[img]xq605-0.jpg;center;[/img][img]xq605-1.jpg;center;[/img][img]xq605-2.jpg;center;[/img]
Related Posts
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương II Những nguyên tắc cơ bản trong khai cuộc (5)
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 14/05/2006
- 0
[b]V. Khi chưa triển khai đủ lực lượng thì không nên vội tấn công[/b]
Nguyên tắc này coi như “hệ luận” của các nguyên tắc trên, vì nếu chỉ mới triển khai vài ba quân mà vội mở cuộc tấn công thì rất nguy hiểm. Đối phương động binh đầy đủ sẽ bẻ gẫy dễ dàng một cuộc tấn công như vậy. Dĩ nhiên trong một số trường hợp do đối phương dàn quân sơ hở thì ta có thể tranh thủ thời cơ mở đợt tấn công với mục đích gây tổn thất hoặc gây khó khăn cho đối phương.
Sau đây chúng ta xem một số ván do nóng vội tấn công hay phản công khi chưa đủ lực lượng đã thất bại.
[b]Ván 13: Pháo Đầu Bị Nghịch Pháo Phá[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo Đầu Bị Nghịch Pháo Phá
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 0-1
START{
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 P8-7 4. X2.8 X1.1
5. P8.6? P5/1 6. P8/4 P5.5
7. P5.4 P5/2!
DIAG{ #8 RED }
/*Trắng vội đưa Xe tấn công từ nước thứ 4 bị đối phương lên Xe đòi đổi. Nếu Trắng đổi thì thế cờ sớm cân bằng, còn sai lầm đi P8.6 bị sa bẫy của Đen khiến Trắng thất thế.*/
8. X2-9 M3/1
9. X9.1
/*Nếu như Trắng đổi lại 9. P8.3 M1.3 10. P8-3 M8.7 11. P5-4 X9.1 12. P4/5 X9-6 13. X9.1 X6.4, Đen cũng ưu thế thắng.*/
9. … M1.3 10. P8.2 B3.1
11. X9-6 M3.5 12. X6.5 M5.7
13. P8-3 P7-5 14. P3-5 M7/5
15. X6-5 M8.7 16. X5.1 T7.5 }END[/game]
Trắng thắng rõ.
[b]Ván 14: Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo Đầu Bị Thuận Pháo Phá
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 0-1
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1.1 M2.1 4. X1-6 P2-3
5. X6.6 P3.4 6. X6/4? X1-2
/*Đen bỏ Pháo nhằm ám phục 7…P5-3 uy hiếp Tượng và ăn Xe.*/
7. P8-6 X2.8 8. P6.7 P5-3
9. P6-4 M7/6 10. P5.4 Pt-2
DIAG{ #11 RED }
/*Trắng ra quân chưa đầy đủ mà vội tấn công giúp cho Đen vừa chống đỡ vừa đánh trả đòn.*/
11. T7.5
/*Trắng cũng không cứu được nếu như 11.T3.5 P2.3 12.X9.2 X9-8 13.X9-6 X2-4! 14.X6.6 Tg.1 15.T5.7 X4/1 16.X6/7 X8.7, phong tỏa Mã, Đen thắng.*/
11. … P2.3 12. S6.5 X9.2
13. X9.2 B1.1 14. X9-6 P2-1
15. Tg5-6 X2.1 16. Tg6.1 P3-4
17. Xt.4 X9-4 18. X6.5 M6.7
19. X6-3 M1.2 20. S5.4 X2-5
}END[/game]
Trắng chịu thua vì tiếp sau Đen nhảy Mã chiếu bí.
[b]Ván 15: Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo Đầu Bị Bình Phong Mã Phá
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 0-1
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 X9-8 4. M8.9 B7.1
5. P8-7 P2.2 6. X2.6 M7.6
7. X9-8 B7.1 8. X2-4 M6.4
9. B3.1 X1-2 10. P7-6 P8.4
11. X8.4 P8-7 12. T3.1?
/*Trắng từ nước thứ 6 cho Xe qua hà bắt đầu bị đối phương đánh trả, tình thế gay cấn. Đến đây nếu Trắng đi 12. M3/5 thì tình hình còn phức tạp.*/
12. … P2-3
13. X8-6 P3.5 14. S6.5 P3-1
15. Tg5-6 X2.9 16. Tg6.1 X2/1
17. Tg6/1 X8.4 18. X6.3
DIAG{ #18 BLUE }
/*Trắng chưa phối hợp được các quân để tấn công còn Đen thì các quân phối hợp tốt có thể uy hiếp Tướng Trắng để làm thua.*/
18. … X8-2
19. X4-5 T3.5 20. P6.7 Xt-1
21. Tg6-5 X2.5 22. S5/6 X1/1
23. P5-6 X2/1 24. S6.5 P7-3
}END[/game]
Trắng chịu thua.
Cờ tướng – cuộc cải cách phi thường – dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của phương đông (11)
- Tùng Lâm
- 01/04/2006
- 0
[img]xq391-0.jpg;right;[/img]Giới cờ giang hồ Việt Nam đã được định hình khá sớm. Một mặt do nằm giáp với Trung Quốc nên cờ Tướng được truyền bá sang nước ta từ lâu, mặt khác cộng đồng Hoa kiều sinh sống ở nước ta rất đông, nhất là ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hải Phòng… Cờ Tướng là một trong những trò chơi hứng thú nhất của cộng đồng này. Có nhiều gia đình con cháu đều là những danh thủ giỏi. Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng xuất hiện những cao thủ lỗi lạc một thời, ở miền Bắc có Nam Định, Thái Bình, Hà Đông… là những vùng đất sản sinh ra những danh kỳ lừng danh. Miền Trung ít hơn nhưng cũng từng có những danh thủ tiếng tăm. Từ đội ngũ những tay cờ kỳ tài ấy đã xuất hiện như bậc cao thủ ngao du khắp các tỉnh. Đi ít thì những tỉnh lân cận hay một vùng như đồng bằng Nam Bộ hay đồng bằng Bắc Bộ, nhiều hơn là từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Những chuyến đi, những ván đánh của họ một số được ghi lại tới nay, những chuyến đi của họ trở thành những giai thoại thú vị mà các bậc cao niên vẫn còn kể cho tới tận bây giờ.
Có thể kể ra đây trong giới cờ giang hồ một số tên tuổi khá nổi bật như Hứa Văn Hải, Nguyễn Thành Hội, Nguyễn Văn Ngoan, Hà Quang Bố, Trần Quái, Phạm Thanh Mai, Đặng Đình Yến, Nguyễn Thi Hùng, Trần Đình Thủy, Nguyễn Minh Trưng, Trần Văn Ninh… (các tên tuổi bậc nhất của làng cờ Việt Nam đã được nói tới trong các tập của sách “Cờ Tường: Sự tích, Thú chơi, hai thoại”. Chính họ góp phần khuấy động cả phong trào cờ Tướng trên khắp toàn quốc. Không một môn cờ nào khác ở nước ta lại hoạt động sâu rộng, sôi động trong quần chúng và có tiếng vang như thế.
Trình độ cờ giang hồ tuy rất cao, nhưng đó là thời mù tịt thông tin về các đối thủ, nếu có nghe tới ai đó cao cờ thì cũng chỉ là “kiến kỳ thanh bất kiến kỳ hình”, lắm khi gặp nhau đánh nhau vỡ đầu mới hay đó là tên tuổi mình ngưỡng mộ. Sau đây là một vài mẩu chuyện về những cuộc gặp nhau khá thú vị như thế.
Chung Trân là một danh kỳ có tên tuổi, ông đã từng giang hồ sang Việt Nam và đánh thắng nhiều trận khiến tới bây giờ các kỳ thủ Việt Nam cao tuổi vẫn nhớ tới chuyên du đấu ấy. Sau khi chu du Việt Nam bèn quay về Trung Quốc theo đường Quảng Đông. Bấy giờ ở Quảng Đông có một đại cao thủ tiếng tăm lưng lẫy tên gọi là Hoàng Tùng Hiên, là một trong “Tứ đại thiên vương” của vùng này, nhưng Hoàng Tùng Hiên là nhà giàu, có cơ nghiệp đồ sộ nên chẳng cần phải đi giang hồ, chỉ ở nhà mà người tới xin tỷ thí ngày nào cũng có, người nào cũng xưng mình là cao thủ giang hồ nên dần dà Tùng Hiên cũng chẳng còn nhớ được hết những tên tuổi các bậc cao thủ ấy. Vả lại Tùng Hiên phần lớn đều đánh thắng bọn họ. nhiều lẩn chấp cả Mã mà vẫn thắng, nên gặp ai đánh thì đánh nhưng không quan tâm mấy tới tên tuổi hay lai lịch làm gì.
Một bữa có người khách lạ tới dinh Hoàng Tùng Hiên yết kiến và xin tỷ thí. Sau khi phân ngôi chủ khách, bèn ngả bàn cờ ra. Chủ hỏi vậy tiên sinh đinh đánh thế nào? Khách đáp “Tiếng tăm ngài nổi như cồn như sông bể, thế thì hãy chấp tôi Mã!” Hoàng xua tay mà rằng:”ở đây cung có lúc tôi chấp đã nhưng với tiên sinh chưa biết thế nào, tôi không dám, may ra chỉ chấp được một tiên!” Khách đáp: “Thực ra nếu tôi là kẻ ‘nổi danh thì chắc ngài phải biết từ lâu, nam ngài không biết tới tôi thì tôi cũng như muôn người giữa đám loạn quân, ngài không chấp thì tôi đánh làm sao lại”. Rốt cuộc Hoàng đồng ý chấp 2 tiên. Ngày đầu tiên Hoàng Tùng Hiên thua cả, cũng đã lấy làm lại. Sang ngày thứ hai bèn đề nghị chỉ chấp một tiên, khách bằng lòng. Hai người kịch chiến từ sáng tới khuya, Tùng Hiên phải vận hết công lực nhưng rốt cuộc vẫn thua liểng xiểng, mất bao nhiêu là bạc. Đêm về Tùng Hiên không sao ngủ được, biết mình đã gặp phải một tay lão luyện, lại biết cách nhử mình nên trong bụng vừa mừng vừa lo, mừng vì đã lâu mới gặp cao thủ xứng tầm, lo là không biết đùng cách gì để trị người này.
Hôm sau hai bên đánh bằng phân, Hoàng Tùng Hiên cờ tuy không kém, nhưng vừa đuối sức vừa bàng hoàng nên lại thua luôn, mất thêm một khoảng tiền cực lớn, bèn tự nguyện xin ngừng không đánh nữa, bấy giờ mới cung kính hỏi danh tính của khách. Khi biết đó là Chung Trân thì giật mình, lấy làm khâm phục lắm, mới tâm sự rằng từ lâu đã nghe danh mà không giáp mặt. Hai người tứ đó thành bạn cờ. Vào thời đó Quảng Đông còn có một nhân vật cờ xuất chúng nữa là Tăng Triển Hồng. Thế là ba người này cùng nhau làm bá chú cả một vùng cờ rộng lớn, được thiên hạ kính nể đặt cho biệt danh “Việt Đông tam phượng” (ba con chim Phượng Hoàng của đất Quảng Đông).
Cờ Tướng vốn là một trò chơi vô hại nên thời nào cũng được thả nổi cho toàn dân. Chơi cờ chẳng phải xin phép xin tắc bao giờ. Tuy nhiên không phải ai cũng tiếp cận dễ dàng với cờ Không phải là do cấm đoán mà là do trình độ của người chơi. Hãy tới một sân cờ người ở lễ hội: hay thì hay dấy, đẹp thì đẹp đấy, nhưng có người chỉ đứng 5, 10 phút là bỏ đi vì “chán quá, chẳng hiểu gì cả”. Trái lại có lắm người mê mải xem tứ đầu chí cuối, lúc thì thích thú reo hò, lúc thì chép miệng lắc đầu, khi thì hăng máu chỉ trỏ tranh cãi, khi thì cười ồ thoả thích trước nước đi dạt dột của một bên. Người trình độ càng cao, hiểu càng sâu thưởng cái hay cái đẹp mới sướng. Ở những trận tỷ thí giữa các đại cao thủ thì khỏi phải nói, cử nghe tên là kẻo nhau nườm nượp đi xem, xem xong nhớ vanh vách những nước cờ tuyệt diệu ấy suốt đời.
Các đấu thủ khi thượng đài đều rất bảo trọng thanh danh, uy tín của mình. Tuyệt đại đa số các trận tỷ thí đều hết sức trung thực và quyết liệt, mang tinh thần thượng võ rất cao. Vả lại dưới hàng nghìn con mắt tinh tường của khán giả, không mấy cao thủ lại dại dột “múa rìu qua mắt thợ hay mánh lận con đen” để chuốc tiếng xấu cả đời. Có khi một cao thủ thắng cuộc đang hớn hở giơ cao chiếc cúp thì đột nhiên từ trong đám khán giả có người nhảy vọt ra, giằng lấy cúp mà kêu lên “Hãy khoan nhận cúp, xin tỷ thí vơi ta một ván, thắng thì đem cúp về!” Kẻ đoạt ngôi quán quân cũng chẳng muốn mang tiếng hèn nhát ôm cúp rút lui trước kẻ thách thức táo tợn và đầy bản lĩnh kia, thế là một trận cờ nảy lửa mới lại bắt đầu khiến cho người xem lại được hả hê chiêm ngưỡng. Bởi vậy đã từng có không ít những cuộc tranh luận. Người cho rằng cách tổ chức giải cờ quá bài bản hiện nay: nhét hàng trăm đấu thủ vào phòng kín cổng cao tường chẳng ai được xem, quy đinh thời gian thi đấu nghiêm ngặt… đã giết chết bản chất của cờ, không còn kích thích hứng khởi để đấu những ván hay nhất, đẹp nhất mà không quan tâm tới sự thắng thua, đánh mất mối quan hệ giữa khán giả và đấu thủ vốn là tác nhân quan trong trong cuộc chơi đầy tính giao lưu, hội hè, loại bỏ sự thách đố tự nhiên tạo bất ngờ thú vị. Kiểu đánh hiện nay khá là công nghiệp, các đấu thủ đều có đơn vị chủ quản: là kỳ thủ “ăn lương biên chế” hết năm này đến năm khác gặp nhau nhẵn mặt, còn ngoài dân gian dẫu có tài giỏi mấy cũng chẳng thể béng mảng vào. Lắm kỳ thủ thi đấu để giữ chế độ, giữ lương, thưởng… nên họ chơi thận trọng, chặt chẽ, không muốn mạo hiểm, tránh những đòn biến ảo, những nước tài hoa, những thử nghiệm mới mẻ, sáng tạo, nơm nớp sợ thua. Nhiều khi còn thảm hại hơn nữa: các cao thủ hễ đụng nhau là sớm bắt tay hòa để dành sức tiêu diệt những “thấp thủ”. Cuối cùng so kè nhau từng chút hệ số phụ để kiếm thành tích. Cuối cùng là tuy có tài có năng thực nhưng cứ phải nem nép chịu sự “chỉ đạo” cực kỳ vô lý của huấn luyện viên, cam tâm “tự sát” trước những đối thủ dưới cơ, tức là tự hạ nhục mình để phục vụ cho cái gọi là “quyền lợi chung”! Hỡi ôi, còn đâu thôi oanh liệt, hồn nhiên của cờ!
Cờ Tướng Nhập Môn: Chương 2 – I. Những thủ pháp thông dụng, mấy thuật ngữ, giá trị của các quân
- Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị
- 19/10/2005
- 0
Chương 2
I. Những thủ pháp thông dụng, mấy thuật ngữ, giá trị của các quân
Trong cờ Tướng có rất nhiều đòn chiến thuật. Có những đòn phức tạp khó nhìn thấy nhưng cũng có lắm đòn rất đơn giản dễ nhận ra ngay. Người chơi cờ giỏi là người am hiểu tất cả những đòn chiến thuật. Trong từng tình huống thi đấu cụ thể, họ biết chọn đòn nào chơi có lợi nhất, đồng thời họ đi cờ không sơ hở để bị đối phương đánh đòn chiến thuật. Trong thuật ngữ Cờ Tướng, người ta ít dùng “đòn chiến thuật” mà hay dùng “thủ pháp” cũng là một khái niệm để chỉ những cú đánh khéo léo gây tổn thương, bất lợi cho đối phương.
Trong chương này chúng ta sẽ bước đầu tập làm quen với những thủ pháp thông dụng, đơn giản nhưng đây là những yếu tố cơ bản trong chơi cờ. Chúng ta cũng thử tìm hiểu nội dung một số thuật ngữ và bàn về giá trị của các quân.
[b]1. Nước chiếu Tướng[/b]
Một bên đi cờ uy hiếp Tướng đối phương, chuẩn bị nước sau ăn Tướng thì nước đi đó được gọi là “nước Tướng” hay “chiếu Tướng” và bắt buộc đối phương phải chống đỡ.
Vì sao lại chơi nước cờ này?
Vì chiếu Tướng có thể giành thắng lợi nếu đối phương không đỡ được. Nhưng cũng có khi chiếu Tướng để quân Tướng của đối phương phải di chuyển đến một vị trí xấu mà sau này ta có điều kiện bắt bí Tướng dễ dàng hơn.
Hình dưới là các nước chiếu đối phương nếu là lượt đi. Bên Trắng có ba cách chiếu đối phương và bên Đen cũng có ba cách.
[img]xq134-0.gif;center;[/img]
[b]2. Nước đỡ chiếu[/b]
Luật cờ đã qui định: khi Tướng bị chiếu thì bắt buộc phải đỡ nước chiếu đó. Không đỡ được thì bị xử thua.
Bên Đen trong hình dưới đang bị chiếu Tướng và nó có tổng cộng năm nước để đỡ chiếu:
*Tướng chạy trốn (sang trái).
*Lên Sĩ che cho Tướng.
*Chạy Tượng làm Pháo mất ngòi (tiến hoặc thoái).
*Dùng Mã ăn (tiêu diệt) quân đang chiếu Tướng (quân Pháo Trắng).
[img]xq134-1.gif;center;[/img]
[b]3. Nước đánh bí[/b]
Khi một bên dùng các quân chiếu liên tục để đối phương không chông đỡ được hoặc dùng một quân đe doạ trước sau chiếu bí Tướng thì các nước này đều gọi là “nước đánh bí” hay nước hăm bí.
Đây cũng là một thủ đoạn tấn công, thường giành thắng lợi, nếu không thì cũng chiếm ưu thế.
Nếu bên Trắng đi trước thì có thể kéo Pháo về hăm nước chiếu bí tiếp theo (nét đứt đoạn).
Nếu bên Đen đi thì chỉ cần tiến Tốt một nước để doạ nước sau xuống Tốt chiếu hết.
[img]xq134-2.gif;center;[/img]
[b]4. Nước bắt[/b]
Một bên điều quân đến uy hiếp một quân của đối phương, chuẩn bị nước sau sẽ ăn quân bị uy hiếp đó. Nước điều quân trên được gọi là “nước bắt”.
Nước bắt thường dùng tấn công để ăn hơn quân, giành ưu thế hoặc giành tiên thủ.
Trong hình vẽ, nếu Trắng đi thì nhờ nước tiến Xe doạ bắt Pháo Đen. Thực chất của nước này là thực hiện ý đồ đưa Xe đến vị trí tốt chứ đâu dễ gì ăn được Pháo.
Nếu Đen đi thì tiến Xe bắt Mã. Nước này sẽ giúp ăn Mã lời quân, cũng là một kiểu giành ưu thế.
[img]xq134-3.gif;center;[/img]
[b]5. Nước chiếu rút và nước đánh chĩa[/b]
Nươc chiếu rút là lợi dụng việc chiếu rút quân cờ ra tạo nên tình trạng chiếu Tướng để rồi ăn quân đối phương. Xe, Pháo thường phối hợp nhau chơi thủ đoạn này, hoặc cũng có thể dùng Xe, Mã phối hợp chơi chiếu rút được.
Riêng quân Mã có nươc đánh chĩa đôi rất lợi hại. Khi nó nhẩy chiếu cũng có thể bắt quân đối phương. Những đòn tấn công này vừa lời quân vừa giành ưu thế rất dễ.
Hình vẽ cho thấy nếu Đen đi có thể thực hiện nước chiếu rút, kéo Xe về bắt Mã Trắng trong khi Pháo đang hăm chiếu Tướng. Trắng buộc phải lo nước chiếu này thì sẽ bị ăn mất Mã.
Nếu Trắng đi thì có thể dùng Mã đánh chĩa rất độc, nhảy chiếu buộc đối phương chạy Tướng rồi ăn Xe.
[img]xq134-4.gif;center;[/img]
[b]6. Nước chiếu mở[/b]
Đây cũng là dạng khác của “chiếu rút” nhưng nó ít nguy hiểm hơn chiếu rút. Đó là do sau khi một quân trung gian chạy đi, để cho quân phía sau hăm chiếu Tướng thì quân trung gian này có thể lợi dụng đối phương phải đối phó sẽ tiếp tục di chuyển đến một chỗ khác có lợi hơn.
Trên hình vẽ, nếu không có nước “chiếu mở” thì quân Pháo Trắng khó lòng chạy thoát. Nhờ nước chiếu mở này nó mới chạy được và lui về phòng thủ vững chắc.
Đối với bên Đen, cũng nhờ nước chiếu mở mà Đen có thể đi Tốt ngang sang cánh trái mà không sợ đi ngay vào chân Tượng giày và đứng ngay trước mũi giáo Tốt 3 của đối phương mà không hề hấn gì do Trắng phải lo né Tướng. Nước tiếp theo Đen sẽ đi Tốt này tiếp sang cánh phải uy hiếp Mã Trắng, buộc Mã Trắng phải lui về chứ không thể qua sông tấn công được.
[img]xq134-5.gif;center;[/img]
[b]7. Nước đổi quân[/b]
Nước “đổi quân” là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương mà giá trị của quân này cũng tương đương với quân bị mất. Như vậy hai bên đã trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là “đề nghị đổi quân” hay khiêu khích đổi quân.
Thông thường nếu chủ động đổi được quân sẽ dẫn đến có lợi hoặc cải thiện tình hình. Còn nếu bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ chất hoặc kém phân. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.
[img]xq134-6.gif;center;[/img]
[b]8. Nước đeo bám[/b]
Nước đeo bán sử dụng một quân đeo bám theo một quân khác của đối phương. Thông thường quân bị đeo bám này được bảo vệ nên không thể gọi là nó bị bắt. Tuy nhiên do quân đối phương bị đeo bám mãi kiến nó không hoạt động được và cả quân bảo vệ nó cũng không bỏ đi đâu được nên rất khó chịu. Thủ đoạn “đeo bám” là một dạng khống chế khiến đối phương rất khó chơi.
Trên hình vẽ, nếu Trắng đi sẽ dùng Xe đeo bám Tốt cột 8 của Đen khiến quân Xe bảo vệ Tốt này không thể lui về được và do đó không thể đưa Tốt Đen áp lại gần cung Tướng Trắng.
Nếu Đen đi thì cũng có thể dùng Xe đeo bám Pháo Trắng cột 9 để quân Pháo này không thể kéo về đe doạ đuổi Xe ăn Tốt của Đen được.
[img]xq134-7.gif;center;[/img]
[b]9. Nước cản[/b]
Nước cản là một bên dùng quân để ngăn cản một quân khác của đối phương, chủ yếu không cho quân đối phương tấn công. Nước cản là một thủ pháp dùng để phòng thủ đôi khi rất hiệu quả.
Hình vẽ, nếu Trắng đi có thể dùng Tốt cản không cho Xe thọc xuống chiếu hết.
Nếu Đen đi có thể dùng Pháo cản không cho Xe Trắng thọc xuống chiếu.
[img]xq134-8.gif;center;[/img]