Chưa phân loại

Trạng cờ Vũ Huyên

Vũ Huyên (1670 – ?) thi Hương đậu Giải nguyên, 43 tuổi đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1712), niên hiệu Vĩnh Trị thứ 8 đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Đông các hiệu thư. Thuộc dòng dõi Hoàng giáp Vũ Đôn, nguyên quán làng Mộ Trạch, trú quán làng Đan Luân cùng huyện. Ông có tiếng về thi văn và xuất chúng về môn cờ tướng.

Tương truyền sứ nhà Thanh sang nước ta quen thói hống hách, lại tự phụ giỏi cờ, thách đấu với vua nước ta. Vua theo kế của Vũ Huyên, hẹn với sứ giả đấu cờ tại sân rồng vào đầu giờ ngọ, mỗi bên chỉ để một tên lính cầm lọng đứng hầu. Vũ Huyên giả làm tên lính đứng hầu nhà vua, trên tàn lọng xoi một lỗ rất nhỏ đủ cho tia nắng xuyên qua làm hiệu, lựa lúc chiếu vào các quân cờ để mách nước cho vua. Nhờ kế ấy, vua nước ta thắng ba ván liên tiếp, sứ Tàu rất khâm phục và không dám hống hách nữa. Nhờ công lao ấy, ông được vua ban cho danh hiệu “Đấu kỳ Trạng nguyên” và trong dân gian còn có câu ca dao truyền tụng:

[i]Trạng cờ Mộ Trạch càng ghê
Sứ Yên thua cuộc rút xe về thành.[/i]

Chưa phân loại

Chơi cờ người bằng… Điện thoại di động

[img]xq129-0.jpg;right;Điều khiển “đường đi nước bước” của trận cờ người bằng ĐTDĐ.[/img]Đã thành thông lệ từ 3 năm nay, năm nào ở thành phố Oakland, bang California cũng tổ chức một vài ván cờ vua mà quân cờ là người thật. 32 người tình nguyện sẽ gửi e-mail về Ban tổ chức xin được làm quân cờ. Những người liên lạc với Ban tổ chức sớm sẽ được quyền chọn quân cờ mà mình đóng vai.

Trận đấu sẽ diễn ra trên một diện tích rất rộng lớn, gồm nhiều tòa nhà và con đường trong thành phố. Vì thế mà những người đóng vai quân cờ được phép mang theo… xe đạp để di chuyển giữa các vị trí. Họ cũng phải mang theo ĐTDĐ và đây là một yêu cầu bắt buộc của trò chơi.

Hai người chơi cờ sẽ sử dụng ĐTDĐ, tin nhắn SMS, MMS để liên lạc với quân cờ, hướng dẫn họ cách di chuyển. Hai người chơi cờ phải có trí tưởng tượng rất tốt thì mới hình dung được các quân cờ di chuyển giữa các con phố và tòa nhà như thế nào. Còn những người đóng vai quân cờ thì thậm chí chẳng cần biết đến luật cờ vua, họ chỉ cần di chuyển theo hướng dẫn của người chơi.

Những ván cờ người như thế này năm nào cũng thu hút được đông đảo người chơi và người xem.

Chưa phân loại

Thành Bảo – Hồng Trí cuộc đối đầu giữa hai lối chơi

Ván cờ diễn ra như sau. Thành Bảo đi tiên

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Thành Bảo (thắng) Hồng Trí
RED Thành Bảo
BLACK Hồng Trí
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 X9-8 4. B3.1 B3.1
5. M8.9
DIAG{ #5 BLUE POPUP }
/*Thành Bảo dùng khai cục Trung Pháo tiến tam binh đối Bình Phong Mã. Cách chơi theo lý thuyết tiếp tục như sau: 5… B1.1. Tùy theo cách chơi của Trắng: P8.4 P8-7 P8-6 mà ta có các dạng Ngũ bát Pháo, Ngũ thất Pháo hay Ngũ lục Pháo. Tuy nhiên Hồng Trí đã đi một nước “ỡm ờ” để nắm gân đối phương:*/

5. … S4.5
/*Lý thuyết thì không phải, nhưng “rừng rú” thì cũng không nốt. Dù là “rừng” thì cũng có nguyên lý “rừng”, mà xem ra Hồng Trí không nắm vững lý thuyết “rừng” cho lắm.*/
6. X9.1 T3.5
/*Đến đây Trắng thường đi: 7. X9-6 hoặc 7. X9-4. Nếu X9-4 thì Trắng nhằm vào chỗ “cứng” của Đen, còn nếu X9-6 thì có thể Đen X1-4 đổi Xe và trận đấu là cuộc đua tốc độ: 7. X9-6 X1-4 8. X2.1 P8-9 9. X6.8 S5/4, Trắng không ưu. Do đó Thành Bảo quyết định mở Tốt 7. Một sáng tạo theo kiểu “cờ rừng”!*/
7. B7.1 B3.1
/*Đen nên X1-4 nếu Trắng B7.1 thì T5.3 rồi T7.5 thủ vững. Nhưng nghe chừng Hồng Trí trẻ tuổi cũng có máu nóng nên chơi nhanh một chút.*/
8. X9-7 M3.4
9. X7.3 M4/2
/*Đòn bắt đôi kiểu này rất hay gặp trong các kỳ phổ Trung Quốc. Ý định “tốc chiến” của Hồng Trí đã lộ rõ.*/
10. X7/2 M2/4
11. X7.5
/*Nước cờ rất “rừng rú”. Nguyên lý của “cờ rừng” là tiện đâu đánh đấy, đau đâu tiêm đấy, không cần nhớ đến chiến lược, chiến thuật gì hết. Cũng không cần biết nước đi có “đúng cuộc” hay không. Thành Bảo chỉ thấy tiến Xe đang bắt Pháo, bên kia chỉ lo đỡ chứ không để ý đấy là vị trí xấu của quân Xe.*/
11. … M4.3
/*Trói Xe, hạn chế “đòn rừng” bằng bẫy “cờ rừng”.*/
12. P8-7
/*Có thể Thành Bảo muốn cấm Hồng Trí X1-3 đổi Xe nên đi nước này. Nên X7/1.*/
12. … P8.4
/*Đòn chiến thuật cơ bản có tên là “tấn Pháo phong Xa” rất hay dùng trong khai cục. Chỉ tiếc là dùng không đúng lúc nên chẳng thu được hiệu quả gì. Nếu Hồng Trí nắm được nguyên lý “cờ rừng” thì phải thấy quân Xe đối phương đang ở vị trí xấu. Chỉ cần đổi được Xe này là cánh phải của Đen sẽ ưu thế áp đảo ngay. Vậy nên đi: 12… B7.1. Bây giờ Trắng có cách chơi B3.1, X2.6, M3.4. Chúng ta xét từng khả năng một

[b]Nếu 13. B3.1[/b]
13. B3.1 M7.8 14. X2.5 P8-3 15. X2.4 P3.5 16. M3.4 X1-4. Bốn quân chiến của Đen đang tập trung ở cánh phải đánh vào cánh trái rất yếu của bên Trắng. Bộ ba Xe Mã Tốt của Trắng nằm ơ chỗ “rắn” của đối phương nên không có tác dụng. Đen ưu.

[b]Nếu 13. X2.6[/b]
13. X2.6 M7.6 14. X7.1 B7.1 15. X2/1 M6.4 16. P7.2 B7.1. Đen ưu.

[b]Nếu 13. M3.4[/b]
13. M3.4 M7.8 14. X2.5 P8-3 15. X2.4 P3.5 16. B3.1 X1-4, hình thể giống như Trắng đi B3.1, Đen ưu.*/
13. P7.2 P2.5
/*Đòn cơ bản của kỳ thư Quất Trung Bí, nhưng dùng không đúng chỗ. Nếu X1-4 chuẩn bị X4.5 bắt Pháo rồi P2.3 để bình 7 bắt Xe. Nếu Trắng đoán được “đòn rừng” này thì tất yếu phải P5-4, lúc đó Đen P8-1 đổi Xe cánh trái, tập trung toàn lực vào cánh trái đang yếu của Trắng. Trong trường hợp Trắng P5-7 thì X4.4 bảo vệ Mã, ưu thế.*/
14. M3.2 P8.1
15. P5-7 M3/4
/*Vi phạm nguyên lý “cờ rừng” là “đau đâu tiêm đấy”. Nên đi: 15… X8.4 16. P7.3 P8-1 17. T7.9 X8-3 18. X7/2 T5.3, thế không kém. Còn nếu 16. M2/1 X1-4 17. P7.3 X8-4 18. S4.5 P8-1 19. T7.9 X1-3 20. X7/2 T5.3 cân bằng*/
16. M2.3 X1-2
17. Pt-5 X2.6?
/*Sai lầm dẫn đến thua cuộc trong khi còn nhiều cách chơi khác như M4.5 hoặc P8/5. Đoạn cuối của ván cờ xin xem bài phân tích Bình luận ván cờ Thành Bảo – Hồng Trí tại Vũng Tàu*/
18. M3.5 X2-5
19. T3.5 X5/1 20. M5.3 Tg5-4
21. P7-6 X5-4 22. S6.5 X8.4
23. X7.2 Tg4.1 24. B3.1 P8-4
25. B3-2 P4-1 26. T7.9 M4.5
27. X2.3 P2.2 28. S5.6 M5.4
29. S4.5 M4.2 30. Tg5-6 X4-2
31. X7/1 Tg4/1 32. X7/7 M7.6
33. X7-8 M6.4 34. Tg6-5 P2-1
35. T9.7 S5.4 36. B9.1 X2/2
37. X2-6 M2/4 38. X8.5 Ms.6
39. X8-6 M4/3 40. X6/1 }END[/game]

[b]Nhận xét:[/b]
Bây giờ chúng tôi xin có vài lời nhận định sơ bộ về ván cờ của Thành Bảo – Hồng Trí:
1. Hồng Trí năm vững lý thuyết và có cách chơi dựa vào bài bản đã được tổng kết là chính. Dòn thoái Mã bắt đôi quân, phóng Pháo qua sông bắt Mã, tiến Pháo phong tỏa Xe đều là các đòn chiến thuật trong kỳ phổ Trung Quốc. Thành Bảo ván này tỏ ra nắm lý thuyết có phần loạc choạc. Khả năng phân tích đường dài của anh còn khiếm khuyết, biểu hiện rõ nhất ở nước 12. P8-7, tạo cơ hội cho đối phương trả đòn.

2. Hồng Trí tỏ ra yếu kém khi chơi không bài bản. Nước 5… S4.5 sai khác lý thuyết làm chậm khâu tổ chức tấn công giành quyền chủ động. Nước đổi Tốt ở hà cũng là kém. Hông Trí thi thố một loạt đòn chiến thuật không đúng chỗ làm chậm khâu phòng ngự. Trong khi đó “đòn rừng” của Thành Bảo lại rất dũng mãnh, thu kết quả nhanh chóng.

3. Trong thi đấu cờ Tướng hiện đại không thể bỏ kinh nghiệm “cờ rừng”. Cần phải có nền tảng lý thuyết chắc chắn cộng với kỹ thuật “cờ rừng” mới có thể vươn lên thi đấu với các danh thủ Trung Quốc. Nguyên lý “cờ rừng” có thể tóm tắt như sau: khi công thi tiện đâu đánh đấy, khi thủ thì tiện đâu tiêm đấy, lúc cân bằng thì “rình và chộp”. Xuyên suốt bàn cờ là: trả lời chính xác câu hỏi “đánh hay đỡ”? Lúc tổ chức công thủ thì phải luôn tìm cách hạn chế tầm hoạt động của đối phương. Nhưng cũng chưa nên coi cách chơi “cờ rừng” thuần túy chỉ là lối chơi Việt Nam. Danh kỳ Hồ Vinh Hoa (Trung Quốc) có rất nhiều ván phải xem là “cờ rừng” kiểu mẫu. Vấn đề là phải thường xuyên học lý thuyết, thường xuyên thi đấu thực tế, tìm tòi thế biến của riêng mình, tạo được phong cách cá nhân. Nhiều phong cách cá nhân họp lại sẽ thành lối chơi của một làng cờ.

Chưa phân loại

Hai bài thơ về cờ Tướng của Lê Thánh Tông

Dưới đây là bản dịch thơ sang tiếng Việt (của Ngô Linh Ngọc):

[b]Cờ Tướng (bài 1)[/b]
[i]Trại địch ken đầy, dọa nuốt tươi,
Bàn cờ lo tính mãi khôn nguôi!
Công danh dẫu chẳng đầy tay nắm,
Thua được thường luôn trước mắt coi.
Ngoài dóng ngựa, xe, ngừa đuổi giặc,
Trong dàn sĩ, tượng, giữ yên ngôi.
Muốn quên gươm giáo nhưng còn ngại
Lệch chuộng đường “văn”, việc “võ” lơi![/i]

[b]Cờ Tướng (bài 2)[/b]
[i]Trên bàn cờ gỗ trận bầy xong,
Sĩ tượng quây tròn giữ “cửu cung”;
Cặp ngựa bay nghiêng, quen ngả tiến,
Đôi xe lặng tiếng, thẳng đường dong
Âm lăng, Sở Bá nguy khôn đọ,
Xích Bích, Chu lang thế rõ hùng;
Tan trận, sông dài xe, pháo hết,
Trơ bầy Tốt hỉn múa lông nhông![/i]

[img]xq121-0.jpg;right;[/img]Qua hai bài thơ này, Lê Thánh Tông miêu tả rõ ràng bàn cờ Tướng với đủ các binh chủng tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt và các tính năng tác dụng và cách đi quân của chúng: sĩ, tượng bảo vệ cung tướng (đại tướng doanh); mã đi chéo theo hình chữ “nhật”; xe đi thẳng… và ông thấy: cờ Tướng chỉ là một môn đấu trí vui chơi, nhưng việc thắng bại luôn bầy ra trước mắt con người, nhắc nhở việc giữ nước, chống ngoại xâm, không được một phút nào buôn lơi “việc võ”. Nhưng đó cũng là việc bất đắc dĩ, thâm tâm ông không ưa gì chiến tranh, vì chiến tranh làm cho tàn nhân, hại vật, cản trở bước tiến xã hội.

Chưa phân loại

Bình luận ván cờ Thành Bảo – Hồng Trí tại Vũng Tàu

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Thành Bảo (thắng) Hồng Trí
RED Thành Bảo
BLACK Hồng Trí
RESULT 1-0
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 M2.3
3. X1-2 X9-8 4. B3.1 B3.1
5. M8.9 S4.5 6. X9.1 T3.5
7. B7.1 B3.1 8. X9-7 M3.4
9. X7.3 M4/2 10. X7/2 M2/4
11. X7.5 M4.3 12. P8-7 P8.4
13. P7.2 P2.5
/*Chọn phương án này hai bên đối công rất căng thẳng. Nếu chơi đảm bảo hơn bên hậu nên đi: [b]13… P2.4 14. S4.5 X1-4 15. P5-6 X4.6 16. T3.5 P2-5 17. M3.5 X4-5 18. P6.4 X5-4 19. P6-3 X8.4[/b]

Do bên hậu uy hiếp mạnh buộc bên tiên phải trả đòn:*/
14. M3.2 P8.1
/*Bên hậu tiếp tục vây ép đối phương, tình thế nguy hiểm khiến bên tiên phải bỏ Pháo tạo thế đối công. Trường hợp bên hậu chọn phương án: [b]14… B7.1 15. X2.3 B7.1 16. X2-4 B7-8 17. P5-7 X8.4 18. Ps.3 X8-3 19. X7/2 T5.3 20. X4-3 X1.2[/b] thì thế cờ cân bằng*/
15. P5-7 M3/4 16. M2.3 X1-2
17. Pt-5
DIAG{ #17 BLUE POPUP }
17. … X2.6?
/*Có lẽ bên hậu đánh giá bên tiên vừa chơi một nước sai lầm nên không phân tích kỹ tình thế mới vội đưa Xe qua hà bắt Chốt đầu. Nếu thấy đòn thí quân chiếm thế rất nguy hiểm của bên tiên, tốt nhất hậu nên chơi: [b]17… M4.5 18. B3.1 X2.6 19. B3-4 X2-5 20. P7-5 X5/1 21. B4-5 B5.1 22. S4.5 Tg5-4 23. X7/1 X8.4[/b] đến đây bên hậu chiếm ưu thế buộc bên tiên phải tìm cách cầu hòa.

Tuy nhiên do sai lầm ở trên, bên hậu đã phải trả giá:*/
18. M3.5 X2-5
19. T3.5 X5/1 20. M5.3 Tg5-4
21. P7-6 X5-4 22. S6.5 X8.4
23. X7.2 Tg4.1 24. B3.1 P8-4
25. B3-2 P4-1 26. T7.9 M4.5
27. X2.3 P2.2 28. S5.6 M5.4
29. S4.5 M4.2 30. Tg5-6 X4-2
31. X7/1 Tg4/1 32. X7/7 M7.6
33. X7-8 M6.4 34. Tg6-5 P2-1
35. T9.7 S5.4 36. B9.1 X2/2
37. X2-6 M2/4 38. X8.5 Ms.6
39. X8-6 M4/3 40. X6/1 }END[/game]

Chưa phân loại

Tin ngày 11/10: Giải danh thủ châu Á; trang web của PeterSung; bài mới về Nguyễn Thành Bảo

*Giải Các danh thủ cờ Tướng châu Á (Asian Xiangqi Masters Invitation Tournament) từ năm 2005 được đổi tên thành giải Vô địch cá nhân cờ Tướng châu Á (Asian Xiangqi Individual Championships – AXIC). Giải này được tổ chức hai năm một lần và vào các năm lẻ. Lần tổ chức năm nay sẽ bắt đầu vào ngày mai, 12/10/2005 đến 16/10/2005, tại Manila, Philippines. Tham dự bao gồm 26 kỳ thủ Châu Á, trong đó có 8 nữ, đến từ các nước Australia, Brunei, Burma, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Macao, Mayalsia(Đông), Malaysia(Tây), Singapore, Đài Loan, Thái land, Vietnam và nước chủ nhà Philippines
*Một trong các trang web cờ Tướng nổi tiếng nhất, lâu năm và được mong đợi nhất là trang web của Peter Sung (phó chủ tịch Hiệp hội cờ Tướng Toronto, Canada). Ngoài rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến cờ Tướng thì trang web này hiện đang có một cơ sở dữ liệu ván cờ lớn và giá trị nhất gần 20000 (2 vạn) ván cờ của các kỳ thủ cao cấp. Sau một thời gian dài ngừng hoạt động mà không rõ lý do, hôm nay trang web này đã hoạt động trở lại. Bạn nên tranh thủ viếng thăm ngay trước khi nó bị trục trặc trở lại :).
*Nhân dịp kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo chiếm vị trí thứ nhất trong giải cờ Tướng A2 quốc gia 2005, chúng tôi sẽ tiếp tục đăng loạt bài về danh thủ này.

Tham khảo
Trang web của Peter Sung
Chưa phân loại

Nguyễn Thành Bảo tại giải Các danh thủ châu Á, Vũng Tàu 2001

[img maxheight=200 maxwidth=200 ]xq28-0.jpg;right;Trềnh A Sáng đang đấu cờ với Nguyễn Thành Bảo (phải) tại giải[/img]Trước giải này đã có một bài viết về Thành Bảo trong đó cho rằng thành tích năm 1998 ở giải cờ Tướng trẻ của Bảo ở Giang Tô là thành tích kiệt xuất nhất của Việt Nam trên kỳ đài quốc tế. Nên hiểu rằng “kiệt xuất” ở đây có nghĩa là Thành Bảo đã đem được một chiếc cúp vàng vốn chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc về Việt Nam, cũng như Nguyễn Ngọc Trường Sơn đem được chiếc cúp vàng lứa tuổi 10 cờ Vua thế giới về cho đất nước, vì vậy trong năm 2000 Sơn đã được chọn là vận động viên tiêu biểu của thể thao Việt Nam. Nhưng xét về thực chất thì Trường Sơn chưa thể bằng được Đào Thiên Hải, Nguyễn Anh Dũng hay Hoàng Thanh Trang. Khoảng cách từ Sơn đến họ còn rất xa. Thành Bảo cũng vậy.

Điều này hoàn toàn đúng ngay khi ván đầu Bảo đụng phải Trịnh A Sáng, Bảo đã phải đầu hàng. Trong các giải hạng nhất toàn quốc Thành Bảo cũng chỉ xếp thứ 10, nghĩa là còn xếp sau ít nhất 9 kỳ thủ nữa, khoảng cách giữa Bảo đối với Trịnh A Sáng, Trương Á Minh, Mai Thanh Minh, Trần Văn Ninh… không phải ngày một ngày hai mà co ngắn được.

[img]xq117-0.jpg;right;Nhiếp Thiết Văn (vô địch) đang đấu với Hồng Trí (nhì) tại Giải các danh thủ châu Á[/img]Tuy nhiên Bảo lại có một thế mạnh là lùng, rất quý hiếm là đối chọi khá thành công với các tay cờ Trung Quốc, không chỉ ở Giang Tô mà còn ở cả giải này. Chính nhận ra điều này mà bộ môn cờ Bà Rịa Vũng Tàu đã hoàn toàn đúng đắn khi chọn Thành Bảo vào đội Việt Nam. Trước hai tay cờ mạnh nhất giải người Trung Quốc thì chỉ có duy nhất Thành Bảo là đối chọi thành công. Trong lúc Trịnh A Sáng mới gặp có một mình Nhiếp Thiết Văn thì đã bị thua, còn Thành Bảo gặp cả hai nhưng đã đánh hoàn toàn ngang cơ: Với Hồng Trí, Bảo có một ván thắng một ván thua, còn với Thiết Văn là một ván hòa. Như vậy tính tổng quát trong tất cả các lần gặp các kỳ thủ Trung Quốc cùng trang lứa với mình (4 lần gặp, trong đó 3 lần gặp Hồng Trí và một lần gặp Nhiếp Thiết Văn) thì Bảo vẫn là kẻ thắng với tỷ số tổng cộng là 2,5-1,5.

Ván thứ nhất cho thấy dù Hồng Trí đã chuẩn bị hết sức công phu và kỹ càng cho trận phục thù mang tính quốc gia này nhưng vẫn bị Thành Bảo cho ăn đòn tơi tả, biết mà không sao gượng dậy, chống đỡ nổi.

Tại sao các kỳ thủ trẻ Trung Quốc lại “kỵ rơ” Thành Bảo như vậy? Người thì nói vì Thành Bảo có lối đánh rất quái ác, bất thường, sáng tạo và tràn đầy ngẫu hứng. Nó khác hẳn với lối chơi bài bản, chắc chắn, toàn diện và sâu sắc về lý thuyết, đầy tính cân nhắc trước sau, ít dám mạo hiểm của các kỳ thủ Trung Hoa. Người thì cho rằng Bảo là một tài năng đặc biệt về cờ, chơi rất “rừng”, không hề biết “kính nể” một tên tuổi nào, một quốc gia nào hết dù tên tuổi hay quốc gia đó có lừng danh tới mấy, điều này khiến Thành Bảo vào cuộc nào cũng hết sức thoải mái, đánh hết công lực của mình, không biết “khớp” không biết “run” là gì.

Đúng ra làng cờ Việt Nam rất cần có những kỳ thủ như thế, vì xưa nay có dư luận cho rằng hễ cứ đụng phải các cao thủ Trung Quốc là không ít các kỳ thủ Việt Nam lại mang nặng tư tưởng “hòa được là tốt lắm rồi”. Mà đã có định kiến như vậy thì bao giờ mới vượt qua họ nổi?

Tuy nhiên cũng chính Thành Bảo chứ không phải ai khác đã tự làm hại mình, trong khi lẽ ra hoàn toàn có cơ may để lọt vào trận chung kết tranh cúp vàng và cúp bạc. Bảo rốt cuộc tự mình rơi tõm xuống tận vị trí thứ 8, một vị trí không vẻ vang và không tương xứng chút nào.

Vì sao?

Câu hỏi này đã làm dấy lên những tranh luận sôi nổi. Có ý kiến cho rằng lẽ ra Bảo phải xếp ít nhất ở vị trí thứ tư vì Bảo đã vượt qua vòng đấu loại, lại vượt tiếp qua vòng tứ kết để vào tới bán kết (còn lại bốn người), thế nhưng vì thể thức thi đấu ở gải này rất lạ là hai người không vào được trận chung kết phải xuống đánh với 14 người còn lại theo hệ Thụy Sĩ (??!) để phân thứ hạng. Như thế thì việc đặt ra tứ kết, bán kết để chọn lọc chẳng có ý nghĩa gì hết. Chính điều lệ này đã làm hại Thành Bảo!

Tuy nhiên phần lớn lại cho rằng: điều trên là có thật và đúng là bất công, nhưng lỗi chính lại là ở Thành Bảo mà bất cẩn lớn nhất là ở ván thứ hai gặp lại Hồng Trí. Dù được đi tiên để dẫn dắt ván cờ nhưng Bảo đã chọn một phương án sai, một phương án mà chính Bảo “không thuộc bài” trong lúc đối phương thì lại nắm quá chắc. Chính sự lầm đường lạc lối ngay từ đầu khiến cho Bảo sau phần khai cuộc đã phát cuống lên, không còn nhớ phải đi như thế nào. Sau này mới té ngửa ra rằng ván này đã từng được Đặng Cửu Tùng Lâm chơi với Lại Việt Trường y hệt không lâu trước đó và đã được phân tích kỹ cho thấy bên tiên hoàn toàn không thua, thậm chí theo một số nhà chuyên môn và các kỳ thủ có đẳng cấp thì nếu đi chính xác thì bên tiên đã thắng.

Bảo đã không biết gì về lý thuyết cả, cũng như không hề đọc tạp chí Người Chơi cờ số 7 năm 2000 đã có bài phân tích khá kỹ về thế trận này. Nếu chỉ chịu khó liếc mắt qua một chút thôi thì Bảo không thể thua được. Chỉ thiếu một chút lý thuyết sờ sờ trước mắt mình mà Thành Bảo đã thua ván quan trọng nhất, then chốt nhất trước một đối thủ vốn đã rất e ngại mình. Đây là nhược điểm cơ bản nhất, là khiếm khuyết nguy hiểm nhất của Bảo mà nếu không kịp thời và cổ gắng học hỏi, bổ khuyết thì sự nghiệp cờ của Bảo khó tiến xa.

Cũng còn một yếu điểm nữa của Bảo là thiếu sự bình tĩnh, thiếu kiên trì và quyết tâm tới cùng mà điển hình là thua ván cuối rất ngớ ngẩn. Nó hoàn toàn không phải do sức cờ của Bảo mà chính là tâm lý, khi thấy mình không còn đích cao để vươn tới, khi bị một vài tác động tâm lý từ bên ngoài, Bảo đã mất bình tĩnh và cam chịu bỏ cuộc sớm. Thật là đáng hổ thẹn cho một kỳ thủ được trao cho gánh vác trọng trách quốc gia. Đâu phải anh ta chỉ đánh cho riêng mình mà còn vì danh dự đất nước. Thông cảm là Bảo còn trẻ, nhưng nhược điểm này phải sớm được khắc phục, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến con đường kỳ nghệ của anh sau này.

Dù sao giải lần này cũng cho thấy sức cờ của Thành Bảo vẫn còn rất mạnh mẽ, lối chơi đối công mãnh liệt, đánh theo kiểu “xáp la cà” với những chiêu lạ khiến đối phương không lường trước được, Thành Bảo vẫn là niềm hy vọng lớn của làng cờ Việt Nam trong cuộc đối đầu vô cùng gian khổ với các đại cường quốc cờ hàng đầu thế giới trong tương lai. Lớp cờ trẻ hiện nay tìm được những người chơi cờ có công lực như thế thật hiếm. Cũng phải nói tới rủi ro của Bảo là ở giải này toàn gặp những kỳ thủ khó chơi nhất, toàn là các Đặc cấp quốc tế đại sư hùng mạnh nhất. Tuy nhiên trong cái rủi ro có cái may, đây là một dịp tốt để những nhà quản lý cũng như bản thân Bảo rút kinh nghiệm, tiếp tục phát huy những cái đặc sắc của mình, đọc và nghiên cứu thêm lý thuyết để dẫn tới thành công ở những giải sau.

[b]Bình chú của Bạn cờ:[/b]
*Tên phiên âm tiếng Anh của Nhiếp Thiết Văn là Nie TieWen, Hồng Trí là Hong Zhi
*Thành Bảo năm 2005 đã khác nhiều Thành Bảo năm 2001: Bảo đã cải thiện ngoạn mục vị trí so với lớp đàn anh. Xin xem kết quả giải A2 năm 2005 (Tin vắn ngày 10/10).

Chưa phân loại

Đòn vây bắt trong cờ Tướng – Bỏ Xe tấn công Đơn đề Mã

[b]2. Bỏ Xe tấn công Đơn đề Mã[/b]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bỏ Xe tấn công Đơn đề Mã
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;
START{
1. P2-5 M2.3 2. M2.3 X9.1
3. X1-2 X9-4 4. M8.7
/*Đây là khai cục thường thấy của bố trận Trung Pháo trực Xa đối Đơn đề Mã. Nếu Trắng đổi lại là P8.2 X4.3 P8-3 T7.9 sau đó có hai biến:
Một: M8.9 M8.6 rồi X4-6 có thể công Mã bên phải của Trắng, bên Đen không khó đi.
Hai: M8.7 M8.6 M9-8 X1-2 P3-4 B7.1 Đen không khó đi.*/
4. … M8.9
5. P8.2 B3.1 6. B5.1 P8-5
/*Trắng liên tiếp lên Pháo, lên Tốt, gài bẫy rất xa. Đen đóng Pháo đầu gần như nước đi mười phần tất yếu. Tư duy thông thường khó có thể đi khác*/
7. M3.5 X4.5 8. B5.1
/*Tiến Tốt mở đường cho Mã, làm Pháo linh hoạt.*/
8. … P5.2
/*Còn hai cách chơi khác:
Cách một: B5.1 P8-3 P5.4 M7.5 đến đây Đen có hai cách đi tiếp: một là T3.5 M5.4 S4.5 X2.7 Trắng ưu; Hai là: T7.5 X9-8 sau đó nếu Đen P2.2 thì M5.4, còn nếu X1-2 thì P5.3 S4.5 P3-5 Trắng ưu.
Cách hai: B3.1 B7.1 B5.1 (P5.2 B7.1), B7.1 P5.4 P5.3 P5/1 X2.4 Trắng ưu*/
9. P8-3 T3.5 10. X9-8
DIAG{ #10 BLUE POPUP }
/*Xuất Xe bắt Pháo, dụ Đen nhảy Mã bắt Xe.*/
10. … M3.2
11. P5.3
/*Bỏ Xe ăn Pháo, thực hiện đòn vây bắt giành cục diện thắng lợi.*/
11. … P2.7 12. P3.5 S6.5
13. P5.2 S5.4 14. X2.7 }END
[/game]

Trắng thắng thế.

[b]Bình chú:[/b]
Đen không nên nhảy Mã bắt Xe. Cần phải đi X1-2 X8.6 B7.1 P3-4 P5.3 tiếp tục chiến đấu.

Dịch từ: Tượng kỳ bố cục cử yếu
[i]Còn tiếp[/i]

Chưa phân loại

Tin vắn ngày 10/10 Giải Vô địch cờ Tướng đồng đội toàn quốc 2005

Giải Vô địch cờ Tướng đồng đội toàn quốc (giải A2) năm 2005 được tổ chức thành công tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 1 đến ngày 9/10/2005.

[b]Kết quả cá nhân nam (năm người đứng đầu):[/b]
1) Nguyễn Thành Bảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
2) Trềnh A Sáng (Tp HCM)
3) Tôn Thất Nhật Trân (Đà Nẵng)
4) Trương Á Minh (Tp HCM)
5) Lại Lý Huynh (Cà Mau)

[b]Kết quả cá nhân nữ (năm người đứng đầu):[/b]
1) Ngô Lan Hương (Tp HCM)
2) Hồ Thị Thanh Hồng (Bình Định)
3) Châu Thị Ngọc Giao (Bình Định)
4) Phạm Thu Hà (Hà Nội)
5) Nguyễn Phi Liêm (Bộ Công An)

[b]Kết quả đồng đội nam:[/b]
1. TP.Hồ Chí Minh
2. Đà Nẵng
3. Bà Rịa – Vũng Tàu

[b]Kết quả đồng đội nữ:[/b]
1. Bình Định
2. TP.Hồ Chí Minh
3. Hà Nội

[b]Kết quả toàn đoàn:[/b]
1. TP.Hồ Chí Minh
2. Bình Định
3. Đà Nẵng

Kỳ thủ nam vô địch Nguyễn Thành Bảo là người đã được nhắc nhiều lần trong loạt bài gần đây. Xin chúc mừng sự trở lại của Nguyễn Thành Bảo.

Chưa phân loại

Cờ tướng… mù

Nói đến chuyện cá độ của làng cờ, cần phân biệt rõ hai chuyện:
*Vô thiên lủng các thủ đoạn gian trá để lột sạch con mồi như kiểu đánh cờ morse (tín hiệu), ra dấu bằng điếu thuốc, bấm ngón tay, lòn giây vào bàn chân… để chỉ đạo, giả nai, cờ thế…
*Những biến thái của cờ. Nghĩa là không chỉ dàn quân trên chiếc bàn, ngang cơ nhau thì đánh đồng, hay có kẻ cao người thấp thì chấp quân.

[img maxheight=200 maxwidth=200 ]xq113-0.jpg;right;Đây là một trận chiến cờ mù (các quân cờ bị che bằng những chiếc nắm nhựa)[/img]Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn kiểu đánh cờ mù. Có nghĩa là che tất cả các quân cờ ở nước đi đầu tiên, cũng là chiêu thức mà dân cờ độ hay chơi và kiếm được khá nhiều tiền. Theo dân chơi cờ độ khu vực Trần Hòa, quận 5, chơi cờ mù có lợi thế là giữ được mối, bởi người thua cuộc mặc dù đã bại trận nhưng vẫn cho rằng họ không may mắn chứ chẳng phải trình độ kém hơn đối phương và cứ thế có thể thắng nhiều lần.

Nữ quốc tế đại sư Lê Thị Hương – người thường xuyên đánh cờ độ ở khu vực quận 5 và được giang hồ phong tặng danh hiệu “Diệt Tuyệt Sư Thái” – đã thẳng thắn cho biết không riêng gì chị mà hầu hết các kỳ thủ trong đội tuyển VN đều thường xuyên kiếm tí tiền còm bằng… cờ mù.