Tập hợp các bài trong một chuyên đề
Related Posts
Máy chơi cờ Turk
- Phạm Hồng Nguyên
- 29/11/2005
- 0
[img]xq237-1.gif;right;Kempelen (1734-1804)[/img]Vào năm 1780 một người tên là Wolfgang von Kempelen đã chế tạo và mang ra trình diễn một chiếc máy chơi cờ hoàn chỉnh. Máy được đặt tên là Turk (người Thổ Nhĩ Kỳ) và rất nhanh chóng nổi tiếng trên toàn châu Âu và châu Mỹ. Nó có thể đấu trực tiếp với người chơi cả ván cờ và đã thắng nhiều người. Nổi tiếng nhất trong số người thua là Napoleon Bonaparte. Tác giả đã mang máy đi trình diễn nhiều nơi và nó đã mang lại cho ông ta sự nổi tiếng và rất nhiều tiền bạc.
Máy Turk có hình một con búp bê ngồi bên một cái bàn. Cái bàn có chứa các máy móc chơi cờ. Búp bê có kích thước bằng người thật và dùng tay để di chuyển quân cờ. Trước trận đấu, tác giả thường giảng giải rất kỹ lưỡng cơ cấu của máy cùng với nhiều chi tiết minh họa để chứng minh là cái máy này tự động chơi được cờ. Sau đó ông ta mở búp bê và các ngăn máy ra cho công chúng nhìn vào bên trong để kiểm chứng rằng không có ai núp trong đó ngoài máy móc. Do đó đa số công chúng, kể cả nhà văn nổi tiếng thời đó Edgar Allan Poe đều tin cái máy này thật sự chơi được cờ.
[img maxheight=350 maxwidth=350]xq237-0.jpg;center;[/img]
[img maxheight=350 maxwidth=350]xq237-2.jpg;center;[/img]
Sự thật đã được giữ kín trong vòng 50 năm. Sau khi Kempelen mất, chiếc máy đã được chuyển sang tay nhiều chủ khác và vẫn được tiếp tục mang đi biểu diễn vòng quanh thế giới.
Cho đến một ngày có đám cháy xẩy ra gần nơi để chiếc máy. Sau những tiếng hô “cháy cháy” người ta thấy chiếc máy động đậy với vẻ “hoảng sợ” và rồi… có một người với thân hình bé nhỏ chui ra. Hóa ra chiếc máy này chơi cờ bằng… người thật chứ không phải bằng máy móc.
[img maxheight=350 maxwidth=350]xq237-3.jpg;center;[/img]
Hình dưới minh họa cho thấy bóng đen là người chơi cờ ẩn giữa các máy móc và cách người này tránh né như thế nào khi tác giả mở cho công chúng xem từng khoang máy móc khác nhau và cách anh ta thò tay ra để đi quân cờ. Các bộ phận phức tạp và các cơ chế rắc rối khiến người ta không thể mở mọi khoang và ngăn kéo ra xem cùng một lúc, đủ để cho người nấp chuyển sang ẩn trong các phần khác nhau của máy.
[img]xq237-4.jpg;center;[/img]
Chỉ đến khi máy tính điện tử và các chương trình cờ xuất hiện, chúng ta mới có được những chiếc máy biết chơi cờ thật sự mà không cần phải có người “núp” bên trong.
[i](Sưu tầm, tổng hợp từ Internet)[/i]
[b]Chú thích:[/b]
Bài này đã được đăng trên tạp chí PCWorld Việt Nam, số tháng 10 năm 2000 và thuộc loạt bài cho giải Cờ tướng Máy tính do trường Đại học Quốc Gia Hà Nội và tạp chí PCWorld Việt Nam tổ chức.
Lễ Hội Chùa Vua xuân Bính Tuất 2006
- Bạn Cờ
- 07/02/2006
- 0
Lễ hội chùa Vua xuân Bính Tuất được khai mạc ngày mùng 6 tháng giêng Tết (6/2/2006 dương lịch). Một trong các hoạt động khai mạc là biểu diễn đánh cờ người các trận bán kết và chung kết của Giải cờ Tướng chùa Vua (đã bắt đầu thi đấu từ ngày mùng 4 Tết). Kết thúc giải cờ Kiện Tướng Bùi Dương Trân giành ngôi Quán quân (vô địch), Nguyễn Thành Nam giành ngôi Á quân.
Dười đây là một số hình ảnh về lễ Khai mạc và đánh cờ người. Ảnh PHN.
[img]xq395-0.jpg;center;Múa Lân khai hội[/img]
[img]xq395-1.jpg;center;[/img]
[img]xq395-2.jpg;center;[/img]
[img]xq395-3.jpg;center;Đội cờ người làm lễ[/img]
[img]xq395-4.jpg;center;[/img]
[img]xq395-5.jpg;center;Người cầm quân bên đỏ (đeo đai đỏ trên sân cờ) là Bùi Dương Trân, vô địch giải cờ chùa Vua năm nay[/img]
Gian nan xứ người
- HỒNG ĐÀO
- 14/11/2005
- 0
[b]I. Vất vả đường mưu sinh[/b]
Chỉ vào một căn hộ chung cư ở quận 10, Đại kiện tướng quốc tế Từ Hoàng Thông hồ hởi khoe: “Đây là căn nhà tôi mua được sau gần 7 năm dạy cờ ở Singapore”. Nhưng có được mái nhà cho bố mẹ, anh rất vất vả khi dạy cờ ở 3 trường tiểu học Henry Park Primary, trung học Nanyang Girl và trường nữ CHIJ. Để tranh thủ kiếm thêm tiền thuê nhà và chi tiêu tại Singapore, anh còn nhận dạy kèm tại nhà.
[img]xq203-0.jpg;right;Đại kiện tướng Từ Hoàng Thông và các học trò đoạt giải vô địch cờ các trường trung học quốc tế lần thứ 45 tại Singapore.[/img]Mỗi ngày, Thông ra khỏi nhà từ 13 giờ và hơn 22 giờ đêm mới trở về. Không có gì lạ khi đôi lúc học trò bắt gặp anh ngủ gà ngủ gật trên xe buýt vì tối nào anh cũng thức soạn bài và chơi cờ trên mạng tới 2 giờ sáng. Tuy có người em song sinh Từ Hoàng Thái cùng làm việc, nhưng anh vẫn không vơi nỗi nhớ nhà. “Tôi thèm một bữa cơm gia đình kinh khủng!
Công việc bận túi bụi nên hiếm khi hai anh em cùng ăn cơm với nhau”, Thông bộc bạch. Mỗi năm anh chỉ về thăm nhà khi kết hợp với những giải đấu quan trọng vì “môi trường làm việc nơi đây cạnh tranh gay gắt, năm rồi vì về nước tham gia giải nên tôi bị mất học trò (cười)”.
Cùng sang Singapore dạy cờ, HLV Nguyễn Tấn Tùng (quê ở Cần Thơ) không giấu được nỗi buồn: “Tôi dạy cờ cho 5 trường tư thục. Công việc hơi vất vả nhưng tôi muốn mình bận rộn để quên đi nỗi nhớ nhà”. “Chạy sô” nhiều nơi như vậy, HLV Tùng chọn xe đạp làm phương tiện đi lại để tiết kiệm và rèn luyện sức khỏe.
Thật không may chiếc xe của ông bị mất trộm, đành đi xe buýt. Nhớ ngày đầu qua Singapore, vốn tiếng Anh còm cõi lại đi đứng lóng ngóng, ông bị đánh rơi ví trong ấy có cả bằng HLV cờ. Thế là công việc đành gác lại nhưng thật may mắn khi vài ngày sau, cảnh sát gọi điện thoại cho ông đến nhận lại ví.
Có lần, phụ huynh đến xin phép cho con được về vì có việc, nhưng ông không hiểu nên báo cáo lại hiệu trưởng là cô bé không tuân thủ kỷ luật. Không lâu sau, cô bé ấy thi đấu rất thành công ở giải cờ học sinh. Từ đó, thầy Tùng vừa đi dạy, vừa cố gắng trau dồi thêm ngoại ngữ. Sau giờ làm việc, ông còn phải loay hoay với nồi niêu xoong chảo để chuẩn bị bữa ăn chiều.
Đến Mỹ không phải để kiếm tiền, nhưng muốn có đủ chi phí ăn học tại trường Independence Community College, tay vợt 5 lần vô địch quốc gia Trần Đức Quỳnh phải vất vả lao vào cuộc mưu sinh. Quỳnh kiêm luôn chân dọn dẹp vệ sinh nơi mình học tập.
Khi được hỏi anh có ngại khi để cho mọi người biết công việc làm thêm của mình nơi đất khách, Quỳnh khẳng định: “Đó chỉ là công việc tạm thời, nhưng nghề nào chẳng quý! Tôi muốn đi học bằng chính sức lao động của mình”. Để tiết kiệm chi phí tối đa, anh còn xin ở trọ nhà vợ chồng người Mỹ già neo đơn.
Những ngày hè, ngày nghỉ thay vì vui chơi, thong dong cùng bạn bè, Đức Quỳnh chọn đây là thời điểm chính để kiếm tiền đóng học phí cho cả năm học bằng việc dạy quần vợt cho trẻ em.
[b]II. Muốn góp chút gì cho quê hương[/b]
Dù ở Singapore kiếm tiền rất khá, nhưng anh em Từ Hoàng Thông, Từ Hoàng Thái vẫn muốn trở về quê nhà tiếp tục công việc huấn luyện cờ. Khi hỏi về những dự tính tương lai, Từ Hoàng Thông cho biết: “Tôi sẽ trở về nước thành lập công ty dạy cờ riêng. Đây là ước mơ từ lúc tôi mới qua đây. Ở Singapore, việc tổ chức dạy và học của họ rất bài bản, khoa học, tôi đang cố gắng học tập những mô hình ấy để áp dụng cho công ty của mình”.
Trong một lần trò chuyện với vợ chồng đại kiện tướng quốc tế Nguyễn Thị Thanh An và HLV Tống Thái Hùng, Hoàng Thông nhận ra họ cũng có ý tưởng mở trường.
[img]xq203-1.jpg;left;Trần Đức Quỳnh (bìa phải) và Kim Trang trong một giải đấu tại Mỹ.[/img]Thế là kế hoạch hợp tác để thành lập một công ty dạy cờ dành cho trẻ em Việt Nam ra đời. Nhưng làm được điều đó không đơn giản chút nào. Từ Hoàng Thông cho biết sẽ cố gắng chuẩn bị mọi thứ thật cẩn thận từ việc tiếp thị ở các trường học, mở các CLB cờ ở trường để học sinh rèn luyện và nâng cao trình độ đến việc gửi HLV đến tận nhà dạy cho học sinh.
Trong email vừa mới gửi về, Hoàng Thông khoe: “Khi biết tôi có ý định thành lập công ty dạy cờ, một tờ báo có uy tín ở trong nước đã liên hệ với tôi để hợp tác. Nếu được như thế thì tốt quá! Lúc đó, tôi sẽ có điều kiện tập trung vào chuyên môn mà không phải bận tâm đến những vấn đề khác”.
Cũng muốn sớm trở về nước nhưng vì 2 đứa con gái còn quá nhỏ, HLV Nguyễn Tấn Tùng cần tích cóp một ít tiền cho con ăn học. Đây cũng là cơ hội giúp ông tiếp cận với những kiến thức mới nhất về cờ vua để đem về cho quê hương Cần Thơ mà theo ông “nơi ấy còn thiệt thòi lắm, cần được quan tâm nhiều hơn”.
Cuối tháng này, Trần Đức Quỳnh lại sang Mỹ để tiếp tục học ngành Giáo dục thể chất ở Trường Independence Community College. Vì sao anh chọn ngành thể chất? Trần Đức Quỳnh cho biết: “Trường này dạy rất nhiều môn, nhưng tôi chọn ngành Giáo dục thể chất vì tôi từng là VĐV, lại có quá nhiều kỷ niệm với quần vợt. Tôi muốn mình mãi mãi gắn bó với thể thao”.
Cũng một thân một mình khăn gói sang Mỹ để học nghề HLV, tay vợt 17 lần vô địch quốc gia – Nguyễn Thị Kim Trang thổ lộ: “Có những đêm dài tôi không tài nào chợp mắt được khi nhớ đến mẹ già thân yêu đang sống hiu quạnh nơi quê nhà. Thế nhưng, vì đeo đuổi theo ước mơ nên tôi phải cố gắng nén lòng…”.
Kim Trang từng rời bang Florida để đến bang California, vì không thể theo nổi mức học phí quá cao. Chị phải tự xoay xở tất cả bằng khoản tiền dạy thêm ít ỏi “có những lúc kiệt sức và tủi thân tưởng không thể nào tiếp tục, nhưng Trang đã có gắng vượt qua”.
Bù lại, Kim Trang được học rất nhiều thứ, từ chuyên môn, tâm lý, đến xã hội, kinh tế… để sau này có thể trở thành một HLV nhà nghề. Chính điều đó đã tiếp thêm cho chị nghị lực tiếp tục rong ruổi trên những nẻo đường “tầm sư học đạo” nơi xứ người.