[img]xq602-0.jpg;right;[/img][img]xq602-1.jpg;right;[/img][img]xq602-2.jpg;right;[/img]
Related Posts
“Cạm bẫy” kiểu dáng mới
- Đặng Kỳ Ái
- 03/03/2006
- 0
Có những ván cờ kết thúc rất chóng vánh vì một bên “giăng bẫy” đối thủ, và bên kia lại “quyết tâm” lao vào bẫy. Ở những ván cờ của các danh thủ việc giăng bẫy là rất khó. Nguyên tắc chung là phải đưa ra một bố cục giống y như bố cục phổ biến, ai cũng quen thuộc. Thế rồi ở một nước nào đó chỉ sai khác chút ít so với lý thuyết. Đối phương nếu không thẩm định kỹ, cứ “quen tay” đi theo sách vở sẽ dính đòn. Chúng ta xem lại một ván cờ của Đặc cấp quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa trong giải châu Á lần thứ 11 với kỳ vương Singapo.
Ván cờ diễn ra như sau:
[game]
FORMAT WXF
GAME Liễu Đại Hoa – Kỳ vương Singapo
RED Liễu Đại Hoa
BLACK Kỳ vương Singapo
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4
5. B3.1 M2.3 6. B7.1 X1.1
7. P8.2 X4.5 8. T7.9 X1-6
/*Nếu đổi lại: 8… B3.1 9. B7.1 X4-3 l0. P8-7 X3.1 11. P7.3 X3/3 12. P7-3 P2-7. Đến đây cục thế bên hậu không đến nỗi hỏng.*/
9. M3.4 X4-3 10. X9-7 B3.1
11. P5-4
DIAG{ #11 BLUE }
11. … P5-6
/*Vì bên tiên có nước P4.1 bắt chết Xe nên bên hậu phải ly Pháo ra vậy.*/
12. M4/5 P6.7 13. X2.2 X3-2
14. B7.1 X6.4 15. Tg5-4
}END[/game]
Bên tiên được quân thắng thế. Ở nước 13 nếu bên hậu đi: 13… X3-4 14. B7.1 P6/1 15.B7.1 M3/5 16. X7.1 P6-4 17. S6.5, bên tiên có nước P8/4 lại bình 6 được quân thắng thế.
Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Song Pháo phối hợp
[b]2. Song Pháo phối hợp[/b]
Hai Pháo phối hợp làm ngòi cũng làm tăng cao hiệu quả tác chiến. Thế nhưng nêu chúng phối hợp phòng thủ thì hiệu quả rõ, khá linh hoạt. Còn phối hợp tấn công thì khó khăn nếu không có sự tham gia của các quân khác. Ta xem các thế cờ:
[b]Thế 1: Nhất Pháo trúng đích.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Nhất Pháo trúng đích
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5a3/3k3C1/3a5/8C/9/9/9/6h2/5p3/3AK3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1.P1-6! }END[/game]
thắng.
Đây là trường hợp chiến thắng khá lạ, tuy nhiên trong thực tế cũng có lúc thực hiện được nước chiếu bí này.
[b]Thế 2: Hai Pháo nhập cuộc[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Hai Pháo nhập cuộc
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3ak4/3Ca4/e8/2C6/9/6h2/9/9/5p3/4K3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1.P6-8! Tg5-6 2.P7.3 }END[/game]
thắng.
Thế cờ này nhờ Tướng chiếm lộ giữ không cho đối phương lên, xuống Sĩ nên mới đánh bí được.
Sôi nổi cờ tướng ở An Nhơn
- Amin
- 01/12/2005
- 0
[img]xq161-0.jpg;right;Đèo An Khê, Bình Định[/img]Từ một món chơi giải trí rất gần gũi với đời sống con người, cờ tướng đã bước vào lĩnh vực thể thao và trở thành một bộ môn chính danh ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Ở An Nhơn, những người thuộc thế hệ trước hẳn có ít ai không từng được xem những trận cờ tướng quân người của những bậc kỳ thủ nức danh ở khắp nơi tụ về vào những dịp lễ hội và nổi bật lên trên trí nhớ của nhiều người là lão kiện tướng Minh Trưng, người thủ đài. Bằng những “chiêu độc” đầy ngoạn mục, lão kiện tướng Minh Trưng đã từng làm nên những cuộc thắng bất ngờ không chỉ ở An Nhơn mà khắp làng cờ miền Trung. Còn với thế hệ trẻ hiện nay, có lẽ không ai từng một lần nghe đến cái tên Châu Thị Ngọc Giao, con chim đã cất cánh từ làng cờ An Nhơn, bay khắp đất nước, sang đến Pháp, mang về trên đôi cánh tài năng của mình sự vinh quang làm nên niềm tự hào cho tuổi trẻ quê nhà.
Từ những chất “men” ấy, huyện An Nhơn đã dậy lên phong trào chơi cờ tướng sôi nổi. Những cuộc cờ mang tính “cá độ” hoặc giải khây trước đây dần được những người hâm mộ chuyển thành những cuộc giao đấu trí tuệ và lành mạnh. Họ tìm đến với nhau, hình thành lên những CLB cờ tướng tự phát. Có mặt sớm nhất ở An Nhơn là CLB cờ thị trấn Bình Định được thành lập từ năm 1995 và nay đã được trung tâm văn hoá và thể thao huyện quyết định phát triển thành CLB cờ tướng huyện An Nhơn. Sau gần 2 năm hoạt động, những sinh hoạt mang đầy tính lành mạnh và khoa học đã thu hút được đông đảo người ham mê của mọi lứa tuổi ở khắp nơi tụ về. Hiện nay, số thành viên của CLB đã lên đến 45 người. Người cao tuổi nhất là trên 70, người nhỏ nhất là 18 tuổi. Cứ mỗi ngày chủ nhật, các thành viên trong CLB gặp nhau một lần để giao đấu, trau luyện theo luật cờ mới của Liên đoàn cờ VN hoặc để cùng nhau học tập những ván cờ hay được công bố trên báo, trong sách. Thỉnh thoảng, để mở rộng “tầm nhìn” cho các thành viên, ban chủ nhiệm CLB chọn quân “mang chuông đi gióng xứ người” hoặc mời những CLB các huyện khác đến giao hữu. Mới đây nhất, nhân ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6), CLB đã tổ chức một giải cờ tướng thiếu niên, nhi đồng toàn huyện. Về tham gia tranh giải có tất cả 17 kỳ thủ nam và 5 kỳ thủ nữ. Qua những cuộc so tài của các tay cờ “nhí”, những người hâm mộ đã nhìn ra trong đám đàn em của kiện tướng Châu Thị Ngọc Giao đã loé ra những mầm xanh đầy triển vọng như Lê Thị Thanh Nhàn (Đập Đá), Lê Minh Hạnh (thị trấn Bình Định). Mặc dù giải thưởng và tặng phẩm không lớn, nhưng đây là một sự cố gắng lớn của CLB. Qua tìm hiểu, tôi được biết: bởi là một CLB “tự phát” nên mọi chi phí cho hoạt động cũng phải “tự lực”, phải dựa vào số tiền hội phí 2.000đ/người/tháng và tiền quyên góp từ những người hảo tâm và hâm mộ.
Điều đáng nói ở đây là: tất cả những gì đã có kể trên được bắt đầu từ lòng đam mê của anh Chí Thành, chủ nhiệm một hiệu vẽ có danh ở thị trấn Bình Định và nay chủ nhiệm của CLB. Ngồi nói chuyện với anh mà tôi, một kẻ “ngoại đạo”, như bị cuốn vào niềm say sưa của anh về cờ tướng. “Tôi mê cờ tướng từ hồi còn nhỏ lắm anh à ! Không có tiền mua cờ để tập, tôi tìm những con bài “tứ sắc” cắt dán lên những chiếc “nắp ken” làm quân cờ tập chơi. Nỗi mê này đeo đuổi tôi đến lớn, tôi mua mọi thứ sách nói về cờ tướng. Những cuốn sách này theo tôi vào bộ đội để tôi “giải lao” giữa những chặng dừng quân. Ra quân, tôi mở hiệu vẽ. Vừa vẽ, vừa chơi cờ. Chơi ít người buồn, tôi rũ nhiều người cũng chơi rồi hình thành nên CLB cờ tướng thị trấn Bình Định. Càng về sau người tham gia càng đông và trở nên như bây giờ…”. Và theo tôi được biết, nỗi mê ấy của anh cho đến bay giờ vẫn chưa dịu đi, mà dường như có lên “đô” hơn ! Trong suốt mấy năm làm chủ nhiệm CLB, anh dốc toàn tâm, toàn lực, dốc cả… đãy để chăm lo phát triển và cho các hoạt động của CLB. Ngoài thời gian làm nghề sinh nhai là vẽ, là khắc bia mộ, thời gian rỗi anh dành cho cờ tướng. Anh đi liên hệ giao đấu, lục lọi sách báo tìm những ván, những thế cờ hay, cấp quốc gia, quốc tế để cùng những thành viên trong CLB tham khảo, học hỏi và hiện nay anh còn dành thời gian về đêm cho một lớp cờ tướng thiếu nhi miễn phí với 12 em trong dịp hè này. Vẫn chưa chịu dừng ở đấy, trong niềm hưng phấn, anh dự định sắp tới sẽ phát triển thêm nhiều CLB cấp xã, trước mắt là ở thị tứ Đập Đá.
Trong không khí đầy hào hứng của làng cờ An Nhơn hiện nay và với sự nhiệt tâm của những người anh như Chí Thành, chúng ta có quyền tin là quê hương của Châu Thị Ngọc Giao sẽ còn sinh ra nhiều kiện tướng khác cho làng cờ đất nước.