[img]xq367-0.jpg;right;Nguyễn Thành Bảo và chiếc cúp vàng giải trẻ năm 1998 (ảnh VT)[/img]Nguyễn Thành Bảo (Bảo Thái Bình) – người Việt Nam đầu tiên đem được một chiếc cúp vàng cờ Tướng ra khỏi Trung Quốc (giải trẻ 1998), người đã từng làm nhiều Đại Kỳ sư của Trung Quốc phải e dè nể sợ qua các ván đấu xuất thần của anh. Bảo đã làm giới thạo cờ tốn không ít giấy mực về những chiến công cũng như những lúc phong độ thất thường…
Related Posts
Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Pháo, Tốt phối hợp
- Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị
- 25/02/2006
- 0
[b]9. Pháo, Tốt phối hợp[/b]
Chúng ta xem hai thế cờ Pháo, Tốt phối hợp như sau:
[b]Thế 1: Vây địch đường cùng.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Vây địch đường cùng
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2e6/3k5/2Pa5/9/9/9/9/8C/9/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. B7.1 Tg4/1 2. B7.1! Tg4.1 3. P1.6 }END[/game]
Đen bí nước thua.
[b]Thế 2: Pháo Tướng cùng vây.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo Tướng cùng vây
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3akae2/3P5/8e/9/9/9/9/4C4/9/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. Tg5-6 T9.7 2. P5-8! S4.5
3. Tg6-5! T7/9 4. P8-3! T7.5
5. P3-5! T9/7 6. Tg5-6 }END[/game]
thắng.
Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Pháo đầu đối với tam bộ hổ
- Trần Tấn Mỹ, Lê Thiên Vị, Phạm Tấn Hoà, Quách Anh Tú
- 16/01/2007
- 0
[b]F. PHÁO ĐẦU ĐỐI VỚI TAM BỘ HỔ[/b]
Trận “Tam Bộ Hổ” là một biến dạng của trận Bình Phong Mã, do bên Pháo đầu chậm ra Xe nên nó mới hình thành. Từ hai thập kỷ qua nó phát triển rất phong phú nên người ta tách nó thành một kiểu chơi riêng.
[FEN]rheakaer1/9/1c4h1c/p1p1p1p1p/9/2P6/P3P1P1P/1C2C1H2/9/RHEAKAE1R w – – – 1[/FEN]Đặc điểm của kiểu chơi này là bên đi hậu triển khai nhanh cánh trái (sau này có phương án hình thành Tam Bộ Hổ cánh mặt thì triển khai nhanh cánh mặt) để sớm trả đòn. Diễn biến của trận này cũng vô cùng phức tạp sau ba nước đi: Nhảy Mã, ra Xe và Pháo phân biên. Xem hình.
Chính với ba nước đi đặc trưng này giống như kiểu nhảy của con hổ nên người ta mới đặt tên như vậy. Nhằm đối phó với nhiều kiểu tấn công của Pháo đầu, nó có thể trả đòn bằng chuyển về Nghịch Pháo, Bình Phong Mã, Phản Công Mã hay Uyên Ương Pháo. Do đó muốn sử dụng kiểu chơi này thì phải am tường nhiều loại trận khác.
Sau đây căn cứ vào các phương án chính của Pháo đầu là sớm tiến Tốt 7 hoặc sớm tiến Tốt 3 hay sớm Nhảy Mã biên, xin giới thiệu các phương án đối phó của trận “Tam Bộ Hổ” như sau.
[b]Biến 1:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu đối với tam bộ hổ – Biến 1
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. B7.1 P8-9 4. M8.7 B7.1
DIAG{ #5 RED }
/*Đen còn các khả năng khác:
*Một là 4… T3. 5 là nước phòng thủ tạo điều kiện để tùy Trắng muốn chơi 5. B3.1; 5 B5.1; 5. X9.1; 5. M7.6; 5. P8-9 hoặc 5. X1.1, cả sáu phương án này phần lớn Trắng đều ưu thế.
*Hai là 4…X8.4 bị Trắng chơi 5. X1-2 đổi Xe xong Đen vẫn còn kém phân.
*Ba là 4…P2-5, chuyển về “Bán đồ Nghịch Pháo” mà ta đã có xem ở phần trước. Nhiều tình huống hai bên đối công rất căng thẳng.*/
5. X9.1
/*Nếu Trắng đi 5. M7.6 M2.3 5. T3.1 S4.5 dễ cân bằng.
Trắng có thể chơi 5. P8 2 hoặc 5. X9.1 hoặc 5. X1.1 có nhiều cơ may giữ vững quyền chủ động.*/
5. … M2.3 6. B5.1 T3.5
7. X9-6 S4.5 8. X1.1 X8.6
9. P8.1 X8/2 10. X1-4 B7.1
11. B3.1 B3.1 12. M7.5 B3.1
13. B5.1 B3.1 14. P8.1 B5.1
15. M5.7 X1-3 16. M3.5 B5.1
}END[/game]
[b]+-[/b]
[b]Biến 2:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu đối với tam bộ hổ – Biến 2
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. B3.1 P8-9 4. M8.7
DIAG{ #4 BLUE }
/*Đa số các phương án nhảy Mã trong tân công mạnh hơn nhảy Mã biên. Chúng ta sẽ xem phương án nhảy Mã biên ở cột kế bên và Đen dễ giữ thế cân bằng.*/
4. … M2.3
/*Đen có thể chơi 4… T3.5 hoặc 4… B3.1. Cả hai khả năng này Trắng đều dễ chiếm ưu bằng Pháo phân biên (P8-9) hoặc Pháo qua hà (P8.4). Còn nếu Đen chơi 4… P2-5 chuyển về “Bán đồ Nghịch Pháo” thì đối công căng thẳng hơn.*/
5. B7.1 X1.1
/*Đen có thể chơi 5…P2/1 hoặc 5…X8.4 hoặc 5…T7.5 hay 5…T3.5. Đa số các phương án này Trắng đều giữ quyền chủ động.*/
6. P8.2
/*Trắng có thể chơi các phương án như 6. X1.1, hoặc 6. M7.8, hoặc 6. P8.1 hay 6. X9.1 cũng đều có thể uy hiếp đối phương, giữ thế thượng phong.*/
6. … X8.4
7. X1-2 X8.5 8. M3/2 X1-8
9. M2.3 X8.3 10. B5.1 B3.1
11. M7.5 B3.1 12. M5.7 X8-3
13. M3.5 M3.4 14. P5-7 M4.3
15. P8/3 X3-4 16. P8-7 X4.2
}END[/game]
[b]∞[/b]
[b]Biến 3:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu đối với tam bộ hổ – Biến 3
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. M8.9 P8-9 4. B3.1
DIAG{ #4 BLUE }
/*Trắng còn có các khả năng:
*Một là 4. P8-7 B1.1 5. B3.1 X1-2 7. P7.4 X8.4 8. X1-2 X8-5 9. P7-3 T7.5 10. S6.5 P2-3 11. X8.9 M1/2 12. X2.3, Trắng còn ưu.
*Hai là 4. X9.1 M2.1 5. X9-6 P2-3 6. P8.4 S4.5 7. B3.1 X1-2 8. P8-5 M7.5 9. P5.4 T3.5 10. X6.4 X8.6 11. B5.1 B1.1 12. X1.1 B3.1, hai bên đối công.
*Ba là 4. B9.1 B7.1 5. P8-7 S4.5 8. X9-8 M2.1 7. X8.4 X1-2 8. B3.1 X8.4 9. X1-2 X8.5 10. M3/2. B7.1 11. X8-3 T3.5 12. M2.3 P2-4, cân bằng.*/
4. … X8.4
/*Nếu Đen chơi 4… B1.1 5. X9.1, bây giờ Đen có thể 5…S4.5 hoặc 5…M2.3 hoặc 5…M2.1 đều đủ sức tạo thế cân bằng.
Trường hợp Đen chơi 4…P2-5 đưa về trận Nghịch Pháo thì hai bên đối công nhưng Đen đủ sức đưa đến thế ngang ngửa.*/
5. X1-2 X8.5 6. M3/2 B1.1
7. M2.3 M2.1 8. P8.4 M1.2
9. M3.4
/*Nếu Trắng vội bắt Tốt đầu thì: 9. P8-5 M7.5 10. P5.4 B1.1 11. X9.1 M2.4 12. P5/2 P2.3! 13. B9.1 P2-5 14. B5.1 X1.5, Đen có thế hơn.*/
9. … T3.5 10. X9.1 B1.1
11. M4.5 M7.5 12. P5.4 S4.5
13. B9.1 X1.5 14. X9-3 B9.1
15. T3.5 X1-4 16. X3-4 P9.4
}END[/game]
[b]=[/b]
[b]Biến 4:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Pháo đầu đối với tam bộ hổ – Biến 4
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 P2-1
3. M8.7 X1-2 4. X9-8 X2.6
5. B7.1
DIAG{ #5 BLUE }
/*Đen cũng thường chơi:
*Một là: 5. X1-2 P8-6 6. P8-9 X2-3 7. X8.2 T7.5 8. P9/1 B3.1 9. X2.4 M8.7 10. P9-7 X3-4 11. X2-6 X4/1 12. M7.8, Trắng ưu.
*Hai là: 5. P8-9 X2-3 5. X8.2 T7.5 7. P9/1 B3.1 8. X1-2 M8.8 9. P9-4 X3-4 10. X2.4 M3.4 11. P4.2 X4.2 12. M7.6, Trắng ưu.*/
5. … X2-3 6. M3/5 P8-6
7. X1-2 M8.7 8. P8/1 X3-2
9. M7.6 X2/2 10. M5.7 T7.5
11. B7.1 X2-3 12. P8-7 X3-4
13. P5-6 X4-7 14. M6.7 X9.1
15. X2.4 X7.2 16. X2-4 M3/1
}END[/game]
[b]+-[/b]
Chùa Vua Hà Nội – nơi thờ vị thần cờ
- PGS. PTS. Phan Khanh
- 10/01/2006
- 0
Chùa Vua là tên gọi chung của chùa Hưng Khánh, điện Thiên đế thờ Đế Thích, đền thờ Trần Hưng Đạo và điện mẫu ở làng Thịnh Yên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay chính là phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chùa Vua đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa và được xem là di tích có ý nghĩa văn hóa độc đáo ở nước ta.
Vào thời Lê (1428-1527) khu vực Chùa Vua là làng Thịnh Yên vốn là cung Thừa tướng. Nơi đây có chùa Hưng Khánh thờ Phật, có hồ bán nguyệt nước trong mát, cây cổ thụ xanh tươi, râm mát. Làng Thịnh Yên vốn có truyền thống chơi cờ Tướng từ lâu đời. Hàng năm hội cờ làng Thịnh Yên thu hút được nhiều danh cờ và bà con hâm mộ cờ Tướng về dự Hội Cờ. Trong số đó, có một ông Hoàng thời Lê là người giỏi cờ, ông đã đứng ra vận động nhân dân góp công góp của xây dựng một đền thờ Vua Cờ Đế Thích ngay cạnh chùa Hưng Khánh – Chùa Vua hiện nay.
Sau những năm dài chiến tranh và nạn lấn chiếm di tích, chùa Hưng Khánh bị đổ nát, đất chùa đã biến thành nhà ở của các vị trông coi di tích. Bà con Hà Nội và Thịnh Yên đã gom góp lại các tượng Phật để dần dần phục hồi lại ngôi chùa, chỉ riêng đền thờ Đế Thích vẫn còn đứng vững với thời gian, với đủ tượng Đế Thích ở vị trí chính và các ban thờ, bát hương, câu đối, nghi tượng đầy đủ. Điện thờ Trần Hưng Đạo và điện Mẫu mới được nhân dân công đức tu bổ thêm.
Lại xin nói về Đế Thích – Vua cờ. Đế Thích là vị thần nổi tiếng trong thần thoại Ấn Độ. Sách nhà Phật coi Đế Thích là Thiên đế trợ thủ Đức Phật Thích Ca sơ sinh.
Ở nhiều chùa nước ta, tượng Đế Thích thường bố trí cùng tượng Đại Phạm Thiên đứng hai bên Tòa Cửu Long (tức là Thích Ca sơ sinh có chín con rồng chầu) đặt ở ban thờ dưới cùng của Tòa Tam bảo. Tượng Đế Thích thường mặc áo bào, đội mũ hoàng đế. Đế Thích và Đại Phạm Thiên là hai vị thần thường xuyên hỗ trợ Đức Thích Ca khi ngài chưa thành Phật. Đế Thích được xem là bậc cao cờ nhất “Cờ cao Đế Thích chấp đôi Xe”. Ngài thường chu du, biến hóa xuất hiện khắp nơi trong chốn Tam thiên thế giới để trừ tai, giải nạn cho mọi người. Do đó ngạn ngữ có câu: “Ai muốn sống lâu thì cầu Đế Thích”.
Các sách “Công dư tiệp ký”, “Kiến văn tiểu lục” và “Hà Nội tỉnh thần tích” cũng nói đến việc thờ Đế Thích ở nước ta như đền Đế Thích ở xã Liên hạ, huyện Đường Hào (nay thuộc Mỹ Văn, Hải Hưng), đền Đế Thích ở thôn Thịnh Yên, Hà Nội (nay thuộc phường Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và quán Đế Thích ở xã La Chàng (nay thuộc Kim Thi, Hải Hưng)… Những đền, quán này đều thờ Đế Thích và đều có liên quan đến câu chuyện về Trương Ba, một tay giỏi cờ ở Hưng Yên xưa. Sự linh dị của Đế Thích đã được tiến sĩ khoa Bính Ngọ đời Lê Ý Tông (1736) – Võ Phương Đề chép trong sách “Công dư tiệp ký” về câu chuyện “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
Tương truyền Trương Ba và Kỳ Như, người Hải Dương là hai bạn thân thiết, giỏi cờ Tướng. Một hôm Trương Ba dồn Kỳ Như vào thế cờ bí và nói: “Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng không gỡ nổi!”. Ngay lúc đó bỗng xuất hiện một cụ già, râu tóc trắng xóa, đội nón lá, cầm gậy trúc đến xin chơi thử một vài nước cờ. Vừa đi được ít nước, Trương Ba đã bí, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là Đế Thích đây rồi! Tôi người trần mắt thịt không biết, xin Ngài thứ lỗi” và khẩn khoản xin được theo học cờ. Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành, ta cho ba nén hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một nén, ta sẽ xuống ngay”. Nói đoạn Đế Thích cưỡi mây bay về trời…
Hàng năm vào mồng 6 đến mồng 9 tháng giêng âm lịch, ở Chùa Vua mở lễ hội truyền thống lễ Phật, lễ Thần và thi đánh cờ Tướng. Ngày đầu khảo trịch (đấu loại), ai lọt “nhất thắng”, “nhị thắng” vào được “tam thắng” (chung kết). Ai nhất chung kết là người phá giải cờ. Lệ làng Thịnh Yên qui định người đoạt giải nhất ba năm liền được ghi họ tên lên bia đá ở nhà bia trong sân chùa. Hội Cờ hàng năm còn là nơi đọ tài cao thấp của các danh cờ trong cả nước và các danh kỳ nước ngoài.
Chùa Vua là một di tích lịch sử – văn hóa – thể thao độc đáo của nước ta.
[i]Dưới đây là chùm ảnh về lễ hội chùa Vua – ảnh PHN[/i]
[img]xq255-0.jpg;center;Lễ hội Chùa Vua (mặt trước chùa)[/img]
[img]xq255-4.jpg;center;Đấu cờ bỏi trong lễ hội cờ Chùa Vua[/img]
[img]xq284-0.jpg;center;Đấu cờ bỏi trong lễ hội cờ Chùa Vua[/img]
[img]xq255-1.jpg;center;Khán giả xem cờ[/img]
[img]xq255-2.jpg;center;Xem bình cờ[/img]
[img]xq255-3.jpg;center;Giáo sư Phan Khanh đã viết và bổ xung bài trên thành bản Tóm tắt di tích đặt tại chùa[/img]