Related Posts
Mê cờ không thôi thì có lợi hay có hại?
- Amin
- 07/04/2006
- 0
Ngày xưa có những gia tộc giàu có có thể nuôi các cậu ấm cô chiêu ăn chơi nhảy múa suốt cả đời mà chẳng phải mó tay vào một việc gì cả. Nếu trong số các cô cậu đó đam mê cờ thì cứ chơi từ khi còn để chỏm cho tới lúc đầu bạc răng long.
Thế giới ngày nay đã hoàn toàn khác, kể cả có hàng nghìn lượng vàng, hàng tỷ bạc mà con cái học hành kém cỏi không biết vi tính là gì, ngoại ngữ là gì và thiếu những kiến thức cần phải được trang bị khác thì cũng sẽ bị người đời coi thường, cười chê. Mỗi một thanh niên ngày nay phải có một mặt bằng văn hóa, mặt bằng kiến thức nhất định.
Chính vì vậy cái gọi là “mê” đối với cờ cũng phải được xem xét dưới một góc độ mới. Cờ là một thú chơi, nhưng nếu quá lạm dụng nó, coi nó như mục đích của cuộc đời, bỏ bê các mặt khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lợi bất cập hại”. Anh là đại kiện tướng ư? Vậy anh đã tốt nghiệp lớp 12 chưa, anh đã tốt nghiệp đại học chưa? anh chơi cờ giỏi ư, nhưng anh có nghề ngỗng gì không? anh là danh thủ ư? nhưng anh có trình độ văn hóa và có trình độ giao tiếp xã hội không?
[img]xq332-0.jpg;right;Bobby Fischer – nhà Vô địch cờ Thế giới bị người Mỹ căm ghét, cảnh sát truy bắt vì đã từng vi phạm luật pháp và sau đó còn phát ngôn ủng hộ Bill Laden đánh người Mỹ[/img]Chính Bobby Fischer là một “tấm gương tày liếp” cho các thế hệ sau. Ông chơi giỏi tới mức đoạt hẳn ngôi vô địch thế giới nhưng vẫn bị coi là “kẻ vô học” bởi chỉ đến lớp 7 ông đã bỏ trường để theo “nghiệp cờ”, ông chơi cờ như điên như dại, lập nên biết bao kỳ tích, nhưng rốt cuộc thì sao: chỉ nổi lên có một lần duy nhất rồi mãi mãi chìm vào bóng tối, trở thành kẻ ẩn dật, một thời trở thành kẻ cuồng tín, một thời bị truy lùng vì vi phạm lệnh cấm vận, đành lang bạt nay đây mai đó và làm không ít những điều lập dị kỳ quặc, mặc dù bản chất ông không phải là xấu. Cũng rất may là ông đã kiếm được một số tiền đủ lớn để sống nốt phần đời còn lại, nếu không thì chưa biết cuộc đời ông rồi sẽ sẽ ra sao. Thiếu kiến thức, thiếu học hành đã khiến ông không cầm lái nổi cho cuộc đời mình và bao nhiêu hầm hố trên đời luôn rình rập trên mỗi bước đi của ông!
Hay xem các nhà vô địch khác, từ Lasker, Capablanca, Aliokhin cho tới Botvinik, Kasparov, Karpov… họ đều học hành tới nơi tới chốn với học vị rất cao trong khoa học cũng như cùng lúc gánh vác nhiều trọng trách xã hội. Họ say mê cờ nhưng là một sự say mê hài hòa với các hoạt động khác và họ đã thành công. Ở Việt Nam, cho đến nay có thể nói Hoàng Thanh Trang là một điển hình tuyệt đẹp cho thế hệ kỳ thủ mới: học giỏi, thông thạo ngoại ngữ, tin học, có ước mơ, chí hướng về nghề nghiệp hẳn hoi, thông thạo cầm kỳ thi họa, là kỳ thủ xuất sắc nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả những cái hay đó không ngăn cản nhau, ngược lại bổ sung cho nhau để làm cho con người luôn hoàn thiện.
Như vậy, say mê cờ là điều tốt, nó đem lại cho ta nhiều điều bổ ích nhưng tuyệt nhiên không phải là mê muội. Bởi mê muội tức là tự mình đi vào ngõ cụt rồi!
Một ván cờ có thể dài đến bao nhiêu nước?
- Phạm Hồng Nguyên
- 26/02/2011
- 0
Hoạt động chơi cờ là một hoạt động trí tuệ đòi hỏi tập trung cao độ nên rất lao lực. Do vậy các kỳ thủ thường thỏa thuận hòa hoặc buông cờ sớm để tránh mệt mỏi quá mức cho bản thân và cả đối phương. Bình thường, các ván cờ chỉ dài khoảng một vài chục nước. Hãn hữu lắm mới có ván cờ dài.
Kỷ lục thế giới ghi nhận ván cờ Vua giữa Ivan Nikolic và Goran Arsovic tại Belgrade năm 1989 là ván cờ dài nhất. Ván cờ kết thúc sau 20 giờ 15 phút và có 269 nước di. Đây là một ván cờ hòa và kết thúc do luật hòa 50 nước.
Với cờ Tướng, trong cơ sở dữ liệu của Bạn cờ có ván đấu giữa Xu Yinchuan và Wu Guilin tại giải Cờ tướng thế giới năm 1999. Vá cờ dài 167 nước đi và cũng là ván cờ hòa kết thúc do luật hòa 60 nước đi.
Còn trận đấu giữa Trần Nguyễn Thế Toàn (đi tiên) và Nguyễn Long Hải (giải 2010) là trận đấu dài nhất của Giải cờ Tướng quốc gia Việt nam trong 10 năm trở lại đây (2000-2010). Ván cờ này dài 145 nước với phần thắng thuộc bên tiên.
Các ván cờ dài ngày nay chủ yếu là ván cờ của các chương trình cờ chơi với nhau tạo ra. Tuy nhiên độ dài này thường bị giới hạn một cách “nhân tạo” do người lập trình đặt ra một cách chủ quan hoặc do trở ngại kỹ thuật. Ví dụ chương trình giao diện cờ Vua WinBoard chỉ chịu làm việc đến nước đi thứ 500. Trang cờ Tướng online ClubXianqui cũng qui định ván cờ đến nước đi 400 là hết.
Bây giờ ta thử tính xem về mặt lý thuyết một ván cờ có thể dài đến bao nhiêu nước. Tất nhiên ta chỉ tính ván cờ với các nước đi hợp lệ.
[b]Cờ Vua[/b]
Đối với cờ Vua, các luật giới hạn độ dài là luật hòa do đi lặp 3 lần và luật hòa 50 nước (ván cờ sẽ kết thúc hòa khi có 50 nước mà không có quân nào bị ăn và không có con Tốt nào đi). Muốn ván cờ thật dài, ta phải tránh luật đi lặp và cố gắng đạt đến giới hạn của luật 50 nước.
Như vậy ta có thể lồng 50 nước không ăn quân và không đi Tốt này là các nước ăn quân hay tiến Tốt để kéo dài ván cờ.
Tốt cả hai bên có 8×2 = 16 quân. Một con Tốt có thể đi được nhiều nhất là 6 nước để tới cuối bàn cờ. Vậy ta có tổng 16×6 = 96 nước đi Tốt.
Một bàn cờ có 32 quân. Hai quân Vua không thể bị ăn nên chỉ có 30 quân sẽ bị ăn. Sau khi tất cả các quân đã bị ăn, hai Vua lại có thể “dung dăng
dung dẻ” thêm một lần 50 nước nữa mới chịu bắt tay hòa.
Như vậy tính nhanh tổng độ dài một ván cờ sẽ không vượt quá được:
(96 nước đi tốt + 30 nước ăn quân + 1 lần rong chơi của hai Vua)x50 nước = 127*50 = 6350 nước.
Để có con số chính xác hơn, ta cần xem xét kỹ hơn các khả năng.
Cờ mỗi bên có 8 con Tốt đối diện nhau. Khi tiến các Tốt này sẽ đụng đầu nhau và chỉ giải phóng được nhau khi một trong hai Tốt đối đầu nhau ăn quân. Nước đi này vừa có thể tính là nước đi Tốt vừa là nước ăn quân. Cần có 8 nước đi như vậy và cần bớt chúng trong tổng các nước ăn quân-tiến Tốt.
(96+30+1-8)x50 = [b]5950[/b] nước
Con số cuối này thường được coi là số nước dài nhất của một ván cờ Vua*.
Có một ván cờ do máy tính tạo ra gần đạt đến ngưỡng này. Nó có 5846 nước đi và vượt xa các ngưỡng do nhiều chương trình như ChessBase, WinBoard đặt ra.
Bạn có thể tham khảo ván cờ ở link sau đây.
[b]Cờ Tướng[/b]
Về độ dài thì luật cờ Tướng đơn giản hơn cờ Vua. Trong quyển luật cờ Tướng của Việt Nam (cũng tương tự với luật cờ Tướng Asian) chương 1, điều 7, phần e có nói như sau:
[i]Một bên đề nghị hòa, sau khi trọng tài kiểm tra mỗi bên đi đủ 60 nước mà không có một nước bắt quân nào thì ván cờ được xử hòa.[/i]
Như vậy luật này không nói gì về việc tiến Tốt. Vậy ta chỉ cần tính toán với 30 quân bị ăn và lần “rong chơi” cuối của hai Tướng.
(30 nước ăn quân + 1 lần rong chơi của hai Tướng) x 60 = 31×60 = [b]1860[/b] nước
[b]Lưu ý:[/b]
1) Một số người lý luận cho rằng trong công thức trên dùng con số 50 nước (hay 60 nước cờ Tướng) là không đúng, phải dùng 49 nước thôi để tránh cờ hòa. Nhưng thật ra ta vẫn phải dùng con số 50 vì nước đi cuối cùng của 50 nước này là nước ăn quân hay tiến Tốt.
2) Một số người còn lý luận để bỏ bớt từ 2 đến 4 nước đi Tốt (cờ Vua) nữa do hình thái bàn cờ buộc phải như vậy. Tuy vậy các tính toán này quá
rắc rối nên ta không bàn ở đây.[img]xq582-0.jpg;center;[/img]
Lão Danh Kỳ Nguyễn Tấn Thọ với các danh kỳ TpHCM
- Khuyết danh
- 19/11/2005
- 0
Ông Thọ đã hòa với Trần Quới (Lác Chẩy) xếp hạng nhất miền Nam lúc đó bằng hai ván cờ bàn và một ván cờ mù (cờ tưởng).
Ông Thọ đã đấu hòa với Mai Thanh Minh lúc đó thứ nhì miền Nam và hòa với Nguyễn Văn Xuân lúc đó xếp thứ 3.
Thời gian này ông Thọ đã 59 tuổi và ba thanh niên Lác Chẩy, Minh, Xuân khoảng 30 tuổi. Thật là ngang tài nhưng sức lực không ngang.
Mời các bạn thưởng thức các ván đấu này:
[b]Ván 1: Nguyễn Tấn Thọ tiên hòa Trần Quới[/b]
[i](Đấu giao hữu tại TpHCM 22/4/1988)[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Nguyễn Tấn Thọ (tiên hòa) Trần Quới
RED Nguyễn Tấn Thọ
BLACK Trần Quới
EVENT Đấu giao hữu tại TpHCM
DATE 22/04/1988
RESULT 0.5-0.5
START{
1. P2-5 P2-5 2. M2.3 M8.7
3. B7.1
/*Bên tiên khai triển cánh trái có dụng ý chuyển Xe cánh phải tùy tình hình bố cục của đối phương mà sử dụng trực Xe hoặc hoành Xe để công kích.*/
3. … X9-8
DIAG{ #4 RED POPUP }
/*Bên hậu không mở Tốt hoặc lên Mã 3 mà lại đi [b]X9-8[/b] nhằm dụ Xe bên tiên xuất ra (X1-2) để đối công tranh tiên, đây là đòn sở trường của Trần Quới thường hay áp dụng.*/
4. M8.7 M2.3
5. B3.1
/*Bên tiên không ra Xe lại tiếp tục mở Tốt 3 để ép Mã của bên hậu.*/
5. … P8-9
/*Bên hậu kịp thời đi [b]P8-9[/b] để thông Xe là nước đi chuẩn và chắc chắn.*/
6. X9-8 X1.1
7. M7.6 X8.4 8. P8-6 B7.1
9. B3.1 X8-7 10. X1-2 B3.1
11. B7.1 X7-3 12. X2.6 X3.1
13. M6.5 X1-4 14. M5.3 X4.6
15. S6.5 X4/3 16. X2-3 S4.5
17. P5.5 T3.5 18. T7.5 X3.1
19. Mt/1 B1.1 20. M1/2 X3-1
21. X3-7 X4-8 22. B1.1 P9-6
23. X8-6 X1/1 24. T5.7 X1-2
25. T3.5 X2/1 26. B5.1 X2.2
27. B1.1 X8-9 28. M3.4 X9-7
29. M4.3 X2-8 30. M2.1 X7-6
31. X6.8
/*Bên tiên đi nước vừa công vừa thủ, buộc bên hậu phải đi [b]M3/4[/b] để chống đỡ.*/
31. … M3/4 32. M3/5 P6/1
33. X6/2 X8-5
/*Sau 10 phút suy nghĩ Trần Quới đi nước trên mà không dám dùng Pháo ăn Sĩ tấn công, tránh đòn phản cục của bên tiên.*/
34. X6-4 X6/1
35. X7-4 X5/1 36. M5/3 P6.1
}END [/game]
Sau khi tính quân, dẫn đến tàn cục hòa. Đến đây hai bên đồng ý hòa.
Trong ván cờ này, cả hai bên đều đi quân kỹ, chắc chắn.
[b]Ván 2: Trần Quới tiên hòa Nguyễn Tấn Thọ[/b]
[i](Đấu giao hữu tại TpHCM 22/4/1988)[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Trần Quới (tiên hòa) Nguyễn Tấn Thọ
RED Trần Quới
BLACK Nguyễn Tấn Thọ
EVENT Đấu giao hữu tại TpHCM
DATE 22/04/1988
RESULT 0.5-0.5
START{
1. P2-6 P8-4 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 T7.5 4. M8.9 B1.1
5. X2.4 M2.1
/*Nước bên hậu đi để tránh bên tiên đi [b]P8.7[/b] sau khi [b]X2-8[/b] để bắt hơn quân.*/
6. X9.1
DIAG{ #6 BLUE POPUP }
/*Bên tiên muốn chuyển Xe sang cánh phải để uy hiếp và chặn đường ra Xe của bên hậu.
Nếu tiên vội vàng đi [b]P6.7[/b] ăn Sĩ thì [b]6. P6.7 Tg5-4 7. X2-6 S6.5 8. P8-6 Tg4-5 9. P6.5 S5.4 10. X6.3 P2/2[/b] bên hậu tuy kém Sĩ nhưng hơn Pháo, hàng phòng thủ vẫn vững, hai Mã của bên tiên bị ép ở nhà chưa lên được và nếu bị tính Xe thì bên Xe bị thua về cờ tàn.*/
6. … S6.5
7. X9-4 P2-3 8. P8.2 B3.1
9. P6-7 M1.3 10. P8.2 X1.3
11. X4-8 P3-2 12. P8-5 M7.5
13. X8.6 X9-6 14. X2-5 M5.6
15. M3/1 M3/1
/*Bên hậu nên đi [b]X6.3[/b] thì giữ ưu thế hơn, tránh nước lui quân [b]M3/1[/b].*/
16. X8/3 M6/8
17. X5-2 M8/7 18. S6.5 X6.6
19. B5.1 X6-5 20. T7.5 X1-5
21. M1.3 Xt-7 22. B9.1 B1.1
23. X8-9 B7.1 24. X9-6 M1/3
25. M9.8 B7.1
/*Bên hậu không thí Tốt mà nên đi [b]X7-3[/b] ăn hơn Tốt. Nếu bên tiên đi: [b]26. M3.4 X5-2 27. B5.1 B3.1 28. P7.2 X3-2[/b] bên hậu ưu thế hơn.*/
26. X2-3 X7/1
27. T5.3 M3.4 28. B5.1 P4.3
29. B5.1 M7.5 30. M8.6 P4-5
31. T3/5 P5/1 32. M3.5 M5.7
33. M5.3 M4/6 34. P7-8 S5.4
35. P8.7 P5/1 36. M6.4 S4/5
37. P8/4 M6.8 38. M3/2 M7.8
39. M2.4 Mt/6 40. Ms.6 P5-2
41. M4/5 S5.4 42. M6.7 M8/6
43. M7.8 S4.5 44. P8-9 Tg5-6
45. P9.4 Tg6.1 46. M5.4 Mt/7
47. M8/9 T3.1 48. M9/8 P2.1
49. P9-8 Tg6/1 50. P8/3 M7/8
51. S5.4 B9.1 52. T5.3 Tg6-5
}END [/game]
Hai bên còn thi đấu với nhau đến nước thứ 68 thì đồng ý hòa.
[b]Ván 3: Nguyễn Tấn Thọ tiên hòa Trần Quới.[/b]
[i]Đây là ván cờ tưởng (cờ mù), hai bên không nhìn bàn cờ mà ngồi đối diện nhau, có bịt mắt. Đấu ngày 24/4/1988.[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Nguyễn Tấn Thọ (tiên hòa) Trần Quới
RED Nguyễn Tấn Thọ
BLACK Trần Quới
EVENT Đấu cờ tưởng tại TpHCM
DATE 24/04/1988
RESULT 0.5-0.5
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P8-6
3. B3.1 T3.5 4. B7.1 X9.1
5. X1-2 M8.9 6. X2.7 S4.5
DIAG{ #7 RED POPUP }
7. M3.2 X1-4 8. P5-3 X4.6
9. M8.7 X4-3 10. T7.5 P6.5
11. X9-7 M3/4 12. X2/2 B9.1
13. X2-4 P6-3 14. P3-7 X9-8
15. M2/3 X8.3 16. X4-2 M9.8
17. P7-6 X3-1 18. P6.4 B5.1
19. S6.5 M8.7 20. X7-6 P2-4
21. P6.3 Tg5-4 22. X6.5 Tg4-5
23. P8-6 P4.5 24. X6/3 B7.1
25. B3.1 B5.1 26. B5.1 M7/5
27. X6.2 M5/7 28. X6-3 B9.1
29. S5/6 B9.1 30. S4.5 B9-8
}END
[/game]
Hòa
[b]Ván 4: Mai Thanh Minh (tiên thắng) Nguyễn Tấn Thọ[/b]
[i](Đấu giao hữu tại quận 1, Tp.HCM ngày 16-4-1988)[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Mai Thanh Minh (tiên thắng) Nguyễn Tấn Thọ
RED Mai Thanh Minh
BLACK Nguyễn Tấn Thọ
DATE 16-4-1988
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. B3.1 P8-9 4. M8.7 B3.1
5. P8.4 T7.5 6. X1.1 M2.3
7. P8-7 X1-2 8. M3.4 X8.4
DIAG{ #9 RED POPUP }
9. M4.3 P9-8 10. X9.1 S4.5
11. P5-3 M7/8 12. T7.5 P2.2
13. X9-6 X2.1 14. X6.5 P2/1
15. X6/2 S5.4 16. X6-8 B1.1
17. M3/4 M8.6 18. X1-6 B9.1
19. P3-4 M3/1 20. B3.1 X8-7
21. X6-2 P8-7 22. X2.7 P7/1
23. S4.5 X2-3 24. P7-6 P2/2
25. M4/2 X7/2 26. X8-4 X3.2
27. X4.4 S6.5 28. X2.1 P7/1
29. X4/2 X3-4 30. M2.4 P2.2
31. X4-3 X7.1 32. M4.3 P2.1
33. P4.6 P7-6 34. P4-9 X4-1
35. P9-8 X1-2 36. P8/3 X2.1
37. B5.1 X2.2 38. M7.5 X2-3
39. M5.3 X3-1 40. Mt/1 X1/1
41. M3.4 B3.1 42. M1.3 S5.6
43. M3.1 S6/5 44. M1/3 S5.6
45. B5.1 S4/5 46. B5.1 X1.1
47. M4/3 T5.7 48. T5.7 X1-3
49. T7/5 X3-7 50. T3.1 X7-2
51. B5-4 X2/4 52. Mt/1 B1.1
53. M3.5 X2-5 54. B4.1 X5.1
55. B4.1 B1-2 }END
[/game]
[b]Ván 4: Nguyễn Tấn Thọ (tiên thắng) Mai Thanh Minh[/b]
[i](Đấu giao hữu tại quận 1, Tp.HCM ngày 16-4-1988)[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Nguyễn Tấn Thọ (tiên thắng) Mai Thanh Minh
RED Nguyễn Tấn Thọ
BLACK Mai Thanh Minh
DATE 16-4-1988
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P8.4 4. B3.1 P2-5
5. B7.1 X1.1 6. M8.7 X1-8
7. T3.1 P8-7 8. X2.8 X8.1
9. X9.1 X8-6 10. X9-2 M2.3
DIAG{ #11 RED POPUP }
11. B9.1 P5-4 12. M7.6 X6.4
13. P8.2 X6.2 14. X2.1 T7.5
15. S4.5 X6/6 16. P8.2 P4.2
17. X2.5 X6.4 18. X2-3 X6-4
19. P8-5 M3.5 20. P5.4 S4.5
21. P5-1 Tg5-4 22. P1/2 X4.3
23. P1.5 T5/7 24. X3.2 Tg4.1
25. P1/1 Tg4/1 26. X3/2 P4-5
27. Tg5-4 X4/5 28. P1.1 Tg4.1
29. X3-5 P5/1 30. B3.1 B7.1
31. P1/3 Tg4/1 32. P1-6 T3.5
33. B5.1 P5-8 34. B9.1 P8.3
35. T7.5 P7-6 36. M3.2 P6/1
37. M2.3 P8-6 38. Tg4-5 Pt-5
39. B1.1 P6-3 40. Tg5-4 P3-2
41. B5.1 B3.1 42. B5-6 P5/1
43. M3.5 P5.1 44. P6-2 P2.4
45. T5/7 P2/7 46. B6-7 P2-3
47. B7-6 }END
[/game]
[b]Ván 6: Nguyễn Văn Xuân tiên thắng Nguyễn Tấn Thọ[/b]
[i](Đấu giao hữu tại quận 1, Tp.HCM ngày 15-4-1988)[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Nguyễn Văn Xuân (tiên thắng) Nguyễn Tấn Thọ
RED Nguyễn Văn Xuân
BLACK Nguyễn Tấn Thọ
DATE 15-4-1988
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. X2.6 X9-4
5. S4.5 M2.3 6. M8.7 B3.1
7. X2-3 M3.4 8. B3.1 P5-3
9. B5.1 M4/5 10. X3/1 S4.5
DIAG{ #11 RED POPUP }
11. M7.5 M5.3 12. X3.1 M3/5
13. X3/1 M5.3 14. X3.1 M3/5
15. X3/1 M5.3 16. B5.1 T7.5
17. X3.1 P2.1 18. B5.1 M3.5
19. X3.1 P3-7 20. P5.3 X4.4
21. M5.4 X4/1 22. M3.5 X4.2
23. P8-2 P7-8 24. P2.1 X4/4
25. X9-8 X1-2 26. X8.4 X2.2
27. T3.5 B3.1 28. X8-7 X2-3
29. B5-6 X3.3 30. M5.7 X4-3
31. M7.8 X3.2 32. P2.2 X3.2
33. T5.7 Tg5-4 34. P5-6 S5.4
35. B6.1 Tg4-5 36. M8.7 Tg5.1
37. M4.3 Tg5-6 38. M3.2 Tg6-5
39. B6.1 Tg5/1 40. M7/6 }END
[/game]
[b]Ván 7: Nguyễn Tấn Thọ tiên thắng Nguyễn Văn Xuân[/b]
[i](Đấu giao hữu tại quận 1, Tp.HCM ngày 15-4-1988)[/i]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Nguyễn Tấn Thọ (tiên thắng) Nguyễn Văn Xuân
RED Nguyễn Tấn Thọ
BLACK Nguyễn Văn Xuân
DATE 15-4-1988
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 B7.1 4. X2.6 M2.3
5. B5.1 P8/1 6. M8.7 P8-5
7. X2-3 X8.2 8. X9.1 B3.1
DIAG{ #9 RED POPUP }
9. X9-6 P2.1 10. X6.5 P5-7
11. X3-1 X8.4 12. X1/2 P2.3
13. X6.1 X1.2 14. X6-3 P2-7
15. M3/1 X8/2 16. X3-4 S4.5
17. X4/6 X1-2 18. P8/1 X2.4
19. P8-5 X2-3 20. Pt.4 T3.5
21. X1-4 Tg5-4 22. Pt/1 X8.3
23. M7.5 X3.3 24. Ps-6 X8-5
25. S4.5 Pt-1 26. Xt.5 S5/6
27. X4.8 Tg4.1 28. T3.5 X3/1
29. P6.1 P1.3 30. T5/7 X3.1
31. Tg5-4 X3/4 32. Tg4.1 X3-5
33. X4/3 Tg4/1 34. X4-6 P7-4
35. P6.6 }END
[/game]