Có vẻ như cờ vua bắt nguồn từ người Ai Cập cổ đại, thông qua một tranh vẽ mà các nhà khảo cổ phát hiện được trong một Kim tự tháp.
[img]xq616-0.jpg;center;[/img]
Trăng Cờ – trang chuyên về cờ
Có vẻ như cờ vua bắt nguồn từ người Ai Cập cổ đại, thông qua một tranh vẽ mà các nhà khảo cổ phát hiện được trong một Kim tự tháp.
[img]xq616-0.jpg;center;[/img]
[b]Điều 22: GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ[/b]
1. Bắt quân hay ăn quân: Quân của một bên thay thế vào vị trí của một quân đối phương và nhấc quân đó của đối phương bỏ ra ngoài một cách hợp lệ.
2. Chiếu Tướng: là nước đi quân trực tiếp tấn công vào Tướng của đối phương. Hai quân cùng chiếu một lức gọi là “lưỡng chiếu”
3. Dọa hết: Đi một nước cờ dọa nước sau chiếu hết Tướng đối phương.
4. Dọa bắt: Đi một nước cờ dọa nước sau bắt quân của đối phương (trừ quân Tướng).
5. Đổi quân: Nước đi mà hai bên bắt quân lẫn nhau
6. Cản quân: Đi quân làm cản trở đường di chuyển của quân đối phương.
7. Thí quân: Đi quân cho đối phương bắt để đổi lại một lợi thế khác hoặc chiếu hết Tướng đối phương.
8. Nước chờ: Là nước đi không thuộc các nước chiếu hết, dọa hết, dọa bắt, đổi quân, chặn quân, thí quân.
9. Chiếu mãi: Là nước chiếu liên tục, không ngừng.
10. Dọa hết mãi: Là nước liên tục dọa hết.
11. Đuổi bắt mãi: Đuổi bắt mãi một quân của đối phương, lặp đi lặp lại nhiều lần không thay đổi.
12. Nước đỡ: Là nước chống đỡ một nước chiếu hoặc nước dọa bắt quân của đối phương.
13. Chiếu lại: Đi một nước phá bỏ được nước chiếu của đối phương, đồng thời chiếu lại đối phương.
14. Có căn, không căm: Quân cờ được quân khác bảo vệ thì gọi là “có căn” (hay hữu căn). Ngược lại nếu quân cờ không có quân khác bải vệ thì gọi là “không căn” (hay vô căn)
15. Căn thật: Khi bị quân đối phương bắt mà quân bảo vệ của mình có thể bắt lại ngay quân của đối phương thì đó là “căn thật”.
16. Căn giả: Nếu quân bảo về của mình không ăn lại được quân đối phương thì đó là “căn giả”.
17. Một chiếu, một dọa hết: Chiếu Tướng đối phương một nước, tiếp sau đi một nước dọa hết. Điều giải thích này cũng được dùng cho “một chiếu một bắt”.
18. Hai chiếu, một chiếu lại: Một bên đi mãi nước chiếu, còn bên kia chống đỡ nước chiếu thì cứ hai nước có một nước chiếu lại.
19. Hai đuổi bắt, một bắt lại: Một bên đuổi bắt liên tục quân đối phương, còn bên kia trong hai lần giải thoát có một lần bắt lại quân đối phương.
20. Hai đuổi bắt, hai đuổi bắt lại: Một bên đi liên tục hai lần đuổi bắt quân đối phương, còn bên kia hai lần giải thoát lại là hai làn đuổi bắt lại quân đối phương.
[b]Điều 23: MƯỜI ĐIỂM CHÍNH KHI XỬ VÁN CỜ[/b]
Điểm 1: Chiếu mãi bị xử thua.
Điểm 2: Dọa hết mãi, một chiếu một dọa hết, một chiếu một bắt, một chiếu một dừng, một chiếu một đòi rút ăn quân, một bắt một rút ăn quân, nếu hai bên không thay đổi nước đi thì xử hòa.
Điểm 3: Một quân đuổi bắt mãi một quân thì xử thua (trừ đuổi bắt mãi Tốt chưa qua sông). Hai quân hoặc nhiều quân bắt mãi một quân cũng xử thua.
Điểm 4: Một quân lần lượt đuổi bắt mãi hai hoặc nhiều quân thì xử hòa. Hai quân thay nhau bắt mãi hai hoặc nhiều quân cũng xử hòa.
Điều 5: Hai bắt một bắt lại, thì bên hai bắt (chỉ bắt cùng một quân) cũng là phạm luật bắt mãi, phải thay đổi nước đi, nếu không sẽ bị xử thua.
Điều 6: Đuổi bắt mãi quân có căn thật thì xử hòa, bắt mãi quân có căn giả thì xử thua. Nhưng quân Mã hoặc quân Pháo nếu đuổi bắt mãi quân Xe có căn thật cũng bị xử thua.
Điều 7: Đuổi bắt mãi quân có căn thật thì xử hòa, nhưng nếu quân ấy bị ghim không dịch chuyển được thì vẫn coi là bắt mãi, nêu không đổi thì xử thua. Quân Mã chạy đuổi bắt mãi quân Mã bị cản vẫn coi là đuổi bắt mãi, phải đổi nước đi, nếu không đổi thì xử thua.
Điều 8: Đuổi bắt hai nước nhưng không đó có một nước thực chất là đổi quân mà đối phương không chịu thì vẫn coi là bắt mãi. Bắt mãi kèm đòi đổi mãi đều coi là bắt mãi, bắt buộc phải thay đổi nước đi.
Điều 9 Tướng hoặc Tốt bắt mãi bát kỳ quân nào nếu không thay đổi nước đi thì xử hòa. Nếu chúng phối hợp với một Xe, một Mã hoặc một Pháo để bắt mãi một quân thì cũng xử hòa.
Điều 10: Các nước cản mãi, thí quân mãi, đòi đổi mãi, dọa hết mãi chiếu rút bắt quân đều cho phép, nhưng nếu không đổi nước đi, đều xử hòa.
[b]Điều 24: CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ[/b]
24.1. Ván cờ mà hai bên không có cách đánh thắng hoặc một bên đề nghị hòa, bên kia đồng ý, hoặc trọng tài xử hòa, được coi là hòa.
24.2. Nếu đi cờ luân phiên nguyên trạng mà hai bên không phạm luật, lại không đổi nước đi, thì xử hòa.
Từ hình 1 đến hình 3, bên Trắng không ngừng chiếu Tướng. Bất kể một quân chiếu mãi, hoặc hai quân thay nhau chiếu mãi đều phạm luật, bên Trắng phải đổi nước đi, không đổi bị xử thua.
[b]Hình 1[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN c2a1k3/2c1a2R1/e6P1/8p/9/9/9/9/4K4/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.X2.1 Tg6.1
2.X2/1 Tg6/1
3.X2.1 Tg6.1
4. X2/1 Tg/1
}END
[/game]
[b]Hình 2[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 9/4k4/9/9/9/9/9/9/2p6/3K1REc1 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.X4-5 Tg5-6
2.X5-4 Tg6-5
3.X4-5 Tg5-6
4.X5-4 Tg6-5
}END
[/game]
[b]Hình 3[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 4R4/3k5/5R3/9/9/2E6/h2p5/3pE4/4p4/3K5 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.X4.1 Tg4.1
2.X5-6 Tg4-5
3.X6-5 Tg5-4
4.X4/1 Tg4/1
5.X4.1 Tg4.1
}END
[/game]
Các hình 1,2,3 đều cho thấy: bên Trắng đều không ngừng chiếu Tướng; bất kể một quân chiếu mãi hoặc hai quân thay nhau chiếu mãi đều phạm luật; bên Trắng phải thay đổi.
24.3. Vừa đỡ vừa chiếu lại
[b]Hình 4[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3akr3/5c3/1P2e4/4R4/9/9/9/9/9/4CK3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.X5.1 P6-5
2.X5-4 P5-6
3.X4-5 P6-5
4.X5-4 P5-6
5.X4-5 P6-5
6.X5-4 P5-6
}END
[/game]
Bên Trắng bình quân Xe vừa đỡ, vừa chiếu lại, bên Đen bình Pháo cũng đối phó thế, hai bên không đổi, xử hòa.
24.4. Hai chiếu một chiếu lại: Bên chiếu mãi thua.
[b]Hình 5[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5c3/8R/4k2P1/3P5/5P3/6P2/5pH2/5A3/4CK3/6rh1 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.B4-5 B6-5
2.B5-4 B5-6
3.B4-5 B6-5
4.B5-4 B5-6
5.B4-5 B6-5
6.B5-4 B5-6
}END
[/game]
Bên Trắng tiếp tục chiếu Tướng, bên Đem thì một chiếu một ngừng. Như vậy bên Trắng phạm luật, bên Đen không phạm luật, Trắng phải thay đổi nước đi, nếu không sẽ bị xử thua.
24.5: Dọa hết mãi: Hòa
[b]Hình 6[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3ak1e2/4a4/4e4/r3C2R1/p8/9/P8/4p4/4p4/5K3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.X2-3 T7.9
2.X3-2 T9/7
3.X2-3 T7.9
4.X3-2 T9/7
5.X2-3 T7.9
6.X3-2 T9/7
}END
[/game]
[b]Hình 7[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2e2k3/9/4e2P1/3H5/1R6p/6P2/5p2r/8h/4p4/5K3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.M6.7 Tg6.1
2.M7/6 Tg6/1
3.M6.7 Tg6.1
4.M7/6 Tg6/1
5.M6.7 Tg6.1
6.M7/6 Tg6/1
}END
[/game]
[b]Hình 8[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3aka3/4h4/4e4/4C4/p3p3p/9/2c6/2C6/4K4/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.P7-3 P3-7
2.P3-7 P7-3
3.P7-3 P3-7
4.P3-7 P7-3
5.P7-3 P3-7
6.P3-7 P7-3
}END
[/game]
[b]Hình 9[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2eHka3/1H2aPP2/h3e4/9/p4c3/2C6/9/4E4/4A4/r1EK1A1h1 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.P7-5 P6-5
2.P5-2 P5-8
3.P2-5 P8-5
4.P5-2 P5-8
5.P2-5 P8-5
6.P5-2 P5-8
}END
[/game]
Pháo Trắng bình 2 là nước dọa hết rõ. Còn chơi 1.P7-5 để nước sau: 2. B4.1 Tg5-6 3.B3-4 Tg6-5 4.B4-5 Tg5-6 5.B5-4 thắng cuộc. Như vậy Trắng bình Pháo vào trung lộ là nước dọa hết, nên Đen được quyền cản. Do đó xử hòa.
24.6: Đỡ nước dọa hết và dọa hết lại thì xử hòa.
[b]Hình 10[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trắng(vs)Đen
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5k3/2CPP4/9/9/9/9/9/E3p4/r8/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1.B5-4 Tg6-5
2.Tg5-4 B5-6
3.B4-5 Tg5-6
4.Tg4-5 B6-5
5.B5-4 Tg6-5
6.Tg5-4 B5-6
}END
[/game]
Bên Trắng bình Tướng, bên Đen bình Tốt, đều thuộc nước đỡ dọa hết, đồng thời lại dọa hết lẫn nhau, xử hòa.
[img maxheight=100 maxwidth=100]xq50-0.jpg;right;Trần Quới[/img]Mùa xuân năm 1976 lần đầu tiên Trần Quới tham dự giải vô dịch cờ Tướng toàn thành phố. Xin nhắc lại vào thời điểm này môn cờ Tướng chưa được công nhận là một môn thể thao, kể cả cờ Vua cũng vậy. Do đó hàng năm chỉ có các ngày lễ, tết, bên Văn Hóa Thể thao tổ chức thi đấu có tính cách biểu diễn và xem cờ Tướng là một thể hình văn hóa truyền thống.
Giải cờ Tướng mùa xuân năm 1976 với sự tham dự hầu hết các danh thủ Sài Gòn. Một số danh thủ nổi tiếng như Pham Nam Đài, Phạm Tấn Hòa, Lý Anh Mậu, Thái Văn Hiệp, Lê Văn Tám, Trần Văn Kỳ… Lúc bấy giờ mọi người đều công nhận kỳ nghệ của Trần Quới đã cao thâm lắm rồi, với sức trẻ đầy sáng tạo cộng với một năng khiếu bẩm sinh tưởng như chức vô địch đã ở trong tầm tay. Nhưng Trần Quới đã bị loại ở giữa đương và cuối cùnng chức vô địch về tay danh thủ Phạm Tấn Hòa. Năm 1977 thêm một thất bại nữa đến với Trần Quới, chức vô địch lại về tay danh thủ Phạm Nam Đài.
Qua năm 1978 Trần Quới tham dự với một tinh thần tự tin hơn và kỳ nghệ của Trần Quới so với thời gian trước có sự cách biệt rõ rệt. Cuối cùng Trần Quới vào chung kết với danh thủ Hứa Kim Thành (tức anh tiêu Nam Vang). Trận so tài này hai danh thủ phải thi đấu đến ván thứ năm với có kết quả và phần thắng nghiêng về Trần Quới. Sau đó tại Trung tâm Văn hóa quận 5 (khu Đại Thế giới cũ) tổ chức một kỳ đài và mời Trần Quới về làm đài chủ, hàng tuần vào các tối thứ bảy và chủ nhật, các kỳ thủ Sài Gòn tấp nập đến ghi tên công đài và muốn một lần so tài cùng danh thủ Trần Quới. Nhưng hầu như chưa có một kỳ thủ nào đánh bại được Trần Quới.
Năm 1979, nhà Văn hóa quận 1 tổ chức một giải cờ Tướng dành cho tám danh thủ hàng đầu của tp HCM, ngoài Trần Quới còn có một số danh thủ như Phạm Nam Đài, Phạm Tấn Hòa, Trần Chí, Lê Văn Tám… kết quả cuối cùng Trần Quới cũng chiếm được hạng nhất. Trong các năm đầu giải phóng với sự thông thương hai miền Nam Bắc, một số danh thủ của các tỉnh, thành phía Bắc xuôi vào nam để tìm “độ” và so tài cùng các danh thủ trong nam, có các danh thủ: Nguyễn Tấn Thọ, Ngô Quang Dương, Đinh Trường Sơn, Trương Trọng Bảo… nhưng các kỳ thủ này chưa có dịp gặp Trần Quới. Như danh thủ Nguyễn Tấn Thọ năm 1976 có gặp và thi đấu với Phạm Tấn Hòa và mãi đến năm 1988 ông mới có dịp so tài cùng danh thủ Trần Quới.
[i](còn tiếp)[/i]
Tuy nhiên đối với cờ thì phải được “chỉnh” lại như sau: nếu tách riêng ra thì từng chiếc đũa thì cũng không được để ai bẻ gãy. Cờ là trò chơi mang tính riêng tư và đòi hỏi nỗ lực cá nhân cao nhất. Ở cờ không có sự reo hò cổ vũ của các ủng hộ viên như bóng đá trên sân cỏ, cờ hầu như không có tác động của “sân nhà, sân khách”, không có sự can thiệp thiên vị của các vị “vua” cầm còi. Mỗi một kỳ thủ là một cá nhân độc lập tự chịu hoàn toàn trách nhiệm từng nước đi của mình, hoàn toàn không có sự chỉ đạo hay nhắc nhở nào từ bên ngoài của huấn luyện viên hay của đồng đội, lại càng không có sự thay người như ở các môn thể thao thể lực khác.
Cờ rèn cho con người ta bản lĩnh cá nhân rất cao: tất cả đều phải tự mình quyết định trong giây lát, không chỉ là ở một nước đi, ở từng thế cờ, ở từng giai đoạn của cuộc cờ mà còn phải biết làm thế nào để phân phối hợp lý thời gian trong từng giai đoạn của ván đấu, lúc nào phải biết thư giãn tý chút, khi nào thì phải tranh thủ hít thở không khí trong lành, khi nào thì phải đừng dậy đi vòng quanh phòng đấu một lượt để lấy lại sự tỉnh táo, khi nào thì tự mình đề nghị đối thủ hòa cờ và khi nào thì phải tự quyết rằng mình có chấp nhận lời cầu hòa của đối phương hay không. Trong cuộc cờ, mỗi một tay cờ không thể nhờ cậy hay bám víu vào ai, không trông đợi ở bất cứ một sự may rủi nào như ở các trò chơi khác: đổ xúc xắc ra sẽ được số lớn hay số nhỏ như ờ trò cá ngựa hay đôminô hoặc bài tốt bài xấu như ở các loại bài lá…
Cờ tương tự như một công việc sáng tạo và phát minh, hơn nữa mỗi một ván cờ cũng như một tác phẩm nghệ thuật. Không có một bức hoạ nào mà cả một tập thể họa sĩ cầm cọ cùng vẽ, không có bài thơ có cùng năm ba tác giả xúm vào viết. Trước đây cũng đã từng có ý tưởng: để một ván cờ chia làm hai “phe” tức là mỗi bên có hai hay ba người chơi theo kiểu “tập đoàn”, nhưng rốt cuộc ý đồ này đã bị phá sản (trừ những ván cờ “vui” và trên hè phố hay ở các tiệm cắt tóc ở đó không biết ai đang đánh với ai vì ai cũng có quyền nói, có quyền đi). Thật ra, riêng trong cờ Vây cũng có hình thức thi đấu hỗn hợp: mỗi bàn có 4 người chơi, mỗi bên có một nam và một nữ, lần lượt nam đi rồi nữ đi, xem ra có vẻ chơi “tập thể” lắm. Tuy nhiên đây chỉ là một hình thức biểu diễn, thể hiện sự đoàn kết, hòa hợp vui vẻ là chính mà thôi.
Chính cờ chứ không phải một môn nào khác đã tạo cho con người tính độc lập, tự chủ, quyết đoán, tự chịu trách nhiệm rất cao. Những phẩm chất này rõ ràng có lợi cho cả đời người.