Đây cũng chính là tấm huy chương duy nhất của đoàn VN ở giải đấu này. Trong khi đó, kỳ thủ Cao Ý Bình (Đài Loan) đã thắng Thường Hồng (Úc) để đoạt HCB. HCV thuộc về Triệu Quán Phương (Trung Quốc). Gây thất vọng nhất là đồng đội nam VN với các kỳ thủ Trềnh A Sáng, Nguyễn Thành Bảo, Nguyễn Hoàng Lâm và Nguyễn Vũ Quân khi rớt xuống hạng 4, xếp sau Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Đây là thành tích đáng thất vọng, bởi nếu chơi đúng khả năng VN có thể bảo vệ được thành tích HCB mà mình từng đoạt được. Ở giải U.18 nam, Nguyễn Văn Thi cũng thi đấu không thành công với hạng sau chung cuộc.
Related Posts
“Cờ vỉa” Hà thành
- Cẩm Quyên - Ngọc Lương
- 11/12/2010
- 0
Các tay cờ không cần phải nhờ đến những cuộc “tỉ thí”, hay chờ đến dịp đặc biệt mới có cơ hội thể hiện tài năng và trí tuệ. Bởi cứ ra khỏi nhà và tìm đến một vài quán trà đá quen thuộc là họ gặp “cạ” ngay.
[img]xq571-0.jpg;center;Ngày nào cũng có đông người chơi “cờ vỉa” – Ảnh: Trường Sơn[/img]
Ở Hà Nội hiện nay mọc lên rất nhiều bàn cờ tướng vỉa hè. Có người tranh thủ giờ nghỉ giữa 2 buổi để so tài quanh xới cờ.
Cách đánh mỗi nơi cũng khác nhau tùy vào mục đích và truyền thống, xuất xứ, nguồn gốc của người đánh! Đánh cờ tướng trong khuôn viên công viên Lê Nin vào mỗi buổi chiều là lựa chọn của những người nhàn rỗi.
Đến đây là những người cao tuổi, chiều chiều ra hóng mát, nhân tiện làm một ván cờ để cảm nhận thú vui của tuổi già. Với những người lao động bình dân trong cổng Đình Làng Hậu (Cầu Giấy), đánh cờ là một cách giải tỏa mệt mỏi sau những giờ lao động vất vả.
Nhưng đánh cờ ở Ngõ Trạm thì khác. Ở đây, người tham gia là những thanh niên mới lớn. Bởi đánh cờ là cách họ thể hiện bản lĩnh cũng như trình độ, vị trí của mình, dù đây chỉ là một cuộc chơi mang tính giải trí.
Vì thế mà tại những bàn cờ này, các cuộc tranh cãi sôi nổi thường xuyên diễn ra. Tất cả cùng quay quanh một bàn cờ, cùng hiến kế để hai bên đi những nước… để đời! Người chơi cờ đến đây có thể chơi cờ vui, hay chơi cờ có thưởng.
Ngày ngày, từ 7 giờ sáng, những tay “nghiện” cờ đã “mò” đến quán nước ngay ven hồ Đống Đa tìm đối thủ! Bởi nếu không đến nhanh, rất có thể cái khoảng đất vỏn vẹn có 10 m2 sẽ kín chỗ. Và người không may mắn sẽ phải vác bàn cờ sang khu khác rộng hơn, nhưng không khí thi thố tài năng thì nhạt đi đôi phần!
Anh Khánh, chủ quán nước ven hồ Đống Đa, là người có sáng kiến nghĩ ra cách thu hút khách uống nước độc đáo này. Anh không kinh doanh hay thu lợi gì từ việc cho người chơi mượn bàn và quân cờ. Nhưng đổi lại, anh bán nước được nhiều hơn.
Cái khoảng sân có mái che bé nhỏ của nhà anh chất bao nhiêu két nước ngọt chỉ để phục vụ các khách quý đến đánh cờ.
Đặc biệt khi tất cả các kỳ thủ lẫn chủ quán cùng… “có hứng” thì sẽ mở hội chơi cờ trúng thưởng! Bà cụ bán nước ở khu cờ vỉa ven hồ Đống Đa cho biết, ở đây có những người “sống khỏe” nhờ đánh cờ kiểu này. Từ sáng đến tối, nếu gặp may là họ có thể kiếm được “kha khá” từ tiền thưởng.
Có một điều dễ nhận thấy là cho dù có đánh cờ với mục đích nào thì các kỳ thủ những nơi này vẫn giữ được cái nghĩa khí, cốt cách đúng như bản chất trong môn cờ tướng: quân tử và không bao giờ xảy ra xô xát.
“Hỉ, nộ, ái, ố” trên bàn cờ
Lượn một vòng qua các tụ điểm đánh cờ tướng vỉa hè Hà Nội, có thể bắt gặp một gương mặt vui sướng, hỉ hả vì khi vừa “hạ bệ” được đối thủ gai góc, cũng có khi lại ê chề, sầu thảm do thua cuộc trong mấy ván liền.
Cũng chính tại đây, người ta thấy những câu chuyện cười, những cuộc luận cờ rôm rả không ngớt.
Tại công viên Lê Nin, có một anh chàng ra dáng thư sinh nhưng chiều nào cũng mang “đồ nghề” tới đây để thi thố.
Nhìn cái cách tập trung đánh cờ, có thể thấy chàng ta đang dồn hết tâm sức, trí tuệ cho quân cờ và dường như trong ngày, được đi đánh cờ mới chính là thời điểm anh ta mong đợi nhất. Hỏi ra mới biết, anh ta là “khách quen” của công viên này, nhưng không rõ ở đâu, làm gì, tại sao cứ đi đánh cờ mà không lo công việc? Có người hay đùa trêu chọc: “Anh ta cần gì làm! Có người làm để anh ta chơi cờ rồi!”.
Ven hồ Đống Đa, những người thường xuyên đến đánh cờ toàn ở độ tuổi trung niên trở lên. Trước đây, có nhiều người trong số họ đã từng là “kỳ thủ” của làng cờ tướng Hà Nội.
Được nhiều người chú ý nhất là ông cụ gần 80 tuổi tên Đồng, ở gần hồ Đống Đa. Thay vì vui với con cháu, ngày nào ông cũng tìm đến nơi này.
Đặc biệt cách đánh cờ của ông rất lạ lẫm, mắt cứ nhắm lại, rồi nghiêng nghiêng cái đầu, miệng thì phì phò khói thuốc còn tay chỉ trỏ các quân cờ linh hoạt và chớp nhoáng.
Khi nào cụ nhả khói, cúi đầu, mở mắt là chuẩn bị đánh. Người chơi không phải vì chờ lâu mà đâm sốt ruột hay bực tức cụ. Bởi mỗi nước cờ cụ đi đều làm người đối diện phải kinh ngạc!
Đã ngồi vào bàn cờ là tất cả đều bình đẳng. Cho nên, ngay cả cụ già gần 80 tuổi này cũng giống như những gã 40, rỗi việc tranh thủ làm ván cờ cho đỡ… nhớ!
Vì niềm đam mê của các kỳ thủ lớn như vậy nên chủ quán luôn chuẩn bị trên dưới 20 bàn cờ, có quạt mát gắn trên… thân cây, bóng điện treo dưới mấy tấm bạt.
Thậm chí, ngay cả vào những ngày mưa, dân chơi cờ còn mặc cả áo mưa ngồi đánh cờ – một cảnh tượng đánh cờ bây giờ mới thấy!
Trở thành chiến hữu sau cuộc “tỉ thí”
Đánh cờ tướng ở vỉa hè có rất nhiều kiểu. Nhưng các tay chơi cờ cao thủ hích nhất đánh “cờ úp” để phân tài cao thấp chớp nhoáng, và thử độ phán đoán nhanh nhạy. Nghĩa là các quân cờ được úp dưới một nắp nhựa nhỏ, đi nước bất kỳ rồi mới lật quân và tính tiếp nước đi.
Chơi kiểu này thường xuyên gây bất ngờ, hứng thú và có thêm yếu tố may mắn. Còn các tay chơi chỉ đơn giản muốn thỏa thú đam mê thì hầu hết đều chơi cờ ngửa (cờ đánh bình thường), công bằng và không đánh đố.
Một tay chơi cờ tướng vỉa hè quen thuộc ở hồ Đống Đa từng lê la khắp các ngõ ngách Hà Nội cho biết có nhiều người đã trở thành “chiến hữu” sau khi tỉ thí xong vài ván, bởi “nước cờ thể hiện tính người, các tay chơi cờ tìm thấy nhiều điểm tương đồng chỉ qua nước đi, không cần nói gì”.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương I Khai cuộc – mấy khái niệm cơ bản (2)
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 22/03/2006
- 0
[b]III. Những cơ sở để đánh giá một thế cờ[/b]
Khi tiến hành một ván cờ, luôn luôn phải đánh giá đi đánh giá lại tình hình diễn biến của nó. Đánh giá không phải chỉ để biết ta đang bị động, cân bằng hay chủ động, hoặc đang ưu thế hay kém phân, mà đánh giá còn để biết những chỗ mạnh, chỗ yếu của ta cũng như của đối phương. Từ đánh giá, nhận định đúng thực chất tình hình thế trận, mới có thể đề ra một kế hoạch chơi tiếp ở giai đoạn sau.
Thông thường, nếu đánh giá tổng quát để biết ai ưu thế, ai kém phân, người ta chỉ cần xem xét hai yếu tố nước tiên và thực lực, còn như đánh giá toàn diện đầy đủ các mặt thì phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
[b]1. Vị trí các quân chủ lực[/b]
Xem xét vị trí các quân chủ lực gồm các quân Xe, Pháo và Mã là để thấy chúng có khả năng kiểm soát các đường ngang, đường dọc hoặc các điểm trên bàn cờ. Nếu các quân kiểm soát được nhiều đường nhiều điểm và có tính cơ động cao thì đó là chúng có vị trí tốt, có thể tiến sang tấn công hoặc cần thiết có thể quay về phòng thủ.
Ở đây không dừng lại sự đánh giá một cách chung mà cần thiết phải đánh giá vai trò, tác dụng từng quân cờ của ta cũng như của đối phương. Khi mới học chơi cờ, ta biết sức mạnh của một Xe bằng hai Pháo hoặc bằng hai Mã cộng với một Tốt. Đó là đơn thuần so sánh sức mạnh vốn có của các quân mà không nói gì đến vị trí của chúng. Nhưng khi tiến hành trận đầu thì các quân luôn đứng ở những vị trí khác nhau, có quân ở vị trí tốt, có quân ở vị trí xấu. Như vậy việc so sánh sức mạnh giữa các quân phải căn cứ vào sức mạnh và vị trí của nó tức là lực và thế của nó. Như nói Xe 10, Pháo 5, Mã 4,5; đó là sức mạnh vốn có hay là “lực” của từng quân, còn vị trí của nó đứng sẽ tạo nên một cái “thế” riêng biệt. Ta thấy lực của một quân cờ có thể tăng thêm hoặc giảm đi do thế đứng tốt hay xấu. Trong từng ván cờ cụ thể, ta thấy đôi khi Mã mạnh hơn Pháo hoặc mạnh hơn Xe, thậm chí Tốt có khi mạnh hơn cả Pháo lẫn Xe.
[i]Lạc nước, hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời, một Tốt cũng thành công.
(Thơ Hồ Chủ tịch)[/i]
Để giúp người mới học chơi cờ biết được sức mạnh vốn có của các quân, những nhà nghiên cứu đã đưa ra một bảng so sánh như sau:
Nếu khởi đầu lấy con Tốt làm chuẩn để định giá trị sức mạnh của nó là 1 thì các quân khác có giá trị so sánh là:
* Mã 4,5
* Pháo 5
* Xe 10
* Sĩ 2
* Tượng 2,5
* Tướng không định được, vì mất Tướng bị xử thua nên không thể so sánh. Tuy nhiên trong một số trường hợp Tướng cũng có thể trợ công khiến nó có giá trị bằng một trong ba loại quân chủ lực.
Nói Tốt có sức mạnh là 1 nhưng khi đã qua hà phải đánh giá sức mạnh của nó là 2. Trường hợp có hai Tốt qua hà mà chúng liên kết được với nhau phải thấy sức mạnh nó tăng lên, không phải 2 + 2 = 4 mà phải là 4, 5 hoặc 5, nghĩa là tương đương sức mạnh của một Mã hoặc một Pháo. Còn con Tốt đầu cũng phải thấy nó quan trọng hơn các con Tốt khác. Không phải chỉ có các Tốt qua hà liên kết mới tăng thêm sức mạnh mà các quân chủ lực có chỗ đứng tốt, liên kết phối hợp nhau, sức mạnh của chúng cũng được nhân lên nhiều hơn, khác hẳn với trường hợp chúng đứng riêng lẻ, tản lạc. Với bảng giá trị trên cho phép các đấu thủ tính toán thiệt hơn khi đổi quân, nhưng đó chỉ là sức mạnh ban đầu, còn sức mạnh thực tế thì phải xem xét kỹ vị trí của từng quân trong một thế cờ cụ thể. Không thể đổi một con Mã hay lấy một con Pháo dở thậm chí lấy một con Xe dở mà tưởng là lời chất để rồi xổng mất ván cờ.
[b]2. Yếu tố lực lượng[/b]
Lực lượng là một yếu tố quan trọng thường quyết định thắng lợi của ván cờ. Nếu không có những tình huống sơ hở để bị các đòn phối hợp chiếu bí thì thường bên nào hơn quân hoặc hơn chất sẽ giành thắng lợi cuối cùng. Như Xe, Pháo, Mã phải thắng Xe, Mã bền Sĩ, Tượng hoặc Xe, Pháo và một Tốt phải thắng Xe bền Sĩ, Tượng.
Tuy nhiên như trên đã nêu, quân cờ bao giờ cũng có lực và thế cho nên không phải chỉ tính sức mạnh đơn thuần bằng quân số. Điều này giải thích vì sao có nhiều ván cờ đông quân hơn mà thua, ít quân hơn mà chiến thắng, đó là do thế cờ quyết định. Mà thế cờ là do nhiều quân tạo nên, chúng liên kết phối hợp nhau làm tăng sức mạnh của chúng. Do đó yếu tố lực lượng thường được nêu ra sau yếu tố vị trí của các quân.
Thế nhưng cũng không nên cường điệu quá đáng yếu tố vị trí và đánh giá thấp yếu tố lực lượng. Có thể trong giai đoạn khai cuộc và trung cuộc thì yếu tố vị trí các quân giữ vai trò chi phối nhưng khi chuyển sang giai đoạn tàn cuộc thì yếu tố lực lượng càng lúc càng nổi rõ hơn.
Trong khi xem xét yếu tố lực lượng không thể xem nhẹ vai trò của các quân Tốt. Tạm thời một lúc nào đó, các Tốt chưa đóng vai trò gì đáng chú ý, nhưng khi bắt đầu kết thúc giai đoạn khai cuộc, chuyển qua trung cuộc thì các Tốt thường nổi lên như những nhân tố quan trọng, thậm chí quyết định thắng, bại hay hòa trong giai đoạn trung tàn. Nêu điểm này để thấy, ngay trong giai đoạn khai cuộc các danh thủ thường đặt mục tiêu giành thế chủ động và kiếm lời Tốt là tốt lắm rồi.
[b]3. Yếu tố hệ thống phòng thủ[/b]
Đánh giá một thế cờ phải đánh giá cả hệ thống phòng thủ của hai bên. Hệ thống phòng thủ chủ yếu là nói vai trò của các quân Sĩ, Tượng, cả Tốt đầu và 1-2 quân chủ lực bảo vệ, che chở chúng. Nếu chúng được bố trí trong thế liên hoàn, gắn bó chặt chẽ nhau để nương tựa nhau, bảo vệ cho Tướng là một hệ thống phòng thủ mạnh và ngược lại là một hệ thống phòng thủ tồi, có khiếm khuyết.
Một bên có thể hơn về lực lượng nhưng không chắc giành được thắng lợi nếu đối phương có hệ thống phòng thủ vững chắc. Còn một bên tuy lực lượng ít hơn nhưng có khả năng giành chiến thắng do hệ thống phòng thủ của đối phương sơ hở hay sứt mẻ, không đủ sức chống đỡ.
Với kinh nghiệm trận mạc, các danh thủ có nhiều cách công phá các hệ thống phòng thủ, từ tấn công chính diện đến tấn công cánh. Nếu cần thiết, họ bỏ Mã đổi lấy Tượng, thậm chí bỏ cả Xe đổi lấy Sĩ để làm cho thế phòng thủ của đối phương yếu đi rồi phối hợp quân tiến lên chiếu bí. Tuy nhiên không phải bao giờ hi sinh quân để phá hệ thống phòng thủ của đối phương cũng đều giành được thắng lợi. Trong từng thế cờ cụ thể, mới thấy rõ lúc nào hi sinh là đúng, lúc nào hi sinh là không đúng và cũng từ những kiểu tấn công này, những tay cờ chơi thường xuyên có nhiều kinh nghiệm, hiểu sâu bản chất của những hệ thống phòng thủ, phân biệt được thế nào là phòng thủ vững chắc, thế nào là phòng thủ kém hiệu quả. Có nhiều hệ thống phòng thủ, đôi khi nhìn bề ngoài tưởng là yếu kém nhưng lại đảm bảo hiệu quả hơn hết, ngược lại có một số hệ thống phòng thủ với các quân liên hoàn nhưng đó lại là hiện tượng bên ngoài, chỉ vững chắc tạm thời mà thôi; khi đối phương hi sinh quân, đột phá thì toàn bộ hệ thống tan rã rất nhanh chóng. Đây là những vấn đề rất lý thú mà phần sau chúng ta sẽ khảo sát trực tiếp trong những ván cờ minh họa ở chương II và III.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Pháo đầu đối với bán đồ nghịch Pháo – Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 03/10/2006
- 0
[b]1. SAU HAI NƯỚC VÀO NGHỊCH PHÁO[/b]
[b]Biến chung:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo – Biến chung
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7
2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P2-5
DIAG{ #4 RED }
}END[/game]
[b]Biến 1:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo – Biến 1
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P2-5 4. X2.6 P8-9
5. X2-3
DIAG{ #5 BLUE }
/*Nếu Trắng đổi Xe thì mất quyển chủ động : 5. X2.3 M7/8 5. X9.1 M2.3 7. X9-2 X1-2 8. M8.7 M8.7 9. X2.5 P5-4 10. B7.l T3.5 11. P8-9 X2.4 12. X2/2 S4.5 13. X2-5 B7.1 14. B5.l M7.6 15. X6/1 P4/2, Đen ưu.*/
5. … X8.2
6. X9.1
/*Trắng còn có các phương án quan trọng khác là: 6. M8.7; hoặc 6. M8.9; hoặc 6. P8.2; hoặc 6. P8-6. Tất cả đều đưa đến tình huống đôi công phức tạp.*/
6. … M2.3
7. P8.2 X1-2
/*Đen có thể chơi 7… P9/1 8. P8-3 P9-7 9. X3-4 M7.8 10. P3.5 S6.5 l1. X4.2 P7.1, tình thế còn phức tạp.
Đen cũng có thể 7…B3.1 8. P8-3 X1-2 9. M8.9 M3.4 10. X9-4 X2.5 11. X4.7 X2-5, còn phức tạp.*/
8. P8-7 M3/5
9. M8.9 P9/1 10. X9-4 P9-7
11. X3-4 P5.4 12. M3.5 M5.6
13. M5.3 M6/5 14. M3.4 X8/1
15. X4-8 X2-1 16. P7-9 T3.1
}END[/game]
[b]+-[/b]
[b]Biến 2:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo – Biến 2
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P2-5 4. M8.7 X1.1
/*Đen còn có các phương án 4… X1-2 hoặc 4… M2.3; hoặc 4…P8.4, tất cả đều đưa đến tình thế đối công căng thẳng.*/
5. X9-8 M2.3 6. B7.1 P8.4
7. B3.1
DIAG{ #7 BLUE }
/*Nếu như Trắng đi 6. P8-9 X1-4 7. B7.1 X4.3 8. X8.8 B7.1 9. X2.8 M7.8 10. X8-4 S4.5 11. X2/2 P5-5 12. B5.1, Trắng vẫn còn chủ động.*/
7. … X1-8 8. P8.1 P8-2
9. X2.8 X8.1 10. X8.3 X8.5
11. M3.4 X8/2 12. M4.3 B3.1
13. X8.3 P5-6 14. X8-7 T3.5
15. B7.1 X8-3 16. X7/1 T5.3
}END[/game]
[b]+-[/b]
[b]Biến 3:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo – Biến 3
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P2-5 4. M8.9 M2.3
5. P8-7
DIAG{ #5 BLUE }
/*Trắng còn có các phương án khác là: 5. P8-6 B3.1 6. P6.5; hoặc 5. P8.2 B7.1 6. X2.4 P8-9 7. X2.5; hoặc 5. X9-8 X1-2 6. X2.4 P8-9 7. X2-5, các phương án này đều đối công.*/
5. … P8.4 6. B3.1 X1-2
7. P7.4 X8.4 8. X9-8 B7.1
9. X8.9 M3/2 10. M3/1 P5.4
11. S6.5 P8-7 12. X2.5 M7.8
13. B3.1 M8.9 14. Tg5-6 T3.5
15. B9.1 M2.4 16. P7-1 T5.7
}END[/game]
[b]+=[/b]
[b]Biến 4:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Sau Hai Nước Vào Nghịch Pháo – Biến 4
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P2-5 4. P8-6 X1.2
5. M8.7 X1-4 6. S6.5 M2.3
7. X9-8 X4.4
DIAG{ #8 RED }
/*Nếu Đen đi 7…P8.4 8. B7.1 B7.1 9. P6.2 P5/1 10. P5-6 X4-6 11. T7.5 P8/2 12. X8.8 P5.8 13. P6-2 Pt.5 14. P2.5 M3/5 15. P6.6 M5.8 16. P6/2 S4.5, tình thế còn phức tạp*/
8. X8.8 P8.4
9. X8-3 M3/5 10. T3.1 B7.1
11. X3-4 X8.4 12. B7.1 P5.4
13. P6/2 P5/2 14. M7.8 P8.1
15. M8.7 M5.4 16. X4-6 P8-5
}END
[b]-+[/b]