Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn: Chương 2 – I. Những thủ pháp thông dụng, mấy thuật ngữ, giá trị của các quân

Chương 2

I. Những thủ pháp thông dụng, mấy thuật ngữ, giá trị của các quân

Trong cờ Tướng có rất nhiều đòn chiến thuật. Có những đòn phức tạp khó nhìn thấy nhưng cũng có lắm đòn rất đơn giản dễ nhận ra ngay. Người chơi cờ giỏi là người am hiểu tất cả những đòn chiến thuật. Trong từng tình huống thi đấu cụ thể, họ biết chọn đòn nào chơi có lợi nhất, đồng thời họ đi cờ không sơ hở để bị đối phương đánh đòn chiến thuật. Trong thuật ngữ Cờ Tướng, người ta ít dùng “đòn chiến thuật” mà hay dùng “thủ pháp” cũng là một khái niệm để chỉ những cú đánh khéo léo gây tổn thương, bất lợi cho đối phương.

Trong chương này chúng ta sẽ bước đầu tập làm quen với những thủ pháp thông dụng, đơn giản nhưng đây là những yếu tố cơ bản trong chơi cờ. Chúng ta cũng thử tìm hiểu nội dung một số thuật ngữ và bàn về giá trị của các quân.

[b]1. Nước chiếu Tướng[/b]

Một bên đi cờ uy hiếp Tướng đối phương, chuẩn bị nước sau ăn Tướng thì nước đi đó được gọi là “nước Tướng” hay “chiếu Tướng” và bắt buộc đối phương phải chống đỡ.

Vì sao lại chơi nước cờ này?

Vì chiếu Tướng có thể giành thắng lợi nếu đối phương không đỡ được. Nhưng cũng có khi chiếu Tướng để quân Tướng của đối phương phải di chuyển đến một vị trí xấu mà sau này ta có điều kiện bắt bí Tướng dễ dàng hơn.

Hình dưới là các nước chiếu đối phương nếu là lượt đi. Bên Trắng có ba cách chiếu đối phương và bên Đen cũng có ba cách.
[img]xq134-0.gif;center;[/img]

[b]2. Nước đỡ chiếu[/b]

Luật cờ đã qui định: khi Tướng bị chiếu thì bắt buộc phải đỡ nước chiếu đó. Không đỡ được thì bị xử thua.

Bên Đen trong hình dưới đang bị chiếu Tướng và nó có tổng cộng năm nước để đỡ chiếu:
*Tướng chạy trốn (sang trái).
*Lên Sĩ che cho Tướng.
*Chạy Tượng làm Pháo mất ngòi (tiến hoặc thoái).
*Dùng Mã ăn (tiêu diệt) quân đang chiếu Tướng (quân Pháo Trắng).
[img]xq134-1.gif;center;[/img]

[b]3. Nước đánh bí[/b]

Khi một bên dùng các quân chiếu liên tục để đối phương không chông đỡ được hoặc dùng một quân đe doạ trước sau chiếu bí Tướng thì các nước này đều gọi là “nước đánh bí” hay nước hăm bí.

Đây cũng là một thủ đoạn tấn công, thường giành thắng lợi, nếu không thì cũng chiếm ưu thế.

Nếu bên Trắng đi trước thì có thể kéo Pháo về hăm nước chiếu bí tiếp theo (nét đứt đoạn).

Nếu bên Đen đi thì chỉ cần tiến Tốt một nước để doạ nước sau xuống Tốt chiếu hết.
[img]xq134-2.gif;center;[/img]

[b]4. Nước bắt[/b]

Một bên điều quân đến uy hiếp một quân của đối phương, chuẩn bị nước sau sẽ ăn quân bị uy hiếp đó. Nước điều quân trên được gọi là “nước bắt”.

Nước bắt thường dùng tấn công để ăn hơn quân, giành ưu thế hoặc giành tiên thủ.

Trong hình vẽ, nếu Trắng đi thì nhờ nước tiến Xe doạ bắt Pháo Đen. Thực chất của nước này là thực hiện ý đồ đưa Xe đến vị trí tốt chứ đâu dễ gì ăn được Pháo.

Nếu Đen đi thì tiến Xe bắt Mã. Nước này sẽ giúp ăn Mã lời quân, cũng là một kiểu giành ưu thế.
[img]xq134-3.gif;center;[/img]

[b]5. Nước chiếu rút và nước đánh chĩa[/b]

Nươc chiếu rút là lợi dụng việc chiếu rút quân cờ ra tạo nên tình trạng chiếu Tướng để rồi ăn quân đối phương. Xe, Pháo thường phối hợp nhau chơi thủ đoạn này, hoặc cũng có thể dùng Xe, Mã phối hợp chơi chiếu rút được.

Riêng quân Mã có nươc đánh chĩa đôi rất lợi hại. Khi nó nhẩy chiếu cũng có thể bắt quân đối phương. Những đòn tấn công này vừa lời quân vừa giành ưu thế rất dễ.

Hình vẽ cho thấy nếu Đen đi có thể thực hiện nước chiếu rút, kéo Xe về bắt Mã Trắng trong khi Pháo đang hăm chiếu Tướng. Trắng buộc phải lo nước chiếu này thì sẽ bị ăn mất Mã.

Nếu Trắng đi thì có thể dùng Mã đánh chĩa rất độc, nhảy chiếu buộc đối phương chạy Tướng rồi ăn Xe.
[img]xq134-4.gif;center;[/img]

[b]6. Nước chiếu mở[/b]

Đây cũng là dạng khác của “chiếu rút” nhưng nó ít nguy hiểm hơn chiếu rút. Đó là do sau khi một quân trung gian chạy đi, để cho quân phía sau hăm chiếu Tướng thì quân trung gian này có thể lợi dụng đối phương phải đối phó sẽ tiếp tục di chuyển đến một chỗ khác có lợi hơn.

Trên hình vẽ, nếu không có nước “chiếu mở” thì quân Pháo Trắng khó lòng chạy thoát. Nhờ nước chiếu mở này nó mới chạy được và lui về phòng thủ vững chắc.

Đối với bên Đen, cũng nhờ nước chiếu mở mà Đen có thể đi Tốt ngang sang cánh trái mà không sợ đi ngay vào chân Tượng giày và đứng ngay trước mũi giáo Tốt 3 của đối phương mà không hề hấn gì do Trắng phải lo né Tướng. Nước tiếp theo Đen sẽ đi Tốt này tiếp sang cánh phải uy hiếp Mã Trắng, buộc Mã Trắng phải lui về chứ không thể qua sông tấn công được.
[img]xq134-5.gif;center;[/img]

[b]7. Nước đổi quân[/b]

Nước “đổi quân” là một bên để cho đối phương ăn mất một quân, rồi sau đó ăn lại một quân khác của đối phương mà giá trị của quân này cũng tương đương với quân bị mất. Như vậy hai bên đã trao đổi quân cùng giá trị với nhau. Nếu đối phương chưa thực hiện nước ăn quân thì coi như nước đó mới chỉ là “đề nghị đổi quân” hay khiêu khích đổi quân.

Thông thường nếu chủ động đổi được quân sẽ dẫn đến có lợi hoặc cải thiện tình hình. Còn nếu bị động buộc phải đổi quân thì có khi phải chịu lỗ chất hoặc kém phân. Nước đổi quân thường nhằm làm giảm áp lực đối phương, hoặc làm suy yếu thế phòng thủ, hoặc có khi chỉ cốt làm đơn giản hoá thế cờ cho dễ tính toán.
[img]xq134-6.gif;center;[/img]

[b]8. Nước đeo bám[/b]

Nước đeo bán sử dụng một quân đeo bám theo một quân khác của đối phương. Thông thường quân bị đeo bám này được bảo vệ nên không thể gọi là nó bị bắt. Tuy nhiên do quân đối phương bị đeo bám mãi kiến nó không hoạt động được và cả quân bảo vệ nó cũng không bỏ đi đâu được nên rất khó chịu. Thủ đoạn “đeo bám” là một dạng khống chế khiến đối phương rất khó chơi.

Trên hình vẽ, nếu Trắng đi sẽ dùng Xe đeo bám Tốt cột 8 của Đen khiến quân Xe bảo vệ Tốt này không thể lui về được và do đó không thể đưa Tốt Đen áp lại gần cung Tướng Trắng.

Nếu Đen đi thì cũng có thể dùng Xe đeo bám Pháo Trắng cột 9 để quân Pháo này không thể kéo về đe doạ đuổi Xe ăn Tốt của Đen được.
[img]xq134-7.gif;center;[/img]

[b]9. Nước cản[/b]

Nước cản là một bên dùng quân để ngăn cản một quân khác của đối phương, chủ yếu không cho quân đối phương tấn công. Nước cản là một thủ pháp dùng để phòng thủ đôi khi rất hiệu quả.

Hình vẽ, nếu Trắng đi có thể dùng Tốt cản không cho Xe thọc xuống chiếu hết.

Nếu Đen đi có thể dùng Pháo cản không cho Xe Trắng thọc xuống chiếu.
[img]xq134-8.gif;center;[/img]

Chưa phân loại

Một ván cờ của Chu Văn Bột

Ông bị lòa hai mắt, đi đâu cũng phải nhờ cháu dẫn dắt, ông có bộ óc thông minh tuyệt vời vì không nhìn thấy bàn cờ nên đánh cờ bằng trí nhớ. Vậy mà ông đi khắp nơi, đánh đâu thắng đó, đặc biệt là lối xuất quân của ông rất linh hoạt, đánh kiểu gì cũng hay. Hoặc Bình phong Mã, hoặc Thuận Pháo hoành Xa, hoặc Pháo đầu Xe tuần hà, v.v…

Đây là ván cờ ông giao đấu với Cao Đại Hải ở Hải Dương năm 1926.

[b]Cao Đại Hải đi trước thua Chu Văn Bột[/b]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Cao Đại Hải thua Chu Văn Bột
RED Cao Đại Hải
BLACK Chu Văn Bột
RESULT 0-1
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 B7.1
3. X1.1
/*Pháo đầu Xe hoành đối “Bình phong Mã” là sáng tạo thời bấy giờ*/
3. … M2.3 4. B5.1 P8.2
5. M8.7 T3.5 6. M7.5 B3.1
/*Chống lại trận “Pháo đầu Mã đội”, Đen đi liên tiếp ba nước cờ rất chính xác*/
7. B7.1 S4.5 8. B7.1 T5.3
9. X1-6 M3.4
/*Bắt bên Trắng phải giục Tốt đầu.*/
10. B5.1 M4.5
11. M3.5 P8-5
/*Bắt bên Trắng phải tính Pháo đầu.*/
12. P5.3 B5.1
13. P8-5 P2-5
DIAG{ #14 RED POPUP }
/*Xuất quân theo trận “Bình phong Mã”, nửa chừng lại đánh trả Pháo đầu, Chu Văn Bột quả thật là một danh thủ rất lão luyện.*/
14. P5.3
/*Pháo bắt Tốt Đen là sai lầm bị mất quân. Nên đi M5.7 tính Pháo đầu thì bình ổn*/
14. … M7.6
15. S6.5
/*Đành chịu mất Mã, nếu đi X6.2, M6.5, X6-5 ăn lại Mã Đen thì bên Đen đi Tg5-4 Trắng sẽ bị mất Xe.*/
15. … M6.5 16. X6.2 M5/6
17. X9-8 P5.1 18. X6-4 M6/7
19. X4.4 X9.2 20. X8.6 P5/1
21. X8-3 M7/9
/*P5.1 là “điệu hổ ly sơn”, du Xe Trắng tiến 6 đuổi Pháo, rồi X8-3 bắt Mã Trắng bỏ trống bên trái cho Đen tự do hoạt động.*/
22. X4.1 X1-4
23. X3.2 X4.4
/*Chuẩn bị xuất Tướng trợ công*/
24. P5/1 Tg5-4
25. T7.5 X4.1
/*Đuổi Pháo lần hai với ý đồ rất tinh tế!*/
26. P5.2 P5.5
/*Thật bất ngờ một đòn sấm sét.*/
27. T3.5 X9-2
/*Một nước “đột xuất kỳ binh”, giành chiến thắng tuyệt đẹp.*/
28. P5-7 X4.3
}END[/game]
Còn nước Xe 2 tiến 7 và Xe 2 bình 4 thì Đen thắng.

Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn: Chương 1 – Bài tập

Tất cả các bài tập dưới đây Trắng đi trước và thắng

[b]Bài tập 1[/b]:
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 1 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 3a1k3/4a3h/9/6R1H/5r3/9/4r4/4C4/9/4K1E2 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 2[/b]:
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 2 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 9/5k3/8c/4R4/5P1C1/9/2r6/7r1/9/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 3[/b]:
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 3 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 2eak4/3RaC3/4e4/7R1/9/9/9/4E4/1r4r2/2E2K1H1 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 4[/b]:
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 4 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 5k1P1/2R1a4/5a3/4r4/9/4C4/9/3h5/9/5K3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 5:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 5 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 3a5/5k3/5a3/5R3/5P3/9/7r1/7C1/5p3/3AK4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 6:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 6 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 5k3/9/9/2C1R4/9/9/5r3/9/4K4/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 7:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 7 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 4kae2/1H2a4/4e4/1H7/9/9/9/9/3p3r1/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 8:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 8 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 2P2ke2/9/9/4R4/9/9/5r3/9/4K4/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 9:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 9 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 3k5/4a2R1/9/2R1p4/4r4/9/4P1r2/9/4K4/9 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 10:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 10 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 3a5/3Pak3/4e3H/9/2e6/7H1/9/1h7/2p6/1c1K1A3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 11:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 11 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 3ak4/4a4/9/5R3/9/6R2/9/4E4/1r5r1/2E1K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Bài tập 12:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bài tập chương 1
RED Trắng
BLACK Đen
EVENT Book: An introduction to Chinese Chess;
/* Problem 12 chapter 1 – An introduction to Chinese Chess */
FEN 3akar2/7R1/9/9/9/2R6/h8/9/1p2A4/3K2C2 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
}END
[/game]
 

[b]Lưu ý:[/b]
*Tất cả các bài tập trên đã được đưa vào Cơ sở dữ liệu cờ “Cờ thế” (PuzzleDB). Bạn có thể download về để xem khi không nối mạng.

Chưa phân loại

Năm Nhâm Ngọ bàn về quân Mã trong cờ tướng

[img]xq130-0.jpg;right;[/img]Khác với các quân Sĩ, Xe, Pháo, quân Mã có cách đi không giống ai: Đi theo hình chữ nhật. Đáng lẽ nó phải chạy thẳng, vì chạy vốn là sở trường của nó, nhưng luật chơi không cho phép nên nó đành “phi nước Kiệu”, một kiểu đi thường thấy trong các cuộc diễu binh. Trên bàn cờ nó không hoàn toàn ung dung muốn nhảy đâu thì nhảy, vì có nhiều chướng ngại.

[b]”Xe mười – Pháo bảy – Ngựa ba”[/b]

Theo câu nói trên thì giá trị của Mã chỉ có ba, mà giá trị của Pháo gấp đôi. Cờ tướng càng ngày càng phát triển, các chuyên gia nghiên cứu sâu và đưa ra cách tính toán giá trị của các quân có tính cách khoa học hơn, theo đó:

* Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1
* Quân Tốt khi đã qua sông = 2
* Quân Mã = 4,5
* Quân Pháo = 5
* Quân Xe = 10…

[b]Các thế đứng của quân Mã trên bàn cờ [/b]

Quân Mã nếu đứng ở trung tâm bàn cờ thì nó kiểm soát đến 8 vị trí,

nên người ta thường gán cho nó danh từ mỹ miều “Bát diện uy phong”, nhưng khi ở biên bàn cờ thì nó chỉ còn kiểm soát 3 vị trí và khi ở góc bàn cờ thì nó kiểm soát 2 vị trí. Trong các nước tấn công của Mã mà quân Tướng đối phương sợ nhất là:
* Mã chữ Khẩu: Đây là nước kiềm chế Tướng đối phương rất lợi hại, có thể phối hợp với Xe để chiếu bí.
* Mã chữ Điền: Đây cũng là một thế đứng kiềm chế Tướng đối phương rất thường gặp trong các ván cờ.
* Song Mã ẩm tuyền: Hai Mã cùng uống nước suối – chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã – cũng là một đòn rất lợi hại.
* Tiền Mã hậu Pháo: Là đòn phối hợp thường gặp dùng để chỉ Pháo và Mã chiếu bí đối phương.

[b]Các thế trận liên quan đến Mã[/b]

[img]xq130-1.jpg;right;Bàn cờ tướng[/img]Nếu như năm 1632 danh kỳ Chu Tấn Trinh viết quyển “Quất Trung Bí” ca ngợi sức mạnh của Pháo trong thế trận Pháo đầu, thì 60 năm sau danh kỳ Vương Tái Việt trong tác phẩm lừng danh “Mai Hoa phổ” đã chứng minh ngược lại là “Bình Phong Mã” vẫn có thể chống lại sức tấn công của Pháo đầu.

Một số khai cuộc có liên quan đến Mã: 1- Khởi Mã Cuộc; 2- Bình Phong Mã; 3- Phản Công Mã; 4- Đơn Đề Mã; 5- Triều Cung Mã…

[b]Danh thủ Việt Nam sử dụng Mã hay nhất[/b]

Nhìn chung nếu đã là tay cờ giỏi thì bất cứ một quân cờ nào cũng phải sử dụng linh hoạt cả. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, một số kỳ thủ đều công nhận cố danh thủ Hà Quang Bố là người sử dụng cặp Mã hay nhất. Năm 1932, học trò của Chung Trân là Triệu Khôn từ Quảng Đông sang Việt Nam đã bị Hà Quang Bố đánh thắng một ván. Đương thời ông giáo Bố được làng cờ ca ngợi là “cặp thần Mã của giáo Bố”. Danh thủ thứ hai của Việt Nam sử dụng cặp Mã hay là Lý Anh Mậu. Trong một ván thi đấu giải vô địch TP HCM năm 1977 tại Nhà Văn hóa Lao Động (nay là Cung Văn hóa Lao Động), Lý Anh Mậu đã sử dụng quân Mã rất xuất sắc, đưa quân Mã vào cửa tử để sau đó bắt được Tướng đối phương.

Chưa phân loại

Đòn vây bắt trong cờ Tướng – Bỏ Mã trong Liệt thủ Pháo

[b]3. Bỏ Mã trong Liệt thủ Pháo[/b]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Bỏ Mã trong Liệt thủ Pháo
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;
START{
1. P2-5 M8.7 2. M2.3 X9-8
3. X1-2 P8.4 4. B3.1 P2-5
5. P8.5 M2.3 6. P8-5 T7.5
7. M3.4 P8.1
DIAG{ #8 RED POPUP }
8. M8.7
/*Bỏ Mã tranh tiên. Nếu [b]M8.9 B3.1 X9-8 B1.1[/b] bình ổn*/
8. … P8-3
/*Nếu [b]B3.1 M7/5 X1.1 M5.3 P8-5 X2.9 M7/8 T7.5[/b] bình ổn*/
9. X2.9 M7/8 10. X9.2 P3.1
11. X9/1 P3/1 12. M4.6 X1.2
13. X9-2 M8.9 14. X2.6 B3.1
15. M6.7 X1-3 16. X2-1 B3.1
17. P5.4 S4.5 18. T3.5 B3.1
/*Nếu [b]P5-1 thì B3-4 X1-3 X3.4[/b] bên Đen có thể bắt Tốt đuổi Pháo, Trắng không nên đi*/
19. P5-1 X3.2 20. B1.1 X3-8
21. X1-3 B3-4 22. B5.1 }END
[/game]

Trắng bỏ rồi lấy lại quân, nhiều Tốt chiếm ưu.

[b]Bình chú:[/b]
Ở nước 13 bên Đen nên [b]M8.6[/b]. Sau đó Trắng [b]M2.7 M6.4 P5.4 S4.5 X2/6[/b]. Đến đây Đen có hai cách chơi:
Một là: [b]M4.5 M6.7 X1-3 X2-7[/b] cân bằng
Hai là: [b]P3.1 X2/1 P3/1 M6.4 P3-6 X2-4 M4.5 M4.3 P4/6 P5-1 S5.6 Tg5.1[/b] còn có thể chiến đấu.

Dịch từ: Tượng kỳ bố cục cử yếu
[i]Còn tiếp[/i]

Chưa phân loại

Từng bước chinh phục đỉnh cao

[img]xq131-0.jpg;right;[/img]Nghiệp cờ của Sáng không nổi lên chói lọi ngay như Trần Quới, cũng không xâu chuỗi một loạt thắng lợi vang dội như Mai Thanh Minh, cũng không nổi lên như những tay đánh độ phi phàm Nguyễn Văn Xuân hay Trần Văn Ninh mà cứ từ từ, vững chắc từng bước một, như phù sa bồi đắp qua năm tháng, tích tiểu thành đại, để đến hôm nay, chính là Trịnh A Sáng chứ không phải ai khác, đã vươn lên đoạt bốn lần ngôi vô địch quốc gia, trong đó có ba lần tiên tiếp (2000, 2001, 2002) và cũng chính A Sáng là kỳ thủ Việt Nam được phong đẳng cấp cao nhất của cờ Tướng: là đặc cấp quốc tế đại sư của châu Á và Quốc tế kỳ sư của Thế giới. Trong buổi lễ trao đẳng cấp quốc tế vừa rồi có bẩy chiếc hộp mầu xanh và duy nhất một chiếc hộp mầu đỏ, hộp ấy được trao cho Trịnh A Sáng, ghi nhận anh là kỳ thủ hàng đầu của cờ Tướng Việt Nam.

Ngoài các giải hạng nhất trong nước, Trịnh A Sáng đã liên tục có mặt tại các giải quốc tế:
*Năm 1996 tham gia giải Đông Nam Á (ĐNA) và giải châu Á (xếp thứ 4)
*Năm 1997 giải Vô địch thế giới (VĐTG) (xếp thứ 10)
*Năm 1998 giải ĐNA xếp thứ 3 và giải đồng đội châu Á đoạt Huy chương Bạc
*Năm 1999 giải VĐTG xếp thứ 6
*Năm 2000 giải ĐNA xếp thứ 2, giải đồng đội châu Á đoạt HCB
*Năm 2001 HCĐ giải danh thủ châu Á tại Vũng Tàu và giải VĐTG tại Ma cao xếp thứ 4
*Năm 2002 giải châu Á cùng đồng đội giành vị trí thứ 2
*Năm 2005 giải VĐTG tại Paris, xếp thứ 7

Tham dự bao nhiêu giải, đoạt bao nhiêu cúp như thế nhưng cho tới nay Trịnh A Sáng vẫn chưa “giầu” được hơn Mai Thanh Minh vì anh đã không được tham dự giải cờ Tướng danh giá và giầu có “Phật Thừa Bôi” để có cơ may. Đến khi anh có đầy đủ tiêu chuẩn để tới giải này thì đột nhiên giải “lặn mất tăm” mãi tới nay không thấy tiếp tục. Khi được hỏi anh có thấy tiếc vì không còn Phật Thừa Bôi để tham gia, A Sáng trả lời rằng anh chẳng có gì để mà tiếc và anh bỏ qua chuyện ấy một cách dễ dàng. Đổi lại, anh là người rất hạnh phúc trong cuộc sống riêng tư, vợ anh có công việc làm ổn định lại rất biết chiều chồng. Còn các con anh thì khỏi phải nói, dù anh đi thi đấu tới phương trời nào, bao giờ qua điện thoại anh cũng được nghe tiếng nũng nịu, nhắn nhe, những yêu cầu rất con nít và hồn nhiên của chúng nó đối với bố. Anh tâm sự: “Dù không giàu có mà trong nhà có được tiếng cười của vợ chồng con cái thì cũng sung sướng quá rồi!”. Trong trận cờ anh quyết liệt bao nhiêu thì ngoài đời anh lại bình dị bấy nhiêu.

Cái mà anh thấy thích thú, tâm đắc nhất trong nghiệp cờ là đi tới đâu cũng có bạn. A Sáng tính vốn điềm đạm, ôn hòa, biết mình, biết người. Sau mỗi lần anh đoạt ngôi vô địch, các phóng viên, nhà báo lại xúm quanh phỏng vấn. Sau khi kể tóm tắt diễn biến trận đấu, bao giờ anh cũng có câu: “Tôi đã cố gắng hết sức nhưng thật ra cũng còn nhờ may mắn!” Đấy không phải là câu khách sáo vì chỉ những người lão luyện trong làng cờ mới nhận ra một chân lý rất đơn giản là may mắn chiếm không dưới 30 phần trăm. May mắn có thể do đối phương mệt mỏi, có thể do đúng vào thời điểm hưng phấn của mình, do bắt thăm (như giải VĐTG năm 2001 không hiểu sao A Sáng bắt thăm tránh mặt được khá nhiều đại cao thủ!)… và nhiều lý do khác. Như năm 1999, không hẳn do sức cờ kém, nhưng anh đã để chức vô địch rơi vào tay Đào Cao Khoa trong trận chung kết.

Năm nay Trịnh A Sáng tròn 43 (anh sinh năm 1962), anh kém tuổi Mong Nhi, Mai Thanh Minh, Trương A Minh nhưng hơn nhiều kỳ thủ khác. Tuy vậy xem ra phong thái của anh còn vững mạnh lắm. Anh biết giữ gìn sức khỏe, không tiêu phí năng lượng thần kinh vào những ván bài quá khuya hay những trận đánh độ mệt mỏi. Sáng nào A Sáng cũng dậy sớm, tập thể dục rồi tắm bất kể mùa nóng hay mùa đông để giữ cho đầu óc tỉnh táo, thân thể thoải mái, dồi dào năng lượng bước vào những trận tỷ thí căng thẳng, cam go. Khi thi đấu ý thức trách nhiệm của anh rất cao, chơi hết mình, đường hoàng và sòng phẳng. Anh là người cân bằng trong cuộc sống, nhã nhặn với các đối thủ, thắng cũng khiêm nhường, thua vẫn bình thản, tươi tỉnh. Anh nghiên cứu sách cờ, tiếp cận khá nhanh với các bài bản cờ Tướng hiện đại.

Tất cả cái đó cộng với sự chịu khó luyện tập, có xát thực tiễn đã giúp anh từng bước từng bước một chinh phục đỉnh cao và chúng ta hoàn toàn tin rằng trong tương lai anh vẫn là một đại kỳ sư luôn có độ bình ổn cao, xứng đáng là một trong những con chim đầu đàn của làng cờ Tướng Việt Nam, tiếp tục mang về cho thể thao trí tuệ nước nhà những chiến công mới.

Chưa phân loại

Liên công và phối hợp quân lực

[img]xq128-0.jpg;right;Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng[/img]Cờ Tướng vốn phát nguyên từ chiến tranh, cho nên tìm hiểu về sự phối hợp các binh chủng khác nhau để chiến đấu trong chiến tranh thời cổ đại rất có ích cho việc nghiên cứu chiến thuật cờ Tướng cũng như lịch sử của nó. Ngược dòng lịch sử, từ thời Xuân-Thu chiến đấu chủ yếu là Xa chiến (Xe đánh trận) tức là các loại Xa chiến do ngựa kéo. Như trong “Tả truyện” có ghi quân đội nước Tấn có hơn 700 chiến Xa các loại: dẫn, ương, bán. Trong các cuộc chiến đương thời, chủ lực của hai bên sử dụng là chiến Xa và bộ binh “giáp sĩ” theo Xe mà đánh, ngay cả Vua cũng cưỡi Xe tham gia chiến trận và truy kích quân địch (Tả truyện – Hoàn Công năm 28), cảnh chiến trường lúc bấy giờ là “Xe chạy quân đuổi”, đó chính là chiến thuật liên hợp đồng tác chiến giữa Xe và Sĩ Tốt.

Chiến Xa tung hoành trên bình nguyên rộng lớn rất thuận lợi nhưng khi gặp phải địa thế chật hẹp, quanh co lầy lội, rừng núi… thì Xe khó phát huy tác dụng lúc ấy thì bộ binh có thể dễ dàng vượt qua những chướng ngạy ấy. Cho nên đến thời Chiến quốc thì bộ binh dần dần phát triển mạnh hình thành một bộ phận chủ thể phối hợp với chiến Xa. Sự phát triển của kỵ binh cũng ngày càng lớn mạnh từ đời Triệu-Vũ Linh Vương, kỵ binh bắt đầu phối hợp với bộ binh trong chiến đấu, hình thành các chiến thuật hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh, kỵ binh và chiến Xa (tức Xe Mã Tốt), các chiến thuật ấy càng lúc trở nên phức tạp, đa dạng.

Chúng ta đến nay vẫn gọi “đội ngũ” tức là theo “Châu lễ” thì “ngũ” là biên chế cơ bản của quân đội đời Châu. Sĩ binh xuất chinh thì cứ tổ chức năm người thành một “ngũ”. Trong “Quản Tử Tiểu Khuông” có ghi “Tốt ngũ chỉnh tề ở trong, quân chinh chỉnh tề ở ngoài”.

Năm người làm một ngũ là căn cứ vào liên công mà đặt ra, con số năm vốn là con số mạnh (?) nhưng quan trọng hơn là do nhu cầu chiến thuật phối hợp các loại binh khí, năm người với năm loại binh khí phối hợp tác chiến gọi là “ngũ binh”. “Ngũ binh” lại chia làm “Xa binh” và “bộ binh”. Năm loại binh khí của Xa binh là mâu, dáo, dài, kích, đòng (theo “Khảo công ký” và “Tư mã pháp”). Trừ Pháo ra thì Xe Mã Tốt trong cờ Tướng là phù hợp với các binh chủng trong chiến tranh cổ đại, đặc biệt năm Tốt phù hợp với tổ chức “đội ngũ” lúc ấy. Sau khi có sự xuất hiện của Pháo trong chiến tranh thì trong cờ Tướng cũng có “Pháo” làm cho sự tiến công trong cờ càng thêm phức tạp, huyền diệu và đa dạng.

[img]xq128-1.jpg;center;Chiến Xa cổ đại[/img]Sự phối hợp tác chiến của các quân cờ trong cờ Tướng là rất đa dạng, không thể kể hết. Chẳng hạn năm Tốt liên công thì thành thế “ngũ Tốt Cầm Vương”. Xe Mã liên công thì thành “Xa Mã lãnh chiêu” khiến đối phương khó lòng chống đỡ. Xe Pháo liên công hình thành “Hiệp Xa Pháo”, “Cổn địa Pháo” là những sát thế có uy lực dũng mãnh; Xa Tốt liên công gọi là “Trường đoản Xa” sức công sát rất mạnh lại không sợ đổi quân hy sinh. Mã Tốt, Pháo Tốt, Mã Pháo Tốt liên công thiên biến vạn hóa không sao kể hết.

Nhà quân sự phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ nghiên cứu binh pháp, dựa vào quy luật chiến tranh để từ đó có những sáng tạo độc đáo giành được thắng lợi huy hoàng. Kỳ thủ cũng vậy, phải ra sức tìm hiểu nắm bắt các phép vận dụng quân lực để tạo ra những sát chiêu tinh diệu, bất ngờ chế thắng. Từ xưa đến nay các nhà thơ thường ca ngợi cơ trí và linh diệu của con người. Xuất kỳ chế thắng cũng giống như tướng soái lập được kỳ công trong chiến trận. Tào Thực viết “Cơ Xảo hốt nhược Thần”. Trong đấu cờ, sự dụng chiến thuật độc đáo, chiêu pháp tinh diệu mà thắng cuộc tạo cảm giác ngọt ngào như được uống dòng cam lộ, thoải mái nhẹ nhàng, niềm vui không thể tả, thật là một sự hưởng thu nghệ thuật vượt ngoài thế tục!

[b]Ghi chú:[/b]
Đây là phần dẫn nhập của quyển sách “Cờ Tướng tàn cuộc Vô địch thủ”, tập 1.

Chưa phân loại

Cà phê – cờ

[b]CÀ PHÊ- CUỘC CỜ[/b]

[img]xq123-0.jpg;right;Mũi Né[/img]Theo chân một người bạn cũng là một kỳ thủ có “máu mặt” trong làng cờ huyện nhà, tôi mới có dịp “xâm nhập” vào “đấu trường” của giới kỳ thủ đất Phan Rí. Anh bạn tôi cho biết: “Ở Phan Rí, nếu mở quán cà phê mà không có bàn cờ tướng thì coi như bị… ế”. Vòng qua các con phố Trần Hưng Đạo, Thống Nhất, Hàm Nghi… để “thị sát” tôi thấy quán nào cũng đông đúc, nhộn nhịp người, họ tụm năm, tụm bảy vừa uống cà phê vừa chơi cờ. Phan Rí có hàng chục quán cà phê-cờ hoạt động liên tục cả ngày lẫn đêm. Chơi cờ ở quán có cái thú vui của nó, dân “ghiền” cờ thì khỏi phải nói, còn ai mới tập tành thì rất dễ bị cuốn hút đến “quên ăn, mất ngủ”. Quán là “võ đài” để các kỳ thủ gặp nhau “so găng” tranh tài cao thấp, đồng thời cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi với nhau những chuyện làm ăn, những thế cờ tuyệt mỹ…

Quán Hữu trên đường Quang Trung, không rộng lắm nhưng được bố trí những dãy bàn nhựa khá kỹ thuật, tôi đếm có trên hàng chục kỳ thủ đang tích cực “chiến đấu”. Dưới cái nóng gay gắt của vùng khô hạn, những gương mặt như căng ra, mồ hôi ướt đẫm đang cố sức nghĩ suy tìm những thế cờ “thâm hiểm” hòng hạ gục đối thủ, tôi mới thật sự cảm phục niềm đam mê của họ. Quán Ánh đường Hàm Nghi cũng chật kín người, náo nhiệt trong cái không gian mịt mù khói thuốc lá, tiếng leng keng muỗng khuấy cà phê, tiếng cốc, bộp của những quân cờ, lời bình luận, cái chậc lưỡi… khi ai đó lạc nước, thua cờ. Thấy tôi uống cà phê một mình, anh bạn bàn bên cạnh kéo ghế lại gần nói: “Tôi với anh làm vài ván cho vui”. Tôi hưởng ứng ngay, nhưng chỉ sau chục nước, tôi đã bị thua cuộc. Anh cho biết: “Mình là dân lao động biển, có khi đi làm cả tháng mới về, ghiền cờ ghê lắm, về nhà là đến quán ngay”. Dân Phan Rí ai bận đi làm thì thôi, còn nếu rảnh thì hầu như đều đi quán uống cà phê-chơi cờ. Làm quen với K, một kỳ thủ có hạng cho biết: “Sáng ra quán uống ly cà phê, đánh vài ván cờ cho vui rồi đi làm, nhưng lúc gặp độ là chơi tới bến luôn. 3-4 người xoay vòng “chiến đấu” ai thua thì ra, cà phê, thuốc lá, nước uống, cơm hộp… đều được phục vụ tại bàn cờ”.

Phan Rí Cửa có dân số 37.000 người, trong đó lao động biển chiếm khoảng 2/3 tổng số lao động. Làng cờ Phan Rí hội tụ đầy đủ các thành phần từ anh công chức nhà nước đến bác xe ôm, dân lao động biển, người vô công rỗi nghề… nhưng tất cả đều có chung mục đích là sự đam mê và tìm thấy ở đó biết bao nhiêu điều bổ ích, thú vị. Người chơi cờ đông nhưng với tinh thần thể thao, vui là chính, ai tới quán, ngoài uống cà phê đều làm vài ván cờ. Điều đặc biệt ở đây là mọi người chơi đều bình đẳng, không có chuyện đâm chém, đánh nhau vì cờ. Những thói hư tật xấu như cay cú ăn thua, nói năng thô tục, thậm chí coi cờ là phương tiện kiếm tiền, sát phạt, khích bác, thách đố, cá cược với nhau dần bị loại trừ. H một kỳ thủ nói: “Mình làm việc nhà nước nên chỉ có thứ bảy, chủ nhật mới rảnh, những ngày nghỉ mình đến quán”. Vâng, có lẽ những ai có niềm đam mê cờ tướng thì mới hiểu hết cái chất “men say” của nó. Chơi cờ ở quán có cái hay, cái hấp dẫn, ở đây hội tụ các anh tài với những thế trận thuận pháo, nghịch pháo, bình phong mã… Ở quán, không chỉ có người chơi mà rất nhiều người xem nên đã tạo ra chất xúc tác cực mạnh. T một dân “cắm chốt” thường xuyên ở quán, phấn khởi cho biết: “Đến đây hay lắm anh à, lúc trước cờ em tệ lắm, nhưng nhờ xem nhiều rồi học hỏi nên bây giờ trình độ cờ của em tiến bộ lắm”.

[b]TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI[/b]

Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân là ba trung tâm cờ tướng lớn của Bình Thuận, kỳ thủ của Phan Rí Cửa đã có mặt trong danh sách A2 dự giải toàn quốc. Phong trào cờ tướng ở Phan Rí Cửa có truyền thống từ lâu đời, thu hút đủ các thành phần tham gia, bởi đây là môn thể thao trí tuệ, rèn luyện trí thông minh, tính kiên trì, sự uyển chuyển và sâu sắc trong phương pháp tư duy thích hợp cho mọi lứa tuổi. Hơn nữa, cờ tướng là môn thể thao mang tính phổ thông đại chúng, ít tốn kém trong đầu tư cơ sở vật chất như các môn thể thao khác. Tuy nhiên, phong trào cờ tướng ở đây vẫn mang tính tự phát mà chưa có sự đầu tư, định hướng của các cấp, các ngành chức năng, người chơi cờ thì nhiều nhưng người hiểu biết luật cờ, tư cách đấu thủ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một năm, giải cờ tướng huyện cũng chỉ tổ chức được có một lần nhưng quy mô nhỏ và số lượng người tham gia ít nên chưa thể xây dựng được nền tảng bền vững.

Thể thao trí tuệ bao giờ cũng có hiệu quả cao, lợi ích rất thiết thực và lớn lao. Phong trào cờ tướng của Phan Rí Cửa rất cần sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành và nếu được đầu tư tốt, cờ tướng Phan Rí sẽ góp phần vào thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Thuận trong tương lai.

Chưa phân loại

Hỏi-Đáp 15/10: Các giải thi đấu cờ chính thức ở Việt Nam

[b]Đáp:[/b]
Hàng năm Việt Nam thường tổ chức những giải dưới đây (cấp quốc gia):
*Giải Vô địch cá nhân toàn quốc – còn gọi là giải hạng nhất hay giải A1 để chọn ra các nhà nam, nữ vô địch quốc gia
*Giải Vô địch đồng đội toàn quốc – còn gọi là giải A2
*Giải các đấu thủ mạnh
*Giải trẻ – còn gọi là giải Thanh thiếu niên nhi đồng
*Giải cờ nhanh

Chưa phân loại

Giai thoại làng cờ: Ông Long Trọng độc chiếm kỳ đài

Ông Trọng đi đâu, làm gì cũng rất long trọng, anh em gọi đùa là ông “Long Trọng”. Nhiều lần ông Long Trọng khuyên ông Vinh nên khiêm tốn, nhã nhặn, đừng có kiêu mà sẽ có lúc rước khổ vào thân. Ông Vinh không nghe, lại còn mắng ông Trọng “đã là vịt thì đừng có cạc cạc mãi, rác tai”. Ông Long Trọng giận lắm, chỉ mặt ông Vinh nói: “Rồi có ngày tôi cho anh một bài học”.

Tết năm ấy, hội làng thi đấu cờ Tướng và tổ chức Đả lôi đài. Ông Vinh giành giải nhất, thủ đài luôn. Ngày hội cuối cùng, ông Long Trọng xin vào thi đấu. Hai kỳ thủ ngồi chơi bàn trong hậu cung. Bên ngoài ban tổ chức treo một bàn cờ lớn. Sau 5 nước đi, người ta mang bản ghi ra để bầy trên bàn cờ lớn cho bạn hâm mộ cờ thưởng thức. Ông Long Trọng chơi chậm rãi, tính toán kỹ. Ván cờ kéo dài đến gần tối. Dù hết sức cố gắng nhưng cờ ông Long Trọng cứ đuối dần. Cuối cùng ông Vinh còn Xe, Pháo, Sĩ Tượng toàn và hai Tốt biên. Pháo đầu đã đóng chặt. Ông Long Trọng chỉ còn Xe, Sĩ Tượng toàn. Xe ông nằm ở đáy. Ông Vinh xuất Tướng hỏi hết. Đó là cục Pháo đầu, Tướng xuất, Xe đâm thọc mà ai cũng biết. Ông Vinh nói: “Thôi, chơi được đến đây là cao đột xuất lắm rồi. Buông cờ đi!” Ông Long Trọng thủng thẳng đáp: “Bao giờ anh bắt được Tướng tôi hẵng hay!”.

Đoạn ông ngồi nghĩ. Ông Vinh bực lắm nhưng đối thủ chưa chịu thua thì ván cờ vẫn tiếp tục, luật đã định thế. Ông Long Trọng chỉ tay đến đáy bàn cờ. Một lần, hai lần, ba lần, bốn lần, năm lần. Ông Vinh sốt ruột nhớm ngón tay lên Tướng, chỉ đợi ông Long Trọng chiếu Tướng là lên. Rồi ông Long Trọng nhấc Xe, đặt rõ mạnh trên bàn cờ. Ông Vinh thượng Tướng theo thói quen và chợt lạnh toát người. Ông Long Trọng không tiến 9 để chiếu mà chỉ tiến 8. Ông Vinh tiến Tướng thành ra đúng tầm Xe. Ông Long Trọng đứng dậy mời trọng tài: “Đề nghị các vị phân xử, ông Vinh bỏ Tướng!”.

Nghe nói sau ván thua này ông Vinh liệt gường cả tháng. Được cái sau khi ốm dậy ông thành người khiêm nhường, nhã nhặn hơn, được quý trọng hơn. Cờ giang hồ gọi đây là “đòn bẫy mụ”, đòn này ngoài việc chiến thắng đối phương còn chữa được bệnh nữa.