Chưa phân loại

Các ván cờ của Đặc Cấp Quốc tế Đại sư Mai Thanh Minh

[img]xq99-0.JPG;right;Mai Thanh Minh (trái) đấu cờ với Hồ Vinh Hoa tại giải VĐTG 2001 – Ma Cao[/img]
*Các ván cờ của các kiện tướng (29 ván)
*Giải CXQ Các danh thủ Việt Nam (7 ván)

[b]Lưu ý:[/b]
*Ngoài các xem trực tiếp (online) qua các đường link ở trên, bạn có thể download các cơ sở dữ liệu này về và dùng chương trình XB (miễn phí, cũng download tại đây) để có thể xem trên máy tính khi không nối mạng (offline).
Download chương trình XB và các Cơ sở dữ liệu cờ
*Các ván cờ của Mai Thanh Minh trong CSDL “Các ván cờ của các kiện tướng” (Master games) cũng chính là các ván cờ có trong các Giải Vô địch Quốc gia 2000-2002

[img]xq99-1.jpg;center;Trềnh A Sáng và Mai Thanh Minh (phải) tại giải VĐTG lần thứ 7[/img]

Chưa phân loại

Giai thoại làng cờ: Lời động viên kịp thời

Hồi ấy Lưu Khánh Thịnh còn bị Bùi Khắc Hưởng chấp tiên rưỡi (ván đi tiên, ván hai nước). Hai anh em chơi với nhau suốt tháng ở Ngõ Trạm. Chơi nhiều nghe chừng đuối sức, Thịnh một lần đi một nước… thấp quá. Hưởng buột miệng: “đi nước vịt thế!”. Xưa nay Hưởng là người điềm đạm, không chê ai bao giờ nên câu lỡ lời của anh bị Thịnh xem là câu nói nặng. Đang tức mình vì bị thua nhiều, Thịnh đứng phắt dậy chỉ mặt Hưởng nói: “Ông đừng nói linh tinh, trình độ của ông chấp tôi tiên rưỡi làm sao được. Mai ra đây chơi bằng phân!”

Bùi Khắc Hưởng tuy nóng mắt nhưng dù sao thì mình cũng lỡ lời mất rồi nên anh im lặng. Ngày hôm sau hai tay cờ lại gặp nhau, chơi bằng phân và… hòa.

Kể từ đó Lưu Khánh Thịnh vượt lên tốp đầu cờ Tướng Hà Nội. Đi đâu anh cũng kể: đấy là nhờ Hưởng “động viên” kịp thời nên anh mới có bước nhảy đáng kể ấy.

Chưa phân loại

Đánh cờ Tướng bằng MS Excel

[b]1. Tạo bàn cờ [/b]
Mở Excel, chọn khối từ dòng 1 đến 10, vào menu Format\ Row\ Height, gõ 40, nhấn OK. Mục đích khi làm điều này là tạo cho ô bàn cờ có dạng hình vuông (ở đây dùng chiều cao của dòng là 40 để khỏi phải chỉnh lại chiều rộng của cột). Nhìn vào vùng bảng tính, nếu bạn thấy được đủ 10 dòng là ổn, nếu không, bạn có thể tắt bớt các thanh công cụ, thanh trạng thái, thanh công thức, giảm chiều cao và chiều rộng của dòng, cột hoặc chuyển qua kiểu xem toàn màn hình (menu View\ Full Screen).

[img]xq86-0.jpg;center;[/img]

Kế tiếp, bạn tiến hành kẻ khung cho bàn cờ. Chọn khối từ ô B2 đến I10. Vào menu Format\ Cells > chọn thẻ Border > chọn kiểu Outline và Inside > nhấn OK. Chọn các ô E2, F3, E9 và F10 (dùng phím Ctrl để chọn từng ô) > vào menu Format\ Cells > chọn thẻ Border > nhấn nút OK. Tương tự, chọn các ô E3, F2, E10 và F9, chọn nút > OK. Chọn khối từ ô B6 đến I6, vào thẻ Border, nhấn nút [img]xq86-1.jpg;right;[/img] để xóa đường kẻ dọc giữa. Làm xong, bạn sẽ có một bàn cờ như hình dưới đây (bạn cũng có thể tắt đường kẻ bảng tính để nhìn bàn cờ rõ hơn bằng cách vào menu Tools\ Options > chọn thẻ View > bỏ đánh dấu Gridlines).

[img]xq86-2.jpg;center;[/img]

[b]2. Tạo con cờ[/b]
Chọn Text box trên thanh Drawing. Giữ phím Shift trong khi vẽ ra một hộp Text box để tạo hình vuông (bạn nên tạo hộp có kích cỡ vừa đủ để đặt trên bàn cờ), gõ tên con cờ vào (ví dụ: Xe). Chọn hộp textbox này, vào menu Format\ Text Box > chọn thẻ Alignment > chọn Center trong 2 hộp Horizontal và Vertical > OK. Nhấn nút Draw trên thanh Drawing, chọn Change AutoShape\ Basic Shapes > chọn Change Shape to Oval (hình vòng tròn). Bạn sẽ có hình con cờ như sau:

[img]xq86-3.jpg;center;[/img]

Bạn có thể sửa đổi hình con cờ theo ý thích, chẳng hạn cho chữ đậm lên, chọn màu, tạo kiểu 2D hoặc 3D… hay nếu bạn có hình con cờ thật thì chèn vào cho hấp dẫn hơn. Làm tương tự để tạo các con cờ khác (hoặc chép thành từng con cờ mới rồi sửa lại cho dễ). Xong xuôi, đặt chúng vào bàn cờ ở những vị trí thích hợp.

Nếu thấy di chuyển các con cờ hơi khó vì phải nhấn vào khung hình mới kéo đi được, bạn hãy dùng mẹo nhỏ sau: chọn con cờ > nhấn Ctrl+X > vào menu Edit\ Paste Special > chọn Picture (Enhanced Metafile) > OK. Bạn thử kéo con cờ đi xem, rất dễ dàng.

Khi đã tạo xong bàn cờ, bạn lưu lại làm mẫu để sau này đánh tiếp mà không cần phải sắp xếp lại các con cờ.
[img]xq86-4.jpg;center;[/img]
[b]3. Cách đánh cờ[/b]
Mở bàn cờ mẫu ra, sau đó lưu lại với tên khác (ví dụ đặt tên là “van1.xls”). Bạn và người bạn của mình cùng “chiến đấu” y như đánh trên một bàn cờ thật. Dùng chuột kéo từng con cờ để đi, khi thắng, bạn kéo cờ đối phương ra ngoài bàn và đặt cờ mình thắng vào. Nếu hai bên đánh hoài không thắng thì có thể lưu bàn cờ lại, ăn uống, nghỉ ngơi rồi… đánh tiếp.

Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn

[b]Tác giả: Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị[/b]

[img maxheight=200 maxwidth=200]xq79-0.jpg;right;[/img]Sách “Cờ Tướng Nhập Môn” đã được phát hành cùng với bộ chương trình Thế Giới Cờ Tướng (Chinese Chess World – CCW) với sự cho phép của các tác giả.

Hiện nay phần sách không xem được khi chạy CCW trên các hệ điều hành mới (như Windows XP). Do vậy chúng tôi đăng tải lại sách trên trang web này nhằm giúp ích cho nhiều người yêu cờ.

[b]Lưu ý:[/b]
Các tác giả sách Quách Anh Tú, Lê Thiên Vị vừa là những kỳ thủ rất nổi tiếng, vừa là các huấn luyện viên và người nghiên cứu cờ lâu năm. Đặc biệt họ đều là những người rất tâm huyết với việc truyền bá các kiến thức cờ và đào tạo lớp trẻ. Do vậy, dù các tác giả này đã cho phép chúng tôi dùng phát hành quyển sách này miễn phí (và một số quyển khác) đến các bạn nhằm mục đích nghiên cứu, học tập, giải trí thì xin lưu ý: Mọi sự sử dụng sách này trái với các mục đích trên hoặc bên ngoài chương trình cờ CCW và trang web này mà không xin phép các tác giả đều là vi phạm luật bản quyền và lạm dụng tấm lòng của họ.

[i](Đã đăng xong)[/i]

Chưa phân loại

Đòn vây bắt trong cờ Tướng – “Mai Hoa Tuyền” và Khí Mã hãm Xa cục

[img]xq78-0.jpg;right;[/img]Tuy nhiên, không phải lúc nào các kỳ thủ cũng “vây bắt” hay “bẫy” thành công. “Bẫy” không khéo thì tự hại mình. Có nhà nghiên cứu đã xem xét nhiều “cạm bẫy” và rút ra các đòn “vây bắt”. Xin giới thiệu với các bạn vài đòn “vây bắt” để thưởng thức.

[b]1. “Mai Hoa Tuyền” và Khí Mã hãm Xa cục[/b]

Trong tác phẩm cổ Mai hoa tuyền có giới thiệu Bình phong Mã trực Xa phá Đương đầu Pháo trực Xa tuần hà đối địch cục. Tổng cộng có 8 biến. Nhà xuất bản Văn hóa Thượng Hải đã cải biên Mai hoa tuyền thành 27 cục. Xin giới thiệu một cục dưới đây:

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Khí Mã hãm Xa cục
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B3.1
3. X1-2 X9-8 4. X2.4 M2.3
5. B7.1 B3.1 6. X2-7 P2/1
DIAG{ #7 RED POPUP }
7. P8-7 P2-3 8. X7-3 B7.1
/*Tiến Tốt thủ thế tranh tiên là nước đi hay của Mai hoa tuyền, tạo thành bố cục Khí Mã hãm Xa*/
9. X3.1 T3.5
/*Bay Tượng bắt Xe, bỏ Mã phục nước vây bắt Xe*/
10. X3.2 M3/5
11. P5.4 P3.8 12. Tg5.1 P3-1
}END
[/game]

Đến đây bố cục “Khí Mã hãm Xa” thành công.
[b]Bình chú:[/b] Nước [b]8. X7-3[/b] là nước kém, nên đi [b]8. X7-2[/b].

[i]Còn tiếp[/i]

Dịch từ: Tượng kỳ bố cục cử yếu