Ván 3 Đặng Hùng Việt thắng Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội) là đối thủ cùng đội, đạt 2,5 điểm sau 3 ván.
Ván 4 anh thắng Bùi Dương Trân (Bộ Công an). Dưới đây là ván 4:
Đặng Hồng Việt (tiên thắng) – Bùi Dương Trân
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đặng Hồng Việt (tiên thắng) – Bùi Dương Trân
RED Đặng Hồng Việt
BLACK Bùi Dương Trân
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. B3.1 X9-4
5. M8.7 M2.3 6. B7.1 X1.1
DIAG{ #7 RED POPUP }
/*Đây là khai cục Thuận pháo tiến tam binh đối song hoành xa. Chưa ai đưa ra nước mới.*/
7. T7.9 X4.5 8. M3.4 X4-3
9. X9-7 B3.1 10. X2.5
/*NếU đổi lại B7.1 X3/2, M7.6 X3.5, T9/7 X1-4 Đen phản tiên. Theo lý thuyết đến đây Đen có 5 cách chơi : X1-6, P2.3, B5.1, B7.1, P2.4*/
10. … P2.4
11. B7.1
/*Tiến Tốt 7 là nước mới, sáng tạo, giàu tính biến hoá. Tại giải vô địch đồng đội Trung Quốc năm 1955 ván Trịnh Hải Thiêm gặp Ninh Ba Trương, đến đây Trắng đi: X2-7 X1-6, M4.3 X3-4, X7-3 P5.4, M7.5 P2-5, S6.5 S6.5, X7.2 M3.4, B7.1 M4.6, Đen có thế công mạnh mẽ.
Xem lại nước biến này, các nhà nghiên cứu Trịnh Minh Tùng, Vương Gia Lương, Lý Đức Lâm cho rằng cần đi: S6.5 X1-6, M4.3 X6.2, P5-3 B5.1 , B7.1 M3.5, B7-6 B5.1 , B6-5 M5.3, B5-6 P2-5, M7.5 P5.4, T3.5 X3.3, T9/7 M3.4, hai bên đều có chỗ e ngại.*/
11. … X1-6 12. M4/3
/*Rất biến hóa, vững chắc! Thông thường M4.3, không ổn định bằng M4/3.*/
12. … B7.1
13. X2/1 X3/2 14. M7.8 X6.3
15. B3.1 X6-7 16. X2-7 X3.1
/*Nên T3.1 , X7.1 X7-3, X7.5 T1.3 cân bằng.*/
17. X7.4 M3.2 18. X7.5 P5-3
19. X7/1 M7.6??
/* Sai lầm nặng dẫn đến mất quân, thua cuộc. Có thể đổi lại là P2-3, X7-6 S6.5, M8.6 (P8.3 X7-2, M8.6 X2-3, P5-7 Pt-4) Pt/3 cân bằng.*/
20. M8.6 M2/4
21. X7/1
/*Ăn lợi quân, nhất định thắng.*/
M6.4 22. M6.8 S6.5
23. M8.7 Ms/3 24. X7.1 T7.5
25. X7/5 P2/3 26. B5.1 M4/2
27. X7/1 P2-4 28. P5.4 B1.1
29. S4.5 X7.1 30. B5.1 X7/1
31. X7.3 M2/1 32. T3.5 Tg5-6
33. X7-9 T5/3 34. P5-4 X7.2
35. X9/1 M1.2 36. X9-8 M2/3
37. B5-4 }END[/game]
Related Posts
Tung vó Ngựa hồng (6)
- Đỗ Hùng
- 27/08/2006
- 0
SONG MÃ : TIỆC NGỰA LINH ĐÌNH
Một mình một ngựa đã đành là hình ảnh đẹp không ai có thể phủ nhận. Nhưng nếu đấu thủ vẫn còn gìn giữ được cả 2 Mã, vì đấu thủ đã không thay Mã, không phế Mã, cũng chẳng bỏ Mã… thì, với cả 2 quân kỵ còn nguyên vẹn, cuộc cờ sẽ trở nên sôi động hơn, hung hiểm hơn với tiếng vó câu rộn rịp khua vang, với tiếng hí lẫy lừng của song Mã hiệp sĩ cùng nhau phò tá, khi thì bình phong Mã, khi thì đơn đề Mã, khi thì Mã quỳ, khi thì Mã đội.v.v… để cùng hiệp đồng cứu giá, hay cùng luân phiên công thủ lưỡng diện rất là phấn chấn, hào hùng, đẹp mắt.
Chẳng hạn ở giai đoạn trung biến, khi cả 2 kỵ binh Mã cùng đứng cách nhau khoảng một bước nhảy thì bèn trở thành song Mã giao chân rất lợi hại, làm thành một tấm lá chắn hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự công phá của chiến Xa hay khẩu đại Pháo của đối phương. Mã giao chân, hay còn gọi là hảo bằng hữu, chính là một người bạn đồng sinh cộng tử tốt bụng, đã cùng chia sẻ nỗi nhẫn nhục đắng cay từ thủa còn hàn vi, thủa còn ẩn nhẫn chờ thời. Chính vì vậy mà sự am tường hiểu biết lẫn nhau của song Mã giao chân, là một thứ tình đồng môn gắn bó tưởng như bền vững đến nỗi không ai có thể phá vỡ được.
Song Mã giao chân chẳng phải chỉ biết làm một tấm lá chắn mà thôi, song còn biết luân phiên dời đổi vị trí và triển khai tiến lên, sửa sang thế trận từ thủ sang công một cách tài tình. Đối phương sẽ cảm thấy áp lực đè nặng dần lên phòng tuyến của mình bởi sự hiệp đồng lợi hại của song Mã giao chân, bèn trở nên hung hãn điên cuồng tìm đủ mọi cách để gây mâu thuẫn, nhằm phá tan tình bằng hữu vững bền của song Mã giao chân nọ. Vị tất đã thực hiện được, mà nếu có phá được đi chăng nữa thì cái giá phải trả không phải là nhỏ.
Nhưng mối giao hảo của Mã giao chân tuy là vững bền, cũng vẫn phải biết cảnh giác trước sự dèm pha xúc xiểm của kẻ tiểu nhân, của một tên vô lại Tốt đen chẳng hạn. Hắn chỉ cần mò mẫm, lân la, tìm cách đến đứng gần ngay bên một trong hai Mã nọ, thì liền đó, mối giao hảo giữa 2 Mã lập tức bị lung lay, và thế cân bằng bị phá vỡ ngay. Tình cảm thương yêu liên đới của song Mã giao chân thế là tan nát, mà chỉ bởi tay một gã Tốt đen quen lời nịnh hót, bợ đỡ, thế mới đau lòng! Do đó, song Mã giao chân tuy là lợi hại, đối chọi ngang ngửa với những kẻ ngang cơ và thậm chí cả đối với những kẻ trên cơ. Nhưng vẫn còn có thể bị gia hại bởi những kẻ dưới tay. Bài học cảnh giác này rất có ý nghiã đối với tình bằng hữu).
Thế rồi khi song Mã giao chân đã đạt tới sự chín chắn của tình bằng hữu, không còn lo bị ai xúc xiểm phá vỡ tình nghiã kim lan nữa, thì bèn có dịp hội ngộ đối ẩm với nhau. Trong kỳ thư ghi rõ thế cờ nổi tiếng đó có tên Song Mã Ẩm Tuyền, tức là 2 kỵ binh Mã hiền hoà cùng dừng chân ngựa để uống nước bên bờ suối. Đó là một hình ảnh mang rất nhiều tứ thơ, rất giàu cảm xúc, đối lập hoàn toàn với kỳ cuộc đang tranh đấu sát phạt nhau rất hung dữ giữa hai kỳ thủ, mà thắng hay bại, được hay thua chỉ tính toán trong đường tơ kẽ tóc mà thôi. Thật vậy, trong cuộc đối ẩm, (có thể là ẩm nước suối hay ẩm một thứ nước có… lửa nào khác!) 2 kỵ binh Mã đã đồng tâm, đã đi tới thống nhất ý niệm bàn nhau giết quách chủ soái đối phương với những đòn tuyệt sát tàn khốc không thể tưởng tượng được (dĩ nhiên đối thủ phải bó tay chịu trói chứ không tài nào chống trả đặng). Chính vì vậy mà thế Song Mã Am Tuyền đã đi vào lịch sử Nghệ Thuật Tượng Kỳ từ cả hằng bao thế kỷ nay như là tượng trưng cho một sự đồng thanh tương ứng – đồng khí tương cầu của 2 kẻ bằng hữu, tri âm tri kỷ, đã từng cắt máu ăn thề với nhau và hiểu rõ tính cách của nhau đến từ chân tơ kẽ tóc và thương yêu nhau hết độ. Là hình ảnh của một người bạn đường (khác với bạn đời) đúng điệu, giữ lòng thủy chung như nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống. Thật hiếm có biết bao!
Đó là ý nghiã của thế trận Song Mã Am Tuyền lừng danh tự cổ chí kim, hay đúng hơn chính là thước đo của tình bằng hữu thiêng liêng mà dường như càng ngày càng thấy hiếm hoi trong đời sống xô bồ, hỗn tạp hôm nay.
NHẤT MÃ: ĐẠT TỚI CÁI VÔ CÙNG
Cuộc cờ đã đi vào giai đoạn tàn cục. Cả 2 bên đấu thủ đều ngầm hiểu rằng cuộc chinh chiến trường kỳ thế là đã gần tới hồi kết thúc, không còn ai có thể thắng ai được nữa. Những cuộc mưu đồ, những âm mưu ám muội, những kế sách thần sầu quỷ khốc… hết thảy đều đã được lần hồi thi triển và đều không mang lại thắng lợi cho riêng một bên nào. Bàn cờ trở nên như một bãi chiến trường hoang vắng, không còn thấy bóng dáng những quân binh chủng chủ lực, những khẩu đại Pháo, những cỗ chiến Xa hay những bộ binh Tốt đen nào còn lảng vảng. Tất cả đều đã “rải rác biên cương mồ viễn xứ” cả rồi. Đó là một bãi sa mạc tang thương, với sự vắng lặng thê lương ảm đạm, chứng tích của một cuộc dâu bể khốc liệt nhất, của một cuộc chiến tranh (trí tuệ) không một giây ngơi nghỉ, khoan nhượng, không một phút nương tay, nhường nhịn…
Nhưng kìa, hãy xem hình ảnh của một kỵ binh Mã còn sống sót và trở về sau cuộc chinh chiến trường kỳ gian khổ. Chàng kỵ sĩ chỉ còn có một mình một ngựa, với tay buông lỏng dây cương vục nước bên sông vuốt mặt phong trần. Đao kiếm mang bên mình chàng đã để rơi mất từ bao giờ. Ao bào sờn rách, cháy sém, binh phục loang lổ máu đào, chàng cũng chẳng để ý tới. Mũ trụ, giáp sắt, giầy đinh, chàng cũng quẳng mất ở nơi đâu rồi. Tóm lại, chàng kỵ sĩ giờ đây không còn là hình ảnh oai phong lẫm liệt của những ngày đầu lên yên xuất chinh đi vào cuộc chiến với lòng phấn chấn, với lý tưởng cao đẹp và những ôm ấp hoài bão lớn lao nữa. Chàng đã có ít nhiều đổi thay, những đổi thay mà nếu không có ai được trải qua những giờ phút ngặt nghèo nguy nàn của đời chiến binh, những lần kề cận hay đối mặt với cái chết, những nỗi thăng trầm tủi cực của kiếp chinh nhân, những khao khát và những ưu tư, những thao thức và những dằn vặt.v.v… giống như chàng, thì hẳn không một lời giải thích nào có thể làm cho người đời thấu hiểu và cảm thông với chàng đặng. Cuộc chinh chiến cũ đã qua đi như là một giấc mơ hãi hùng, như là một quá khứ đã từng được vây phủ bằng một màu xám đen. Bên nào thắng, phía nào thua, giờ đây không còn là nỗi ám ảnh của người chiến binh nữa. Tâm hồn chàng kỵ sĩ bây giờ như đã tìm được sự yên tĩnh, sự bình thản và an nhiên. Chàng không còn màng chi đến khái niệm không gian và thời gian; cả quá khứ, hiện tại và tương lai đối với chàng cũng không là gì nữa. Một mình một ngựa, chàng trở về nơi chốn xuất phát xưa, lòng tràn ngập nỗi yêu thương, một tình yêu thương đồng loại, yêu thương tha nhân cùng với những nỗi thống khổ vốn là. Giờ đây, đôi mắt chàng không còn bị ai bưng bít nữa, chàng đã giác ngộ, đã nhìn thấy hết, đã thấu hiểu hết. Tất cả chỉ vì một chữ HOÀ. Hoà – vì đã thấu hiểu đến sự vận hành tuần hoàn của Am Dương, Đất và Trời, của Đêm và Ngày, của Sống và Chết, của Tự Nhiên Vạn Vật trong Vũ Trụ. Hoà – vì đã đạt được đến sự quân bình giữa Thiện và Ac, Thịnh và Suy, giữa Họa và Phúc, giữa Hư và Thực, trong tận cùng sâu thẳm của Bản Ngã, Tâm Linh…
Và, cuối cùng, cuộc chiến tranh trí tuệ diễn ra trên một bàn cờ với 64 ô vuông thế là chấm dứt. Hình ảnh nhất Mã thong dong đi vào cõi không (Thiên Mã Hành Không) xin được dùng để kết thúc lời bàn về kỵ binh Mã, và cũng xin được xem đó như là một biểu trưng của một ý thức giác ngộ, thanh cao, hướng thượng ở trong mỗi người chúng ta – những người yêu cờ – luôn biết tìm kiếm để vươn lên đến Chân, Thiện, Mỹ, thông qua NGHỆ THUẬT TƯỢNG KỲ, là một thú tiêu khiển có thể làm cho mọi người xích lại gần nhau vì có cùng chung một mục đích: vẻ đẹp của tâm hồn, của trí tuệ và còn là niềm vui trong cuộc sống.
LỜI CUỐI :
Ở trên là những nhận xét, bình luận sưu tầm vui về quân Mã trong Cờ Tướng, nên chắc chắn không được thâm hậu lắm. Nếu có gì sai sót hoặc chưa đầy đủ, kính mong các kỳ lão tiền bối, các kỳ hữu bốn phương vui lòng xá lỗi bỏ qua và bổ cứu thêm cho. Thâm tạ.
Cà phê – cờ
- Minh Chiến
- 15/10/2005
- 0
[b]CÀ PHÊ- CUỘC CỜ[/b]
[img]xq123-0.jpg;right;Mũi Né[/img]Theo chân một người bạn cũng là một kỳ thủ có “máu mặt” trong làng cờ huyện nhà, tôi mới có dịp “xâm nhập” vào “đấu trường” của giới kỳ thủ đất Phan Rí. Anh bạn tôi cho biết: “Ở Phan Rí, nếu mở quán cà phê mà không có bàn cờ tướng thì coi như bị… ế”. Vòng qua các con phố Trần Hưng Đạo, Thống Nhất, Hàm Nghi… để “thị sát” tôi thấy quán nào cũng đông đúc, nhộn nhịp người, họ tụm năm, tụm bảy vừa uống cà phê vừa chơi cờ. Phan Rí có hàng chục quán cà phê-cờ hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm. Chơi cờ ở quán có cái thú vui của nó, dân “ghiền” cờ thì khỏi phải nói, còn ai mới tập tành thì rất dễ bị cuốn hút đến “quên ăn, mất ngủ”. Quán là “võ đài” để các kỳ thủ gặp nhau “so găng” tranh tài cao thấp, đồng thời cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi với nhau những chuyện làm ăn, những thế cờ tuyệt mỹ…
Quán Hữu trên đường Quang Trung, không rộng lắm nhưng được bố trí những dãy bàn nhựa khá kỹ thuật, tôi đếm có trên hàng chục kỳ thủ đang tích cực “chiến đấu”. Dưới cái nóng gay gắt của vùng khô hạn, những gương mặt như căng ra, mồ hôi ướt đẫm đang cố sức nghĩ suy tìm những thế cờ “thâm hiểm” hòng hạ gục đối thủ, tôi mới thật sự cảm phục niềm đam mê của họ. Quán Ánh đường Hàm Nghi cũng chật kín người, náo nhiệt trong cái không gian mịt mù khói thuốc lá, tiếng leng keng muỗng khuấy cà phê, tiếng cốc, bộp của những quân cờ, lời bình luận, cái chậc lưỡi… khi ai đó lạc nước, thua cờ. Thấy tôi uống cà phê một mình, anh bạn bàn bên cạnh kéo ghế lại gần nói: “Tôi với anh làm vài ván cho vui”. Tôi hưởng ứng ngay, nhưng chỉ sau chục nước, tôi đã bị thua cuộc. Anh cho biết: “Mình là dân lao động biển, có khi đi làm cả tháng mới về, ghiền cờ ghê lắm, về nhà là đến quán ngay”. Dân Phan Rí ai bận đi làm thì thôi, còn nếu rảnh thì hầu như đều đi quán uống cà phê-chơi cờ. Làm quen với K, một kỳ thủ có hạng cho biết: “Sáng ra quán uống ly cà phê, đánh vài ván cờ cho vui rồi đi làm, nhưng lúc gặp độ là chơi tới bến luôn. 3-4 người xoay vòng “chiến đấu” ai thua thì ra, cà phê, thuốc lá, nước uống, cơm hộp… đều được phục vụ tại bàn cờ”.
Phan Rí Cửa có dân số 37.000 người, trong đó lao động biển chiếm khoảng 2/3 tổng số lao động. Làng cờ Phan Rí hội tụ đầy đủ các thành phần từ anh công chức nhà nước đến bác xe ôm, dân lao động biển, người vô công rỗi nghề… nhưng tất cả đều có chung mục đích là sự đam mê và tìm thấy ở đó biết bao nhiêu điều bổ ích, thú vị. Người chơi cờ đông nhưng với tinh thần thể thao, vui là chính, ai tới quán, ngoài uống cà phê đều làm vài ván cờ. Điều đặc biệt ở đây là mọi người chơi đều bình đẳng, không có chuyện đâm chém, đánh nhau vì cờ. Những thói hư tật xấu như cay cú ăn thua, nói năng thô tục, thậm chí coi cờ là phương tiện kiếm tiền, sát phạt, khích bác, thách đố, cá cược với nhau dần bị loại trừ. H một kỳ thủ nói: “Mình làm việc nhà nước nên chỉ có thứ bảy, chủ nhật mới rảnh, những ngày nghỉ mình đến quán”. Vâng, có lẽ những ai có niềm đam mê cờ tướng thì mới hiểu hết cái chất “men say” của nó. Chơi cờ ở quán có cái hay, cái hấp dẫn, ở đây hội tụ các anh tài với những thế trận thuận pháo, nghịch pháo, bình phong mã… Ở quán, không chỉ có người chơi mà rất nhiều người xem nên đã tạo ra chất xúc tác cực mạnh. T một dân “cắm chốt” thường xuyên ở quán, phấn khởi cho biết: “Đến đây hay lắm anh à, lúc trước cờ em tệ lắm, nhưng nhờ xem nhiều rồi học hỏi nên bây giờ trình độ cờ của em tiến bộ lắm”.
[b]TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI[/b]
Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân là ba trung tâm cờ tướng lớn của Bình Thuận, kỳ thủ của Phan Rí Cửa đã có mặt trong danh sách A2 dự giải toàn quốc. Phong trào cờ tướng ở Phan Rí Cửa có truyền thống từ lâu đời, thu hút đủ các thành phần tham gia, bởi đây là môn thể thao trí tuệ, rèn luyện trí thông minh, tính kiên trì, sự uyển chuyển và sâu sắc trong phương pháp tư duy thích hợp cho mọi lứa tuổi. Hơn nữa, cờ tướng là môn thể thao mang tính phổ thông đại chúng, ít tốn kém trong đầu tư cơ sở vật chất như các môn thể thao khác. Tuy nhiên, phong trào cờ tướng ở đây vẫn mang tính tự phát mà chưa có sự đầu tư, định hướng của các cấp, các ngành chức năng, người chơi cờ thì nhiều nhưng người hiểu biết luật cờ, tư cách đấu thủ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một năm, giải cờ tướng huyện cũng chỉ tổ chức được có một lần nhưng quy mô nhỏ và số lượng người tham gia ít nên chưa thể xây dựng được nền tảng bền vững.
Thể thao trí tuệ bao giờ cũng có hiệu quả cao, lợi ích rất thiết thực và lớn lao. Phong trào cờ tướng của Phan Rí Cửa rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành và nếu được đầu tư tốt, cờ tướng Phan Rí sẽ góp phần vào thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Thuận trong tương lai.
Cờ Tướng Việt Nam, Bằng việc làm thiết thực, nâng cao vị thế của mình!
- Hồng Quang
- 20/12/2005
- 0
Hãy bắt đầu từ những việc cụ thể nhất như đọc thật kỹ Luật cờ Tướng để khi chơi khỏi “cãi nhau”, khi thi đấu không còn tranh chấp, tiếp đó là học cách đọc ván cờ bằng ký hiệu ghi trên sách báo và tự ghi lại những ván cờ mình đã chơi để sau đó tự phân tích, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình.
Cờ Tướng không chỉ có chơi có “đánh”, có “đấu” để giành phần thắng mà còn có một phần rất quan trọng nữa là thưởng thức và học hỏi, không có phần này thì chỉ mới đến với cờ Tướng được một nửa. Biết thưởng thức thì mới thấy hết cái hay cái đẹp cái thú của cờ, mới biết hòa hảo, vui vẻ với bạn cờ, tâm hồn mới thanh thoát sảng khoái, tránh được sự bực mình cay cú, đối địch… chỉ làm hại sức khoẻ và nhân cách của mình mà thôi (nhất là trước con cháu mình). Học hỏi thì mới mở mày mở mặt được, mới có uy tín và tự tin, mới tạo được thói quen tiếp thu cho đầu óc.
Hãy làm thế nào để cờ Tướng cũng sang trọng, đàng hoàng, văn minh. Khi chơi nếu có điều kiện nên có bàn ghế ngồi hẳn hoi, ít ra cũng có chiếc chiếu trải để ngồi. Tất nhiên cũng có lúc phải ngồi xổm, cũng có lúc thưởng nhau cốc nước, điếu thuốc nhưng chỉ để là vui, là ghi nhận với nhau, chứ đừng biến thành cờ tiền, sát phạt. Rồi thì người trong chơi, người ngoài ngồi im lặng bình tĩnh xem, tránh ồn ào. Quân cờ nên bỏ ra mấy đồng bạc sắm một bộ cho tử tế sạch sẽ, chơi xong hoặc xếp lại quân hoặc cất gọn gàng chứ đừng để bừa bãi, lăn lóc…
Trong thi đấu thì biết cách bắt thăm cho công bằng, biết cách làm điều lệ từ trước giải, nói rõ tất cả quyền lợi. nghĩa vụ, thể thức, phần thưởng… ngay tử đầu trong điều lệ của giải đó để tránh những sự thắc mắc, tranh chấp về sau. Khi thi đấu thì phải tuân thủ triệt để luật. Trọng tài phân xử vô tư, khách quan tránh thiên vị.
Ở các nhóm cờ, các câu lạc bộ các tụ điểm cờ lấy việc chơi cờ, học cờ, tập luyện cờ, thi đấu giao hữu, giao lưu là chính, làm thế nào ngày càng khang trang sạch đẹp, văn hóa. Các hội làng có cờ cũng thế.
Người chơi cờ Tướng nên điềm đạm, biết tìm chiến thắng nhưng cũng phải biết cách chấp nhận thua. Những con người như thế thường là được các kỳ hữu mến phục, con cháu yêu quý vì đủ tư cách để truyền dạy cờ cho các thế hệ sau.
Mỗi một nhóm cờ, một câu lạc bộ, một trung tâm cờ nên có một tủ sách nhỏ để mọi người có điều kiện tham khảo. Sau mỗi giải đấu nên lấy một số ván hay, đặc sắc để cùng bình luận, rút ra những kinh nghiệm quý…
Có những nơi đã làm được như thế, rất mong muốn các nơi đều làm được như thế, để trình độ, diện mạo cờ Tướng nước nhà đổi mới không ngừng.