Chưa phân loại

Cờ tướng – cuộc cải cách phi thường – dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của phương đông (6)

[b]CỜ TƯỚNG TRONG DÂN GIAN[/b]
Khía cạnh thứ hai không kém phần rực rỡ, thể hiện rõ nét nhìn qua các lễ hội cờ Tướng trên khắp đất nước ta. Trong lễ hội có ba kiểu chơi rất độc đáo là: cờ người, cờ bỏi và cờ thế. Đó là chưa kể tới các kiểu chơi khác như cờ tưởng, các trận tỷ thí trên kỳ đài, chơi đồng loạt, chơi cờ chấp. Ngoài ra tuy không hoàn toàn là cờ tướng nhưng cũng có đủ mặt 32 quân cờ tướng là chơi “Tam cúc” rất dân dã và hiện nay là kiều chơi cờ úp cũng sử dụng quân và bàn cờ Tướng đang thịnh hành. Như vậy là trên thực tế trong dân gian đã hình thành cả một tập đoàn các kiểu chơi cờ Tướng hay các loại cờ là “anh em” của cờ Tướng đủ sức phục vụ cho mọi tầng lớp, mọi giới, mọi trình độ, phục vụ cho từng hoàn cảnh cụ thể. Bất cứ ai, đã lành lặn hay thậm chí mui què mẻ sứt đều đến với cờ Tướng được!

Ở các lễ hội lớn bậc nhất miền Bắc như lễ hội Đền Đô (Đình Bảng) nơi phát tích của 8 triều vua nhà Lý, các lễ hội Văn Miếu-quốc Tử Giám, chùa Vua, Đống Đa (Hà Nội), lễ hội Gióng, Bút Tháp, Lim (Bắc Ninh), Liên Hà, Đồng Cổ, Thượng Cát, Cao Xá, Giang Xá, Bãi Tháp, Hoè Thị, Ninh Hiệp (làng Nành), Sài Đồng, Phù Lưu, Ỷ Lan Nguyên phi… cho tới tận hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Đền Và (Sơn Tây)… và hàng trăm lễ hội khác không bao giờ thiếu vắng lễ hội cờ.
[img]xq376-1.jpg;right;Đấu cờ người trước tượng đài Quang Trung – gò Đống Đa, mừng 217 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.[/img]

Hàng năm, cứ vào dịp Xuân, suốt tứ tháng Giêng cho tới đầu tháng Tư âm lịch, có nhiều đoàn làm phim của nước ngoài vào nước ta để ghi hình các lễ hội. Đó chính là mùa mà những gì mang đậm dấu ấn của nghệ thuật Việt Nam được phô bày rõ nét và đầy đủ nhất. Một trong những điều khiến các đoàn làm phim ngạc nhiên và thích thú nhất là cờ người. Hàng loạt ống kính các máy quay phim, quay hình lập tức chĩa cả về một hướng khi đoàn cờ người xuất hiện. Nó giống như thời xưa, cảnh bàn dân thiên hạ hành xử ra sao khi nghe tiếng loa hô dõng dạc “Hoàng thượng giá lâm!” vậy.

Cả một triều đình xuất hiện. Dẫn đầu là những lá cờ ngũ sắc phấp chới, tiếp theo là đội chiêng trống, nhã nhạc vang lừng, những chiếc lọng cao muôn hồng nghìn tía. Rồi đoàn cờ người xuất biện. Bên phải là Tướng ông với triều phục như một vị hoàng đế, mắt phượng mày ngài, bên trái là Tướng bà mặt hoa da phấn, xiêm y lộng lẫy như hoàng hậu. Theo sau là bá quan văn võ, lính tráng, tiền hô hậu ủng vang trời. Toàn thể “triều đình” đều trẻ măng, tuổi trăng tròn 16, 18, đẹp như tiên đồng, ngọc nữ.

[img]xq386-0.jpg;center;Cả một triều đình xuất hiện[/img]

Biết bao khách nước ngoài đã phải trợn mắt, há mồm trầm trồ thán phục. Ở nước họ cũng có cờ vua, nhưng chủ yếu chỉ chơi trên bàn, cũng đôi khi người giả làm quân cờ, nhưng rất đơn giản, chứ không phải bày ra cả một triều đình đầy đủ văn võ bá quan, màu sắc rực rỡ, trống chiêng vang lừng như ở ta. Vả lại một ván cờ vua thường kéo dài hơn cờ tướng nhiều, nên người có làm quân làm sao chịu nổi đứng trong sân tới 3, 4 tiếng đồng hồ được. Thêm nữa là quân cờ vua bản thân nó đã có đầy đủ hình tượng rồi, cứ theo mẫu đó mà phóng to ra đặt lên sân là cũng thành một sân cờ vua, cần gì có người đóng thế. Nhưng ở cờ tướng thì khác hẳn.

Khi tất cả vào trong sân cờ, theo nhịp phách nhịp trống chiêng, hai hàng quân được một ông tổng cờ và một bà tổng cờ dẫn đi diễu hành một lượt cả bốn hướng. Đó là nghi lễ rải quân, tức là đưa từng quân cờ tới vị trí của nó.

Các quân như Tốt, Pháo… thì tới vị trí nào bèn tách ra lắp vào vị trí ấy, nhưng riêng Tướng ông và Tướng bà thì còn biểu diễn thêm nhiều động tác đẹp mắt trước khi an toạ trên “ngôi”.

Sân cờ người bao giờ cũng rộng các quân cờ có thể đứng (hay ngồi) cách nhau tứ một mét rưỡi trở lên, khiến cho người xem có thể nhìn xuyên qua để có thể bao quát cả bàn cờ. Người xem đứng chật như nêm cối quanh sân, lớp trong ngồi xuống, lớp ngoài đứng. Từ trên cao nhìn xuống sân cờ giống như một bông hoa rực rỡ màu sắc đang nở tưng bừng.

Chơi cờ người không phải mới đây mới xuất hiện mà mấy trăm năm trước đã được các làng xã tổ chức. Đến nay vẫn còn những bức tranh cổ mô tả cách đánh cờ người. Ví dụ cách chơi cờ người trong cung vua thì cực kỳ sang trọng, bên cạnh sân cờ người còn dựng một đài cao để hai người ngồi thi đấu bằng cách phất cờ và đọc nước đi, có một người cầm loa xướng lại thật to nước đi để quân cờ biết mà di chuyển. Trong các Viện bảo tàng Pháp còn lưu lại những bức ảnh chụp những đội cờ người do những người Pháp đầu tiên đặt chân tới Việt Nam chụp vào thế kỷ 18 – 19. Thường đó là những cô gái trẻ mặc áo dài tay cầm bảng quân cờ.

Các đấu thủ tham gia thi đấu cờ người thường mặc áo gấm, khăn điều thắt lưng, đội khăn xếp đàng hoàng. Sau khi hai kỳ thủ nhận cờ lệnh (là một lá có đuôi nheo, mỗi bên một màu) làm thủ tục chào ban giám khảo và khán giả xong thì trống nổi một hồi dài để trận cờ bắt đầu. Mỗi khi đi một nước, đấu thủ phất mạnh lá cờ lệnh chỉ thẳng vào quân sẽ đi, quân này bèn chuẩn bị tư thế sẵn sàng, đấu thủ đi tiếp tới vị trí mà quân cờ sẽ đến phất mạnh lá cờ lên một lần nửa chỉ vào vị trí mới, quân cờ sẽ rời vị trí ban đầu để tới đứng vào vị trị mới. Nếu ở vị trí mới có quân đứng sắn thì quân này sẽ rời vị trí, ra khỏi sân cờ trước khi quân kia tới chiếm chỗ. Gặp khi hai đấu thủ đi nhanh thì quân bên nam bên nữ chạy đi chạy lại trên sân cờ trông rất vui mắt. Khi các đốii thủ đi chậm, nghĩ lâu thì lập tức có một chú bé ăn mặc như một tiểu đồng cầm trống bỏi nhỏ chạy tới sau lưng đấu thủ và khua trống liên hồi ra ý giục đi nhanh lên. Đấu thủ biết thế bèn không dám chậm trễ nữa. Sau mỗi nước cờ, tùy tình thế diễn biến trên sân, sẽ có những câu thơ dí dỏm của người bình cờ cất lên, làm cho không khí càng thêm hào hứng, vui vẻ. Sân cờ người cứ thế sôi động từ đầu chí cuối, đó là chưa kề các nhà quay phim, nhiếp ảnh thậm thọt chạy ra chạy vào trên sân.

Nói chung các đấu thủ ghi danh vào chơi cờ người phải là những người có trình độ đồng thời phải có được tầm nhìn bao quát, có trí nhớ tốt, nhiều khi đạt trình độ như người đánh cờ tưởng (không cần nhìn bàn) vậy. Có lần một anh chàng thi đấu ở sân Văn Miếu hẳn hoi mà đi ngớ ngẩn để đối phương bất ngờ thọc Xe xuống chiếu hết, khiến khán giả quanh sân cười ầm lên. Hoá ra chỉ vì sân cờ người ra vào lộn xộn, anh này không quan sát hết được các vị trí quân của mình.

Cờ hội rất đông người xem gồm đủ nam phụ lão ấu chứ không như cờ bàn chỉ dành riêng cho cánh đàn ông. Đặc biệt là nữ giới, nếu là các bà thì thường họ vừa nhai trầu bỏm bẻm vừa ghé tai nhau bình phẩm từng nước cờ còn các cô thì vừa chăm chú xem, vừa ngắm nghía kẻ chơi cờ, ai thắng thì họ tỏ vẻ thán phục ra mặt. Thực ra thì ở các làng xã có không ít phụ nữ thạo cờ có nhiều bà nhiều cô nước cờ khá thâm hậu, cứ nghe họ bình là biết. Nhưng họ lại quá nhún nhường, khiêm tốn. Điều đó không lạ, bởi chỉ cần trong nhà có ông bố hay các ông anh chơi cờ thì thể nào các cô bé nhà quê cũng được ngồi chầu rìa, có khi là hầu điếu đóm, có khi để được sai bảo bưng trà, pha nước. Các ông bố thương con, các ông anh thương em thường bày vẽ, chỉ nước đi, bình chú thế cờ hay. Các đấng mày râu vẫn thích khoe tài mình trước nữ giới. Lắm cô sáng dạ nghe thuộc làu làu, tới trướng đánh cờ làm bọn con trai mất vía. Nhưng ở quê các cô cờ bao giờ rỗi như các cậu, nên chỉ vào ngày hội cờ mới có dịp, thế là họ tới sân cờ để được thoả thích thưởng thức những ván cờ hay và có thể chọn được cả ý trung nhân cho mình.

Những đấu thủ được đoạt giải thường không bao giờ được nhận huy chương hay cúp theo kiểu thể thao mà là nhận phần thưởng theo kiểu rất dân gian, hội hè. Xưa kia nhà quán quân thường khăn xếp áo dài lên nhận một bức trướng màu tía lớn, viền tua vàng thêu hình chim phượng hoàng với lời đề từ “anh hùng độc lập” hay “đệ nhất anh hào” kèm theo mấy xấp lụa, vài cân chè, vài phong pháo, vài xâu tiền. Bây giờ không hiểu sao lệ xưa nhạt bớt, sự thực dụng tăng lên, giải thưởng thường là một lá cờ thêu lưu niệm nhỏ, chiếc xe đạp, cái quạt máy, cái phích nước hoặc thậm chí có nơi giờ chỉ còn gọn thon lỏn một cái phong bì đựng ít tiền.

Đó là kiểu đánh cờ người ờ miền Bắc, nhất là ở các vùng phụ cận Thủ đô cùng với các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc Ninh, Bắc Giang,… là những vùng văn hóa nổi tiếng được gọi là xứ Kinh Bắc với những làn điệu dân ca Quan họ nổi tiếng. Mỗi lễ hội cùng với cờ người còn có hát chèo, hát quan họ, đánh vật, bơi thuyền rồng, thổi cơm thi, chọi gà… mỗi hội thường kéo dài 3, 4 ngày, có khi cả tuần lễ.

[img]xq11-0.jpg;right;Một pha trình diễn của cờ người võ thuật[/img]Ở miền Trung và miền Nam cũng có cờ người. Như một tài liệu về cờ người miền Nam đã viết [i]”Sài Gòn trước kia cũng đã có cờ người hoạt động vào các dịp lễ tết. Đóng vai các quân cờ là các nam nữ thanh lịch và thuê trang phục biểu diễn”[/i]. Tuy nhiên cờ người phương Nam có những nét độc đáo riêng, thường là dùng võ thuật để biểu diễn cờ, thậm chí còn sử dụng cả côn, đao, kiếm, trượng… nên người xem vừa được thưởng thức những nước cờ hay, vừa thưởng thức những thế võ, bài quyền,… như một tác giả đã tận mắt chứng kiến mô tả [i]”… quả thật họ là những dũng sĩ, áo quần có nẹp xanh, nẹp đỏ, thắt dây lưng gọn gàng, đầu bịt khăn, nét mặt đầy khí thế, trông ai cũng oai hùng mạnh mẽ. Trên ngực áo, lưng áo in hình các quân cờ. Một hồi trống rền vang, bốn hàng dũng sĩ xuất trận, sau mỗi nhịp võ tất cả cùng đồng loạt thét vang, các động tác võ lên xuống nhịp nhàng, lẹ làng, rắn rỏi, tay múa, chân đá,… khí thế xuất trận hừng hực làm người xem cùng bị kích động, phấn chấn… Khi bắt đầu đi một nước, quân cờ liền múa một bài võ tinh xảo. Khi quân ăn nhau là khoảng khắc ngoạn mục nhất. Hai đấu thủ xung sát cực kỳ ác liệt cả trên mặt đất lẫn trên không trung. Họ tung mình lên không đá vào đối phương bằng những đòn chết người trông rợn cả tóc gáy. Cả hai đổ nhào xuống đất, bắt đầu đả nhau bằng tay, thế đánh nào trông cũng ác hiểm, đá nhau bằng những cú song phi khiến đối phương bật ngửa hay quăng đối thủ qua vai, cuối cùng một bên bất thần khóa chặt đối phương, tóm lây ném lên không, rớt bịch xuống đất tưởng tan xương. Đối thủ lóp ngóp bò dậy ra khỏi sân, có nghĩa là bên kia đã ăn quân rồi. Người xem reo hò thích thú, vỗ tay ầm ấm kéo dài không dứt… “[/i]

Ở Huế, ở Hội An (Quảng Nam), ở Bình Định và một số tỉnh miền Trung cũng dùng võ thuật biểu diễn cờ người nhưng nhẹ nhàng hơn so với cờ người võ thuật Sài gòn như miêu tả trên. Thường là dùng cờ để biểu diễn võ chứ không phải dùng võ để đánh cờ. Thường là các ván cờ đã được bố trí sẵn, các quân đã được tập dượt, một người cầm loa đọc từng nước đi để các quân theo đó mà xáp chiến. Ở phía Bắc thì hoàn toàn ngược lại, quân cờ người được bày ra cốt để các đấu thủ tỷ thí thật sự với nhau, giành các giải thưởng hẳn hoi nên người tới xem nhằm thưởng thức tài nghệ của người đánh cờ là chính, còn quân cờ, chiêng trống chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi!

Chưa phân loại

Vợ chồng… Ahachess!

[img]xq487-0.jpg;right;Tống Thái Hùng – Nguyễn Thị Thanh An – Ảnh: Q.L [/img]Người hâm mộ cờ vua ít ai biết rằng phía sau thành công của đại kiện tướng quốc tế nữ Nguyễn Thị Thanh An (2 HCV SEA Games 23, cùng đội nữ VN đăng quang Giải Vô địch Cờ vua đồng đội châu Á, Huân chương Lao động hạng 3) luôn in đậm bóng dáng của một HLV – một người chồng mẫu mực…

Tại tổ ấm trên đường Học Lạc, phường 14, quận 5, Tống Thái Hùng đón nhận tin mình được CLB Phóng viên thể thao TPHCM bầu chọn là “HLV xuất sắc nhất TPHCM năm 2005” với tâm trạng khá bất ngờ. Sinh năm 1968, từ nhỏ, chàng trai gốc Bến Tre này đã bộc lộ năng khiếu, niềm say mê cờ vua. Hùng từng vô địch giải cờ vua A2 TPHCM năm 1984, rồi hạng nhì giải sinh viên toàn quốc. Dù được HLV Lê Hồng Đức gọi vào trường năng khiếu, song Hùng đã không thể trở thành một VĐV chuyên nghiệp vì phải chọn con đường học vấn để trở thành một kiến trúc sư theo ý nguyện của mẹ. Tốt nghiệp năm 1991 Khoa Trắc địa Trường Đại học Bách khoa TPHCM, anh lại tiếp tục theo học 5 năm nữa để lấy tấm bằng kỹ sư xây dựng.

Làm trong ngành xây dựng, nhưng Hùng chưa bao giờ từ bỏ niềm đam mê chơi cờ. Sau khi đoạt hạng nhì giải A1 TPHCM năm 1994, năm 1995, Hùng được tham dự Đại hội TDTT toàn quốc ở Hà Nội. Lúc đó, Thanh An cũng thi đấu cho đội tuyển TPHCM. Họ gặp nhau và bén duyên từ đấy. Hùng trở thành người thường xuyên đấu tập với An. Tối tối, anh lại đến nhà dạy cờ cho cô. Đến năm 2002, kết quả của mối tình cờ vua này là một đám cưới và Hùng bỏ hẳn ngành xây dựng để trở thành một HLV!

Tại SEA Games 23, ngoài việc phụ trách sinh hoạt, tập thể lực, dạy vi tính cho toàn đội, công việc chính của Tống Thái Hùng là huấn luyện… riêng cho Thanh An. Trước mỗi trận đấu, An thường ngủ sớm lấy sức. Việc nghiên cứu đối thủ, thế trận, chuẩn bị các phương án đã có Hùng lo. Chính tình yêu, trí tuệ và sự tận tụy của chồng đã tiếp thêm sức mạnh cho An trong những cuộc đấu trí đầy căng thẳng ấy!

Những ai yêu cờ có thể tìm thấy mọi thông tin về các giải đấu, các phân tích chiến thuật, giáo trình cờ vua… trên trang web www.ahachess.com do Tống Thái Hùng lập, bắt đầu hoạt động từ ngày 17-6-2005. “Tại sao là ahachess?”, tôi hỏi. Hùng cười: “Nghĩa là An, Hùng and (và) chess (cờ) ấy mà! Ngoài ra, aha cũng là một tiếng reo vui như khi giành chiến thắng hoặc tìm ra một nước cờ lạ!”.

Chưa phân loại

Tham khảo: Nữ kỳ thủ Hoàng Hải Bình – Thời cơ và thách thức

[img]xq408-0.jpg;left;[/img]Đoạt 2 huy chương vàng đồng đội và 3 huy chương vàng cá nhân tại các giải cờ tướng thành phố Hồ Chí Minh, Hoàng Hải Bình được đặc cách tham dự giải vô địch toàn quốc năm 2004. Vượt qua vòng loại, cô tranh chấp huy chương vàng cùng Ngô Lan Hương (cũng của thành phố Hồ Chí Minh). Ván thứ nhất, Hải Bình khá vất vả mới thủ hòa cùng đối phương. Khi ván thứ hai bước vào những nước cờ tàn, tuy bất lợi về thời gian nhưng cô vẫn bình tĩnh đưa “pháo” kềm “ngựa” đối phương rồi sau đó dùng “ngựa” chiếu chết “ngựa” của Ngô Lan Hương, buộc đối phương thua cuộc… Như vậy, sau 2 năm vắng bóng và phấn đấu vượt qua những khó khăn đời thường, Hải Bình đã khẳng định lại tài năng của mình trong làng cờ tướng quốc gia.

Hải Bình chào đời năm 1977 tại thành phố Thái Nguyên và là em út trong gia đình có 4 anh chị em. Năm sau, cả nhà cùng chuyển về sinh sống tại quê nội ở thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định). Khoảng 7 – 8 tuổi, cô bé thường ngồi nhìn cha so tài cờ tướng cùng các chú, các bác rồi “biết đánh hồi nào cũng chẳng hay”.

Nhân một chuyến về thăm quê ngoại ở Hà Nội, thấy những quân cờ vua lạ mắt, Hải Bình lại theo một người anh bà con đi xem thi đấu và hòa nhập vào cuộc chơi khá nhanh. Có tố chất lại chịu khó, Hải Bình chơi tốt cả 2 loại cờ và đạt nhiều thành tích tốt. Trong lĩnh vực cờ vua, cô chiếm huy chương vàng giải cờ vua thành phố Quy Nhơn khi đang học lớp sáu trường chuyên và đã cùng Châu Thị Ngọc Giao đoạt ngôi á quân đồng đội toàn quốc vào khoảng gần cuối thập niên 1990. Trên đấu trường cờ tướng, Hải Bình cũng không hề thua kém khi chiếm ngôi vô địch toàn quốc năm 1998. Cũng cùng năm này, cô còn có dịp tranh tài cùng các kỳ thủ tầm cỡ thế giới và giành được chiếc huy chương đồng tại giải vô địch châu Á. Với thành tích đó, cô đã được Ủy ban TDTT phong cấp kiện tướng…

Sau khi chiếm huy chương đồng giải vô địch cờ tướng toàn quốc năm 2001, Hải Bình quyết định từ giã thành phố biển để vào thành phố Hồ Chí Minh dù bố mẹ chẳng mấy hài lòng. Thực hiện ý định của mình, Hải Bình cùng một người bạn – Đặng Thị Diệu Hiền (1976) đã “chịu lỗ” khi nhượng lại cửa hàng băng nhạc tại Quy Nhơn để làm vốn… Từ tỉnh lẻ vào chốn phồn hoa đô hội, Hải Bình không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ và khó khăn. Vốn liếng có hạn, hai chị em thuê một căn phòng nhỏ ở quận Tân Bình để trú ngụ. Được sự hỗ trợ của các huấn luyện viên Lê Thiên Vị, Hoàng Đình Hồng, Hải Bình đứng lớp phổ cập cờ cho một vài trường ở quận 1 vào ban ngày để có chút ít thu nhập. Tối đến, cô tự ôn tập chương trình lớp 12 trong vài tháng hầu nắm vững lại hệ thống kiến thức phổ thông rồi theo học một lớp bồi dưỡng về quản trị kinh doanh và Anh văn… Mãi hơn 1 năm sau Hải Bình mới được nhận vào Công ty trách nhiệm hữu hạn C. B. H. Có khả năng tính toán, giải quyết công việc hiệu quả, Hải Bình được thăng lên chức trưởng phòng kinh doanh của đơn vị vào cuối năm 2003.

Tuy nhiên, bên cạnh thành công ở giải vô địch toàn quốc vừa qua là một thách thức mới, cô cho biết:”Hiện nay, em đang sắp xếp kế hoạch làm việc ở công ty để có thời gian tập huấn với các nam kỳ thủ của thành phố Hồ Chí Minh. Em cũng học thêm các nước khai cuộc, các thế cờ mới của Trung Quốc để thi đấu tại giải vô địch châu Á vào tháng 8 năm nay… Theo huấn luyện viên Hoàng Đình Hồng, Hải Bình sẽ phải đối mặt với những kỳ thủ nổi danh như: Đản Quốc Lợi (Trung Quốc), Cao Ý Bình, Thường Hồng, Hoàng Tử Quân (Đài Loan), Trương Tâm Hoa (Singapore – Xinh-ga-po), Chiêm Mẫn Châu, Malaysia – Ma-lai-xi-a), Chiêm Huệ Quyên (Brunei – Bru-nây)… Dù vậy, “em quyết tâm không phụ lòng mong đợi của nhiều người”, Hải Bình đã khẳng định cùng chúng tôi trước khi tạm biệt…

Chưa phân loại

Tin cờ 07/03/06: Phát hành CSDL ván cờ giải Vô địch quốc gia năm 2006

[img]xq363-0.jpg;right;[/img]Giải vô địch hạng nhất cờ Tướng toàn quốc năm 2006 đã diễn ra tại Vũng Tàu từ ngày 16 đến ngày 25/2/2006. Hôm nay (7/3/2006) Bạn cờ phát hành Cơ sở dữ liệu các ván cờ của giải Vô địch này.

Các ván cờ do ông Nguyễn Phước Trung (ban chấp hành Liên đoàn cờ Việt Nam, liên đoàn cờ TpHCM) sưu tầm và gửi tặng đến những người yêu cờ. Xin cảm ơn ông Trung.

Các bạn có thể download các CSDL này ở trang Download, xem bằng [topic id=285]chương trình XB[/topic], hoặc Xem trực tiếp (online).

*Download chương trình XB và các Cơ sở dữ liệu cờ
*Giải Vô địch Quốc gia 2006

Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Xe, Mã, Tốt phối hợp

[b]11. Xe, Mã, Tốt phối hợp[/b]

Chúng ta xem 2 thế cờ sau:

[b]Thế 1: Phá Sĩ sát cuộc.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Phá Sĩ sát cuộc
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2eak4/3Pa4/7c1/3H5/9/4R4/9/3pE4/5r3/3AK4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M6.5! Tg5-6
/*Nếu như 1…S4.5 thì 2.X5.3 Tg5-6 3. T5-3 Trắng thắng rõ.*/
2. M5/3 Tg6.1 3. X5.5! X6.1
4. Tg5.1 B4-5 5. Tg5.1 X6-5
6. S6.5 S4.5 7. B6-5 Tg6.1
8. X5-4 }END[/game]
thắng.

[b]Thế 2: Chiến đấu quên thân.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Chiến đấu quên thân
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2ea1k3/4a1H2/4e1c2/5P3/9/5R3/8h/4E4/3r1p3/4KAE2 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. B4.1! M9.7
/*Nếu 1…B6.1 thì 2.X4/4, còn như 1…S5.6 thì 2.X4.3 thắng.*/
2. B4.1 Tg6-5
3. B4.1 }END[/game]
thắng.

Chưa phân loại

Du hí văn chương: Ngưu đầu hình – Hình đầu trâu

[b]Ván 10: NGƯU ĐẦU HÌNH (Hình đầu trâu)[/b]
Trắng đi trước thắng.
[game solutionday=7]
FORMAT WXF
GAME NGƯU ĐẦU HÌNH (Hình đầu trâu)
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 1C5P1/R7P/1PPa1khH1/3c1c3/2P3r2/3H1p3/3p1h3/3p1K3/3rpp3/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. M2.3 Tg6-5 2. Bt-6 Tg5-4
3. B8-7 Tg4-5 4. Bt-6 Tg5-4
5. X9/1 Tg4/1 6. M3/4 Tg4-5
7. M4/6 Tg5-4 8. Mt.8 Tg4-5
9. M8.7 Tg5-6 10. M7/6 Tg6-5
11. Mt/4 Tg5-6 12. M4.6 Tg6-5
13. X9.1 Tg5.1 14. Ms.7 Tg5-4
15. X9/1 }END[/game]

Chưa phân loại

Cờ cười: Mùi… Cờ Tướng

Thấy chồng vừa về, vợ liền hỏi:
– Anh đi đâu về?
– Anh đi chơi cờ Tướng.
– Sao người anh lại nồng nặc mùi rượu thế?
– Vậy chẳng lẽ người anh lại nồng nặc mùi… Cờ Tướng?

Chưa phân loại

Cờ tướng – cuộc cải cách phi thường – dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của phương đông (5)

Như vậy tất cả phải chăng cờ tướng đã hoàn hảo, không còn chỗ nào khiếm khuyết? Như đã nói trên, đối với những người nước ngoài thì một nhược điểm lớn của cờ tướng đã lộ rõ: hình dạng quân cờ khiến họ rất khó tiếp thu (hay chính người Trung Hoa đã từng không muốn cho ngoại bang chơi loại cờ của mình? chúng ta không còn lạ chính sách “bế quan tỏa cảng” hàng trăm năm của các triều đại Trung Quốc, cho mãi tới tận bây giờ những đề nghị cải biên quân cờ thành dạng hình khối vẫn chưa được người Trung Quốc chấp nhận, dù đang là thời mở cửa). Sự bảo thủ này khiến Hiệp hội cờ tướng có vỏn vẹn 25 nước tham gia trong cờ vua có tới 170. Còn trên bàn cờ tuy tất cả đã yên ổn và an bài như đã trình bày, nhưng rốt cuộc vẫn còn đó những khiếm khuyết gây ra sự thái quá của một vài quân cờ hay một vài tình huống mà người Trung Hoa đã phải có những bổ cứu, điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi cờ phải tự nhớ.

Bạn có biết đó là những ngoại lệ nào không Thứ nhất là đối với quân Mã. Với đất rộng và có vô số trường để tung hoành, Mã sẽ phi nước đại trên khắp bàn cờ. Sự thái quá của Mã như thế sẽ làm cho việc tiêu diệt quân trở nên quá nhanh, công mạnh hơn thủ và nhất là Tướng sẽ bị uy hiếp nặng nề nếu hai Mã đối phương sang được trận địa bên này. Mã trong cờ vua sở dĩ không có luật cản bởi bàn cờ vua chật hẹp, các Tốt (cả thảy có tới 16 quân) móc xích nhau cản trở rất lớn nên việc tung hoành của Mã trong cờ vua so với cờ tướng là rất khó khăn. Còn Mã trong cờ Tướng nếu không có một ngoại lệ để giảm bớt đà thì tất cả sẽ bị cuốn theo tốc độ “phi” của Mã, làm cho các đòn đánh thâm hậu dễ bị “phá sản”, vai trò giữa các quân bị mất cân đối. Và thế là quy ước cản Mã được ra đời. Khi luật cản Mã mới ra đời cũng từng làm không ít kỳ thủ bực mình vì bỗng dưng lại phải nhớ thế nào là “cản chân Mã”, cản bên trái hay bên phải, lắm người bị nhầm lung tung thậm chí có khi Mã mình bị cản nhưng vẫn cử đi bừa. thế là bị đối phương chế diễu chơi “chưa sạch nước cản”, cứ y như trẻ con thò lò mũi mà không biết chùi vậy! Tứ khi có luật cản Mã, cờ trở nên ôn hòa, sâu sắc và mưu mẹo phải cao hơn, nghệ thuật dùng quân để “cản Mã” cũng tinh vi, diệu nghệ hơn, khiến cho Mã dù đã “giao chân”, dù “ngọa tào”, hay tạo được thế “song Mã ẩm tuyền” cũng không dễ gì bắt được tướng đối phương nếu bất ngờ bị một quân khác chèn vào “chân”.

Những đòn Mã nhằm vào tướng như thế nếu ở cờ vua thì vua hết đường cựa nhưng ở cờ tướng thì hoàn toàn có thể lên Sĩ, phanh Tượng, rút Xe hoặc kéo Pháo từ trận địa xa xôi phía bên kia về để cứu nguy cho tướng nhờ phép cản Mã tài tình.

Từ khi có luật cản Mã, một số nhà nghiên cứu ký thuyết cờ Tướng đã đi sâu nghiên cứu hiện tượng này và nhận ra nhiều điều thú vị ví dụ như làm sao chống lại thế “Mã giao chân”, làm sao sử dụng 5 quân Tốt một cách hữu hiệu để chặn bước tiến của Mã. Từ luật cản Mã người ta đào sâu hơn nữa việc đánh giá nếu một bên còn Mã hay còn hai Mã ở tàn cuộc sẽ phải được đối phó như thế nào so với khi tàn cuộc không còn Mã mà chỉ còn Xe và Pháo.

Nếu ở Pháo có một định lý mà không người chơi cờ nào không thuộc “cờ tàn Pháo hoàn” với vai trò hỗ trợ Pháo của Sĩ là vô cùng quan trọng thì đối với Mã ở cờ tàn là phải tích cực ào lên tấn công. Khi đó những nước chống đõ của đối phương phụ thuộc rất nhiều vào vị trí làm thế nào để cản được chân Mã hơn là làm thế nào để tiêu diệt được Mã, bởi bàn cờ lúc đó đã rất trống trải, Mã tha hồ tung hoành.

Cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu để giảm bới uy lực của Mã là các Tốt “huynh đệ”. Cặp tốt “huynh đệ” (các Tốt dã qua sông đứng liền nhau) này vừa làm bình phong che chắn cho tướng (tránh để Tướng bị lộ mặt) đồng thời sẵn sàng hy sinh cả hai đế bắt cho được quân Mã nguy hiểm kia. Đó là những ví dụ mà những người chơi cờ tướng thông thạo đều phải nhớ “thuộc lòng” trong làng cờ gọi là “vào cục”. Những người chơi cờ nào nắm lơ mơ những quy tắc này “dễ chết như bỡn”. Chính vì thế có một số cao thủ chơi cặp Mã rất thần tình, khiến lúc nào cũng làm đối phương nơm nớp lo sợ. Đến nỗi có những trường hợp mới mở cờ đối phương liền quăng luôn đôi Pháo kết liễu ngay hai con Mã nguy hiểm kia. Tất nhiên các đổi như thế thì bên mất Pháo vẫn thiệt hại hơn nhiều. Nhưng đây là để nói uy lực của đôi Mã nhiều khi cũng ghê gớm, dù đã có luật “cản Mã” rồi.

Ngoại lệ thứ nhì là đối với Tướng. Vì Tướng được chốt chặt trong cung, có tới hai vệ sĩ và hai Tượng kè kè canh gác cẩn mật. Khi lâm nguy tất cả sẵn sàng “xả thân cứu chúa” đó là chưa kể các quân khác thấy có “nội biến” ở “triều đình” thì đều cấp tốc quay về “hộ giá”. Chính điều này làm cho địch quân dù có liều chết lăn xả vào thì cũng chưa chắc đã ăn thua. Như thế muốn thắng một ván cờ – tức bắt được Tướng – là rất khó khăn, đồng thời với kiểu phòng thủ “đổ bê tông” này thì cơ may hòa cờ là rất lớn. Nếu chơi cờ mà hòa liên miên thì còn ai muốn chơi nữa. Ván nào tướng của cả hai bên cũng “trơ như đá vững như đồng” thì còn thích thú nỗi gì. Tứ một thực tế đáng buồn như thế, luật “lộ mặt Tướng ” lập tức được ban bố: một bên Tướng đã chiếm được một lộ rồi mà Tướng bên kia thò mặt ra lộ ấy là bị thua ngay lập tức, dù hai Tướng ở cách xa nhau muôn trùng. Thật là hay. Giải thích điều này như thế nào đây về “phép mầu” kỳ lạ này? Hay là mỗi tướng được coi như siêu nhân, có phép “chưởng” thẳng vào mặt nhau?

Chính điều này làm cho sự việc trở nên rất khó giải thích bởi ở cả Chaturanga cũng như cờ vua đều không thể có được “quái chiêu” này. Làm sao mà ở khoảng xa như thế mà một ông tướng bỗng lăn quay ra chết chỉ vì muốn “dòm mặt” ông kia cơ chứ! Vả lại trên thực tế chiến trường thì hai ông tướng phải xáp trận trực tiếp với nhau như kiểu -Trương Phi đánh Mã Siêu mới có cơ hội cho ông này hạ sát ông kia chứ. Có người giải thích rằng quy định như thế là để tỏ lòng kính trọng nhau nên hai vị không được phép nhìn mặt nhau. Cách giải thích này quá gượng ép và buồn cười nên không được mấy ai chấp nhận. Ai lại vì một mục đích vớ vẩn như thế mà đặt ra một cái lệ “nghiêm trọng” tới mức ấy! Lại có người bảo rằng vì một bên là tướng bà còn bên kia là tướng ông, mà theo phép xưa “nam nữ thụ thụ bất thân” nên không được thông thống nhìn nhau mà bắt buộc phải có “ai đó” đứng ở giữa. Cách giải thích này cũng chẳng thuyết phục được mấy người mà chỉ làm cho lời giải thích thêm phần hài hước. Tướng ông, tướng bà là trong trò chơi “Tam cúc”, hay trong lễ hội cờ người chứ trên bàn cờ có ai đặt ra đâu là tướng ông đâu là tướng bà hồi nào! Vả lại dù có thực là Tướng ông hay Tướng bà thì đã là địch thủ của nhau, luôn tìm cách hạ sát nhau để thôn tính cả quốc gia thì còn e thẹn cái nỗi gì!

[img]xq385-0.jpg;center;Tướng ông tướng bà không được phép nhìn mặt nhau[/img]

Thực ra đây chỉ là một quy định đơn thuần mang tính kỹ thuật nhằm cứu vãn cho sự ỳ ạch của cờ tướng với ý đồ ban đầu là nhằm giữ sao cho tướng “an toàn tuyệt đối”. Nó cũng giản dị như trong bóng đá phải sinh ra quả phạt penalty hoặc cho bên thắng 3 điểm để bóng đá thiên về tấn công hơn, cứu vãn cho lối chơi “đổ bê tông” đã lỗi thời. Việc tướng chiếm lộ thông chính là việc phong luôn cho tướng vai trò kép “Xe và Tướng”. Xe là quân cực mạnh như thế chiến thắng sẽ tới dễ dàng hơn. Nhưng vì phương Đông khác phương Tây, bên Tây thì người ta cứ nói huỵch toẹt ra rằng đó là quy ước kỹ thuật, còn phương Đông thì cứ thích lý giải một cách vừa “vòng vo Tam quốc” vừa “yểu điệu véo von”!

Một hệ quả khác sẽ lập tức sẽ nảy sinh theo: Tướng bên này mặc nhiên chiếm luôn dược một phần ba diện tích cửu cung của đối phương, khiến “đất nương thân” của Tướng đối phương đột ngột bị thu hẹp đáng kể. Đó là chưa nói tới nếu tướng chiếm được lộ giữa thì ôi thôi, tướng của đối phương mất tới hai phần ba cung cấm của mình, nghĩa là chỉ còn vỏn vẹn có 3 điểm để di chuyển. Lúc đó một bên chỉ cần dùng một quân cũng có thể tóm gọn được Tướng của đối thủ dù rằng Tướng của đối thủ đang ở ngay trong cung cấm của mình. Trong cờ tướng khi tướng hết đường chạy là thua chứ không phải như trong cờ vua, khi vua hết đường chạy thì được hoà. Vì vậy tỷ số thắng thua ở cờ Tướng sau khi có ngoại lệ này đã tăng vọt, chấm dứt tình trạng hoà cờ trì trệ trước đây.

Những điều chỉnh hợp lý như thế (theo thuyết “điều hòa âm dương” phương đông) đã mang lại sức sống rõ rệt cho cờ tướng. Sự bất biến và ổn định của cờ tướng trong gần một nghìn năm qua là một minh chứng hiển nhiên.

Sau khi được định hình, vị trí cờ Tướng lớn mạnh tới mức ít ai ngờ tới. Bởi trước đó tới hơn 3000 năm Trung Quốc đã có cờ Vây, ngoài cờ Vây ra còn có biết bao thứ cờ dân gian được chơi ở từng vùng, mỗi loại đều có những điểm đặc sắc. Tuy nhiên khi cờ Tướng xuất hiện thì những loại cờ khác dần dần lu mờ, kể cả cờ Vây. Nên nhớ rằng đất nước Trung Hoa luôn luôn bị chia năm xẻ bảy, nào là Sở, Tề, Yên, Triệu, Việt, Ngô… việc tranh giành đất đai, thôn tính quyền lực, thâu tóm lẫn nhau liên miên không lúc nào dứt. Cờ tướng là hình ảnh thu nhỏ tiêu biểu cho chiến cuộc. Việc chém tướng, đuổi quân, bắn pháo, chặn xe là quá quen thuộc với hàng trăm triệu người Trung Hoa. Bàn cờ chính là diễn biến cuộc đời ở ngay trước mắt họ. Càng chơi người ta càng khám phá ra những bí mật hầu như vô cùng tận của cơ Tướng. Cả nghìn cả vạn ván không ván nào giống ván nào, chơi mãi vẫn không bao giờ chán, cờ là nguồn cảm hửng vô tận của hàng triệu con người.

Nhưng có một điều khiến cho cờ Tướng ở châu Á nổi bật so với cờ vua và cờ Vây là người ta đã biến nó từ một môn đấu trí trở thành một thú chơi nghệ thuật, thậm chí còn cao hơn thế, gọi là “kỳ đạo”. Đặc điểm rất phương Đông này không chỉ có ở cờ tướng. Ví dụ ở phương Tây thì chữ chỉ là chữ, nhưng với phương Đông thì đã thành Thư pháp, những bức “tranh chữ” tuyệt mỹ có nội dung và ý nghĩa đa dạng được trân trọng treo trong các toà đại sảnh, các thư phòng… nhiều khi còn hơn cả một bức danh họa. Cờ tướng đi vào văn thơ, vào âm nhạc, vào hội hoạ một cách tự nhiên. Như vậy, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cờ tướng đã được trau chuốt thành một viên ngọc minh châu nghệ thuật độc đáo, gắn kết tài tình với những nghệ thuật bậc nhất thiên hạ, tạo nên bộ tứ “cầm kỳ thi hoạ”. Cờ Tướng là như thế đấy!

Chưa phân loại

Để chơi cờ nhanh

Sau buổi lễ tổng kết giải Cờ vua nhanh toàn quốc năm 2002 tại khách sạn Đệ Nhất – Quận Tân Bình (từ 15/5-17/5), có một số bạn trẻ đã bàn luận cách thức và công việc chuẩn bị thi đấu cho những ván cờ nhanh. Câu chuyện kéo dài nhưng chưa có kết luận và bị cắt ngang bởi… bữa tiệc tổng kết cuối giờ lôi cuốn. Để góp thêm ý kiến, Thể thao xin bàn với các bạn một số vấn đề về cờ vua nhanh.

Trên thực tế có lẽ vì xu hướng chơi cờ nhanh chỉ mới xuất hiện gần đây nên làng cờ thế giới gần như không có tài liệu nói về cách thức chơi loại hình này. Thoạt nghe qua, chúng ta dễ dàng nghĩ rằng cờ nhanh đánh rất đơn giản vì thời gian thi đấu quá ngắn: ván cờ chỉ có 30 phút cho mỗi bên. Sự thật thì đây cũng là công việc cần sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, thời gian chuẩn bị phải có ít nhất từ 3-6 tháng! Sự tập tuyện thi đấu có thể chia thành một số việc sau:

[b]1/ Phân bố thời gian hợp lý:[/b] Trong 30 phút thi đấu, có thể chia 5 phút đầu cho khai cuộc, 15 phút cho trung cuộc và 10 phút cuối cùng cho tàn cuộc. Đó là công việc ở phòng thi đấu, còn ở nhà phải đánh thật nhiều ván cờ để rèn luyện cách phân chia thời gian.

[b]2/ Học “đều” Khai- Trung – Tàn:[/b] Bởi lẽ để có thể chơi chính xác khai cuộc trong 5 phút đầu bạn cần phải học thật nhiều khai cuộc, xin hãy nhớ nguyên tắc biết càng nhiều càng tốt! Khi gặp sự khó khăn, đối phó với khai cuộc đã có sự hiểu biết vẫn dễ dàng hơn phải không các bạn? Với trung cuộc phải luyện thật nhiều đòn phối hợp, còn tàn cuộc phải nghiên cứu nhiều dạng khác nhau (Xe, Mã, Chốt…)

[b]3/ Nghiên cứu đối thủ:[/b] Cần phải tập trung nghiên cứu một số đấu thủ mạnh dự kiến sẽ gặp trong thi đấu. Chủ yếu là tìm hiểu điểm yếu, điểm mạnh trong cờ nhanh của họ. Thông thường khi thi đấu một ngày có thể phải đánh từ 3-4 ván cờ nhanh, do vậy khi bốc thăm gặp một đấu thủ nào đó ta phải hình dung ngay trong đầu phương án thi đấu như: khai cuộc thoáng, phòng thủ chắc, đánh tâm lý, tạo thế trận phức tạp ngay từ khai cuộc…

[b]4/ Tránh những nước cờ sai lầm “lớn”:[/b] Sai sót trong thi đấu là một điều hết sức bình thường nhưng nên nhớ là chỉ được phép có những sai lầm “nhỏ”. Bởi vì bạn có quá ít thời gian để khắc phục sai lầm. Muốn tránh điều này thì chỉ có thể tập luyện mà thôi!

[b]5/ Không “sa đà” vào đòn phối hợp:[/b] các VĐV thường hay mắc phải sai lầm là tập trung suy nghĩ quá lâu vào một đòn phối hợp nào đó mà quên mất thời gian và không gian xung quanh! Tệ hơn nữa là sau đó rơi vào những thế trận phức tạp, không đủ thời gian suy nghĩ và bị thua cuộc.

[b]6/ Luyện thể lực:[/b] Đây cũng là một vấn đề tối quan trọng. Để tập trung năng lượng trí tuệ căng thẳng trong liên tục 4 ván cờ nhanh / ngày (tổng thời gian khoảng 4 giờ) cần có một độ bền về thể lực của VĐV cờ.

Nói chung, chuẩn bị cho giải cờ nhanh cũng gần giống như việc chuẩn bị cho những giải cờ dài. Nó chỉ khác ở chỗ “tăng tốc” về tư duy, về thao tác và số lượng ván đánh trong một ngày vì vậy cần có sự đầu tư cần thiết của mỗi VĐV.

Chưa phân loại

“Cạm bẫy” kiểu dáng mới

Có những ván cờ kết thúc rất chóng vánh vì một bên “giăng bẫy” đối thủ, và bên kia lại “quyết tâm” lao vào bẫy. Ở những ván cờ của các danh thủ việc giăng bẫy là rất khó. Nguyên tắc chung là phải đưa ra một bố cục giống y như bố cục phổ biến, ai cũng quen thuộc. Thế rồi ở một nước nào đó chỉ sai khác chút ít so với lý thuyết. Đối phương nếu không thẩm định kỹ, cứ “quen tay” đi theo sách vở sẽ dính đòn. Chúng ta xem lại một ván cờ của Đặc cấp quốc tế đại sư Liễu Đại Hoa trong giải châu Á lần thứ 11 với kỳ vương Singapo.

Ván cờ diễn ra như sau:
[game]
FORMAT WXF
GAME Liễu Đại Hoa – Kỳ vương Singapo
RED Liễu Đại Hoa
BLACK Kỳ vương Singapo
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. M8.7 X9-4
5. B3.1 M2.3 6. B7.1 X1.1
7. P8.2 X4.5 8. T7.9 X1-6
/*Nếu đổi lại: 8… B3.1 9. B7.1 X4-3 l0. P8-7 X3.1 11. P7.3 X3/3 12. P7-3 P2-7. Đến đây cục thế bên hậu không đến nỗi hỏng.*/
9. M3.4 X4-3 10. X9-7 B3.1
11. P5-4
DIAG{ #11 BLUE }
11. … P5-6
/*Vì bên tiên có nước P4.1 bắt chết Xe nên bên hậu phải ly Pháo ra vậy.*/
12. M4/5 P6.7 13. X2.2 X3-2
14. B7.1 X6.4 15. Tg5-4
}END[/game]
Bên tiên được quân thắng thế. Ở nước 13 nếu bên hậu đi: 13… X3-4 14. B7.1 P6/1 15.B7.1 M3/5 16. X7.1 P6-4 17. S6.5, bên tiên có nước P8/4 lại bình 6 được quân thắng thế.