Vạ vật Tướng Sĩ Tượng

Ngày nay, người ta có thể gặp các trận đấu cờ ở khắp nơi, song thường là ở các hàng nước. Nhất là khi chủ quán lại là người thích chơi cờ tướng: có hàng nước chỉ có một bộ quân cờ, khi có người chơi thì người khác phải đợi. Mọi người ngồi xung quanh xem rồi bàn tán. Ban đầu chỉ là chơi đề giải trí. Rồi thua thì cay mũi thách đố. Có đám vì thế mà cãi nhau tức khi ném cả bàn lẫn quân ra đường. Quân cờ bây giờ cũng rẻ, mất bộ này người ta mua bộ khác. Có quán nước có đến gần chục bộ quân. Người chơi đông ngồi chiếm chố trên vỉa hè.

Một quán nước muốn hội tụ được nhiều người chơi cờ thì yếu tố hàng đầu là địa điểm thuận tiện. Sau đó cần phải có một kỳ thủ có trình độ cao gác cửa. Cờ tướng là một môn chơi rất lạ. Càng thua người ta càng thích thi đấu. Vì vậy một quán nước không có cao thủ dễ làm người ta chán. Ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm trước đây có 3-4 quán nước. Các quán đều có bàn cờ nhưng chỉ riêng quán ông C. là đông người đến nhất.
Hàng nước của óng đặt gần cổng bệnh viện, cán bộ, bệnh nhân vào khám bệnh tiện thể nghỉ chân uống nước, làm dăm ván cờ giải trí. Chính ông chủ cũng thích chơi cờ nên các cao thủ hay ghé thăm. Quán bên cạnh không có danh thủ đến nên rất ít khách. Có một thời quán nước ở dốc Thọ Lão nổi tiếng trong làng cờ. Đó là lúc mà danh thủ trẻ Nguyễn Văn Chiến đang nồi lên. Ở Bạch Mai cũng có một quán được ghi nhận sự ra lò của danh thủ Bùi Khắc Hưởng. Tại Bờ Hồ, gần Câu lạc bộ Thống Nhất cũ người ta hay nói đến danh thu Phùng Thế Hà. Vì ông hay chữa xe đạp ở đây nên anh em gọi ông là Hà bơm. Gần đây hơn quán nước ở khu Kim Liên đã cống hiến cho Hà Nội nhóm danh thủ Bùi Dương Trân, Vũ Huy Cường; quán nước ngõ Trạm ghi nhận thành tích của Nguyễn Thế Trì. Có thể kế hầu hết danh thủ ở Hà Nội đều vào nghiệp cờ từ một quán nước nào đó.

Vào những ngày mới giải phóng Thủ đô, bên hồ Hoàn Kiếm có câu lạc bộ Thống Nhất . Tại đây người ta để chục bàn bóng bàn và biến dãy bàn dài để chơi cờ tướng. Sau này CLB giải thể, đất bị lấy để xây nhà ăn, cửa hàng. Những ngươi hâm mộ cờ tướng không có chỗ chơi dạt ra ven hồ. Các cụ già về hưu sáng sáng ra tập thê dục, tập võ, nghỉ ngơi cũng ngả bàn làm mấy ván. Bờ Hồ trở thành một câu lạc bộ thể thao nhộn nhịp tấp nập từ sáng đến tối. Cũng có những người đôi khi chơi cờ ăn tiền, song thông thường các cặp chơi chỉ làm quen nhau ở đây, muốn chơi ăn tiền họ kẻo nhau về nhà. Đơn giản là để khỏi lộ những nước đi phải rèn luyện nhiều mới có. Có những người sống bằng nghề bầy cờ thế cũng đến Bờ Hồ. Ông già, thanh niên, trẻ con nhiều người thấy bàn cờ có vẻ dễ ăn nên đặt tiền vào đánh, thường là thua. Các thế cờ chủ yếu là thế hòa, nhưng nếu đi sai một nước là thua. Do công an và lực lượng giữ trật tự dẹp nên gần đây hiện tượng này giảm hẳn. Song tại các lễ hội ở các xã ngoại thành người bầy cờ thế vẫn nhiều.

Cờ tướng phát triển ở Việt Nam có sắc thái khác với Trung Quốc. Ở Trung Quốc người ta coi cờ tướng là môn thể thao trí tuệ. Vì vậy họ có chế độ đãi ngộ giống như các bộ môn thể thao khác. VĐV được học bài bản có Trung Quốc kỳ viện nghiên cứu về cờ. VĐV được phong cấp và hưởng lương . Vì vậy VĐV hay tập trung ở lớp học hoặc CLB thi đấu với nhau, đương nhiên có thi đấu ăn tiền. Họ không ra ngoài đường chơi cờ vạ vật. Việt Nam từ xưa phát triển cờ tướng nhằm mục tiêu phát triển văn hóa và xây dựng lối sống trong cộng đồng. Từ xưa ở nước ta đã có cờ người trong các lễ hội.

Cho đến nay, ở nước ta không có cơ quan nghiên cứu cờ tướng, các VĐV phải tự kiếm sống và đấy là lý do nhiều người phải chơi cờ ăn tiền, thường vào khoảng 2.000 – 5.000 đ/ván. Có những người dư dật ngày nào cũng chơi, mỗi ván 20.000 – 50.000đ, thậm chí tới 500.000 đ/ván.

Tôi có dịp đi cùng một đoàn khách du lịch Anh, Pháp, Mỹ đến thăm tượng Vua Lê ở bên hồ Hoàn Kiếm. Tôi hơi áy náy khi thấy đám đông tụ tập chơi cờ ở đây. Một ông khách Pháp hỏi và tôi đáp: Chúng tôi có Nghị định 36/CP về đường thông hè thoáng, lại được các đồng chí cảnh sát tích cực dẹp nên giảm nhiều rồi đấy. Hiện những người chơi cờ thỉnh thoảng mới ra đây thôi. Người khách Pháp ngạc nhiên: Sao lại dẹp bỏ? Họ có chiếm chỗ gì đâu?

Các nước tiên tiến trước đây cũng có thời kỳ lộn xộn mất trật tự ở hè đường. Giải pháp cơ bản là phải tổ chức chỗ chơi cho người lớn. Từ đó mới xây dựng luật. Theo Giáo sư William Kovacic thì luật phải được xây dựng từ thực tiễn. Ở các nước Âu, Mỹ hiện nay, các CLB phát triển mạnh. Ai vào CLB chơi phải trả tiền vào cửa. Sau nhiều năm bây giờ nhiều nơi thấy cần loại hình CLB ngoài trời. Ưu điểm lớn nhất của nó là quy tụ nhiều thế hệ, làm tăng tính cộng đồng trong đám đông. Lớp trẻ được chuẩn bị trước thói quen của người già và sẽ có cách đánh giá về người già đúng mực hơn. Song, nhược điểm của loại hình này là làm người ta dễ tha hóa. Một người được đào tạo quy củ du nhập vào CLB vô tổ chức dễ mất các thói quen tốt. Do đó cần tổ chức hơn là dẹp bỏ.

Theo chúng tôi, cơ quan nhà nước nên chú ý đến các tụ điểm, các CLB tự phát ở đô thị. Cần có sự nghiên cứu đầy đủ để có cách quản lý, giám sát thích hợp. Có thể chỉ cần một hàng rào thấp để khoanh gọn chỗ chơi. Phát tríến hơn thì tạo ra bàn ghế đá để có thế vừa ngồi nghỉ vừa chơi cờ tướng, cờ vua, chơi bài. Ban đầu chơi tự do nhưng sau có thể thu lệ phí và cử người giám sát. Trong thành phố có nhiều chỗ để tạo thành CLB như thế, như ven hồ Gươm, chùa Vua, đền Hai Bà Trưng, công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo. Nó tạo ra kinh nghiệm và tiền để phát triển cho các trung tâm câu lạc bộ hiện đại trong tương lai.

Chúng tôi hoàn toàn tin rằng nếu có cách quản lý phù hợp, chúng ta có thể xóa dần lốt sống vạ vật, cách chơi tùy hứng để tạo thành trong cộng đồng một lối sống văn minh, một cách chơi có văn hóa, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩt nước.

Posted in Chưa phân loại

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *