Chưa phân loại

Huấn luyện viên cờ “tiến-thoái” cùng cuộc sống

[img]xq19-0.jpg;right;HLV Lâm Minh Châu[/img]Làng cờ vua VN trong những năm qua xuất hiện những kỳ thủ nổi danh: Từ Hoàng Thông, Đào Thiên Hải, Lê Quang Liêm, Đinh Lan Hương… Và gần đây nhất là kỳ thủ Nguyễn Ngọc Trường Sơn được phong Đại kiện tướng quốc tế trẻ thứ nhì thế giới, được bầu chọn là VĐV số 1 VN năm 2004.

Nhưng đằng sau những vinh quang ấy là cuộc sống thầm lặng của những người thầy. Trút tất cả lòng đam mê, tâm huyết cho học trò để rồi sau đó khi trò bước lên bục vinh quang, thầy lại quay về với cuộc sống cơm áo, gạo tiền, lo toan thường nhật

[b]Tấm lòng của những người thầy[/b]

[img]xq19-1.jpg;left;Đại kiện tướng quốc tế Từ Hoàng Thông[/img]Tôi tìm đến nhà HLV Lê Hồng Đức trên đường Trần Quốc Toản vào một buổi chiều. Căn nhà tập thể nhỏ bé, giản dị. Khi tôi hỏi anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái có thường xuyên liên lạc với thầy không, HLV Đức cười buồn: “Anh em tụi nó bây giờ bận rộn lắm nhưng thấy học trò mình thành đạt tôi rất vui”. HLV Lê Hồng Đức từng ở Liên Xô học môn vật lý nhưng chính những ngày tháng vất vả ấy ông đã tìm được niềm vui bên những ván cờ, quyết tâm học hỏi để về truyền đạt trên quê hương. Ông là người tham gia giải cờ đầu tiên của VN rồi làm HLV, phát hiện và đào tạo anh em Thông, Thái.

Lúc ấy, gia đình ông gồm vợ chồng và 2 người con phải sống nhờ ở phòng cờ Trường Năng khiếu nghiệp vụ. Nhưng cuộc sống vất vả ấy không làm cho người thầy nản lòng, sáng sáng ông vẫn cọc cạch đạp xe xuống tận Thủ Đức dạy. Đến hôm nay, dù đã là HLV phó đội tuyển cờ quốc gia, được cấp một căn nhà nhỏ nhưng ông vẫn làm việc cật lực để rồi hơn 50 tuổi mái tóc đã bạc trắng. Năm 1992, ông bị bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên vì lao lực, suy nghĩ nhiều, suýt nữa mất mạng. Bác sĩ khuyên ông nên nghỉ ngơi và từ bỏ công việc nhưng HLV Đức vẫn cố gắng bám trụ vì “cờ vua VN chỉ mới bắt đầu, cần mọi người chung tay”.

[img]xq19-2.jpg;right;Kỳ thủ Lê Quang Liêm[/img]Khi đấu xong một ván cờ dù thắng hay thua Lê Quang Liêm cũng có người đứng bên ngoài lo lắng và chia sẻ. Người ấy chính là HLV Lâm Minh Châu, người đã theo Liêm trên từng cây số trong suốt 7 năm nay. Với đôi chân tật nguyền nhưng HLV Châu đã có mặt bên Liêm ở bất kỳ giải lớn nhỏ nào. Chính kỳ thủ này cũng tâm sự: “Sự có mặt của thầy giúp em tự tin rất nhiều”. Người đã đào tạo nên một Lê Quang Liêm vô địch châu Á, vô địch thế giới lại không theo học bất cứ trường đại học nào mà tự mày mò học hỏi. Nhưng đây cũng là điều bất lợi cho HLV Châu khi ông không được hưởng lương Nhà nước vì không bằng cấp (bị tật nên không theo Đại học TDTT được). Vất vả quá, đôi lúc HLV Châu cũng muốn tìm một việc làm ổn định nhưng không nỡ vì “Cờ đã là niềm đam mê, khi thấy trò thành công là động lực giúp tôi vượt qua tất cả”.

[b]Vất vả mưu sinh nhưng vẫn trọn lòng vì “nghiệp”[/b]

Cờ vua đã khó khăn như vậy, cờ tướng còn nhiều ngang trái hơn khi không được thi đấu ở đại hội, SEA Games. Một năm chỉ lèo tèo vài ba giải quốc tế, còn giải trong nước cũng đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, đời sống của HLV cờ tướng vô cùng bấp bênh. HLV Hoàng Đình Hồng, người đã gắn bó hơn 20 năm với bộ môn này, tâm sự: “Khó khăn lắm nhưng tôi quyết tâm gìn giữ một bộ môn trí tuệ của dân tộc”. Chính vì thế HLV Hồng đã xoay sở đủ nghề để sống như viết sách, viết báo, hướng dẫn ở các kỳ đài… nhưng làm bất cứ nghề nào thì cũng liên quan đến cờ vì ông muốn cờ được mọi người yêu thương và giữ gìn như chính bản thân ông. HLV Hồng kể lại: “Kỳ đài cũng lúc thưa, lúc đông nhưng tôi vẫn dạy dù chỉ còn một người ngồi nghe”. Đời sống khó khăn nhưng người thầy này vẫn nhớ ngày sinh nhật của từng học trò, thưởng những món quà nho nhỏ khi trò đoạt giải. HLV Hồng còn tìm chỗ làm thêm cho học trò, tận tâm giúp đỡ từng em một với hi vọng “chúng có thể tiếp tục đến lớp học cờ”.

[img]xq4-2.jpg;right;HLV Lê Thiên Vị (trái)[/img]Cũng như HLV Hoàng Đình Hồng, HLV cờ tướng Lê Thiên Vị vẫn phải làm thêm. Ông đang phụ trách phần cờ tướng ở Báo Thể Thao TP, số tiền tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho người thầy đỡ vất vả hơn. Tuy gian nan nhưng vẫn ước mơ: “Cờ tướng VN phát triển mạnh, có thành tích cao trên đấu trường châu lục và quốc tế”. Điều làm ông đau lòng nhất là chế độ đãi ngộ cho VĐV chưa cao, lương bổng lạc hậu nên số người đam mê với bộ môn này không còn nhiều. Ông mong muốn có thật nhiều kỳ đài để mọi người yêu thích có thể đến trau dồi, học hỏi và tìm ra được những nhân tài từ các kỳ đài này.

Chưa phân loại

Vài hình ảnh về các kỳ thủ Việt Nam tại Giải VĐ Cờ Tướng TG ở Paris

Giải có tổng số 84 kỳ thủ (70 nam, 14 nữ) đến từ 25 nước/vùng lãnh thổ. Các kỳ thủ đấu với nhau trong 11 vòng, tranh huy chương trong 4 bảng: nam đồng đội, nam cá nhân, nữ cá nhân và cá nhân không phải người Trung quốc/Việt Nam (Non-Chinese/Vietnamese Individual).
Việt Nam đã tham gia giải với ba kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân (đứng thứ 3), Trềnh A Sáng (thứ 7) và Ngô Lan Hương (thứ 5 bảng nữ), giành một huy chương đồng cá nhân và một huy chương bạc toàn đoàn.

Dưới đây là một số hình ảnh chọn lọc của các danh thủ Việt Nam thi đấu tại giải này. Ảnh do Claus Tempelmann và Peter Sungchụp.

[b]Nguyễn Vũ Quân – Huy chương đồng[/b]

[img]xq18-0.jpg;right;[/img]
[img]xq18-1.JPG;right;[/img] [img]xq18-2.JPG;right;[/img]
[img]xq18-3.jpg;right;[/img] [img]xq18-4.jpg;right;[/img]

[b]Trềnh A Sáng[/b]

[img]xq18-5.jpg;right;[/img] [img]xq18-7.jpg;right;[/img]
[img]xq18-8.jpg;right;[/img] [img]xq18-9.jpg;right;[/img]

[b]Ngô Lan Hương[/b]

[img]xq18-10.jpg;right;[/img]
[img]xq18-11.jpg;right;[/img] [img]xq18-12.jpg;right;[/img]
[img]xq18-13.jpg;right;[/img] [img]xq18-14.jpg;right;[/img]

[b]Đoàn Việt Nam nhận huy chương bạc:[/b]
[img]xq18-15.jpg;center;Từ trái sang phải: Nguyễn Vũ Quân, Lê Thiên Vị (huấn luyện viên) và Trềnh A Sáng[/img]

Chưa phân loại

Chiếu hết – Những cơ hội bị bỏ qua! Giải VĐCTTG 2005

[b]1) Ván đấu giữa WU CaiFang (Anh) và MATA Nicole Ta (Italy)[/b]
[img]xq17-0.jpg;center;MATA Nicole Ta (phải) đang thi đấu với WU Caifang tại GVĐTG (ảnh Claus)[/img]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME WU CaiFang(W)MATA Nicole Ta
TIME 0″”; 0″”
RED WU CaiFang;;;
BLACK MATA Nicole Ta;;;
DATE 08-01-2005
RESULT 1-0
PLACE Paris France
EVENT World Xiangqi Championships; 2005
ROUND WR3T6

START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 T3.5
3. X1-2 X9-8 4. X2.6 B7.1
5. X2-3 M2.4 6. M8.7 B3.1
7. X9.1 P8.2 8. X9-6 M4.3
9. X6.6 X1.2 10. X3.1 B5.1
11. X3.1 S6.5 12. X6/1 M3.1
13. B9.1 P2-3 14. P8.7
DIAG{ #14 RED POPUP }
/*Nước thứ 13. … P2-3 của Đen là tai họa. Bây giờ bên Trắng có thể chiếu hết trong vòng 5 nước:
14. … P3/2
15. X6.2 Tg5-6 16. X3-5 X1-4
17. X6/1 P8.5 18. X6.2

Nước thứ 14 của Đen thậm chí còn tồi tệ hơn, giúp bên Trắng có thể chiếu hết trong vòng 3 nước. Rất may là Trắng đều bỏ qua không nhìn ra các nước chiếu này cũng như một vài cách chiếu khác nữa về sau.
*/
T5/3
15. B9.1 P3.4 16. M7/5 P3-7
17. X3/3 X1/2 18. P8-6 S5/4
19. X3/2 B1.1 20. X3-2 X1-2
21. X6-5 T3.5 22. X5/1 P8/2
23. X2.1 X2.9 24. X5-7 S4.5
25. X7-9 X2/1 26. X9.4 S5/4
27. X2-6 Tg5.1 28. X6-2 X2/5
29. X9-6 X2-6 30. M3.4 B9.1
31. M5.3 X6.1 32. X2.1 X6-8
33. M4.2 P8.1 34. M2.4 Tg5-6
35. P5-4 }END
[/game]

[b]2) Ván đấu giữa YOKOYAMA Eiiela (Nhật) và YAMADA Hirohide (Nhật)[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME YOKOYAMA Eiiela(W)YAMADA Hirohide
TIME 0″”; 10″”
RED YOKOYAMA Eiiela;;;
BLACK YAMADA Hirohide;;;
DATE 08-05-2005
RESULT 1-0
PLACE Paris France
EVENT World Xiangqi Championships; 2005
ROUND MR10T29

START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. P8-6 P9-7 8. X3-4 T7.5
9. M8.7 P2.4 10. X9-8 P2-3
11. X8.7 P3.3 12. S6.5 P3/4
13. M7.6 X1-2 14. X8-9 T3.1
15. M6.7 T1/3 16. P6.6 B7.1
17. M7.5 Tg5.1 18. M5.3 Tg5-4
19. X4.1 B7.1 20. X4-7
DIAG{ #20 RED POPUP }
/* Thay cho thua, Đen có thể chiến thắng bằng chiếu hết trong 3 nước:
20. … X2.9
21. S5/6 X2-4
22. Tg5.1 X8.8
*/
X8.5
21. X7-3 B7.1 22. X3/5 P3/4
23. M3/4 X8-2 24. P5-6 P3.2
25. M4/5 B5.1 26. M5.7 Xt.4
27. P6/2 Xt-3 28. M7.5 Tg4-5
29. X3.6 Tg5/1 30. M5.4 P3-2
31. M4/6 }END
[/game]

[b]3) Ván đấu giữa TANAKA Atsushi (Nhật) và TESSEN Joern (Đức)[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME TANAKA Atsushi(L)TESSEN Joern
TIME 10″”; 0″”
RED TANAKA Atsushi;;;
BLACK TESSEN Joern;;;
DATE 08-06-2005
RESULT 0-1
PLACE Paris France
EVENT World Xiangqi Championships; 2005
ROUND MR11T29

START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. B3.1 X9-4
5. M8.7 B3.1 6. X2.5 P5/1
7. X2-7 X4.1 8. M3.4 M2.3
9. P8.4 P5-3 10. P8-7 T3.5
11. X7/1 P3.2 12. X7.2 P2/2
13. M7/5 P2-3 14. X7-8 X1.1
15. M5.3 M3.4 16. M4.6 X4.2
17. M3.4 X4-6 18. X8/2 X1-6
19. M4/3 Xt.3 20. P5-9 Xt-7
21. T7.5 X7/1 22. P9.4 B7.1
23. S6.5 X6-4 24. X8-7 X4.3
25. B9.1 X7-5 26. B3.1 X4-7
27. X9-6 X7-3 28. X7-6 S6.5
29. Xt.4 Tg5-6 30. Xs.4 X3-6
31. P9.3 X6.4
DIAG{ #31 BLUE POPUP }
/*Trắng đã trả giá đắt bằng cả ván cờ này do không nhìn ra cách chiếu ngoạn mục trong vòng 5 nước:
32. Xt-5 X6.1
33. S5/4 X5.1 34. T3.5 M7/5
35. X6.5 Tg6.1 36. X6-4

*/
32. Xs/2 X5-3
33. P9-6 X3-2 34. Xs-7 X2.3
35. X7/2 X2-3 36. T5/7 S5/4
37. X6.1 Tg6.1 38. X6-3 M7.8
39. X3/3 X6/5 40. X3.2 Tg6/1
41. B9.1 B5.1 42. X3-5 X6-5
43. B9.1 M8.6 44. X5-3 X5-1
45. X3/5 B5.1 46. X3.4 X1/2
47. X3/3 X1-6 }END
[/game]

[b]4) Ván đấu giữa YAMADA Hirohide(Nhật) và TROMBUTTON Andres(Italy)[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME YAMADA Hirohide(W)TROMBUTTON Andres
TIME 0″”; 0″”
RED YAMADA Hirohide;;;
BLACK TROMBUTTON Andres;;;
DATE 08-06-2005
RESULT 1-0
PLACE Paris France
EVENT World Xiangqi Championships; 2005
ROUND MR11T32

START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1.1 X9-8 4. X1-6 S4.5
5. X6.7 M2.1 6. B9.1 X8.4
7. M8.9 P2.4 8. S6.5 B3.1
9. M9.8 B3.1 10. B7.1 P2-7
11. T3.1 P7-6 12. X9.1 P5-4
13. X6-8 P6/5 14. X8/2 M1/3
15. X8-7 B1.1 16. X7-9 X1.3
17. M8.9 X8-2 18. S5.6 M3.4
19. B9.1 X2.2 20. P8-7 M4.3
21. S4.5 T3.1 22. M9.7 X2.3
23. X9-7 P6.7 24. S5/6 M3.4
25. Tg5-4 P6/4 26. Tg4.1 P6-3
27. P7-9 M4/2 28. X7.2 B7.1
29. M3/4 X2/1 30. S6.5 P4-6
31. P5.4 T7.5 32. P5-3
DIAG{ #32 RED POPUP }
/* Bên Đen đáng lẽ giành trọn vẹn điểm chứ không phải là mất cả nếu biết chiếu hết trong vòng 6 nước như sau:
32. … P3-6
33. P3-4 Pt-5 34. P4-3 X2-5
35. Tg4.1 P6.3 36. X7.2 T5.3
37. P3-4 P5-6
*/
T1/3
33. B9-8 P3.5 34. P9.7 S5/4
}END
[/game]

Chưa phân loại

Người châu Âu đã biết chơi cờ vua từ thế kỷ 6

[img]xq16-0.jpg;left;[/img]Một nhóm khảo cổ học Anh đã khai quật được một quân cờ bằng ngà voi ở Butrint, miền nam Albania. Nó có niên đại rất sớm, sớm hơn niên đại của những mẫu vật trước đó khoảng 500 năm.

Quân cờ mới được khai quật chỉ bị xước nhẹ vài chỗ. “Chúng tôi không biết đó là quân Vua hay Hoàng hậu, vì nó có một chữ thập nhỏ ở đầu, nhưng không rõ rệt lắm như ở quân Vua hiện nay”, Giáo sư Richard Hodges, Đại học Anglia (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu, nói. Những phân tích tiếp theo cho thấy, quân cờ này đã được đẽo gọt từ đầu thế kỷ thứ 6. Như vậy, cờ vua đã đến châu Âu rất sớm, có thể là ngay sau khi nó được phát minh ra ở châu Á.

Cùng với quân cờ này, nhóm khoa học còn tìm thấy nhiều đồng tiền cổ làm bằng đồng, mang đậm dấu ấn văn hóa Byzane hồi thế kỷ 4-5 ở khu vực Địa Trung Hải.

Cờ vua trở thành trò chơi ưa thích của giới quý tộc Anh, Pháp và Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ 12. Lâu nay người ta cho rằng, nó được du nhập vào châu Âu từ thế kỷ 11.

Cờ vua có xuất sứ Ấn Độ. Rồi nó được du nhập qua Trung Quốc và Ba Tư hồi thế kỷ thứ 5. Tuy nhiên ở Trung Quốc, trò chơi này dần dần đã không được ưa chuộng bằng cờ Tướng.

Chưa phân loại

Chiếu hết – Những cơ hội bị bỏ qua. Giải VĐQG2001-2002

II) Giải cờ Tướng quốc gia năm 2001

[b]Ván Dương Nghiệp Lương (thắng) Nguyễn Phương Hùng[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME D Nghiệp Lương (thắng) Ng Phương Hùng
RED Dương Nghiệp Lương
BLACK Nguyễn Phương Hùng
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. B5.1 S4.5 8. B5.1 P9-7
9. X3-4 B7.1 10. M3.5 B7.1
11. M5.6 X8.8 12. M6.7 X8-2
13. B5.1 T7.5 14. P8-6 X1.2
15. S4.5 P2/1 16. B5.1 T3.5
17. P6.5 X1-3 18. P6-3 X3/2
19. Tg5-4 Tg5-4 20. X9.2 P2.5
DIAG{ #20 BLUE POPUP }
/*Nếu đi như sau Trắng sẽ kết thúc trận chiến rất chóng vánh: [b]21. X9-6 P2-4 22. X6.1 S5.4 23. X4.3 Tg4.1 24. X6.4[/b]*/
21. X4-6 Tg4-5 22. X6.1 X3-2
23. X6-5 Tg5-4 24. X5/4 Xs.4
25. X5-6 S5.4 26. X6.4 P7-4
27. P5-6 P2.3 28. P6.6 S6.5
29. X6-7 Xt-5 30. X7.2 Tg4.1
31. X9-6 S5.4 32. X7/1 Tg4/1
33. X6-4 X2-4 34. X4.7 X5/8
35. X7.1 Tg4.1 36. X4-5 X4.5
37. Tg4.1 }END
[/game]

III) Giải cờ Tướng quốc gia năm 2002

[b]Ván Dương Nghiệp Lương (thua) Trần Văn Ninh[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Dương Nghiệp Lương (thua) Trần Văn Ninh
RED Dương Nghiệp Lương
BLACK Trần Văn Ninh
RESULT 0-1
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6
3. X1-2 M8.7 4. P8-6 X1-2
5. M8.7 B3.1 6. X9-8 P6.4
7. B5.1 X9.1 8. B5.1 T3.5
9. B5.1 M7.5 10. X8.6 X9-4
11. P6.4 S4.5 12. X2.4 P2-1
13. X8-7 P6/4 14. P5-6 X4-2
15. M3.5 Xt.5 16. M5.6 P1/1
17. Pt-3 P1-3 18. X7-6 M3.4
19. X6-5 Xt-3 20. X2-6 M4/3
21. X5/2 X2.3 22. P3/2 X3.1
23. P6-5 X2-7 24. X6.4 P6/1
25. P3.5 X7/3 26. P5.5 S5/4
DIAG{ #27 RED POPUP }
/*Đến đây Trắng có thể nhẹ nhàng và nhanh chóng kết thúc ván cờ nếu đi như sau, tránh thua ngược một cách đáng tiếc: [b]27. X6-5 Tg5.1 28. P5-2 Tg5-4 29. X5-6 M3.4 30. X6.1[/b]*/
27. X5-4 X3/2 28. X4.3 X3-5
29. S6.5 X7.6 30. X6/1 M3.2
31. X4.1 P3.8 32. X4-6 M2/3
33. Tg5-6 X7.3 34. Tg6.1 X7/7
35. P5-7 X7-4 36. X6/1 S4.5
37. X6-1 P3-1 38. P7-2 X5-4
39. S5.6 Tg5-4 40. P2.2 Tg4.1
41. P2/1 S5.6 42. X1-4 X4.2
43. Tg6-5 X4.1 44. Tg5/1 X4/3
45. X4.1 Tg4.1 46. X4/1 Tg4/1
47. X4-5 B3.1 48. X5.1 Tg4/1
49. X5.1 Tg4.1 50. P2.1 S6.5
51. X5/1 Tg4/1 52. X5.1 Tg4.1
53. X5/3 P1-2 54. P2-7 P2/4
55. X5-7 X4-5 56. S4.5 Tg4-5
57. P7/5 X5.3 58. Tg5-4 X5/3
59. X7-4 X5-3 60. X4-5 Tg5-4 }END
[/game]

Chưa phân loại

Chiếu hết – Những cơ hội bị bỏ qua! Giải VĐQG 2000 (1)

[img]xq14-0.ts1122819558000.jpg;right;Các kỳ thủ cao cấp chơi trong giải Vô địch cờ Tướng Thế giới lần thứ 9[/img]Một trong các đặc điểm chung của các ván đấu đỉnh cao là chúng thường kết thúc từ rất sớm, khi một trong hai đấu thủ hơi vượt hơn đấu thủ kia: một vài quân Chốt hoặc một quân Pháo hoặc Mã, hoặc một bên hàng phòng thủ yếu hơn bên kia, hoặc một bên có các quân cờ ở vị trí tốt hơn. Tỷ lệ các ván cờ họ phải đấu với nhau ở tàn cuộc thấp hơn người thường nhiều và việc một bên chiếu hết bên kia lại càng ít gặp hơn. Khác với những người bình thường, dường như những đấu thủ cao cấp hiếm khi mắc những lỗi nặng và rất nhậy bén nhận ra những thế cờ nguy hiểm.

Thế nhưng cờ vẫn là cờ, các đấu thủ cao cấp vẫn là những con người và có thể mắc lỗi như thường. Chúng ta vẫn có thể tìm được nhiều ván cờ một bên đã phạm những lỗi nặng tạo cơ hội cho bên kia chiếu hết ngay từ rất sớm. Tuy nhiên, điều thú vị là không phải lúc nào đối phương cao cấp của họ cũng tận dụng được những cơ hội này và thế là bỏ qua những ván thắng đẹp mắt. Cái giá phải trả thường là những ván cờ dài hơn và tẻ nhạt thiếu kịch tính hơn (vì không chiếu hết). Nhưng đôi khi cũng khá nặng: thua ván cờ đó. Có lẽ yếu tố tâm lý trong các giải thi đấu đỉnh cao đóng vai trò quan trọng đối với các ván cờ này.

Ta hãy xem một số ván cờ dưới đây mà một đối thủ đã bỏ qua chiến thắng như thế nào. Chúng tôi dùng phần mềm Saola (Saola – The Chinese Chess Challenger, chương trình do người Việt Nam viết) phiên bản 1.5 để phân tích tự động hàng nghìn ván cờ (gần 10000 ván) của những kỳ thủ cao cấp để tìm ra chúng. Chúng tôi đưa cả ván cờ ra đây để các bạn nhân tiện thưởng thức tài nghệ của các đấu thủ, tìm hiểu những nước đi sai lầm của cả hai bên, các cách chiếu hết mà đối phương của họ đã bỏ qua. Nhiều lời giải hơi dài dòng do máy luôn luôn đưa ra cách chiếu và cách chống tối ưu nhất.

Giải cờ Tướng quốc gia 2000

Giải này có khá nhiều ván đấu mà các kỳ thủ đã “quên” không chiếu hết.

[b]1. Ván Nguyễn Anh Quân (thắng) Huỳnh Quang Hiên[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Ng Anh Quân (thắng) Huỳnh Quang Hiên
RED Nguyễn Anh Quân
BLACK Huỳnh Quang Hiên
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 M2.3 4. B7.1 B7.1
5. X2.6 P8-9 6. X2-3 P9/1
7. B5.1 S4.5 8. B5.1 P9-7
9. X3-4 B7.1 10. M3.5 B7.1
11. M5.6 X8.8 12. M8.7 T3.5
13. M6.8 X1-2 14. X4.2 P7-8
15. B5-6 P8.1 16. S6.5 X2.1
17. X9-8 P2.5 18. X8.2 X8/4
19. B6.1 M7.6 20. B7.1 P8-7
21. T3.1 B3.1 22. M8.6 X2-4
23. X8.5 M3/4 24. M7.6 M6.4
25. P5.5 S5.4 26. X4-6 T7.5
27. B6.1 S6.5 28. B6-5 S5.4
DIAG{ #29 RED POPUP }
/*Đến đây, bên trắng chỉ cần đi X8-6 sẽ chiếu hết trong vòng 4 nước: [b]29. X8-6 P7/2 30. B5.1 Tg5-6 31. Xs-4 Ms.6 32. X4.1[/b]

Tuy nhiên, trắng đã bỏ qua cơ hội này và đi như dưới đây, cuối cùng cũng thắng được nhờ đưa được về thế thắng (nhưng không phải chiếu hết).*/
29. X8.2 P7/2 30. X6-3 P7-6
31. B5-6 Mt.6 32. X3/5 X8-4
33. B6-5 M6/7 34. T7.5 P6.5
35. T1.3 P6-5 36. X3-2 P5/3
37. X2.6 Tg5.1 38. X2-3 M4.6
39. X8/1 }END
[/game]
 
 

 [b]2. Ván Phạm Tấn Tình (thua) Dương Nghiệp Lương[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Phạm Tấn Tình (thua) Dương Nghiệp Lương
RED Phạm Tấn Tình
BLACK Dương Nghiệp Lương
RESULT 1-0
START{
1. P8-5 M2.3 2. M8.7 X1-2
3. M2.3 B7.1 4. B7.1 M8.7
5. P2.4 M7.8 6. X9.1 T3.5
7. X9-6 X9.1 8. X1.1 X9-6
9. X1-4 X6.7 10. X6-4 S4.5
11. X4.3 M8.7 12. P5-4 P2.5
13. T3.5 X2-4 14. S4.5 M7.5
15. P2/5 B7.1 16. X4-3 M5.3
17. P2-7 P2-6 18. X3-6 P6/1
19. X6.5 S5/4 20. M3.2 P6-8
21. M2.4 Ps-9 22. M4.2 P9.4
23. M2.3 Tg5.1 24. B9.1 P9.3
25. S5.4 P8.3 26. Tg5.1 P8-3
27. M7.6 P9/4 28. M6.4 P9-1??
DIAG{ #29 RED POPUP }
/*Nước đi 28 của Đen sai lầm nghiêm trọng. Nước đi đúng phải là B5.1, ván đấu sẽ còn lâu. Với thế cờ trên, bên Trắng chỉ cần đi như sau để chiếu hết trong vòng 7 nước: 29. M4.6 Tg5-6 30. Tg5.1 P3/4 31. P7-4 P3-6 32. S4/5 P6-5 33. B5.1 S6.5 34. M3/4 S5.6 35. M4.2 Trắng thắng

Tuy nhiên, Phạm Tấn Tình đã không nhìn thấy nước chiếu hết đó và đã đi như dưới đây và cuối cùng đã thua “ngược” ván cờ này. Cả hai còn phạm vài sai lầm nữa, đặc biệt bên trắng.*/
29. Tg5-6 P3/4 30. M4.3 Tg5-6
31. Tg6.1 S6.5 32. Ms/1 B3.1
33. P7-2 P3-7 34. P2.7 Tg6/1
35. P2.1 Tg6.1 36. P2/1 Tg6/1
37. P2-1 P7.2 38. Tg6/1 M3.4
39. M1.2 }END
[/game]
 
 

 [b]3. Ván Võ Hồng Châu (thua) Trần Đình Thuỷ[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Võ Hồng Châu (thua) Trần Đình Thuỷ
RED Võ Hồng Châu
BLACK Trần Đình Thuỷ
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 B7.1
3. X1-2 P8-7 4. X2.8 S4.5
5. P8.2 P2/1 6. P8-1 P2-8
7. P1.5 P7.4 8. T3.1 T3.5
9. X9.1 P8.3 10. X9-4 X1-2
11. X4.2 X2.9 12. X4-3 M8.7
13. X3-4 X2-3 14. M3.4 X3/2
15. T1/3 P8.5 16. X4/1 B3.1
17. X4-2 P8-9 18. M4.3 M3.4
19. P5-4 M4.5 20. S6.5 M5.4
21. Tg5-6 M4.2 22. Tg6-5 M2/4
23. Tg5-6 P9/1 24. X2/1 M4.2
25. Tg6-5 X3.2 26. S5/6 M2/3
27. X2-6 M7/8 28. P4-5 P9-7
29. M3.4 M8.7 30. X6.1 P7-1
31. P5-7 P1.1 32. P7-9 X3/3
33. S6.5 X3.3 34. S5/6 M7.6
35. T3.5 X3-2 36. M4/3 T5/3
37. P9-7 M6.4 38. T5/7 P1-3
39. S6.5 P3/1 40. S5/6 B3.1
41. M3.1 X2/2 42. X6-3 T3.5
43. M1.3 Tg5-4 44. P7-6 M4.6
45. S6.5 X2.2 46. S5/6 P3.1
47. S6.5 P3/1 48. S5/6 P3.1
49. S6.5 P3/2 50. P6/2 P3-5
51. S5.6 B3-4 52. X3.1 X2/3
53. X3/1 P5/3 54. X3-4 B7.1
55. M3/4 P5-6 56. X4-3 B7.1
57. S6/5 S5.4 58. X3/2 P6-5
/*Nước đi 58 của bên Trắng sai lầm vì dẫn đến bị chiếu hết trong vòng 4 nước (58. X3/2 P6-5 59. S5.6 M6.4 60. Tg5.1 M4/5 61. Tg5-4 X2-6 Trắng thắng). Nước đi đúng là X3-4 sẽ còn chiến đấu lâu.*/
59. S5.4 M6.4 60. P6.1 X2.3
61. Tg5.1 M4/5 62. Tg5-4 X2/1
DIAG{ #63 RED POPUP }
/*Mặc dù đi không tối ưu, Đen vẫn đang dọa chiếu hết. Nhưng nước đi 62 này thì quay ra “tha” cho Trắng (nước đi đúng: 62. … M5.4 63. Tg4-5 B4-5 chiếu hết). Đen phải tiếp tục khổ chiến như dưới đây và thắng ván cờ nhờ đối phương buông cờ sớm.*/
63. M4/5 X2-4 64. S4/5 B4-5
65. X3.3 P5-6 66. Tg4.1 X4/3
67. X3-8 S4/5 68. X8.6 Tg4.1
69. P1/1 S5.6 }END
[/game]
 
 

 [b]4. Ván Nguyễn Anh Quân (thua) Trịnh Hoàng Sâm[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Nguyễn Anh Quân (thua) Trịnh Hoàng Sâm
RED Nguyễn Anh Quân
BLACK Trịnh Hoàng Sâm
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 X9-8 4. B3.1 B3.1
5. M8.9 B1.1 6. P8-7 M3.2
7. X9.1 T3.5 8. X2.6 S4.5
9. X9-6 X1.3 10. M3.4 M2.1
11. P7/1 B1.1 12. M4.3 P8-9
13. X2.3 M7/8 14. B5.1 P9-7
15. T3.1 P2.3 16. X6.2 M8.9
17. M3.1 T7.9 18. P7-5 T9/7
19. Pt.4 P2/1 20. X6.5 P7/1
21. X6/1 P7.1 22. X6.1 B1-2
23. Pt/1 P7/1 24. X6/4 B3.1
25. B7.1 B2-3 26. X6/1 M1.3
27. X6/1 P2-3 28. Ps.1 M3/4
29. X6-8 P3.5 30. S6.5 X1/3
31. B3.1 P3/2 32. Ps-2 P3-9
33. P2.7 P9-7 34. S5/6 Pt-1
35. B3.1 P1.2 36. S6.5 P7-8
37. S5.6 B3.1 38. X8.4 P1/8
39. B3.1 M4.2 40. S4.5 M2.3
41. Tg5-4 M3/4 42. B3-4 M4/5
43. B4-5 M5.3 44. X8-5 S5/4
45. X5-3 P1-2 46. X3.3 X1.9
47. S5/6 P8-6

DIAG{ #48 RED POPUP }
/* Đến đây Đen có thể chiếu hết như sau: P2.8 S6.5 P2/1 S5/6 X1-4 Tg4.1 M3.5 Tg4-5 M5.4 Tg5.1 X4-5 S6/5 X5/1 Tg5-4 X5/3

Đen đi như dưới đây và cuối cùng đã thắng nhờ hơn quân hơn thế.*/
48. X3/6 S6.5
49. P2/3 P2.8 50. Tg4.1 X1/1
51. S6/5 X1/5 }END
[/game]

 
 

 [b]5. Ván Huỳnh Quang Hiền (thua) Trần Văn Ninh[/b]

[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Huỳnh Quang Hiền (thua) Trần Văn Ninh
RED Huỳnh Quang Hiền
BLACK Trần Văn Ninh
RESULT 1-0
START{
1. T3.5 B3.1 2. B3.1 M2.3
3. M2.3 P2-1 4. M8.7 X1-2
5. X9-8 P8-6 6. S4.5 M8.9
7. P2.5 T3.5 8. M3.4 X9-8
9. X1-2 P6.2 10. X2.3 M3.4
11. M4.6 X8.2 12. X2-4 P6-8
13. P8.6 S4.5 14. M6.7 X2-3
15. Mt/9 P1-4 16. P8.1 P4/2
17. P8/2 X8/2 18. X4-2 P8-6
19. X2.6 M9/8 20. X8.6 X3-2
21. X8/2 P6/2 22. P8-4 X2.5
23. M9/8 S5.6 24. M8.6 B5.1
25. M6.7 P4.6 26. B1.1 M8.7
27. Mt/9 M7/9 28. M9/8 P4/5
29. M8.7 P4-5 30. B7.1 B3.1
31. T5.7 M9.8 32. T7/5 M8.9
33. Ms.8 M9.8 34. M8/6 M8/6
35. M7/5 M6/5 36. M6.5 P5.3
37. B5.1 P5-8 38. B5.1 T5.7
39. B9.1 P8-5 40. B9.1 P5.2
41. B9-8 P5-8 42. B8-7 P8/2
43. S5/4 P8-3 44. S6.5 P3.2
45. Tg5-6 B9.1 46. T5/3 B9.1
47. T7.5 S6.5 48. Tg6.1 P3/5
49. S5.6 B9-8 50. S4.5 T7/5
51. T3.1 T7.9
DIAG{ #50 RED POPUP }
}END
[/game]

Trong ván này, dường như cả hai bên không nhìn thấy nước thắng hiển nhiên (chiếu hết trong một nước) của Đen ở hai nước cuối.

 
 

 [b]6. Ván Hoàng Hải Bình (thắng) Phạm Thu Hà[/b]

[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Hoàng Hải Bình (thắng) Phạm Thu Hà
RED Hoàng Hải Bình
BLACK Phạm Thu Hà
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1
3. X1-2 X9-8 4. X2.6 M2.3
5. P8-6 M7.6 6. M8.7 T7.5
7. X9-8 X1-2 8. X8.4 B3.1
9. B7.1 P2.1 10. P5.4 S6.5
11. P5/1 P2.1 12. P5-8 X2.4
13. B7.1 X2-3 14. M7.6 M6.7
15. T7.5 X3.2 16. X2/3 M7/5
17. X8-7 X3/1 18. T5.7 M5/6
19. X2.3 X8-6 20. T7/5 X6.2
21. X2-3 M6.4 22. X3-7 X6.1
23. X7-4 M4/6 24. M3.2 B7.1
25. M2.1 B7.1 26. M6.4 B7-6
27. B5.1 M3.2 28. M1/3 M2.1
29. M3/4 P8-6 30. Ms.2 M1.2
31. P6/1 M2/3 32. P6.2 M3.1
33. B5.1 M1.3 34. P6/2 M6.8
35. B5.1 T5.3 36. B5-6 P6-2
37. S6.5 P2.4 38. Tg5-6 M8.6
39. S5.6 M6.8 40. B1.1 P2-4
41. B1.1 P4.2 42. Tg6.1 M3/1
43. B1.1 M1/3 44. Tg6/1 M3.2
45. Tg6.1 M2/3 46. Tg6/1 M3.2
47. Tg6.1 M8/6 48. M2.3 M6.4
49. M4.2 M4.2 50. Tg6-5 Tg5-6
51. M3.2 Tg6-5 52. Ms/3 Ms/4
DIAG{ #53 RED POPUP }
/*Trắng bỏ qua nước chiếu hết như sau: [b]M2.3 Tg5-6 M3/5 Tg6.1 M5/3.[/b]*/
53. M3.1 M4/6 54. B1-2 M6.7
55. Tg5-4 M7/6 56. M1.2 }END
[/game]

 
 

 [b]7. Ván Lê Thị Hương (thắng) Lý Thanh Phương[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Lê Thị Hương (thắng) Lý Thanh Phương
RED Lê Thị Hương
BLACK Lý Thanh Phương
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P8-5 2. X1.1 M8.7
3. M2.3 X9-8 4. X1-6 M2.1
5. B9.1 X8.4 6. M8.9 S6.5
7. X6.7 B1.1 8. B9.1 X8-1
9. X9.1 Xt-6 10. X9-2 P5-4
11. X2.7 P2.2 12. X2-3 T7.5
13. S6.5 B7.1 14. B5.1 P2.2
15. M9.8 M1.2 16. B5.1 X6-5
17. M8.6 M2/4 18. M6.8 P2-7
19. M3.5 X5.2 20. M8.7 Tg5-6
DIAG{ #21 RED POPUP }
/*Lê Thị Hương có thể tiết kiệm cho mình (và cả đối phương) nhiều thời gian và sức lực (một nửa ván cờ) nếu chiếu hết ngay bằng cách đi như sau: [b]P8.6 X5-6 P5-4 X6.1 S5.4 M7.6 X6.1 S5/4 X3-4[/b]*/
21. M7.9 X5-3 22. T7.9 X3-2
23. P8-7 X2.2 24. P7/2 P7-5
25. M9/7 M4.3 26. X6/1 S5.4
27. Tg5-6 X2/3 28. X3/1 Tg6.1
29. X3.1 Tg6/1 30. X3/2 Tg6.1
31. X3-4 Tg6-5 32. X4-1 Tg5-4
33. P5-6 M3.4 34. S5.6 P5-3
35. M7/6 P3-4 36. Tg6-5 }END
[/game]

 
 

 [b]8. Ván Phạm Thu Hà (thua) Lý Thanh Phương[/b]
[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Phạm Thu Hà (thua) Lý Thanh Phương
RED Phạm Thu Hà
BLACK Lý Thanh Phương
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 P8-7 4. M8.7 X1.1
5. B7.1 X1-4 6. X2.4 M8.9
7. X9.1 X9-8 8. X2-6 X4-6
9. M7.8 S6.5 10. M8.7 P7.4
11. T3.1 P5-7 12. M7/8 X6.3
13. P5-7 T7.5 14. B7.1 Pt-8
15. X9-2 P7.5 16. P8-3 X6-3
17. P7.2 X3-5 18. M8.7 X5.2
19. P3-5 T5.3 20. S4.5 T3.5
21. X6-4 P8-1 22. X2.8 M9/8
23. P5-9 X5-8 24. T7.5 P1-5
25. Tg5-4 P5-2 26. B1.1 X8.3
27. T5/3 P2.3 28. P7/4 X8/2
29. P9-5 X8/5 30. X4-8 X8-6
31. Tg4-5 P2-1 32. X8.3 T5/3
33. P5-9 B7.1 34. P9-6 M8.7
35. P6.4 B1.1 36. M7/9 M3.4
37. X8/4 P1/4
DIAG{ #38 RED POPUP }
/* Trắng đã bỏ qua nước chiếu hết ngay tại đây (chiếu hết trong một nước) và phi trả giá bằng cả ván cờ này. Bạn có tìm ra nước chiếu hết này không?*/
38. M9/7 P1-9
39. X8.2 P9-5 40. T3.5 Tg5-6
41. M7/5 M4.5 42. S5.4 X6.5
43. S6.5 X6-5 }END
[/game]

 
 

 [b]9. Ván Trần Thị Minh (thắng) Nguyễn Thị Thuý An[/b]

[game boxcomment=0 box=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trần Thị Minh (thắng) Nguyễn Thị Thuý An
RED Trần Thị Minh
BLACK Nguyễn Thị Thuý An
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P8-5 2. X1.1 M8.7
3. X1-6 X9-8 4. M2.3 X8.4
5. M8.7 M2.3 6. P8.2 B3.1
7. X6.5 T3.1 8. P8-5 X8-4
9. X6/1 M3.4 10. X9-8 P2-3
11. Pt.3 T7.5 12. X8.4 M4.3
13. P5-4 X1.1 14. T3.5 X1-6
15. S4.5 X6.5 16. X8.3 M3/4
17. M7.8 B3.1 18. M8.9 M7/5
19. M9.7 M5.3 20. T5.7 X6-7
21. M3/4 X7-5 22. X8-9 M3.2
23. X9-6 X5/2 24. M4.3 S6.5
25. X6-8 M4.5 26. M3.4 M5/7
27. P4.1 M2.4 28. M4.3 X5-6
29. P4/1 X6/1 30. M3.1 M7/8
31. X8-5 X6/1
DIAG{ #32 RED POPUP }
/* Trắng có thể chiếu hết Đen trong vòng 3 nước: [b]P4-8 X6.7 Tg5-4 M4.6 P8.7[/b]*/
32. X5-4 S5.6
33. M1/3 B9.1 34. T7.5 B9.1
35. B1.1 M8.9 36. P4.4 M9/7
37. B9.1 }END
[/game]

Chưa phân loại

Tin vắn ngày 22/8/2005

Bạn có thể download chúng tại đường link dưới. Để xem các ván cờ này tại máy PC nhà bạn có thể dùng chương trình Saola hoặc XB (XB là chương trình miễn phí).

Giải này có sự góp mặt của các kỳ thủ Việt Nam Nguyễn Vũ Quân (thứ 3), Trềnh A Sáng (thứ 7) và Ngô Lan Hương (thứ 5 bảng nữ).

Địa chỉ
Download Các ván cờ và chương trình XB
Xem online
Chưa phân loại

Giang hồ kỳ thủ

[b]Chánh và tà[/b]

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa thường ví một ván cờ như một trận chiến, mỗi chiêu mỗi thức trong cờ tướng được ví như các chiêu thức trong võ lâm. Không ít bậc cao nhân, tiền bối vì mê cờ mà kết giao bằng hữu, huynh đệ…

Sài Gòn trước 1975, xuất hiện nhóm “Võ Đang thất hiệp” vang danh tứ hải. Các cao thủ này là những bậc trí thức với những nghề danh giá. Họ thường luận cờ để giải khuây và hay hành hiệp trượng nghĩa bằng cách chỉ bảo cho các hậu bối. Theo thứ bậc về tuổi tác cũng như tuyệt nghệ mà họ được phân chia ngôi thứ. Người được quần hùng tôn sùng gọi là đại ca Tống Viễn Kiều chính là nhà giáo Lê Văn Đặng, ông là kỳ thủ có nhiều chiêu thức biến hóa nên được các huynh đệ nể trọng. Nhị ca Nguyễn Hữu Quang cũng kiếm sống bằng nghề gõ đầu trẻ. Người thứ 3 là bác sĩ Nguyễn Minh Nhật, tứ ca Châu Diễm Diệu, lão ngũ là “tiểu tướng” Quách Anh Tú – hiện là Chủ tịch Liên đoàn Cờ TP.HCM, còn quý tử của nhà văn Bình Nguyên Lộc – giáo sư Tô Hòa Dương xếp hàng thứ 6. Nhưng thành công hơn cả về nghiệp cờ tướng lại là thất đệ Lê Thiên Vị – hiện là Ủy viên BCH Hiệp hội Cờ tướng châu Á, HLV trưởng đội tuyển cờ tướng Việt Nam. Nhóm “Võ Đang thất hiệp” thường tập họp và bàn luận về cờ tại “sơn trang” thầy giáo Đặng và những buổi luận cờ này chỉ ngưng khi danh thủ Trương Thúy Sơn Quách Anh Tú lên đường tham gia cách mạng năm 1968.

Nhờ thường xuyên luyện công, nên công lực của Mộc Thanh Cốc Lê Thiên Vị ngày càng thăng tiến. Trong những lần xuống núi, Lê Thiên Vị từng lập các chiến công hiển hách như: vô địch Sài Gòn năm 1970, đạt đẳng cấp Quốc tế đại sư tại Giải vô địch thế giới lần 4 – 1995 với tấm HCB Phi Hoa Duệ. Thời đó Lê Thiên Vị tung hoành ngang dọc chốn giang hồ và trăm trận trăm thắng ở các ván cờ độ tại các kỳ đài nổi tiếng ở đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Không cần dùng hết khoảng thời gian đốt cháy một nén nhang, kỳ thủ Lê Thiên Vị đã dễ dàng triệt hạ đối thủ. Lúc đó, mỗi khi gặp công tử họ Lê, người giang hồ thường hỏi, hôm nay thắng được bao nhiêu, chứ ít ai hỏi thắng nhiều hay ít. Vì thường xuyên triệt hạ đối thủ bằng các chiêu độc nên biệt danh “Thiên hạ đệ nhất sát” đã làm chết tên thất đệ Mộc Thanh Cốc Lê Thiên Vị. Đã có nhất sát thì phải có nhị sát, tam sát. Hai người bạn thân Trần Quới và Lê Nhị Trí đã đồng ý cùng hội cùng thuyền với Lê Thiên Vị để chấp nhận hỗn danh “Giang hồ tam ác”.

[b]Hai kỳ thủ số một VN[/b][img]xq12-0.jpg;right;”Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh[/img]

Thành công nhất trong làng cờ VN phải kể đến “Tứ liên bá” (4 lần vô địch liên tiếp) Mai Thanh Minh. Khuôn mặt khắc khổ và nước da tai tái là đặc điểm chung của những người từng tham gia lực lượng Thanh niên xung phong. Chính vì đặc điểm này, nên mọi người thường gọi anh là Minh “rét” mỗi khi anh xuất hiện ở các làng cờ độ. Sau khi được tập luyện dưới sự huấn luyện bài bản của cố danh thủ Phạm Thanh Mai, công lực của Mai Thanh Minh trở nên thâm hậu. Chính anh là người đã làm rạng danh làng cờ VN với giải hạng 3 thế giới tranh cúp Phật thừa (Hawaii 1999). Anh cũng là người đầu tiên của VN vinh dự được phong Quốc tế đại sư. Cùng với các đồng đội của mình, Mai Thanh Minh từng đoạt HCĐ giải hạng 3 đồng đội thế giới 2000, 2 HCB đồng đội châu Á 1994, 1998. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Mai Thanh Minh bật mí: “Tôi thường thi đấu theo kinh nghiệm và thường dùng “vô chiêu để thắng hữu chiêu”. Điều này phù hợp với nhân vật Lệnh Hồ Xung trong “Tiếu ngạo giang hồ” nên người đời đặt cho anh biệt danh “Độc cô cửu kiếm”.

Một kỳ thủ khác cũng danh nổi như cồn chính là “Túy kỳ tiên” Trềnh A Sáng. Không hổ danh là đệ tử lưu linh, Trềnh A Sáng uống rượu chẳng thua gì Tiêu Phong. Hễ gặp chiến hữu là uống, có người mời là OK. Có một giải đấu vì cả nể bằng hữu mà “Túy kỳ tiên” uống say bí tỉ nên phong độ giảm sút, may nhờ nội lực thâm hậu mà anh dần lấy lại phong độ ở các ván sau và xuất sắc đoạt huy chương tại giải. Thành tích của Trềnh A Sáng cũng rất đáng nể với 4 lần vô địch quốc gia cùng tấm HCV Giải vô địch ĐNA 1996, HCĐ cá nhân Giải vô địch châu Á 2001. Trềnh A Sáng cũng là kỳ thủ đầu tiên của VN đạt chuẩn Đặc cấp quốc tế đại sư. Như các nhân vật chính của Kim Dung, Trềnh A Sáng xuất thân nghèo khổ với nghề bán giày dép. Nhưng ít ai ngờ “hài chảy” đã đạt đến “tầng thứ 9” của môn cờ tướng bằng sự đam mê của mình. Trong các kỳ đài ở TP.HCM, những ván đấu giữa “Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh và “Túy kỳ tiên” Trềnh A Sáng luôn thu hút đông đảo quần hùng và những ván đấu này thường được giang hồ bàn luận suốt một khoảng thời gian dài sau đó. Các hội cờ người ở các ngày lễ, Tết do kỳ thủ này làm thống soái cũng luôn thu hút đông đảo người xem bởi những cách điều quân, khiển tướng kỳ diệu.

[b]Những lữ khách giang hồ[/b]

Tác phẩm võ hiệp thường xoay quanh các môn phái, bang hội, các gia đình thế gia vọng tộc với những tuyệt chiêu riêng thì trong làng cờ VN cũng có những gia đình nổi tiếng vì tuyệt kỹ chơi cờ. Nổi bật trong số đó là 4 anh em ruột mà người đời thường gọi là “Diệp gia tứ hổ”, gồm: Diệp Khai Nguyên, Diệp Khai Dương, Diệp Khai Hằng và Diệp Khai Hồng. Cả 4 đều là những cao thủ hàng đầu trong giới kỳ thủ. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiện chỉ còn mỗi mình Đại hổ Quốc tế đại sư Diệp Khai Nguyên là vẫn còn bám trụ với cờ. Từng nổi tiếng châu lục với 2 ván cờ hòa trước đại danh thủ Hồ Vinh Hoa của Trung Quốc, Diệp Khai Nguyên cũng chính là sư phụ của 2 kỳ thủ nổi tiếng Ngô Lan Hương và Trương Lê Hoàng.

Một kỳ thủ tài hoa xuất chúng khi còn rất trẻ chính là kỳ thủ Trần Văn Ninh. Mới ở độ tuổi 18, Ninh đã làm dậy sóng giang hồ và làm điên đảo nhiều danh kỳ từ Nam chí Bắc trên bước đường hành tẩu. Giọng nói nhỏ nhẹ, tính cách thâm trầm, lại hùng cứ một vùng duyên hải miền Trung nên giang hồ phong cho anh biệt danh “Đông phương bất bại”. “Không giống ai”, lại là một hiện tượng khác của “Phong trần quái khách” Hoàng Đình Hồng. Với kỳ tài của mình, ông đã một mình chu du khắp chốn giang hồ, biết tất cả các tụ điểm, bang giao với hầu hết kỳ tài trong thiên hạ. Nhưng đi thi đấu cờ độ lại cứ thích đi một mình, nên biệt danh “Độc hành đại đạo” âu cũng xuất phát từ đó. Quốc tế đại sư Mong Nhi cũng nổi bật không kém khi được báo chí nước ngoài phong tặng là “Việt Nam hắc hiệp” khi ông xuất thần đánh bại Đặc cấp quốc tế đại sư của Hồng Kông Triệu Nhữ Quyền.

Trong giới nữ, VN cũng có lắm hảo thủ mà mỗi lần nhắc tên các danh kỳ nam cũng đôi phần nể trọng. Chuyên thách đấu cờ độ khắp hang cùng ngõ hẻm với các đấng mày râu là “Diệt tuyệt sư thái” Lê Thị Hương. Rất nhiều người vì xem thường nữ giới mà bị sư thái móc đến cháy túi. Thường sử dụng những chiêu thức giang hồ, nhưng các nước cờ của Hương lại biến hóa khôn lường khiến bao phen làm đối thủ ôm hận. Khi tiếng tăm của Hương đã bay xa khỏi khu vực Tân Định, Đa Kao thì Hương được “Độc hành đại đạo” Hoàng Đình Hồng giới thiệu cô về đầu quân cho CLB cờ quận 4 và cô nhanh chóng chiếm một suất chính thức của đội tuyển quốc gia. Sư thái Lê Thị Hương đã đem về cho VN 2 HCB, 2 HCĐ châu Á và trở thành nữ kỳ thủ đầu tiên của VN được phong Đặc cấp quốc tế đại sư.

Ngoài ra các tên tuổi như: “Bạch mi Ưng vương” Trương Á Minh, “Sát nhân vô ảnh” Trần Quốc Việt, “Khô Mộc Thiền sư” Dương Thanh Danh, “Tía Sam Long vương” Trần Thị Ngọc Thơ, “Thiết chưởng lão nhân” Trịnh Mỹ Linh, “Thiếu lâm Không Kiến thần tăng” Phạm Tấn Hòa… cũng đều được xem là những kỳ tài của VN với những tuyệt chiêu riêng biệt.

Chưa phân loại

Cờ người – nét độc đáo của ngày hội xuân

[img]xq11-0.jpg;right;Một pha trình diễn của cờ người võ thuật[/img][b]Cờ người và võ thuật[/b]

Trẩy hội mừng xuân, nếu có dịp dừng chân ở một đình làng nào đó ở các tỉnh phía Bắc, bạn sẽ được dịp chứng kiến những ván cờ người mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đây là một hội vui của cả làng, nên 32 quân cờ thường được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu trong làng. Tiếng chiêng, tiếng trống khua liên hồi. Cờ xí, võng lọng bay phấp phới trong nắng xuân hồng, cùng với áo mão của “ba quân tướng sĩ” đã làm sống lại hình ảnh triều đình vua quan thời phong kiến. Các quân cờ người thường mặc áo rực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để người xem dễ theo dõi diễn tiến ván đấu. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường múa các điệu múa dân gian truyền thống, kèm các bài vè đặc trưng quen thuộc.

Khác với miền Bắc, cờ người ở miền Nam được lồng ghép võ thuật nên rất hấp dẫn. Lúc đầu, các quân cờ chỉ múa dăm chiêu võ thuật chiếu lệ như diễn tuồng. Đến năm 1987, cờ người miền Nam mới bắt đầu thăng hoa. Từ ý tưởng mong muốn các ván đấu thật sự cuốn hút, hai vị đứng đầu làng cờ TP.HCM là Quách Anh Tú và Lê Thiên Vị đưa ra đề nghị, 32 quân cờ biểu diễn phải là 32 võ sinh có đẳng cấp, giỏi võ thuật. Ý tưởng này được 2 HLV võ cổ truyền VN Lê Văn Vân (môn phái Bình Định Sa Long Cương) và Hồ Tường (môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà) cùng bắt tay dàn dựng và thực hiện. Trong buổi khai sinh cờ người võ thuật hôm đó, 32 quân cờ đều là những cao thủ có thâm niên hơn 8 năm khổ luyện. Những đòn thế được các cao thủ tung ra biểu diễn đã chinh phục người xem. Từ thành công ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM vào dịp Tết năm 1987, tiếng tăm đội cờ người của Lê Văn Vân và Hồ Tường đã bay xa. Lịch diễn của các đội cờ người môn phái Bình Định Sa Long Cương và môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà thường ken đặc trong 3 ngày Tết. Không chỉ biểu diễn ở TP.HCM, mà họ còn truyền bá các đội cờ người độc đáo này từ Nam chí Bắc trong các đợt lưu diễn. Điều không thể thiếu của hội cờ người võ thuật là sự sắc sảo của các nhà bình luận. Các nhân vật được công chúng ưa chuộng và có tiếng tăm trong lĩnh vực này là: “Trương Thúy Sơn” Quách Anh Tú, “Thiên hạ đệ nhất sát” Lê Thiên Vị, “Độc hành đại đạo” Hoàng Đình Hồng… Tuy nhiên, mặt hạn chế của cờ người võ thuật là chưa thể biểu diễn các “ván cờ sống” mà thường phải diễn theo các ván cờ hay được chuẩn bị sẵn. Nguyên nhân chủ yếu là các võ sĩ thường không đủ sức để có thể đánh nhiều trận liên tiếp.

[b]Số phận những “quân cờ”[/b]

Một trong những đội cờ người được yêu thích nhất phải kể đến đội cờ của võ sư Phan Văn Trung của võ đường Từ Thiện thuộc võ phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Sở dĩ đội cờ này được yêu chuộng vì có được các “quân cờ” giỏi võ và luôn trình diễn hết mình. Không phải chỉ múa quyền chiếu lệ mà các trận đấu của các “quân cờ” này thường kéo dài 3 đến 5 phút và luôn là những trận đấu rất thật. Mỗi lần xem hai quân xe Trần Cẩm Khoa và Trần Anh Kiệt đánh song đao, người hâm mộ cứ ngẩn cả người vì những đòn thế hai anh tung ra không thua gì tài tử Lý Liên Kiệt trong phim Hồng Kông. Khoa và Kiệt đánh rất bài bản vì hai anh chính là bạn tâm giao và cả hai đều đồng cấp bậc Hồng đai ngũ đẳng. Mỗi khi xung trận, Trần Cẩm Khoa như hóa thân vào quân cờ nên anh là người bị đổ máu nhiều nhất đội. Một lần ống xương cánh tay trật khớp xốc ra ngoài, và một lần trật khuỷu xương ống chân được xem là hai chấn thương nặng nhất trong đời “binh nghiệp” của Khoa. Trường hợp quân mã đen Phạm Thanh Tùng phải bỏ nghề bỏ nghiệp vì tai nạn trong trận đánh với tướng trắng Phạm Công Bảo Trường cũng là điều mà HLV Phan Văn Trung thường nhắc để cảnh báo đệ tử của mình. Hôm đó, Trường sử dụng binh khí song câu, trong khi Tùng nghênh chiến bằng roi dài. Ở cuối trận, do có phần đuối sức nên Tùng trả đón yếu ớt, không đủ sức đỡ nổi cú đánh nhắm vào huyệt tinh minh của Trường, mà chỉ dùng roi đẩy lệch xuống khiến song câu móc ngay vào mặt trúng huyệt thừa khấp. Còn trận đánh khiến khán giả phải ôm mặt bỏ chạy là trận chiến của hai quân pháo Anh Tuấn và Văn Hùng ở lễ hội khai trương đền Bến Dược, Củ Chi. Đã có sự chuẩn bị trước, Tuấn tung đòn “cọp cõng trâu” để nhấc bổng Hùng ném đầu cắm xuống đất. Nghe đánh phập một tiếng, nhiều thiếu nữ ôm mặt hét lớn. Hùng dù bị thương khá nặng, nhưng khi thấy Tuấn ào đến, nhanh nhẹn phản đòn “lôi công cước”, do không đề phòng Tuấn dính nguyên đòn dẫn đến chấn thương cột sống phải từ bỏ cuộc chơi. Bi kịch nhất là trường hợp của Phúc “mỡ”. Trong trận đánh Văn Hoàng ở Suối Tiên năm 1999, do bất cẩn, Phúc “mỡ” bị dính đòn “hoành phong cước” ngay giữa mặt. Máu chảy đầm đìa. Ngay khi Phúc té xuống, cô Phượng – vợ sắp cưới của Phúc ôm mặt khóc nức nở. Thế là ngày hôm sau, Phượng ra điều kiện sẽ trở thành vợ Phúc chỉ khi nào anh chịu bỏ nghề “làm quân làm tướng”. Sự hấp dẫn của cờ tướng thường là lúc bước vào tàn cuộc. Lúc này các trận chiến của các “quân cờ” cũng quyết liệt và dữ dội nhất. Người nhập vai tướng thua trận là người giỏi võ nhất. Bước vào đường cùng, vị tướng thường trổ hết các tuyệt chiêu của mình để phá vòng vây. Tả xung hữu đột, có khi phải đánh liên tiếp với 2, 3 đối thủ nên các trận chiến thường diễn ra rất hấp dẫn. Dĩ nhiên, mỗi khi tướng bước vào đường cùng thì hai quan văn (người đóng vai quân sĩ) đành phải nhào người ra thế mạng. Ngự lâm quân (quân tượng hay còn gọi là bồ), cũng được giao cho những người giỏi võ nhập vai.

Tuy cờ người võ thuật rất hấp dẫn, nhưng do môn thể thao này chỉ trình diễn ở nơi công cộng không thu lệ phí, nên các nhân vật chính – những người thủ vai quân và tướng trên bàn cờ không thể sống được với nghề. Một ván cờ biểu diễn suốt buổi sáng, nhưng đội cờ người thường chỉ được trả 1.000.000 đồng. Với số tiền này đem chia cho khoảng 55 người trong đoàn thì mỗi người chẳng được là bao. Chính vì vậy mà không ít người lo lắng về tương lai của cờ người võ thuật.

Chưa phân loại

Đàn ông chơi cờ giỏi hơn phụ nữ

[img]xq10-0.jpg;left;[/img]Tiến sĩ Robert Howard tại Đại học New South Wales cho rằng nghiên cứu của mình ủng hộ ý kiến rằng đàn ông có khả năng bẩm sinh để chiếu tướng chị em và giành chiến thắng các ván đấu.

Từ lâu đàn ông vẫn giữ ngôi thống trị trong thành tựu trí tuệ. Gần như tất cả những thiên tài được công nhận là nam giới, đàn ông cũng giành nhiều giải Nobel hơn phụ nữ. Có rất nhiều lý giải cho điều này. Trong đó có người cho rằng đàn ông có cơ hội giáo dục nhiều hơn và có nhiều hình mẫu để theo đuổi hơn. Nhưng người khác lại nhìn theo quan điểm tiến hoá mà cho rằng đàn ông sở hữu nhiều tính cách bẩm sinh có lợi thế, như tính cạnh tranh, hiếu thắng.

Xã hội đã thay đổi rất nhiều trong những thập kỷ gần đây, và Howard muốn biết liệu những thay đổi này có tác động tới lĩnh vực trí tuệ, cụ thể như môn cờ vua hay không. Howard so sánh kết quả thi đấu của 10, 50 và 100 kỳ thủ hàng đầu của nam và nữ. Ông nhận thấy cho dù xã hội đã đạt được sự công bằng trong 30 năm qua, vẫn có sự khác biệt lớn về giới tính, cụ thể là phụ nữ vẫn chưa vượt đàn ông trong cuộc so tài về trí tuệ.

Howard cho rằng kết quả nghiên cứu đã loại trừ lý giải về sự thiếu giáo dục ở phụ nữ. Thay vào đó sự khác biệt bẩm sinh của đàn ông và đàn bà trong quan điểm tiến hoá là nguyên nhân hợp lý hơn cả.