[b]Ván 10: NGƯU ĐẦU HÌNH (Hình đầu trâu)[/b]
Trắng đi trước thắng.
[game solutionday=7]
FORMAT WXF
GAME NGƯU ĐẦU HÌNH (Hình đầu trâu)
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 1C5P1/R7P/1PPa1khH1/3c1c3/2P3r2/3H1p3/3p1h3/3p1K3/3rpp3/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M2.3 Tg6-5 2. Bt-6 Tg5-4
3. B8-7 Tg4-5 4. Bt-6 Tg5-4
5. X9/1 Tg4/1 6. M3/4 Tg4-5
7. M4/6 Tg5-4 8. Mt.8 Tg4-5
9. M8.7 Tg5-6 10. M7/6 Tg6-5
11. Mt/4 Tg5-6 12. M4.6 Tg6-5
13. X9.1 Tg5.1 14. Ms.7 Tg5-4
15. X9/1 }END[/game]
Related Posts
Con đường tự học của các thầy
- Lưu Trân
- 20/11/2006
- 0
Có đôi trường hợp đặc biệt được cử đi đào tạo ở nước ngoài tương đối dài hạn, nhưng khi về nước lại làm việc khác chứ không tham gia huấn luyện đào tạo cho các thế hệ kỳ thủ trẻ.
Có nhiều người được gọi là thầy cờ từ các ngành nghề khác chuyển sang, do say mê chơi cờ nên nhận làm “giáo viên cờ tình nguyện”. Lại cả những người lúc đầu thực ra được cử vào ” làng cờ” chỉ với nhiệm vụ “phụ trách, quản lý” sau đó mới học võ vẽ một tý chút cờ, sau đó cũng cho mình là huấn luyện viên cờ. Đó là chưa kể một số đối thủ chơi khá, có chút ít thành tích, được “đôn lên” là thầy cờ luôn mà không qua một trường lớp hay khóa huấn luyện nào.Trong khi trình đ ộ thế giới tiến nhanh,cả về lý thuyết lẫn thực hành , lẫn phương tiện thiết bị,thông tin…nhưng một số huấn luyện viên hoặc do tuổi tác đã cao, hoặc do điều kiện đã không bắt kịp hay cập nhật được các trào lưu và công nghệ mới…
Tất cả những điều đó cho thấy, để nền cờ nước nhà phát triển một cách liên tục, có chất lượng và bền vững thì vấn đề đội ngũ các thầy cờ, các hướng dẫn viên về cờ, các huấn luyện viên về cờ phải được liên tục nâng cao trình độ. Hiện nay việc đi tập huấn nước ngoài cho huấn luyện viên là một khó khăn, điều này là rất thực tế, bởI đưa được vận động viên đi thi đấu các giảI quốc tế không phải là một việc dễ dàng gì, huống hồ là thầy đi học, mà học chắc chắn phải dài hạn hơn thi đấu.
Vậy nên các vấn đề tự học của các huấn luyện viên hiện nay phải được đặt lên hàng đầu. Nó gồm có những bước cụ thể:
1) Cập nhật các tài liệu mớI: do hiện nay sách vở, tạp chí cũng như các phương tiện đa truyền thông cung cấp rất nhiều thông tin mớI về cờ trên hàng loạt websites, các loạI đĩa CD về cờ, cả cờ vua, cờ tướng, cờ vây. Nói cho đúng đó là cả một kho tàng khổng lồ, nếu chịu khó Dowload về và sắp xếp, phân loại ta sẽ có những tài liệu mới tinh, quý giá để tự học và giảng dạy.
2) Xem nghiên cứu và thi đấu thực hành : các trận đấu lớn từ khu vực cho tới thế giới hiện nay đều được đưa trực tiếp lên mạng đồng thời kèm theo luôn lời bình chú, phân tích của các kiện tướng . Điều này hết sức bổ ích cho các thầy cờ. Thêm vào đó các thầy cờ có thể vào mạng chơi trực tiếp để nâng cao trình độ của mình, đồng thời trao đổi trực tiếp với các đồng nghiệp thông qua hình thức “chat” ngay trong lúc chơi
3) Tự học thêm phương pháp giảng dạy. Nếu không có phương pháp thì hiệu quả truyền đạt sẽ rất thấp. Phương pháp giảng dạy không phải là chuyện dễ. Có một số thầy chỉ nói ra những cái mình biết mà không chú ý tới những cái học trò cần, có một số thầy cái gì mình thấy không hứng thú thì cho qua, có thầy giỏi khai cuộc thì chỉ lo dạy về khai cuộc mà không đ ể tâm tới trung cuộc, tàn cuộc… đó là chưa kể có một số khác thì rất ngại đọc sách. Các môn cờ đang phát triển mong rằng mỗi thầy phải hết sức coi trọng việc tự học nhằm nâng cao trình độ của mình
Giải cờ tướng máy tính lần đầu tiên ở Việt Nam
- Amin
- 14/12/2005
- 0
[img]xq258-0.jpg;right;Trận chung kết và Lễ tổng kết giải (ảnh của báo PCWorld VN)[/img]Số này không phải là ít nếu ta biết rằng, giải cờ vua trên máy tính chỉ cỡ 10-12 chương trình tham gia và lần đầu tiên tổ chức cũng chỉ có 5-7 người tham gia. Đáng nói là, chính ở Trung Quốc có nhiều người viết chương trình này nhưng chưa có một giải tương tự.
Ngày 2/1, vòng đấu loại đã được thực hiện, mỗi bảng có 4 chương trình đấu vòng tròn để chọn nhất – nhì bảng. 24 máy tính tốc độ cao nối mạng để đấu đồng thời song song 8 trận. Cứ mỗi trận dùng 2 máy cho hai chương trình và 1 máy trọng tài kiểm soát, đánh giá. Sau đó, nhất bảng A đấu với nhì bảng B và ngược lại. Tổng cộng có 28 trận vòng loại.
Kết quả chọn ra được 4 chương trình vào vòng chung kết gồm chương trình của các anh Nguyễn Vũ Hoài (TP HCM) và nhóm HSV (Hà, Sơn, Vũ) – sinh viên năm thứ 2 khoa Công nghệ ĐHQGHN tranh giải nhất – nhì, các chương trình của các anh Nguyễn Phúc Huy (Cục Đo đạc và bản đồ) và Nguyễn Quang Minh (sinh viên vừa tốt nghiệp của khoa Công nghệ ĐHQGHN) tranh giải ba – tư.
Vòng chung kết tổ chức ngày 6/1 tại khoa Công nghệ ĐHQGHN với sự tham gia của các tác giả chương trình cờ, sinh viên, đại diện các đơn vị tài trợ và cơ quan báo chí, đài truyền hình. Có 4 trận diễn ra song song nhất – nhì – ba – tư lượt đi và về, được chiếu lên màn ảnh lớn có huấn luyện viên của CLB Quân đội bình luận trực tiếp. Một số khán giả lựa chọn bằng bốc thăm được đấu trực tiếp với các chương trình đang tham gia tranh giải nhất – nhì.
Kết quả, Nguyễn Vũ Hoài thắng 2-0 giành giải nhất, nhận 5 triệu đồng và Công ty Intel trao thêm 200 USD. Giải nhì: Nhóm HSV 3 triệu đồng. Nguyễn Quang Minh thắng 2-0 nhận giải ba (2 triệu đồng). Giải khuyến khích được nhận 1 triệu đồng.
Thời gian tới, giải sẽ được mở rộng với sự tham gia của VASC và được đưa lên trang thế giới game của IT Park với giao thức thi đấu thay đổi để có thể chơi được trên Internet.
Từ năm 1997, một nhóm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo ở khoa Công nghệ thông tin, nay là khoa Công nghệ thuộc ĐHQGHN, do anh Phạm Hồng Nguyên lãnh đạo, đã xây dựng một phần mềm chơi cờ tướng để mô phỏng hoạt động suy luận của con người. (Anh Nguyên chính là tác giả của phần mềm VietRes rất được ưa dùng trước đây). Một nhóm sinh viên gồm các bạn Trương Xuân Nam (đã hai lần được giải Olympic Tin học quốc tế), Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Lê Minh đã viết phiên bản đầu tiên. Phiên bản này còn khá đơn giản nhưng đã có thể đánh thắng được những người chơi cờ trình độ thấp.
Để khuyến khích các lập trình viên tham gia vào việc nghiên cứu các thuật toán trí tuệ nhân tạo, trong đó có chơi cờ, cùng với tạp chí PC World, khoa Công nghệ ĐHQG HN đã tổ chức giải cờ tướng – máy tính. Chương trình ban đầu được công bố mã để các lập trình viên có thể cải tiến thuật toán và xây dựng các phần mềm đánh cờ của riêng mình mạnh hơn. Theo đó, các lập trình viên có thể tận dụng được những chức năng giao diện người máy, kiểm soát tính hợp lệ của nước đi… Họ chỉ phải viết các giải pháp riêng về chiến lược chọn nước đi.
Giải đã thu hút được rất nhiều các lập trình viên đua tài và tạp chí PC World trở thành một diễn đàn học thuật về các chiến lược máy tính trong chơi cờ suốt một thời gian dài.
Cờ tướng Bình Định – Hành trình tạo dựng một thế đứng
- Viết Hiền
- 22/10/2005
- 0
[b]Một thời vang bóng[/b]
[img]xq33-0.jpg;right;Kỳ thủ Châu Thị Ngọc Giao (bên trái) tại một giải vô địch cờ tướng hạng nhất quốc gia[/img]Ngay từ trước năm 1975, làng cờ tướng Bình Định từng có những kỳ thủ nổi danh khắp miền Trung, trong đó có “quái kiệt” Minh Trưng. Thế nhưng, mãi đến năm 1987, bộ môn Cờ mới được Sở TDTT Bình Định cho thành lập. Người đầu tiên có công đặt nền móng, xây dựng nên bộ môn Cờ là HLV Tôn Thất Lương Chính. Tuy vậy, thời gian đầu, môn Cờ được hình thành không phải môn Cờ tướng truyền thống, mà lại là môn Cờ vua. Và, cũng phải đến 8 năm sau, môn Cờ tướng Bình Định mới chính thức “trình làng”. Thời gian đầu, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, HLV Tôn Thất Lương Chính đành phải “liệu cơm gắp mắm”, chọn VĐV từ chính lực lượng ở môn Cờ vua. Thật đúng là “vạn sự khởi đầu nan”. Trong số những VĐV đầu tiên được huấn luyện môn Cờ tướng có Châu Thị Ngọc Giao và Hoàng Hải Bình. Chỉ sau vài tháng nhập môn, các kỳ thủ Bình Định đã được thầy Chính cho “xuống núi”, tham dự Giải Cờ tướng Đại hội TDTT toàn quốc, tổ chức tại TP Đà Nẵng (tháng 5-1995). Thật bất ngờ, ngay trong lần xuất quân đầu tiên, các nữ kỳ thủ Bình Định đã thi đấu ngang ngửa trước các cựu kỳ thủ như Lê Thị Hương, Ngô Lan Hương, Lý Thanh Phương…(TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Phi Liêm… (Hà Nội)… Kết quả, các nữ kỳ thủ Bình Định đã xuất sắc đoạt Huy chương bạc (HCB) đồng đội nữ. Riêng nữ kỳ thủ Châu Thị Ngọc Giao đã đoạt HCĐ. Chỉ 2 tháng sau (tháng 7-1995), tại Giải Cờ tướng Trẻ – Thiếu niên – Nhi đồng toàn quốc, một lần nữa các kỳ thủ Bình Định lại làm cho làng cờ tướng Việt Nam phải sửng sốt. Tại giải cờ tướng lần này, các kỳ thủ Bình Định đã xuất sắc đoạt 5/10 HCV và 2 HCĐ. Với kết quả trên, các kỳ thủ trẻ Bình Định đã “qua mặt” cả 2 trung tâm cờ tướng mạnh là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để xếp thứ nhất toàn đoàn. Chưa đầy 1 năm sau (1996), Cờ tướng Bình Định lại chứng tỏ sức trẻ trung của mình. Lần đầu tiên, tại Giải vô địch Cờ tướng hạng nhất quốc gia – 1996 tổ chức tại thủ đô Hà Nội, các kỳ thủ Bình Định đã đoạt HCB đồng đội nữ và được xếp thứ nhì toàn đoàn (sau TP Hồ Chí Minh). Trong đó, kỳ thủ Châu Thị Ngọc Giao đã đoạt HCB cá nhân. Riêng “quái kiệt” Nguyễn Minh Trưng, lần đầu tiên tham dự giải đã được phong danh hiệu “Kiện tướng”. Kể từ đó, liên tiếp các năm 1997, 1998, 1999, tại các giải cờ tướng quốc gia, các kỳ thủ Bình Định liên tục gặt hái được những kết quả đáng mừng và giữ vững ngôi vị là một trong những trung tâm cờ tướng mạnh của cả nước. Đặc biệt, riêng 2 nữ kỳ thủ Châu Thị Ngọc Giao và Hoàng Hải Bình thay phiên nhau độc chiếm ngôi vị vô địch (Ngọc Giao vô địch năm 1998, Hải Bình vô địch năm 1999)….
[b]Vượt cản để tạo dựng một thế đứng[/b]
Giữa lúc Cờ tướng Bình Định đang gặt hái được những kết quả khả quan và có một vị trí nhất định trong làng cờ Việt Nam thì bỗng nhiên chững lại và có biểu hiện thụt lùi. Thời điểm “thoái trào” là từ năm 2000. Tại Giải vô địch Cờ tướng hạng nhất quốc gia – 2000, từ ngôi vị “chiếu trên”, Cờ tướng Bình Định trở nên “thất bát”, thậm chí không giành được tấm huy chương nào. Không chỉ có vậy, ngay cả 2 cựu vô địch Châu Thị Ngọc Giao, Hoàng Hải Bình cũng trở nên yếu thế (Giao xếp ở vị trí thứ 6, còn Bình ở vị trí thứ 9). Ở bảng nam, các kỳ thủ Bình Định còn “thảm” hơn. Đơn cử như Văn Dũng xếp thứ 30/38, Quang Nhật: 32/38, Quang Hiển: 35/38 và Tấn Tình: 38/38… Sau đó, làng cờ tướng Bình Định lại liên tiếp gặp những cản trở, khó khăn. Lão kỳ thủ Minh Trưng giã từ “cuộc chơi”. Tiếp theo đó, cựu vô địch Hoàng Hải Bình cũng từ giã làng cờ tướng Bình Định. Điều đáng nói, Hải Bình lại đầu quân cho chính “đối thủ nặng ký của Bình Định” – làng cờ tướng TP Hồ Chí Minh, nên Cờ tướng Bình Định vốn đã khó khăn lại càng trở nên gian khó.
Trước bối cảnh khó khăn, cùng với Ban huấn luyện, HLV Tôn Thất Lương Chính đã từng bước chấn chỉnh đội hình, củng cố lại lực lượng và cải tiến, đổi mới phương pháp huấn luyện, quản lý VĐV… Cứ như vậy, Cờ tướng Bình Định từng bước hồi sinh, phát triển. Liên tiếp các năm 2002, 2003, 2004, Cờ tướng Bình Định lại tạo dựng được vị thế của mình. Vừa qua (10-2004), Giải vô địch Cờ tướng đồng đội năm 2004 tổ chức tại TP Cần Thơ, các kỳ thủ Bình Định đã vào trận với một tinh thần quyết tâm cao. Tham dự giải có 92 kỳ thủ (20 nữ) của 11 đoàn, thuộc các tỉnh, thành, ngành, đơn vị trong toàn quốc. Theo điều lệ giải, các VĐV thi đấu theo thể thức hệ Thụy Sỹ (nam 11 ván, nữ 9 ván). Đội tuyển Bình Định gồm có 10 thành viên (2 HLV, 8 VĐV) tham dự giải, trong đó có 4 kỳ thủ nam và 4 kỳ thủ nữ. Kết quả, đội tuyển Cờ tướng Bình Định đã đoạt HCB đồng đội nữ. HCV đồng đội nữ đã thuộc về đoàn TP Hồ Chí Minh và HCĐ thuộc về đoàn Bộ Công an. Ngoài tấm HCB đồng đội nữ, đội tuyển Cờ tướng Bình Định còn đoạt HCB và HCĐ cá nhân nữ, do công của Hồ Thị Thanh Hồng (HCB) và Châu Thị Ngọc Giao (HCĐ). Với kết quả trên, đội tuyển Cờ tướng Bình Định đã được xếp vị trí thứ ba toàn đoàn.
Có thể nói, giờ đây, làng cờ tướng Bình Định đã tìm lại hào quang xưa và từng bước tạo dựng được thế đứng của mình. Làm gì để thế đứng này luôn luôn bền vững? Đó chính là vấn đề đặt ra đối với Ban huấn luyện bộ môn Cờ Bình Định và cũng chính là trách nhiệm đối với mỗi VĐV cờ tướng tỉnh nhà.
[img]xq155-5.jpg;center;Hoàng Thị Hải Bình nhận cúp bạc tại Giải Vô địch cá nhân cờ Tướng châu Á 2005[/img]