[img maxheight=200 maxwidth=200 ]xq528-0.jpg;right;Đào Cao Khoa 1999 (ảnh Võ Tấn)[/img]Đào Cao Khoa đã giành được ngôi vô địch Cờ tướng quốc gia Việt Nam năm 1999. Anh cũng đã giành được danh hiệu Quốc Tế Đại Sư. Anh đoạt huy chương bạc đồng đội Giải cờ tướng châu Á năm 2004 tại Bắc Kinh.
Related Posts
Không quân tấn công mà đánh thắng
- Phạm Hồng Nguyên (sưu tầm và biên soạn)
- 19/08/2005
- 0
[fen]rh1aka1hr/9/1c5c1/p1p1p1p1p/9/9/9/9/9/2EAKAE2 w - - - 1;right;Bên Xanh Xe Pháo Mã Tốt còn đủ. Bên Đỏ không còn lấy một quân Tốt. Có thể sắp lại các quân trên để Đỏ thắng không?[/fen]Trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa, có một tích rằng Khổng Minh dùng kế “Thành không” (hay “Không thành kế”), chơi đàn trên cổng thành với vài người hầu, cửa mở toang, không hề có quân mà vẫn làm cho quân Tào Tháo hoảng sợ chạy toán loạn. Dù không có lấy một người lính, Khổng Minh vẫn bảo vệ được thành, đẩy lui được quân địch.
Bài đố vui đặt ra là liệu chúng ta có thể dựng lại tích đó trên bàn cờ được không? Hình bàn cờ bên cho thấy một sự chênh lệnh lực lượng đáng sợ. Bên Xanh còn đầy đủ toàn bộ Xe Pháo Mã Tốt Sĩ. Chỉ thiếu cặp Tượng. Tổng cộng đến 14 quân. Ngược lại, bên Đỏ chỉ còn bộ Sĩ Tượng giữ nhà, không còn lấy một quân Tốt để vượt sông (không còn quân tấn công). Trong điều kiện bình thường, tướng Xanh có thể nhởn nhơ rong chơi mà không sợ Đỏ đánh vào cung cấm – tệ lắm là hòa chứ không thể thua được.
Một tác giả người Trung Quốc đã xếp đặt được thế cờ này như hình dưới. Mời các bạn thưởng thức.[fen]3aka3/4h4/9/6p2/9/2E6/9/3A4E/ppphK4/rcrpcA3 w - - - 1;center;Dù không còn lấy một quân tấn công, bên Đỏ vẫn thắng (đi trước hay sau đều được)[/fen]
[b]Còn thế cờ nào nữa không?[/b]
Điểm mấu chốt của thế cờ là Đỏ thắng nhờ bên Xanh hết nước đi. Hết nước đi trong khi nó còn nhiều quân thì thật không dễ. Muốn vậy phải làm sao các quân Xanh cản trở và khóa lẫn nhau không nhúc nhích được. Bình thường Tướng Xanh có thể tự do đi lại trong cung. Muốn nó hết nước đi phải nhốt nó lại bằng chính các quân của nó rồi khóa chặt chúng lại – nhờ luật hai Tướng không được thấy mặt nhau. Ở đây bộ khóa là hai Sĩ một Mã – cái khóa cơ bản như bàn cờ dưới.
Một khi đã có khóa này rồi, chúng ta có thể thêm các quân Xanh khác sao cho chúng không thể hoạt động được hoặc sớm muộn cũng bị tiêu diệt. Ví dụ dưới đây là hai trong các thế đó.
[fen]3aka3/4h4/9/9/9/9/9/9/4K4/4h4 w - - - 1;center;Đỏ đi trước thắng[/fen] | [fen]3aka3/4h4/9/6p2/2p6/6E2/9/E2Kh4/9/3AcA3 w - - - 1;center;Đỏ đi trước thắng[/fen] |
Khi đã có thêm thế mới, bạn có thể dễ dàng chế biến tiếp để có thêm hàng loạt thế “nhái”. Đơn giản nhất là hoán đổi một số quân cờ trong thế cờ trên là ta đã có thế mới.
[fen]3aka3/4h4/9/6p2/9/2E6/9/3A4E/pppcK4/rcrphA3 w - - - 1;center;Thế mới nhờ hoán đổi Pháo và Mã[/fen]
[html]
Bạn đọc ưa thích cờ thế hay các ván cờ thú vị nên xem thêm:
Tham khảo |
[/html]
Cờ người – môn thể thao truyền thống ngày xuân
- T. Dương
- 09/02/2006
- 0
[img]xq396-0.jpg;left;Cờ người luôn thu hút đông đảo người xem và cổ vũ[/img]Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Cờ người thường thu hút đông đảo người xem và cổ vũ bởi đây là môn thể thao giải trí rất sinh động và hấp dẫn. Thông thường, nơi diễn ra trận Cờ người là sân đình của làng. Trên thực tế, Cờ người là tên gọi khác của môn Cờ tướng, gồm 32 quân, mỗi bên 16 quân (trong mỗi bên có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, tướng nữ còn gọi là tuớng Bà). Nhưng khác với Cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi Cờ người cũng vẫn là luật lệ của Cờ tướng nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người.
Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau : đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.
[img]xq396-1.jpg;right;Quân cờ là những nam thanh, nữ tú được chọn lựa kỹ càng[/img]Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán về từng nước đi. Khi thế cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao và khi người chơi có một nước đi xuất thần, cả sân đều ồ lên tán thưởng. Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm.
Bên cạnh sự tinh tế, trầm tĩnh thiên về trí tuệ, Cờ người cũng có sự hấp dẫn về tính động. Cờ người, đặc biệt là ở miền Nam còn được lồng ghép các động tác võ thuật nên có những nét hấp dẫn riêng. Thời kỳ đầu, các quân cờ chỉ khi triển khai các nước hoặc “ăn” quân của đối phương thường múa một vài động tác võ thuật chiếu lệ như diễn tuồng. Nhưng với ý tưởng mong muốn các ván Cờ người phải thật sự cuốn hút nên 32 quân cờ biểu diễn phải là 32 võ sinh có đẳng cấp về võ thuật. Những đòn thế võ thuật được các cao thủ trình diễn đã chinh phục và thu hút người xem. Môn Cờ người lúc này đã sôi động hơn rất nhiều bên cạnh bản chất tĩnh lặng suy nghĩ như vốn có.
Ngày xuân, bên cạnh sự náo động của các trò chơi mang tính thể thao dân gian khác như đánh đu mang đầy tính chất hào hứng và lãng mạn hay cuộc chọi gà, chọi trâu đầy sôi động, kịch tính hoặc những trận đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, thì cái đẹp của sân Cờ người chính là sự tinh tế, trầm tĩnh, có tác dụng nuôi dưỡng những giá trị tinh thần dân tộc. Cờ người với bản chất vốn có của mình cũng tạo nên sự cân bằng đối với các cuộc đua tài sôi động khác, đồng thời bổ xung và nâng cao giá trị văn hoá, thể thao truyền thống của các lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu truyền.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Pháo quá cung bị Pháo đầu phá (kiểu mới)
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 13/02/2007
- 0
[b]2. PHÁO QUÁ CUNG BỊ PHÁO ĐẦU PHÁ (KIỂU MỚI)[/b]
[b]Biến chung:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo quá cung bị Pháo đầu phá (kiểu mới) – Biến chung
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-6 P8-5
2. M2.3 M8.7
DIAG{ #3 RED }
}END[/game]
[b]Biến 1:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo quá cung bị Pháo đầu phá (kiểu mới) – Biến 1
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-6 P8-5
2. M2.3 M8.7
3. S4.5 X9-8
DIAG{ #4 RED }
/*Đen còn hai khả năng khác:
*Một là 3…X9.1 4. X1-2 M2.3 5. M8.9 X9-4 6. X2.6 B5.1 7. P6-5 M3.5 8. P8.4 P5/1 9. P8-5 M7.5 10. X2-3 P2-5 11. X3-4 B5.1 12. B5.1 M5.3 13. B5.1 M3.4 14. B5.1 Pt.5 15. T3.5 X1-2 16. X9.1 X2.5 17. B5.1, Trắng hơi ưu.
*Hai là 3…M2.3 4. T3.5 X9-8 5. X1-4 X8.4 6. X4.7 M7/8 7. X4/3. B3.1 8. X4-5 S4.5 9. M8.9 B1.1 10. P8.4 X1.3 11. P8-3 B5.1 12. P3/2 X1-2 13. B9.1 B5.1 14. B5.1 M3.5 15. X5/1 P5.3 16. B9.1 P2-9 17. B9-8 X2-1 18. X5-4 X1-4, cân bằng.*/
4. T3.5 M2.3
DIAG{ #5 RED }
5. X1-4 B3.1
/*Đen cũng thường chọn các phương án khác:
*Một là 5…X8.4 6. X4.7 M3/5. 7. X4/3 B3.1 8. X4-6 M5.3 9. M8.7 S4.5 10. X6.2 P5-8 11. B7.1 T3.5 12. B7.1 X8-3 13. M7.8 P5.1 14. X6.2 X1-4 15. X6.1 S5/4. 16. B3.1 P2-1, cân bằng.
Hai là 5…B7.1 6. M8.7 S4.5 7. B7.1 P5-6 8. M7.6 T3.5 9. P8-7 X8.5 10. M6.7 P2.4 11. B3.1 X8/1 12. X9-8 P2-3 13. B3.1 X8-7 14. M716., Trắng ưu.*/
6. M8.9 X8.4
7. X9.1
/*Nếu như 7. P8.4 M3.2 8. P8-3 T7.9 9. B3.1 B1.1 10. X4.4 X1.1 11. X9.1 X1-8 12. B9.1 B1-1 13. X4-9 Xs-5 Đen dễ chơi.*/
7. … P2-1 8. P8.4 X1-2
9. P8-7 B5.1 10. X4.6 B5.1
11. B5.1 M3.5 12. M9/7 P5.3
13. M7.6 X2.3 14. P7.2 X2/2
15. P7/2 X2-6 16. X4.2 M5/6
}END[/game]
[b]∞[/b]
[b]Biến 2:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo quá cung bị Pháo đầu phá (kiểu mới) – Biến 2
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-6 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. M8.9
DIAG{ #3 BLUE }
/*Nếu Trắng chơi 3. T3.5 X9-8 4. S4.5 M2.3 5. M8.7 B3.1 6. X1-4 M3.4 7. B7.1 B3.1 8. T5.7 P2-3 9. T7/5 X1-2 10. M7.6 X2.7 11. P6.3 X8.7 12. X4.2 B7.1 13. X9.2 X2/2 14. M5/7 X2.3, Đen ưu.*/
3. … M2.3 4. T3.5 B3.1
5. S4.5 M3.4 6. X1-4 M4.5
7. P8.1 M5.7 8. P6-3 X1.1
9. M9/7 X1-4 10. X9.2 X9.1
11. X9-6 B5.1 12. X4.4 X4.6
13. P3-6 X9-8 14. M7.6 B5.1
15. X4-5 P2.1 16. X5-4 M7.5
}END[/game]
[b]=+[/b]
[b]Biến 3:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo quá cung bị Pháo đầu phá (kiểu mới) – Biến 3
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-6 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. X2.6
DIAG{ #4 BLUE }
/*Nếu Trắng chơi 4. M8.9 X9-4 5. S4.5 M2.3 6. P8.2?! X4.4 7. P8-7 P2.5! 8. T3.5 M3/5 9. X9-8 X1-2 10. B9.1 X2.6 11. B3.1 P5-2 12. T5/3 B3.1 13. P7-8 Pt-7, Đen lời quân chiếm ưu.*/
4. … X9-4
5. S4.5 B7.1
/*Nếu Đen đi 5…B3.1 6. X2-3 M2.3 7. T7.5 P5/1 8. M8.9 X4.1 9. P8.2 X4-6 10. P8-5 P2.5 11. P5.4 S4.5 12. X3/2 X1-2 13. X9-8 T3.5 14. B9.1 P2/3 15. B7.1 M7.8 16. B7.1 T5.3 17. X4-7, Trắng ưu.*/
6. X2-3 M2.1
7. M8.9 P5-3 8. P8-7 T7.5
9. X9-8 X1-2 10. X8.4 P2.1
11. X3-2 B1.1 12. T3.5 X4.3
13. X8-4 P2-1 14. P6.2 S4.5
15. P7-6 X4-6 16. X4.1 M7.6
}END[/game]
[b]=[/b]
[b]Biến 4:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo quá cung bị Pháo đầu phá (kiểu mới) – Biến 4
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-6 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 M2.3 4. X2.4
DIAG{ #4 BLUE }
/*Trắng có thể chơi 4. S4.5 X9.1 5. X2.4 X9-4 6. M8.7 B5.1 7. B7.1 X4.5 8. P6-4 X1.1 9. P4.1 X4/3 10. P4.4 X1-3 11. P8-9 X4-6 12. P4-7 X3.1 13. X9-8 B3.1 14. B7.1 X3.2 15. M7.6 P2-3 16. T7.5 P5/1 17. X8.5 X3.2 (hoặc X3-2 18. M6.8 P3.5 cũng được) 18. X8-5 X3-4, cân bằng.*/
4. … X9.1
5. M8.7
/*Trắng nhảy Mã hơi yếu, muốn đối công thì 5. X2-7 X9-4 6. S6.5 P2/1 7. T7.5 P2-3 8. X7-8 B7.1 9. B9.1 M7.6 10. P6/2 B3.1, Đen dễ chơi hơn.*/
5. … X9-4 6. B7.1 X4.5
7. P6-4 B5.1 8. S6.5 M3.5
9. T7.5 X1.1 10. P8-9 X1-6
11. X2-6 X4/1 12. M7.6 B5.1
13. M6.5 M7.5 14. B5.1 X6.5
15. X9-6 X6-7 16. B5.1 P5.2
}END[/game]
[b]=+[/b]