn ngữ cờ Tướng”[/topic] đã đặt ra một vấn đề cấn cá lâu nay của cờ Tướng nước ta: vấn đề thuật ngữ. Chúng tôi tán thành với ý kiến của tác giả bài báo, song cho rằng việc đó sẽ được giải quyết nếu chúng ta có một giáo trình cơ bản bộ môn cờ. Giáo trình này ngoài việc giải quyết khâu thuật ngữ còn có tác dụng tiêu chuẩn hoá kiến thức cờ Tướng, giúp huấn luyện viên và vận động viên có cơ sở để phát triển bộ môn này.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ đã được thống nhất trên toàn quốc. Song cái khó đối với bạn đọc Việt Nam là thuật ngữ cờ Tướng Trung Quốc không có từ tiếng Việt tương ứng đúng nghĩa. Nhiều trường hợp dù đơn giản nhưng không dịch sang tiếng Việt được, đành giữ nguyên từ Hán Việt. Chẳng lẽ trong cùng một câu, chỗ thì dịch, chỗ thì để nguyên? Đấy là lý do chính để nhiều người dịch để nguyên cụm từ Hán Việt.
Hơn nữa, cách giữ nguyên cũng có chỗ hay. Khi đã làm quen với một số ít từ Hán, lúc gặp sách Trung Quốc bạn đọc dễ dàng “đoán định”, được nội dung của nó.
Ví dụ cục [i]”Trung Pháo quá hà Xa đối Bình phong Mã tả Mã bàn hà”[/i], nếu chuyển sang tiếng Việt đại khái là [i]”Pháo giữa, Xe qua sông đối Bình phong Mã, Mã trái bàn hà”[/i] – bạn sẽ thấy câu tiếng Việt thật lủng củng. Hoặc cục cờ tàn [i]Bạt hoàng Mã[/i] không có cách dịch sang tiếng Việt. Nội dung cơ bản của cục Bạt hoàng Mã là: Tướng đối phương nằm trong chân quân Mã, nhưng Xe của quân nhà đang cản Mã. Nếu dời Xe đi thì có thể chiếu Tướng rút ăn quân nào đấy. Còn nếu nước dời Xe cấm Tưởng di chuyển thì là nước chiếu hết (các bạn xem lại cục 5 trong bài Mã điền và đòn Mã).
Do Hán ngữ khá phức tạp, nhiều khi người sắp chữ nhầm lẫn làm câu chữ trở nên rối rắm hơn. Cũng trong bài trên có cục [i]Bạch Mã hiện đề[/i] (Móng chân ngựa trắng) đã bị xếp nhầm là [i]Bạch Mã hiện về(?)[/i].
Chúng tôi nghĩ tốt nhất là giữ nguyên tên chữ Hán của các cục và sau đó có giải thích bằng tiếng Việt. Chính sách cờ Tướng Trung Quốc cũng làm theo cách đó. Một vài cuốn sách ở Việt Nam cũng chọn cách này, như Cẩm nang cờ Tướng của nhóm tác giả Lê Thiên Vị, Quách Anh Tú, Phạm Tấn Hoà, Trần Tấn Mỹ. Cách làm như vậy nếu tác giả có nhầm thì bạn đọc có thể “sửa sai”. Nếu dịch thẳng sang tiếng Việt, không có từ gốc đối chiếu, nhỡ tác giả nhầm bạn đọc sẽ nhầm theo. Xin nhắc lại một tiền lệ. Trong cục [i]Thuận Pháo hoành Xa đối trực Xa[/i], bên đi trước tiến Xe 1 , bình vào lộ 6, tiến 7 lại bình 8. Nước X6-8 này sách Trung Quốc gọi là [i]”đơn biên phong”[/i] (phong toả một bên). Có người đã viết nhầm là [i]”đơn biên phương” [/i]. Rồi có người ghi lại là “đơn biên phượng”và dịch thành: [i]con phượng lẻ ngoài biên(?)[/i].
Chúng tôi nghĩ đã đến lúc Liên đoàn cờ Việt Nam nên tồ chức một nhóm biên soạn giáo trình cờ Tướng Việt Nam, dựa trên lý thuyết cơ bản nước ngoài với thực tiễn Việt Nam. Công việc đầu tiên để soạn sách giáo khoa này chính là việc thống nhất thuật ngữ, trên đà đó thống nhất lực lượng cờ Tướng nước nhà. Có như vậy chúng ta mới có hy vọng tiến xa trên kỳ đài quốc tế.
Cờ Tướng – Thú chơi cờ ở quê
Cờ Tướng là môn thể thao có từ lâu đời và được coi như viên ngọc quí trong kho tàng văn hóa – thể thao của Trung Quốc và Việt Nam. Trong truyền thuyết hai nước đã có tích Đế Thiên – Đế Thích chơi cờ ở cõi trần. Ngay ở di tích đền Cuông cửa Hiền (Nghệ An) có hòn đá phẳng lỳ trên bờ biển được gọi là bàn cờ Tiên. Trên dải đất Lam Hồng còn nhiều nơi có bàn cờ tiên như vậy. Ngay ở quê tôi, dẫy Rú Găm cũng có đền thờ và vì vậy, không nói quá khi cho rằng Nghệ An cũng là một quê hương lớn của thú chơi cờ này. Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán hay lễ hội các đền nếu tổ chức giải thể thao, thế nào cũng có môn cờ Tướng. Môn ấy người xem đông nhất và cũng thường sinh chuyện nhất. Tôi đã chứng kiến nhiều người và nhiều trường hợp mê cờ Tướng đến cười ra nước mắt.
Anh Ngô Hưng Tuấn, giáo viên cấp ba trường Nghi Lộc là một ví dụ. Anh không những ham đánh cờ mà còn biết danh nhân, lịch sử môn này, không những biết các kỳ thủ trong huyện, trong tỉnh, hội cờ Việt Nam mà cả ở Trung quốc. Vừa cầm chén trà lên anh đã thao thao: “Hiện nay ở Trung Quốc có 8 đại kiện tướng. Nhưng nổi tiếng nhất là Dương Lân (Quảng Đông). Ông sinh năm 1925, lúc 6 tuổi đã nổi danh quê nhà. Năm 1977, ông dành được giải quán quân trong khải thi đấu cờ Tướng theo lời mời giữa Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Hồng Kông”. Anh cứ thế vanh vách những hội viên cờ Việt Nam như kể tên các thầy giáo trong Hội đồng nhà trường của mình. Thế nhưng tôi hỏi các nhân vật chính trị, những cầu thủ bóng đá nổi tiếng hay phim ảnh hiện nay, anh lại biết rất mù mờ.
Anh Tuấn nhịn đói khi đánh cờ là chuyện thường. Nhà anh không ai nói gì, vì chính ông cụ thân sinh ra anh ông Ngô Nhung – còn mê si cờ hơn thế. Người ta kể, có một lần bà Nhung bảo ông phơi thóc để bà đi gặt. Gần trưa chẳng may ông Châu Chấp đến chơi. Vốn đang ức ván cờ thua cách đây hai hôm, ông Nhung lấy hũ rượu thuốc ra đãi bạn và chơi ngay. Đánh được vài ván bỗng trời nổi giông. Đang có nước hay, ông Nhung chạy ù ra sân lấy rơm nút cửa cống cho lúa khỏi trôi, rồi tiếp tục đánh, nào ngờ khi về thấy nước tràn sân, lúa lép nổi lều bều còn hạt chắc chìm nghỉm. Ngày lễ Tết ông thường lang thang lên Nghi Mỹ, Nghi Đồng hoặc ra Nam Thành quê tôi để đánh cờ người. Đến nơi xa lạ, nếu thắng thì người ta đố kỵ, gây sự, nếu thua thì buồn rầu về nhà cứ như người mất hồn.
Ngay ở quê Nam Thành, tôi vẫn thấy thú chơi cờ cuốn hút cả người lởn trẻ con. Cố Thẩm và cố Diễn Pháp chơi ván cờ kéo dài từ chiều hăm chín tết đến chiều mồng hai, mà chỉ có hoà! Anh Hoàng Liễu, Hoàng Hôn chơi cờ mỗi ván chỉ dăm phút. Bàn cờ hầu nhu vẫn còn nguyên quân mà tướng bí chịu thua. Hai cha con ông Thẩm đánh cờ, cha thường hay khoan, con giao “hạ tịch bất hồi” người cha đống ý. Thế nhưng đi lớ ngớ thế nào người cha mất đứt con xe. Tiếc quá ông đành nài nỉ xin lại, nhưng người con vẫn kiên quyết thực hiện lời cam kết. Ông bèn chửi trong rơm rớm nước mắt: “Đồ bất hiếu, tau nuôi mi hết lòng mà mỗi con cờ cũng tiếc!”.
Khi tôi đi bộ đội về, sức yếu không làm gì ra tiền, anh Ngô Tuấn bày cho mấy nước cờ thế. Trong khi đang chờ giấy báo đại học, tôi bèn nghĩ mẹo đem xuống ga Si thách đấu. Chỉ ba thế cờ tàn đó mà tôi vẫn kiếm được tiền, đủ để đi tàu xe, nhập trường. Có gì đâu, tôi cứ bày ra, người đợi tàu cần giết thời gian, lại nghĩ mình cao cờ dễ ăn 10 nghìn đồng bên hăm hở nhận đấu. Chi cần thấy anh ta cấm con cờ nào đi đầu tiên là tôi biết mình phải xin thua hay tiếp tục.
Bẵng đi mấy năm, năm nay quê tôi lại tổ chức đánh cờ người. Cờ người thì vui lắm, ngay từ bây giờ đã tuyển quân ngồi sân cờ, từ lớp nam thanh nữ tú rồi may áo đồng phục và thuê thợ khắc chạm con cờ cho đẹp, kẻ sân, làm chòi cho cầm chịch ngày vui. Quê tôi vừa mới đám tang tiễn người cầm chịch mấy chục năm nay – Thấy giáo Thuyết, và đám tang ấy cũng dài nhất làng. Nay đang tính chuyện mời chị Dung (quê xã Trung Thành), người đàn bà duy nhất huyện Yên Thành cao cờ có đủ tư cách cầm trịch).
Mùa xuân, mùa của thơ ca nhạc hoạ, lại nhớ đến câu làm trai tài hoa phải đủ: “Cầm, kỳ, thi, họa”. Mong nét đẹp văn hoá này không chỉ vui chơi trong ngày Tết mà còn được bảo tồn và phát huy.
[img]xq394-0.jpg;center;Gian hàng cờ thế ở chợ Viềng[/img]
Nguyễn Thành Bảo-người “ngộ cờ” giang hồ
[img]xq367-0.jpg;right;Nguyễn Thành Bảo và chiếc cúp vàng giải trẻ năm 1998 (ảnh VT)[/img]Tháng 10-2005 một tin vui đến với bạn hâm mộ cờ tướng: Nguyễn Thành Bảo tham dự Giải vô địch đồng đội cờ tướng 2005 đã đoạt thành tích xuất sắc-hạng nhất cá nhân. Kể từ nay đội tuyển cờ tướng Việt Nam có thêm một tuyển thủ nặng ký có thể tranh chấp ngôi vị cao với các tuyển thủ Trung Quốc.
Nguyễn Thành Bảo vốn là người Nam Định, ham chơi cờ tướng từ nhỏ. Năm 1992, Ủy ban TDTT nước ta bắt đầu tổ chức các giải cờ tướng toàn quốc và Bảo háo hức theo dõi các giải đấu. Năm 1997 nghe tin tỉnh Thái Bình tổ chức giải cờ tướng để tìm nhân tài tham dự giải toàn quốc, Bảo lặn lội sang Thái Bình. Đến Sở TDTT, Bảo lân la trò chuyện với bạn hâm mộ cờ. Lúc ấy có nhiều người bầy bàn cờ đánh “độ” ở hè đường. Bảo ngồi xem, xăng xái mách dăm nước “gọi gà”. Nhìn gương mặt “non choẹt” của Bảo, nhiều cao thủ gọi vào chơi. Bảo khúm núm sợ sệt đòi người thấp nhất phải chấp mình 2 nước đi trước. Người chấp thua, rút dần xuống chấp đi trước, rồi bị chấp 1 nước thì Bảo chuyển sang người cao hơn, cũng bắt đầu bằng việc chấp Bảo 2 nước. Trong 2 tháng, lần lượt các cao thủ bị Bảo cho ra ngồi chầu rìa và người cao cờ nhất của Thái Bình là Hà Văn Đào vào cuộc. Ông là huấn luyện viên cờ tướng của Sở TDTT Thái Bình, bắt đầu chơi bằng việc chấp Bảo 2 nước. Đến lúc ông đánh bằng phân vẫn thua tuyệt đối thì cuộc chơi dừng lại. Ông nhận Bảo vào đội tuyển cờ tướng Thái Bình. Năm ấy Bảo dự giải cờ tướng cấp tỉnh, giành ngôi vô địch.
Ở Thái Bình, người ta coi Bảo là bị “ngộ cờ”. Có đêm đông rét cắt da cắt thịt Bảo đang ngủ bỗng vùng dậy, bật đèn lấy bàn cờ ra chơi một mình và quấn chăn vào người ngồi đến trưa hôm sau. HLV Hà Văn Đào rất thích tính ham học, ham rèn luyện của Bảo. Ông cử Bảo dự giải trẻ cờ tướng toàn quốc, Bảo đoạt luôn huy chương vàng. Thay mặt cho đội tuyển trẻ Việt Nam, Nguyễn Thành Bảo sang Giang Tô (Trung Quốc) dự Giải cờ tướng châu Á. Tại Giang Tô một lần nữa Bảo lập thành tích kỳ diệu: đoạt huy chương vàng giải trẻ. Báo chí Trung Quốc và nhiều nước châu Á đã tốn không ít giấy mực để bình luận sự kiện này. Nhiều nhà nghiên cứu cờ tướng đã cảnh báo với Hiệp hội cờ tướng Trung Quốc rằng, khi lớp trẻ như Nguyễn Thành Bảo lớn lên thì ngôi vị vô địch của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhưng số phận Nguyễn Thành Bảo vẫn còn nhiều khúc quanh co, long đong, lận đận. Tại giải cờ tướng toàn quốc Bảo chưa vươn qua được hạng 10. Đầu quân cho Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 8-2001, Bảo tham gia Giải vô địch cờ tướng châu Á tổ chức tại Vũng Tàu. Đây là sự ưu ái lớn của Sở TDTT Bà Rịa-Vũng Tàu dành cho Bảo. Vì trong giải cờ tướng toàn quốc năm đó thứ hạng của Bảo vẫn kém Võ Văn Hoàng Tùng và suất chính thức theo điều lệ phải là của Võ Văn Hoàng Tùng. Năm đó, do một tuyển thủ In-đô-nê-xi-a không đến kịp nên Võ Văn Hoàng Tùng từ vị trí dự bị đã được vào thi đấu nhưng anh cũng không làm được gì nhiều cho cờ tướng Việt Nam. Ngay cả Bảo cũng bị tụt xuống hạng 8, nhưng ván cờ anh thắng Hồng Trí (Trung Quốc) đã làm chấn động dư luận cờ tướng châu Á. Khi bạn hâm mộ cờ hết sức hy vọng vào anh thì ở vòng trong gặp lại Hồng Trí, anh mang ngay bố cục sở trường của Hồng Trí ra thi đấu, trong khi với bố cục này anh hoàn toàn… không biết gì (?). Kết quả anh thua thảm hại, mất hết ý chí chiến đấu.
Có tài nhưng cũng có tật, anh gây lộn với cả HLV đội tuyển cờ tướng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tức mình, anh tìm đến đầu quân cho đội Gia Lai. Nhưng khi anh đến giải cờ tướng toàn quốc thì đội Bà Rịa-Vũng Tàu kiên quyết không cho anh thi đấu, lý do anh vẫn đang chịu sự quản lý của Sở TDTT Bà Rịa-Vũng Tàu. Rồi anh cũng ký được hợp đồng với đội Gia Lai. Nhưng tính cách nóng nảy và bệnh “ngôi sao” của anh làm cho đội Gia Lai không sao chiều nổi. Lúc đó Bà Rịa-Vũng Tàu mời gọi anh và anh lại đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Tại giải cờ tướng toàn quốc, đến lượt đội Gia Lai không cho anh thi đấu vì chưa hết hợp đồng với Gia Lai. Anh tiếp tục bị gạt khỏi kỳ đài.
Không tham gia giải toàn quốc, anh đi đánh cờ “độ” ở khắp các tỉnh, thành phố trong nước. Có lúc anh “vượt biên” sang Trung Quốc để đánh cờ “độ”. Anh tránh các địa phương có phong trào cờ tướng mạnh ở Trung Quốc, chỉ đến các vùng cờ chưa được cao. Đặc điểm của người Trung Quốc là phải chơi “độ” đến lúc hết tiền mới thôi nên mỗi chuyến du đấu anh kiếm đủ tiền ăn, tiền đi đường và tích lũy vô số kinh nghiệm. Mỗi lần từ Trung Quốc về, anh vào thành phố Hồ Chí Minh và giở các chiêu mới học ra “tỉ thí” với các cao thủ. Rèn nhiều, sức cờ của anh ngày càng mạnh. Cùng với sự trải nghiệm cuộc sống trên nhiều tỉnh, thành phố của cả nước, anh trở nên ôn hòa, điềm tĩnh hơn. Những năm anh lăn lộn khắp các sới cờ thì kỳ đàn có nhiều đổi thay quan trọng. Các tuyển thủ Hà Nội mang vào giải cờ tướng toàn quốc lối chơi mới, giàu tính sáng tạo, lối chơi đậm chất Việt Nam. Hà Nội đã có 4 lần đoạt ngôi vô địch quốc gia vào các năm 1999, 2003, 2004, 2005. Các tuyển thủ Hà Nội đã thi đấu giao hữu không hề sút kém trước cao thủ hàng đầu Trung Quốc như Từ Thiên Hồng, Lý Lai Quần. Đặc biệt năm 2005 kỳ thủ trẻ Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội) đã đoạt huy chương đồng tại Giải vô địch cờ tướng thế giới và được phong Đặc cấp quốc tế đại sư. 2005 cũng là năm Nguyễn Thành Bảo hết hạn “hợp đồng”, anh chính thức về đầu quân cho đội Bà Rịa-Vũng Tàu, đội tuyển đã thu nạp 2 cựu vô địch quốc gia Đào Cao Khoa, Đặng Hồng Việt.
Giải vô địch đồng đội cờ tướng toàn quốc 2005 ghi nhận sự kiện đặc biệt, sự trở lại của đội thành phố Hồ Chí Minh và sự trở lại của Nguyễn Thành Bảo. Sau 3 năm giữ vị thế cao, lần đầu tiên đội tuyển Hà Nội thi đấu sa sút, đội thành phố Hồ Chí Minh chiếm lĩnh kỳ đài. Kết quả đội thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng nhất toàn đoàn và thứ hạng cá nhân theo thứ tự là Nguyễn Thành Bảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Trềnh A Sáng, Trương A Minh (TP Hồ Chí Minh). Sự trở về của Nguyễn Thành Bảo và thay bậc đổi ngôi ở giải đồng đội báo hiệu tình thế gay cấn, quyết liệt ở Giải vô địch cờ tướng hạng nhất toàn quốc đầu năm sau. Và nhiều người đang hy vọng Nguyễn Thành Bảo sẽ vô địch quốc gia. Điều đó chưa biết có thành hiện thực hay không, nhưng chắc chắn vị trí vô địch sẽ có thêm một ứng viên “nặng ký” Nguyễn Thành Bảo, người làng cờ vẫn thường gọi là [i]Bảo Thái Bình[/i].
Chuyển quân
Chuyển quân là một kỹ xảo thực hành trọng yếu trong cờ tướng nhưng lại ít được các bạn trẻ chú ý. Chuyển quân là đưa quân cờ từ điểm này đến điểm khác trên bàn cờ theo một ý đồ chiến thuật nhất định. Ý đồ chiến thuật sẽ quyết định cách chuyển quân. Vì vậy, trước khi cầm quân đi bạn hãy xác định ý đồ chiến thuật, ước lượng khó khăn sẽ gặp phải và tính toán cách thức giải quyết.
Ngược lại khi đối phương chuyển quân, bạn hãy tập trung chú ý tìm hiểu ý đồ chiến thuật của đối phương. Có nắm được ý đồ chiến thuật của đối phương ta mới có cách chống lại hiệu quả, kịp thời. Và để đáp ứng kịp chúng ta cũng dùng đến kỹ xảo chuyển quân.
Trong giải cớ Tướng cá nhân toàn Trung Quốc năm 1993, Trương Ảnh Phú gặp Lâm Hoàng Mẫn đã xảy ra tình huống như sau (hình vẽ).
[game]
FORMAT WXF
GAME Trương Ảnh Phú gặp Lâm Hoàng Mẫn
RED Trương Ảnh Phú
BLACK Lâm Hoàng Mẫn
FEN 2eak2h1/4a3c/2h1e2c1/p2Hp1p1p/7r1/1R3HP2/P3P3P/C3EC3/9/3AKAE2 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
/*Trương có quân Mã 6 chực chờ nhảy chiếu. Ở lộ 4 Trương có nước tiền Mã hậu Pháo cấm Tướng. Nhưng Lâm có Pháo 9 cấm nước chiếu này. Bây giờ phải làm thế nào? Đánh giá lại cục thế, Trương nhận xét cánh trái của Lâm tuy nhiều quân nhưng lại là cánh yếu vì quân phối hợp vị trí không tốt. Chủ lực của Trương đang tập trung ở cánh phải của Lâm là cánh quân vững chắc. Do đó Trương thấy cần phải chuyển quân sang công kích cánh trái đang yếu của Lâm:*/
1. B3.1! X8-7
/*Tiến Tốt 3 là “điệu hổ ly sơn” để mở thông lộ 8 đối phương.*/
2. X8/3 M3.4 3. X8-2 M4.6 4. X2.6 X7-8
5. X2.1! }END[/game]
Bên Tiên nhất định thắng.
Chúng ta xem thêm một ví dụ khác cũng lấy từ giải toàn quốc Trung Quốc. Đây là cục diện trận đấu của Vu Hồng Mộc gặp Trần Tín An. Cục thế đang tương đương vì Vu kém một Tượng nhưng lại có Tốt qua hà ở lộ 7. Nếu giữ được quân Tốt này thì sau mấy nước nữa Vu chắc chắn chiếm ưu. Trần có Xe kỵ hà bắt Tốt 7, bắt được Tốt có nghĩa là Vu sẽ kém thế. Quân Tốt bây giờ là trung tâm chú ý của cả hai bên. Tốt di chuyển chậm lại bị Xe cơ động nhanh truy sát. Vu tính và quyết định dùng chiến thuật “vây Ngụy cứu Triệu”:
[game]
FORMAT WXF
GAME Vu Hồng Mộc gặp Trần Tín An
RED Vu Hồng Mộc
BLACK Trần Tín An
FEN 1r2kae2/hC2a4/4e1h2/p1P1p3p/2r6/9/P3P2RP/4C4/9/1REAKA3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1 . X2.4! M7.8
/*Tiến Xe bắt Mã là nước hay. Nếu bên Hậu M7.6 thì X2/2 ghim chặt 2 cây.*/
2. B7.1 M8/6 3. X2-3! M6.8
/*Vì bên Tiên bình Xe có nước phục bắt Mã : X3/1 nên Xe bên Hậu không dám ăn Tốt.*/
4. X3-2! M8/6 5. X2-3 M6.8
6. X3-2 M8.6
}END[/game]
Bên Tiên bảo vệ được Tốt, chiếm ưu.
Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Pháo, Mã phối hợp
[b]7. Pháo, Mã phối hợp[/b]
Mã đi chậm, Pháo đi nhanh. Mã đi đường gãy, Pháo ăn quân cần có ngòi, cả hai binh chủng này có sở đoản, sở trường riêng, thế nhưng nếu phối hợp thì chúng có nhiều ưu thế nổi bật. Khi tấn công, dùng Pháo khống chế, rồi Mã phối hợp có thể hình thành nhiều kiểu tiền Mã hậu Pháo chiếu bí.
[b]Thế 1: Tả hữu lai kích.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Tả hữu lai kích
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5a3/4a4/3k5/9/4p4/C1H6/9/5p3/3r5/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M7.5 Tg4/1 2. M5.7 Tg4/1
/*Nếu 2…Tg.1? thì 3. M7.8 Tg/1 4. P9.4 thắng.*/
3. M7.8 Tg4-5 4. P9-3 X4-7
5. M8/6 Tg5-4 6. P3-6 }END[/game]
thắng.
[b]Thế 2: Nhờ Pháo chuyển Mã.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Nhờ Pháo chuyển Mã
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5k3/9/3H1a3/9/9/9/5r3/9/9/4KC3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M6/8 X6/2 2. M8/7 X6.4
3. M7/6 X6/1 4. P4.1 Tg6.1
5. Tg5.1 Tg6/1 6. M6/5 Tg6.1
7. M5.3 Tg6/1 8. M3.2 X6/1
9. P4.1 Tg6.1 10. Tg5.1 Tg6/1
11. M2.1 Tg6.1 12. M1.3 Tg6/1
13. M3/2 X6/1 14. P4.1 X6/2
15. P4.2 Tg6.1 16. Tg5/1! Tg6/1
17. M2.1! Tg6.1 18. M1.3! X6.1
19. M3/4 }END[/game]
chuyển thành 1 Mã thắng 1 Sĩ.
Sáng tạo lý thú: Đồng hồ cát đánh cờ
[i]Lời tòa soạn Bạn cờ: Đây là một sáng tạo của một em thiếu nhi (Đặng Việt Phong (53, ngõ 98, Thái Hà, Hà Nội) đăng trên báo Thiếu niên tiền phong, mục Sáng tạo lý thú. Mời các bạn thưởng thức.[/i]
Khi đi xong nước của mình, người chơi bấm vào đồng hồ, đồng hồ của mình sẽ dừng và đồng hồ của đối thủ sẽ chạy. Loại đồng hồ này khó mua, khá đắt tiền, vì thế, mình nghĩ ra một loại đồng hồ đơn giản để thiếu nhi chúng ta chơi với nhau. Đồng hồ này chạy bằng cát, có hai ngăn, một ngăn của mình và một ngăn của đối thủ (hình vẽ).
[img]xq369-0.jpg;right;[/img]Cách làm: Cắt hai chai nước khoáng, hàn đuôi lại với nhau với một màng ngăn ở giữa. Đục hai lỗ nhỏ ở hai bình theo hướng ngược nhau. Lấy hai cái hộp nhựa trong rồi cắt như hình, gắn hai cái tăm vào nắp chai thẳng hàng với lỗ đục trên chai. Bây giờ, ta đổ cát khô, hạt mịn cùng một lượng như nhau vào các chai. Đặt chai lên hộp, dùng dây chun đánh dấu hai mức bằng nhau ở thành hộp. Khi chơi, mỗi người đi xong quay nắp chai một vòng sao cho que tăm vuông góc với mặt đất. Lúc đó, cát ở chai mình ngừng chảy xuống, còn cát ở chai đối thủ bắt đầu chảy. Mức cát của ai chạm vạch dây chun trước thì người đó hết giờ.
Kết Luận: Đây là loại đồng hồ đánh cờ khá thú vị, dễ làm. Những bạn yêu cờ mà chưa có đồng hồ thật nên làm một chiếc để luyện tập trước khi đi thi đấu.
Du hí văn chương: Trực tâm trận
[b]Ván 7: TRỤC TÂM TRẬN[/b]
Trắng đi trước thắng.
[game solutionday=7]
FORMAT WXF
GAME TRỤC TÂM TRẬN
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 9/9/3a1k3/9/1H5H1/4R4/1h5r1/9/3K1p3/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M8.6 Tg6/1 2. X5-4 Tg6-5
3. M2.3 Tg5-4 4. M6.8 Tg4/1
5. X4.5 }END[/game]
Cờ tướng – cuộc cải cách phi thường – dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của phương Đông (3)
Khi Chaturanga tới được Trung Quốc thì người Trung Hoa vừa chơi vừa ngẫm nghĩ: rằng hay thì thật là hay nhưng lại quá lạ lẫm và có cái gì đó có vẻ “không ổn” đối với một đất nước Khổng giáo theo khuôn phép “trung quân ái quốc”, trên dưới nghiêm ngặt, con người sống theo đạo lý phương đông “nhân nghĩa trí dũng”. Việc trên mỗi bàn cờ có một vị vua, vạn bàn cờ có vạn vị vua mà từ người lớn tới trẻ con, từ kẻ giàu tới kẻ hèn cứ thi nhau rượt đuổi để chém chết vua. Trước khi nhấc vua ra khỏi bàn người ta còn đập một cái “chát” nảy lửa lên đầu vua rồi nhìn vua nằm chết lăn quay mà phá ra cười hể hả. Tất cả những điều đó không chỉ động chạm tới phép “kỵ húy” mà còn là một sự ngỗ ngược, phạm thượng công khai và biết đâu từ đó sẽ nảy ra ý đồ phản nghịch của những “loạn thần tặc tử”.
Không thể để một loại cờ “ngoại” làm bại hoại “luân thường đạo lý” như thế. Nhưng nói cho cùng thì loại cờ mới lại rất hay, ai cũng thích chơi, dẫu có ngăn cấm thì vẫn còn khối kẻ chơi lén lút.
[img]xq378-3.jpg;center;[/img]
Các đại thần bèn đi tới quyết định: vẫn để chơi nhưng phải thay đổi triệt để, phải xoá tan những dấu vết kích động sự “phản nghịch”, phải Trung Hoa hóa cờ này về mọi phương diện, biến của ngoại thành của nội. Ở một đất nước như Trung Hoa thì ý của bề trên được coi như “thánh chỉ”, thần dân chỉ có việc nhất nhất tuân theo chứ không còn bàn cãi gì thêm. Cuộc cải cách cờ Tướng được thần dân chấp hành răm rắp. Điều đó giải thích tại sao việc cải cách cờ Tướng diễn ra rất thành công và hoàn chỉnh tới mức ngót một nghìn năm qua nó hoàn toàn ổn định, không có thêm bất kỳ sự thay đổi nào trên bàn cờ, trong khi trong suốt thời gian đó, cờ Vua đã phải trải qua rất nhiều cải tiến mới có được cờ Vua như bây giờ.
Trước tiên họ “làm phép” để biến “vị thiên tử” thành một “tướng quân” nhằm chấn dứt sự “mang tiếng” tệ hại nhất. Đã thành Tướng rồi thì thiên hạ tha hồ mà chém giết. Ở đất nước này trận chiến nào mà chẳng có tướng rơi đầu dưới gươm. Thật là một sáng kiến hết sức khôn ngoan để tránh tiếng, không ảnh hưởng gì tới “đương kim thánh thượng”. Nhưng về thực chất thì [b]đó vẫn là vua[/b], ta phân tích kỹ ở phần sau.
Thế nhưng người Trung Hoa không dừng lại ở chuyện rất chi là “hình thức” ấy mà họ quyết tâm cải tiến cả phần nội dung. Họ không quan niệm cờ là một bãi chiến trường như cờ Vua được, hai bên phải là hai quốc gia giao chiến. Cuộc chiến ở Trung Quốc thường là giữa các quốc gia như Hán, Sở, Tề, Yên, Tần, Triệu… Đã là quốc gia thì phải có biên cương phân định rạch ròi. Thế là sông (từc “hà”) ra đời. Mỗi quốc gia phải có thành quách, cung cấm, thế là cửu cung được hình thành. Việc sắp xếp thế nào để phải tạo ra sự cân đối, có ngôi độc tôn. Tới đây một bước ngoặt rất quan trọng đã được những bộ óc thông minh phi thường phương Đông táo bạo đề xướng: xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng các ô đen trắng xen kẽ nhau và việc đặt các quân vào 64 ô này. Thay vì các ô người ta chuyển sang đặt quân trên đường kẻ. Có như thế mới đáp ứng được các tiêu chí trên.
Sự thay đổi này mang lại hai ý nghĩa vô cùng quan trọng: Thứ nhất, tạo ra sự đối xứng, với trung tâm là “tướng” mà được ngầm hiểu đó chính là vua. Vua phải ở trung tâm, là ngôi độc tôn, phải ở trong cung cấm. Hai bên là hai cận thần (Sĩ phò tá). Bộ ba này không bao giờ được phép rời bỏ cung cấm theo quan điểm “nước một ngày không thể không có vua”. Khác hẳn với Chaturanga là vua có thể chạy lông nhông sang cả bên trận địa đối phương. Tên là quân Tướng nhưng thực chất là Vua một trăm phần trăm (nên có thể nói cờ Tướng đúng ra phải gọi là cờ Vua, còn cờ Vua thì cứ xem cách hoạt động của vua trên bàn cờ thì nên gọi là cờ Tướng mới chính xác).
Tiếp theo là hai con Tượng (voi) cũng thuộc đội vệ binh vừa làm nhiệm vụ bảo vệ, vừa phòng thủ từ xa, nhưng không được sang bên trận địa đối phương vì người ta nhận ra rằng nếu chỉ có hai anh Sĩ “trói gà không chặt” bảo vệ vua thì vua dễ chết như chơi. Kế đến là đội quân dã chiến gồm kỵ binh và xa trượng. Nhìn vào ta thấy đó là cả một triều đình hoàn chỉnh: có thành cao hào sâu, có cung cấm, có bá quan văn võ xếp hàng đối xứng chầu hai bên, có các binh chủng quan trọng nhất, theo đúng sự cân đối trong mọi cấu trúc của Trung Hoa.
Thế nhưng ngay lập từc một vấn đề không nhỏ xuất hiện: nếu ở Chaturanga với mỗi hàng 8 ô thì 16 quân bố trí thành 2 hàng vừa vặn và đẹp đẽ. Còn ở đây, nếu một hàng đã chiếm mất 9 quân, thì 7 quân còn lại sẽ bố trí ra sao để vẫn giữ được sự cân đối? Quả là nan giải với số 7 lẻ, nhưng rốt cuộc cũng được người Trung Hoa giải quyết trọn vẹn, tài tình: Trước tiên người Trung Hoa đã biết thoát khỏi “khuôn phép” của Chaturanga là cứ phải bố trí hai hàng quân liền kế nhau. Theo họ cách bố trí như thế là khiên cưỡng, làm cho toàn bộ các quân đứng phía sau bị “đóng băng” rất khó “cựa quậy”, mà theo binh pháp Tôn Tử của Trung Hoa, đây là điều tối kỵ. Với phép dụng binh biến hóa theo “Bát quái trận đồ” thì tất cả các cửa đều phải liên thông, tạo ra sự biến hoá khôn lường, cực kỳ linh động. Ở đây có sự vận dụng tư tưởng của binh pháp Trung Hoa để giải quyết việc cải cách Chaturanga.
Trước hết, họ giảm 7 quân Tốt còn có 5 và dứt khoát đẩy hẳn Tốt lên sát biên giới theo quan niệm “lính trấn biên ải” đồng thời chúng trở thành lực lượng xung kích vượt trường giang tràn sang đất địch. Với 5 Tốt đứng cách đều ở 9 đường dọc, xem ra cân đối, hài hòa biết bao. Cũng từng có người giải thích việc sử dụng 5 Tốt là do xưa kia người ta tổ chức lính thành nhóm 5 một. Cách giải thích này hoàn toàn không thoả đáng vì mỗi thời một khác: có thời người ta bố trí theo kiểu “tam tam” tức là 3 lính thành một nhóm, có thời người ta lại bố trí 12 lính thành một cơ đội (như tiểu đội bộ binh hiện đại). Việc bố trí năm Tốt trên bàn cờ chủ yếu là do cấu trúc của bàn cờ quyết định.
Như thế 14 quân đã được bố trí xong, còn lại 2 quân. Như thế là tên các quân cờ theo như tên của Chaturanga, nào là Vua (Tướng), Cố vấn (Sĩ), Tượng binh, Kỳ binh, Chiến xa, Bộ binh thế là hết rồi. Hai quân còn lại sẽ có tên gì đây. Rõ ràng là trên bàn cờ Chaturanga được Trung Hoa hóa hai quân này sẽ phải có tên hoàn toàn mới lạ. Những bộ óc kiệt xuất của đất nước này, sau nhiều suy nghĩ đã nảy ra một ý tưởng mang tính đột phá cực cao: sáng tạo ra quân Pháo. Quân cờ thần diệu này sẽ là cốt lõi và tinh hoa của cờ Tướng. Nó đưa cờ Tướng tới một địa vị vẻ vang không ngờ, cho đến tận ngày nay, tất cả những học giả phương Tây khi nghiên cứu về văn hoá Trung hoa khi nghiên cứu tới cờ Tướng thì thảy đều vô cùng kinh ngạc và khâm phục trước cặp Pháo thần tình, độc đáo với những tính năng phi thường, cách đi và bắt quân diệu ảo của nó. Chính cặp Pháo đã làm cho cờ Tướng khác xa cờ Vua và vượt lên một bậc rất cao so với Chaturanga cổ xưa vốn dĩ khá chậm chạp và còn nhiều ách tắc. Vâng, sau ngót nghìn năm tồn tại, một kết luận chắc nịch đã được đúc kết “Pháo là linh hồn của cờ Tướng”. Người châu Âu cũng đã sử dụng pháo trên chiến trường rất lâu, nhưng những bộ óc thông minh bậc nhất châu Âu chưa hề nghĩ tới phương án đưa Pháo vào bàn cờ.
Nước đi của Pháo mới lạ lùng và thú vị làm sao: tiến lùi ngang dọc y như Xe, nhưng đến khi khai hỏa thì chúng như một dàn hỏa tiễn bắn lên không trung theo hình cầu vồng rồi “rót” xuống đầu đối phương. Như thế chính người phương Đông đã biến bàn cờ chỉ có hai chiều (mặt phẳng) thành bàn cờ có ba chiều (có cả chiều cao) tức là từ “diện tích” trở thành “không gian”. Cũng có nghĩa là cuộc giao chiến không chỉ ở mặt đất như Chaturanga hay ở Vua mà còn ở cả trên không trung nữa (như tên lửa mang đầu đạn vậy).
Chính là cờ Tướng chứ không phải loại cờ nào khác nhờ những đòn đánh Pháo mà trở nên cực kỳ sinh động, hấp dẫn, với những ý tưởng tấn công hay hiệp đồng tấn công táo bạo, bay bổng đến mức không ngờ. Cặp Pháo được đặt ở hai vị trí lý tưởng: đi ngang hay đi dọc đều thông suốt và đều phát huy “hỏa lực”, tới mức tối đa, mà Đương đầu Pháo được coi là trận “xáp lá cà” hấp dẫn bậc nhất. Pháo là tinh túy của cờ Tướng tới mức từ cổ chí kim, tất cả các tác phẩm kinh điển của Tượng kỳ không có quyển nào là không đề cập tới những đòn đánh Pháo, từ Quất Trung Bí, Mai Hoa Phổ cho tới Bách Cục Tượng Kỳ Phổ, Phản Mai Hoa… cho tới tận thời kỳ đương đại, những quyển sách chuyên về Pháo vẫn chiếm đại đa số trong kho tàng lý luận và thực tiễn cờ Tướng.
[img]xq110-0.jpg;right;Pháo là tinh túy của cờ Tướng[/img]
Người ta đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực và công sức để nghiên cứu những đòn đánh Pháo từ khai cuộc, trung cuộc tới tàn cuộc. Có tới hàng chục, thậm chí ngót trăm thế trận của Pháo, tử đơn Pháo tới đôi Pháo, Pháo tấn công, Pháo phòng thủ, Pháo kẹp quân, Pháo ngáng đường đối phương, Pháo cản Mã, Pháo giơ lưng đổ đòn cho những nước chiếu tướng chết người, ở tàn cuộc Pháo hợp với những anh Sĩ “thư lại” ngay tại hoàng cung của mình hoàn toàn có thể tiêu diệt Tướng đối phương ở xa tít mù trong cung bên kia. Pháo có thể phát hỏa ngay khi cuộc cờ mở màn mà cũng có thể lẳng lặng chui vào góc kín nằm chờ thời cơ hay chơi đòn độc cùng Xe thực hiện nước “chiếu rút” kinh hoàng. Những nước chiếu rút lặp đi lặp lại như thế chẳng khác nào chiếc cối xay lần lượt nghiền nát lực lượng đối thủ… Còn có những thế trận Pháo được đặt tên như Uyên ương Pháo, Quy bối Pháo, Thiên phong Pháo… biết bao hấp dẫn và đồng thời cũng mở ra những cuộc tranh luận không ngớt về tính nghệ thuật, điểm mạnh điểm yếu, cái hay cái dở của từng thế trận, cho đến nay cuộc tranh luận vẫn không hề ngừng.
Cứ nhìn vào bàn cờ Tướng và bàn cờ Vua ta sẽ thấy cách bố trí ba lớp quân ở toàn trận địa của cờ Tướng thật là sinh động, có tầng có lớp và mang ý nghĩa rất rõ rệt. Trong khi Tướng được bảo vệ bằng ba vòng vững chắc thì việc công kích đối phương cũng rất thông suốt. Không phải tất cả các quân đều được phép xông sang đất địch như cờ Vua mà là có kẻ được xông ra chiến trận, có người phải luôn ở nhà. Mỗi một quân được xác định một vai trò dứt khoát và bình ổn từ đầu cho tới cuối ván cờ, không có những biến động như kiểu được “phong cấp” ở cờ vua và cũng rất ít những ngoại lệ cần phải ghi nhớ. Các quân đều cơ động, thoáng đãng, ngay ở khai cuộc cũ nó đã có tới hàng chục nước ra quân linh hoạt, thậm chí hai bên có thể bắn phá tiêu diệt nhau ngay, không quân nào “chèn ép” quân nào. Việc mất mát một vài Tốt ngay từ đầu cũng không thành một “thảm họa” như trong cờ vua. Cờ tướng mang đậm tính cách và quan niệm về chiến cuộc của người phương Đông.
Về một số nước biến mới của các tuyển thủ trẻ trong giải cờ toàn quốc
Tại giải vô địch đồng đội cờ tướng toàn quốc 2001 Đào Cao Khoa gặp Trương Lê Hoàng ở ván 11 đã sử dụng bố cục Pháo đầu lên Xe đối tiến hai Tốt (Trung Pháo trực hoành Xa đối Bình phong Mã lưỡng đầu xà).
Ván đấu như sau:
[game]
FORMAT WXF
GAME Đào Cao Khoa gặp Trương Lê Hoàng
RED Đào Cao Khoa
BLACK Trương Lê Hoàng
RESULT 0.5-0.5
EVENT Giải vô địch đồng đội cờ tướng toàn quốc 2001
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1
3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
5. M8.7 B3.1 6. X9.1 P2.1
7. X2/2 T3.5 8. B7.1 B3.1
DIAG{ #9 RED }
/*Đến đây, hai bên hoàn tất khai cục.
Lý thuyết chỉ dẫn một cách chơi tiếp: 8. B7.1 P8.2; 9. X9-6 S4.5; 10. X6.5 P2/3. Có biến khác: 8. B7.1 B3.1; 9. X2-7 M3.4; 10. X9-6 P8.2, theo biến này Trắng khuyếch đại nước tiên. Đào Cao Khoa cầm Trắng đã đi:*/
9. X2-7 X1-3 }END[/game]
Nước bình Xe chân Tượng này khá “mới”, ít ra là đối với giải cờ tướng ở nước ta. Nước đi “không giống ai” này làm kiện tướng Đào Cao Khoa lúng túng, kết cuộc hoà cờ. Việc nghiên cứu lý thuyết ở nước ta cũng chưa được chú ý đúng mức nên nhiều người cho rằng nước 9… X1-3 là dùng được trong bố cục này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì cho rằng Đen nhất thiết phải đi 8… P8.2. Nếu Đen: 8… B3.1; 9. X2-7 đến đây có 2 cách đi Đen đều kém phân như sau:
# M3.4, X9-6 (B3.1 B7.1, X7-3 X1-3, M7.8 P2.5, M8.6 P2.2, X3.3 X3.9, X9/1 P8.2, M3/5 X3/5, X9-8 X3-4 Trắng nhiều quân chiếm ưu) P8.2, B3.1 P2-4, X6-8 X1-2, B3.1 T5.7, P8.5 Trắng ưu.
# M7.6, X9-4 M6.7, X4.2 P8-7, M7.6 X8.5, B5.1 Trắng ưu.
Hóa ra là cả Đào Cao Khoa lẫn Trương Lê Hoàng đều chưa nghiên cửu thấu đáo bố cục này, chỉ chơi theo sức nghĩ.
Ở ván 5 giải cờ tướng toàn quốc 2003 Trần Văn Ninh gặp Đặng Hùng Việt đã đi:
[game]
FORMAT WXF
GAME Trần Văn Ninh gặp Đặng Hùng Việt
RED Trần Văn Ninh
BLACK Đặng Hùng Việt
DATE 28-02-2003
RESULT 0.5-0.5
EVENT Giải cờ tướng toàn quốc 2003
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9-8 4. B7.1 B7.1
5. X2.6 S4.5 6. P8-7 T3.5
DIAG{ #7 RED }
/*Đến đây quốc tế đại sư Trần Văn Ninh quyết định tấn công vào cánh phải đối phương:*/
7. B7.1 M7.6 8. B7.1 B7.1
9. X2/1 M6.4 10. B3.1 M4/3
}END[/game]
Cờ cân bằng và hòa.
Bố cục dạng này là khá “mới” ở giải toàn quốc nước ta. Trong bài [topic id=193]”Tân vô địch Đặng Hồng Việt: vững vàng và biến hóa”[/topic] chúng tôi cũng đã nhắc đến ván cờ trên với lời biểu dương trân trọng. Tiếc rằng cũng có những danh thủ không cập nhật thông tin. Đúng 9 tháng sau giải toàn quốc 2003, đến giải toàn quốc 2004 Quốc tế đại sư Mông Nhi gặp Đặng Hùng Việt đã chơi lại ván cờ trên.
QTĐS Mông Nhi thay đổi từ nước thứ 7:
[game]
FORMAT WXF
GAME Mông Nhi gặp Đặng Hùng Việt
RED Mông Nhi
BLACK Đặng Hùng Việt
DATE 25-03-2004
RESULT 0-1
EVENT Giải toàn quốc 2004
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1
5. X2.6 S4.5 6. P8-7 T3.5
DIAG{ #7 RED }
7. M8.9 M7.6 8. B7.1 B7.1
9. X2/1 M6.4 10. P7.1 B7.1
11. M3/1 P2.4 12. B7-6 P2-5 }END[/game]
Trắng kém dần và thua cuộc.
Bố cục này có đúng là mới không? Hóa ra cũng không mới! Bố cục trên được các nhà nghiên cứu Trung Quốc mổ xẻ khá kỹ từ những năm 80 (thế kỷ XX). Nó chính là bước phát triển của bố cục Trung Pháo đối Bình phong Mã khí Mã cục và có nhiều nước biến hóa phức tạp. Với thế biến như QTĐS Mông Nhi đã sử dụng, nước đi đúng theo Quốc tế đại sư Trần Hiếu Khôn và đại sư Hà Liên Sinh tổng kết như sau:
[b]7. M8.9 M7.6 8. X9-8 P2-1 9. B7-1 B7.1 10. X2/1 M6.4[/b]
Nếu M6/7 thì X2/2 B7.1, X2-3 M7.8 (M7.6, X3-2 Trắng ưu), X3.3 Trắng tiên.
[b]11. P7.1 B7.1 12. M3/1 T5.3 13. P7-3[/b] Trắng giữ nước tiên.