Chưa phân loại

Cờ cười: Hình phạt

Một anh vì cả đời chơi cờ độ gian lận nên chết bị đầy xuống địa ngục. Diêm vương là người yêu cờ nên thương tình cho anh ta tự chọn hình phạt. Quỷ sứ bèn dẫn anh ta đi qua các phòng phạt. Nơi thì đánh đòn, nơi thì xẻo thịt, nơi thì luộc, nơi thì đốt người chịu tội… máu me be bét, khét lẹt, nóng hầm hập làm anh ta vô cùng khiếp sợ.

Đến phòng cuối cùng anh ta lại thấy mọi người ngồi rất yên bình chơi cờ với nhau trên những bàn cờ to. Anh ta mừng quá bèn thét lên: tôi xin chịu hình phạt này và chạy tọt vào. Quỷ sứ trông coi phòng bèn đưa cho anh ta một bàn cờ lớn rồi dõng dạc nói với mọi người: giờ giải lao đã hết, tất cả há mồm ra và nuốt bàn cờ.

Chưa phân loại

Cờ cười: tranh vui về cờ

[img]xq597-0.jpg;center;Chữ trong hình: chúc mừng sinh nhật. Anh chọn gì: sex hay là cờ[/img][img]xq597-1.gif;center;Chữ trên máy tính: chiếu hết sau 123 nước[/img]
[img]xq597-2.jpg;center;Chữ trong bảng: Giải vô địch cờ cho bò – cờ nhanh. Chữ trong vòng trắng: đáng lẽ mình phải ăn quân của nó[/img]

Chưa phân loại

Cờ Vua bắt nguồn từ Ai Cập?

Có vẻ như cờ vua bắt nguồn từ người Ai Cập cổ đại, thông qua một tranh vẽ mà các nhà khảo cổ phát hiện được trong một Kim tự tháp.

[img]xq616-0.jpg;center;[/img]

Chưa phân loại

SonDoong – hiện hình bàn cờ và ván cờ

[b]1) Hiện thế cờ từ chuỗi fen[/b]

Với một xâu fen, SonDoong sẽ diễn giải và hiện hình bàn cờ

Còn đây là một thế cờ khác với hình bàn cờ khác. Các nút điều khiển (không cần thiết cho hình bàn cờ) cũng bị cắt bỏ.

Dùng bàn cờ to hơn và mầu sắc khác:

[b]2) Hiện ván cờ[/b]

Hiện bàn cờ tương tác. Người dùng có thể bấm vào các nút |<, <, >, >| để điều khiển các nước đi. Cũng có thể bấm vào bất cứ nước nào trong hộp nước đi để nhẩy đến nước đó.

Còn bàn cờ dưới đây đã được thay đổi quân (đen trắng), cỡ (to hơn), bỏ hộp nước đi (cho gọn) và tự động đi từng nước

Chưa phân loại

Tiện ích cờ mới: SonDoong

[b]Cờ Tướng, Web và JavaScript[/b]

Internet và Cờ Tướng là các kết hợp tất yếu ngày nay. Ngày càng nhiều người tự xây dựng các trang web có liên quan tới Cờ Tướng. Để trình bầy một thế cờ hoặc một ván cờ, cách phổ biến nhất là hiện ảnh bàn cờ và hiện các nước đi ở dạng văn bản (text). Phương pháp này dễ cho người tạo web nhưng không tiện lợi cho người xem. Để hiểu được cả ván cờ, người xem thường phải bầy lại ván cờ trên một bàn cờ thật hoặc một phần mềm cờ nào đó, rồi đi từng nước. Quá trình này vừa chậm vừa mệt mỏi, đặc biệt nếu số lượng ván cờ nhiều.

Với công nghệ web hiện tại, ta có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách đưa các bàn cờ tương tác vào trang web. Với các bàn cờ này, người dùng có thể thấy ngay hình bàn cờ trên trang web, họ lại có thể điều khiển xem nước trước, sau, về đầu, về cuối… Để có được bàn cờ tương tác, ta phải “nhúng” một chương trình cờ vào trong trang web (cần phân biệt với các chương trình cờ phải download về và chạy trong máy chứ không phải trong trang web).

Các chương trình cờ “nhúng” thường phải dùng một trong ba công nghệ phổ biến nhất là Java, Flash và JavaScript:

[b]Java[/b]
Java là tên của một ngôn ngữ lập trình. Trước đây nó thuộc công ty Sun, bây giờ thuộc công ty Oracle. Cách đây hơn chục năm chương trình cờ viết bằng ngôn ngữ lập trình Java là giải pháp gần như duy nhất để người dùng có thể chơi cờ được trên trang Web. Một chương trình viết bằng Java cho web gọi là Applet.
Bản thân chúng tôi đã có những nỗ lực rất sớm nhằm đưa Cờ Tướng lên với Internet. Đó là chương trình cờ Tướng Coffee Chinese Chess (CCC). Với thời gian, chương trình này đã trở thành chương trình cờ được dùng phổ biến nhất trên web. Điểm mạnh của chương trình này so với hầu hết các chương trình cờ trên web khác là ngoài việc cho xem các ván cờ, nó còn cho phép người ta chơi cờ (đấu cờ với máy) ở trình độ khá.

[b]Flash[/b]
Flash là công nghệ của hãng Adobe, chủ yếu dùng cho Web. Điểm mạnh của Flash là độ họa và âm thanh (multimedia). Do vậy các chương trình trên web dùng Flash thường khá đẹp và dễ viết hơn Java (Java có mục đích đa năng hơn). Cho đến gần đây chương trình Web viết bằng Flash dường như là một cái mốt và có vẻ lấn lướt các chương trình loại khác. Tuy nhiên xu hướng này đã bị chững lại đột ngột (đề cập đến ở dưới).
Đã có một số chương trình Cờ Tướng cho phép người ta xem các ván cờ trên Web. Tuy vậy hầu như tất cả các chương trình cờ này không cho người ta đấu cờ với máy.

[b]JavaScript[/b]
Hồi đầu JavaScript được đánh giá không cao do chạy chậm hơn nhiều các công nghệ đề cập đến ở trên. Thế nhưng máy tính ngày càng mạnh hơn đã có thể biến các chương trình chậm ngày xưa thành các chương trình có tốc độ chấp nhận được ngày nay. Ngoài ra do được một số hãng khổng lồ “chống lưng” (đề cập ở phần sau), JavaScript đang trở thành xu hướng của tương lai.

Điểm mạnh hiển nhiên của JavaScript là thứ ngầm định và có sẵn trong mọi trình duyệt ngày nay. Người dùng không còn phải ngẩn ngơ trước các thông báo thiếu plugin (để chạy Java hoặc Flash), rồi phải loay hoay đi hỏi, đi download về rồi cài đặt các plugin này. Người còn tránh được mọi phiền toái định kỳ phải cài đặt lại hay nâng cấp các plugin đó.

Hiện mới chỉ có một số chương trình cờ Tướng bằng JavaScript cho phép người ta xem các ván cờ nhưng còn chưa cho phép người ta đấu với máy. Qua khảo sát của chúng tôi, các chương trình này chưa được đầu tư phát triển đúng mức. Chúng còn khó dùng cho cả người tạo web lẫn người dùng, khó tùy biến, thiếu chức năng và còn nhiều lỗi.

[b]Tương lai của các chương trình cờ Tướng Web[/b]

Cả Java và Flash là các công nghệ “riêng” (tài sản của một vài hãng và sự phát triển phụ thuộc vào các hãng này). Đã có nhiều tranh cãi về việc tiếp tục dùng các công nghệ này hay chuyển sang dùng công nghệ mới và mở hơn (không còn phụ thuộc vào một vài hãng nhất định nữa). Vấn đề này trở nên đột ngột nóng bỏng khi hãng Apple phát hành IPhone và IPad (điện thoại và máy tính bảng – cực kỳ ăn khách). Apple nhất quyết không cho phép các chương trình nhúng Flash (và cả Java) chạy trên các thiết bị này. Nếu bạn từng dùng các máy IPhone / IPad thì đó là trải nghiệm không dễ chịu gì khi vào các trang web quen thuộc và thấy tất các các chương trình viết bằng Flash hay Java đều không thể chạy được nữa.

Sau một thời gian ca thán, yêu sách nhưng không lay chuyển được hãng Apple, giới lập trình đành phải chấp nhận và chuyển hướng sang phát triển web thế hệ mới – thứ đảm bảo được mọi hãng kể cả Apple ủng hộ. Đó là HTML 5. Các hãng lớn khác, đặc biệt là Google cũng ủng hộ HTML5. Web thế hệ mới này hứa hẹn sẽ chạy được trên mọi thiết bị của mọi hãng và sẽ có đủ công nghệ để thay thế hoàn các chương trình nhúng trước đây.

Về bản chất, web thế hệ mới HTML 5 chỉ là sự cải tiến những gì đã có: thêm thẻ cho file html, cải tiến JavaScript và file định kiểu css. Do vậy có thể thấy chỉ các chương trình cờ viết bằng JavaScript mới có thể đảm bảo chạy được trên mọi trang web và trên mọi thiết bị ngày nay (như IPhone, IPad) và trên các thế hệ máy tương lai.

Nhằm giúp người hâm mộ cờ thuận lợi đưa các chương trình cờ lên mạng và đón đầu tương lai, chúng tôi đã phát triển một bộ chương trình cờ Tướng viết bằng JavaScript. Góp phần đưa Việt Nam đến với thế giới, các chương trình cờ này được đặt tên theo tên của Hang động mới được phát hiện gần đây ở Việt Nam và nó cũng là hang động lớn nhất thế giới: Sơn Đoòng.

Triết lý thiết kế và phát triển của các chương trình này là đơn giản và hoàn thiện. Đơn giản cho cả người tạo trang web và người dùng nhưng chương trình lại có đầy đủ chức năng và dễ dàng tùy biến.

Chúng tôi dự định phát hành lần lượt các chương trình có tên và công dụng như sau:

[b]SonDoong Xiangqi Viewer (SXV)[/b]
SXV là chương trình xem các ván cờ Tướng viết bằng JavaScript. Mục đích của chương trình này là hiện các bàn cờ hoặc ván cờ ở dạng tương tác.

Một số tính năng, công dụng chính của chương trình này:
– Hiểu và hiện được bàn cờ ở dạng fen
– Hiểu và hiện được các ván cờ ở dạng pgn và wxf
– Hiểu và hiện được các nước đi dùng ký hiệu tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng TQ (kể cả dạng Traditional và dạng Simplified)
– Có thể tự động đi các quân cờ
– Các quân cờ thực sự chuyển động (khi đi một nước, người dùng có thể thấy quân cờ sẽ “bay” từ điểm đầu đến điểm cuối – trông “mát” mắt hơn, thay cho “nhẩy phắt” ngay lập tức đến điểm cuối)
– Thay đổi được bảng điều khiển theo nhiều kiểu
– Tùy biến được hình bàn cờ và quân cờ
– Dùng toàn ký hiệu trực quan nên người dùng Trung Quốc, Việt Nam và nước ngoài đều dễ dàng dùng được
– Có nhiều cách đưa ván cờ vào cho chương trình như dùng tham số địa chỉ, dùng thẻ (bên trong lòng file html)

[b]SonDoong Xiangqi Database Viewer (SXDBV)[/b]
SXDBV là chương trình xem các ván cờ Tướng trong cơ sở dữ liệu (Database) của Saola và XB. Rất tiện lợi để phát hành nhiều ván cờ.

[b]SonDoong Xiangqi Editor (SXE)[/b]
SXE là chương trình giúp người dùng soạn thảo các ván cờ nhanh chóng.

[b]SonDoong Xiangqi Player (SXP)[/b]
SX là chương trình xem và chơi cờ Tướng viết bằng JavaScript. Ngoài nhiệm vụ hiện một ván cờ (giống như SXV), nó còn có thể chơi cờ được, nghĩa là cho người dùng đi quân đấu với máy. Chương trình có trình độ thuộc loại khá.

[b]SonDoong Xiangqi (SX)[/b]
SX là chương trình “tất cả trong một”, nghĩa là nó bao gồm SXV + SXDBV + SXE + SXP. Việc đưa tất cả trong một này giúp người tạo web dễ dàng hơn. Rất có ích nếu bạn muốn tích hợp vào các trang web, forum, blog chuyên về cờ.

Nhằm thử nghiệm và tạo thuận lợi cho người Việt Nam, chúng tôi sẽ phát hành bản thử nghiệm cùng với phần hướng dẫn bằng tiếng Việt trước, bản tiếng Anh sau.

Lịch phát hành: cuối năm 2011.
Nơi download chương trình: xqfan.com
Dạng phát hành: chương trình dạng mã nguồn mở, miễn phí hoàn toàn

Mời các bạn đón xem.

Ba buổi dậy cờ

Có anh kia chơi cờ rất giỏi nhưng lại dấu nghề, không bao giờ chịu chỉ bảo, dậy dỗ cho bất cứ ai. Sau bị bạn bè ép quá anh cũng đành nhận dậy cho họ 3 buổi.
Ngày đầu tiên bạn bè đến đông đủ. Anh ta hỏi:
– Các anh có biết hôm nay tôi dậy cái gì không?
– Không. Mọi người đáp
– Nếu các anh không biết gì thì tôi dậy cũng bằng thừa.
Nói xong anh ta bỏ ra về.
Hôm sau anh ta lại hỏi tiếp:
– Các anh có biết hôm nay tôi dậy cái gì không?
– Có. Mọi người đổi lại câu trả lời.
– Nếu các anh biết cả rồi thì tôi dậy cũng bằng thừa.
Nói xong anh ta lại bỏ ra về.
Ngày cuối cùng anh ta lại hỏi như trước:
– Các anh có biết hôm nay tôi dậy cái gì không?
Rút kinh nghiệm hôm trước, lần này một nửa trả lời có, một nửa trả lời không.
– Nếu vậy những anh nào biết hãy dậy cho các anh chưa biết nhé.
Nói xong anh ta bỏ ra về.

Ba bộ xương

Một bộ xương người rời nghĩa địa lang thang ngoài đường. Nó gặp một bộ xương khác bèn hỏi:
– Cậu chết năm nào vậy?
– Tớ chết đói năm Ất Dậu. Còn cậu?
– Tớ mới chết đói ở châu Phi.
Hai bộ xương cùng nhau đi tiếp, được một lúc thì gặp bộ xương thứ ba:
– Trời đất, cậu chết năm nào mà bộ dạng tả tơi vậy?

Bộ xương kia nổi cáu:
– Điên à, tao còn đang sống sờ sờ ra đây.
– Vậy cậu là ai?
– Cờ độ chuyên nghiệp.

Chưa phân loại

Cờ cười: lần cuối

Hai học sinh vừa ngồi học vừa đánh cờ lén trong lớp và bị cô giáo bắt quả tang:
– Cô hi vọng đây là lần cuối cô bắt quả tang các em.
Một học sinh ngạc nhiên:
– Ơ, thế cô xin nghỉ không dậy lớp em nữa ạ?

Chưa phân loại

Trình độ các chương trình cờ đã đến mức bão hòa?

Những điều trên đều không đúng.

Ngay từ những ngày viết ra các chương trình cờ đầu tiên (cách đây hơn 50 năm) thì tất cả các chương trình đó đã phải biết tạo ra các nước đi đúng luật rồi (xem thêm bài Một chương trình cờ bao gồm những thành phần gì?) – đó là yêu cầu cơ bản và gần như là yêu cầu đầu tiên một chương trình cờ phải đạt được.

Ta cũng không thể nói nói rằng 50 năm nay trình độ các chương trình cờ chỉ dậm chân tại chỗ: các chương trình ngày nay đã mạnh hơn rất nhiều, trình độ đã tiến rất xa. Nếu trước đây, các Kiện tướng có thể đánh thắng dễ dàng một chương trình cờ dù chạy trên máy tính lớn thì ngày nay một chương trình cờ chạy trên máy để bàn (PC) đã có thể chơi ngang ngửa cả với Đại Kiện Tướng.

Vậy thì tại sao lại có nhiều nhận định rằng các chương trình cờ đã đến mức bão hòa, trình độ chỉ sàn sàn nhau? Có các lý giải như sau:

[b]Đà tiến[/b]
Cũng như các kỳ thủ đẳng cấp cao, lúc đầu trình độ (tính ra elo) của một chương trình cờ tiến khá nhanh theo thời gian, nhưng dần dần sẽ phải chậm lại.

Với các chương trình đẳng cấp cao thì sau một năm làm việc cật lực của đội ngũ tác giả, chúng thường chỉ cải tiến được từ 50 đến 1-2 trăm elo. Tuy khoảng tiến bộ này là rất đáng kể so với một kỳ thủ đẳng cấp cao (thường chỉ tiến dưới 50 elo / năm) thì cái khoản tăng này thường rất khó nhận thấy qua một vài ván cờ.

[b]Chạy đua và cùng tiến[/b]
Một điều thú vị là đa số chúng ta hầu như không thể đánh thắng được các chương trình cờ đẳng cấp cao. Do đó chúng ta thường phải đánh giá sự tiến bộ của một chương trình bằng cách cho chúng đánh với nhau, mang lên mạng đánh với chương trình của người khác. Có điều hầu hết các chương trình mà chúng ta đem ra đọ sức đó cũng không chịu đứng yên, chương trình này tiến thì chương trình kia cũng tiến nên khoảng cách giữa chúng hầu như rất ít thay đổi.

[b]Phương pháp thử có vấn đề[/b]
Tôi đã được đọc nhiều nhận xét về một chương trình cờ hay một phiên bản nào đó là mạnh hay yếu được người ta “phán” chỉ sau một vài trận đấu. Mặc dù kết quả thử này cũng có giá trị tham khảo thì lại hoàn toàn không có giá trị gì để đánh giá hay so sánh sức mạnh các chương trình đó với nhau. Nguyên tắc cơ bản của phép đánh giá sức mạnh chương trình cờ là tạo môi trường đấu khách quan và phải dựa trên số lượng trận đấu lớn (thường phải nhiều nghìn ván trở lên – Bạn Cờ sẽ đề cập đến vấn đề này trong một bài riêng).

Con chó của Đại kiện tướng

– Ông bán cho tôi con chó này và khen nó không ngớt lời, rằng nó biết chơi cờ và đánh hay lắm, không ai lại được với nó. Thế mà tối qua tôi mang cờ ra chơi với nó, bầy đi bầy lại, đi nước này nước nọ… thế mà nó chỉ đứng nhìn, chẳng đi lấy một nước.

– Thưa ông – chủ cửa hàng từ tốn – con chó này là vốn có chủ là một Đại kiện tướng. Với những người chơi cờ vịt, nó rất xem thường.