[b]Ván 10: NGƯU ĐẦU HÌNH (Hình đầu trâu)[/b]
Trắng đi trước thắng.
[game solutionday=7]
FORMAT WXF
GAME NGƯU ĐẦU HÌNH (Hình đầu trâu)
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 1C5P1/R7P/1PPa1khH1/3c1c3/2P3r2/3H1p3/3p1h3/3p1K3/3rpp3/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M2.3 Tg6-5 2. Bt-6 Tg5-4
3. B8-7 Tg4-5 4. Bt-6 Tg5-4
5. X9/1 Tg4/1 6. M3/4 Tg4-5
7. M4/6 Tg5-4 8. Mt.8 Tg4-5
9. M8.7 Tg5-6 10. M7/6 Tg6-5
11. Mt/4 Tg5-6 12. M4.6 Tg6-5
13. X9.1 Tg5.1 14. Ms.7 Tg5-4
15. X9/1 }END[/game]
Related Posts
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Thế trận Pháo đầu với các thế trận phòng ngự
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 17/10/2006
- 0
[b]II. THẾ TRẬN PHÁO ĐẦU VỚI CÁC THẾ TRẬN PHÒNG NGỰ[/b]
Để đối phó với Pháo đầu của bên tiên, bên đi hậu có nhiều thế trận phòng ngự, như Bình Phong Mã, Phản Công Mã, Đơn Đề Mã, Xuyên Cung Mã, Tam Bộ Hổ và Uyên Ương Pháo. Chúng ta lần lượt xem qua các thế trận này.
[b]A. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI BÌNH PHONG MÃ[/b]
Theo các nhà nghiên cứu thì thế trận này xuất hiện khá sớm sau các thế trận đấu Pháo. Có thể từ thế kỷ 14 người ta đã biết kiểu chơi này, nhưng phải từ thế kỷ 16, 17 trở đi nó mới thực sự thịnh hành.
[FEN]r1eakae1r/9/1ch3hc1/p1p1p1p1p/9/9/P1P1P1P1P/1C2C1H2/9/RHEAKAE1R w – – – 17[/FEN]Sở dĩ gọi là Bình Phong Mã vì bên đi hậu nhảy cả hai Mã vào trong để bảo vệ Tốt đầu, hình dáng như một bức bình phong che chắn trung lộ rất vững. Thế nhưng nó không phòng thủ thụ động mà rất tích cực trả đòn (xem hình). Để dễ phân biệt người ta chia Bình Phong Mã ra hai loại: cổ điển và hiện đại, căn cứ vào việc tiến Tốt 3 hay Tốt 7 với tư tưởng chiến lược khác nhau.
Trần Đình Thủy – một đời với cờ!
- Kỳ Phương
- 28/04/2006
- 0
Nay đã xấp xỉ tuổi 70 ông vẫn còn liên tiếp tới các giải có đẳng cấp cao nhất toàn quốc để thi đấu, trong khi các kỳ thủ kém ông cả chục tuổi đã “rửa tay gác kiếm” từ lâu. Trong giới hạng nhất 2006 vừa qua ông vẫn được xếp trong top những đấu thủ mạnh của giải, vượt qua được giai đoạn 1 để lọt tiếp vào giai đoạn 2.
Trần Đình Thủy chơi cờ rất sớm từ những năm 60 của thế kỷ trước ông đã ghi được tên mình vào hàng ngũ những tay cờ tầm cỡ của đất Sài Gòn, đã từng thi đấu đủ kiểu như kỳ đài, tay đôi với những tên tuổi lớn trong suốt những thập niên sau đó. Có thời gian ông dẫn đầu kỳ đài với những trận đấu vang dội, với những chiến thắng oanh liệt, với số tiền thưởng rất lớn, khiến cho đến bây giờ nhiều người vẫn còn nhớ tới tới ông với biệt danh “ông thầy” hay “Trần Đình giáo chủ”.
Ông còn rất nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ với các thế hệ kỳ thủ miền Nam, tử Phạm Tấn Hoà, Phạm Thanh Mai, Lý Anh Mậu, Tất Kiên Dương, Trần Quới… Bước sang thời kỳ Việt Nam thống nhất, khi các giải toàn quốc được tổ chức thì Trần Đình Thủy cũng đã cao tuổi, nhiều danh thủ trẻ tài giỏi xuất hiện, nhưng Trần Đình Thủy không hề bỏ cờ mà thật sự ông hăng hái thi đấu còn hơn cả trước đó. Sau những vòng tuyển chọn khó khăn tại Thành phố HCM, ông lại tiếp tục được ghi danh vào các giải toàn quốc mà đỉnh cao nhất là ông được xếp hạng Á quân quốc gia, sau đó ông tham dự một loạt các giải đấu quốc tế và được phong đẳng cấp Quốc tế đại sư. Trong những lần các đoàn cờ tướng Trung quốc gồm những đại kỳ sư tên tuổi lẫy lửng sang Việt Nam thi đấu như Từ Thiên Hồng, Lý Lai Quần, Trang Ngọc Đình, Lâm Hoàng Mẫn, Tưởng Toàn Thắng, Trương Cường,… thì ông đều được chọn để nghênh đấu với họ.
Trong đội hình Bà Rịa Vũng Tàu, ông là một trong những trụ cột và là người trụ lại vào loại lâu nhất. Bây giờ dù có thêm những kỳ thủ trẻ như Nguyễn Thành Bảo, Hứa Quang Minh, Uống Dương Bắc… nhưng trong đội hình chính thức luôn luôn có mặt ông. Những thắng lợi mà Bà Rịa Vũng Tàu đoạt được trong thời gian vừa qua không tách rời tên tuổi của ông. Ông vừa thi đấu để mang lại thành tích, vừa giúp đờ cho các kỳ thủ trẻ.
Với phong các thi đấu thâm hậu, chắc chắn, khôn ngoan, ôn hoà, biết tìm ra những đối sách thích hợp trước lửng đối thủ, dù đó là những nhà quán quân hay những quốc tế đại sư, đặc cấp quốc tế đại sư, bao giờ ông cũng chiến đấu hết mình, ngoan cường. Những ván cờ của ông bao giờ cũng kéo dài, quyết liệu gay cấn nên dù thắng, thua hay hòa thì đều là những ván cờ có giá trị.
Tính ông điềm đạm, chân thật, khiêm nhượng, biết người biết hình nên được các kỳ hữu cũng như lớp kỳ thủ trẻ yêu quý và tôn trọng. Năm nay ông nói với mọi người: “Mình cũng đã tới tuổi rồi, cũng phải về nghỉ thôi!”. Có lẽ cũng đúng thôi, bởi ông đã lăn lóc trên kỳ đài trong suốt hơn nửa thế kỷ, là một cây cổ thụ bậc nhất của làng cờ Việt nam ta, những gì ông cống hiến cho làng cờ thật là lớn và những gì làng cờ đã đem lại cho ông, tôn vinh ông, là hoàn toàn xứng đáng, bởi vì hơn ai hết, ông là người dành toàn bộ cuộc đời mình cho một thú chơi, một môn thể thao cao quý và tao nhã bậc nhất thế gian: cờ Tướng.
Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Song Pháo phối hợp
[b]2. Song Pháo phối hợp[/b]
Hai Pháo phối hợp làm ngòi cũng làm tăng cao hiệu quả tác chiến. Thế nhưng nêu chúng phối hợp phòng thủ thì hiệu quả rõ, khá linh hoạt. Còn phối hợp tấn công thì khó khăn nếu không có sự tham gia của các quân khác. Ta xem các thế cờ:
[b]Thế 1: Nhất Pháo trúng đích.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Nhất Pháo trúng đích
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5a3/3k3C1/3a5/8C/9/9/9/6h2/5p3/3AK3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1.P1-6! }END[/game]
thắng.
Đây là trường hợp chiến thắng khá lạ, tuy nhiên trong thực tế cũng có lúc thực hiện được nước chiếu bí này.
[b]Thế 2: Hai Pháo nhập cuộc[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Hai Pháo nhập cuộc
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3ak4/3Ca4/e8/2C6/9/6h2/9/9/5p3/4K3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1.P6-8! Tg5-6 2.P7.3 }END[/game]
thắng.
Thế cờ này nhờ Tướng chiếm lộ giữ không cho đối phương lên, xuống Sĩ nên mới đánh bí được.