Chưa phân loại

Cờ cười: Khó hiểu

Giám đốc một trung tâm nghiên cứu nọ bị bệnh đột xuất tại cơ quan. Mọi người vội đưa ông đến bệnh viện cấp cứu. Tại phòng bác sĩ trực, viên trợ lý rụt rè hỏi bác sĩ:
– Anh ấy bị có nặng không ạ?
– Nặng đấy! Bị nhũn não!
– Ối giời, sao khó hiểu thế nhỉ?
– Anh bảo khó hiểu cái gì hả?
– Vâng chả giấu gì bác sĩ, suốt ngày vào cơ quan, ông ấy chỉ đọc báo, uống trà và đánh cờ tướng… với anh em trong cơ quan không thôi, não có hoạt động gì ghê gớm đâu mà nhũn?!
– ??!!

Chưa phân loại

Hỏi-Đáp 22/10: Nên chơi loại cờ nào

[b]Đáp:[/b]

Đặt ra câu hỏi này chẳng khác nào hỏi: “nên chơi bóng đá, bóng chuyền hay bóng bàn?”. Tuy nhiên các bậc làm cha mẹ vẫn luôn mong ước có sự lựa chọn có lợi nhất, có “tiền đồ” nhất cho con mình nên khi chọn môn thể thao trí tuệ nào đó cho con mình vẫn thường xuyên đặt ra câu hỏi này.

Trên thế giới có hơn 100 triệu người chơi cờ Tướng, khoảng 50 triệu người chơi cờ Vua và khoảng 20 triệu người chơi cờ Vây. Thế nhưng trong khi cờ Tướng chỉ được chơi ở khoảng 25 quốc gia thì cờ Vua được chơi ở khoảng 160 nước và cờ Vây ở 57 nước. Cũng nên biết rằng cờ Tướng và cờ Vây được chơi rộng rãi nhất ở châu Á, thành môn cờ mang tính truyền thống và giàu bản sắc văn hóa nghệ thuật của các dân tộc phương Đông, trong lúc cờ Vua lại mang tính thể thao và tính kỹ thuật hiện đại. Ở châu Á, cờ Vua được chơi chủ yếu trong trường học và chủ yếu nhằm vào mục đích thi đấu lấy thành tích, nhưng sau tuổi thanh niên thì còn lại rất ít người tiếp tục chơi cờ Vua. Trong lúc đó cờ Tướng được chơi rộng rãi ở mọi nơi, mọi lứa tuổi và mọi thế hệ với nhiều mục đích: giải trí, thi đấu, lễ hội.

Như thế thật khó nói tới “tiền đồ” loại cờ nào hơn loại cờ nào: một môn thể thao, giải trí dành cho cả cuộc đời thì chắc chắn phải là cờ Tướng, thi đấu đoạt thành tích thì lại nghiêng về cờ Vua, còn cờ Vây thì lại dung hòa giữa hai loại cờ trên.

Tùy bạn và tùy sở thích của con cái bạn, bạn có thể chọn được loại cờ cho con mình và chính bản thân con cái bạn yêu thích. Cái chính là khi bạn khám phá ra vẻ đẹp và sự ích lợi của cờ thì loại cờ nào cũng đều giúp ích được cho bạn và con cái bạn rất tốt.

Tất nhiên, việc lựa chọn của bạn còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể: cá tính, sở thích của bạn, phụ thuộc vào địa phương nơi bạn sống. Ví dụ địa phương của bạn có nhiều vận động viên và huấn luyện viên giỏi cờ Vua thì bạn nên chọn cờ Vua; nếu trong gia đình bạn có nhiều người chơi cờ Tướng giỏi thì sẽ là một môi trường rất tốt cho con bạn chơi cờ Tướng; nếu bạn tò mò và muốn biết sự thú vị và sự sang trọng của cờ Vây thì việc chọn cờ Vây hoàn toàn không phải là sai lầm mà ngược lại.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, nếu bạn có được một trò chơi giải trí và một môn thể thao để được chơi và thi đấu suốt đời thì đó quả là một món quà không nhỏ cho cuộc sống của bạn.

Một người mà cả đời không biết chơi một loại cờ nào thì quả là một thiệt thòi không nhỏ!

Chưa phân loại

“Tam nữ anh kiệt” đất cờ Bình Định

Nhưng còn đẹp hơn là những gì họ đã cống hiến cho môn thể thao trí tuệ: môn cờ.

Vào năm 1995 đáng ghi nhớ, Ngọc Giao lần đầu tiên sang Paris tham gia Giải cờ Vua Thiếu niên thế giới và đạot luôn ngôi vô địch. Chiếc cúp và tấm huy chương vàng cao quý này làm vinh dự cho cả làng cờ Việt Nam. Một nhà báo Trung Quốc khi phỏng vấn Ngọc Giao đã hết sức ngạc nhiên khi biết cô là một đấu thủ cờ Tướng. Cô đã cùng Hải Bình và Trần Thị Minh đạo không biết bao nhiêu huy chương Vàng, Bạc, Đồng tại các giải đồng đội trong môn thể thao này, Ngọc Giao là nữ kỳ thủ duy nhất đạt hai danh hiệu kiện tướng Quốc gia về cờ Tướng và cờ Vua.

Hải Bình mới nổi lên như một ngôi sao sáng trong vài năm lại đây. Hải Bình có lối đánh táo bạo, mạnh mẽ, công phá quyết liệt, dứt khoát như chính con người sôi nổi của mình. Trần Thị Minh chơi bình tĩnh, khôn ngoan và không kém phần hoa mỹ, nhiều lần đạt thứ hạng cao tại các giải quốc gia. Minh chỉ nói bằng nụ cười bẽn lẽn. Kể về tuổi thì Minh là chị cả, một người chị trong sáng, nhỏ nhẹ, luôn là chổ dựa cho hai bạn, biết khiêm tốn lùi lại phía sau nâng đỡ cho Ngọc Giao và Hải Bình tiến bước, nhưng nếu không có cô thì không thể có bộ ba lừng danh này. Các giải cờ Vua, cờ tướng toàn quốc khi cả ba cùng sánh vai nhau lên đường thì cả đội khác đều tỏ ra kiêng nể.

Những năm trước, đội nữ cờ tướng TP. Hồ Chí Minh là một đội cực mạnh, thắng các đội khác như chẻ tre, đi tới đâu mang cúp, mang HC vàng về tới đó, hầu như chẳng ai dám tranh đoạt với họ, nhất là trong số nữ có Lê Thị Hương là Đặc cấp quốc tế Đại sư. Ấy thế mà ngay hồi đó, Châu Thị Ngọc Giao đã đánh những ván cờ “quỷ khốc thần sầu” khiến Lê Thị Hương luôn phải quy hàng. Báo chí Hồ Chí Minh có bài “Ngọc Giao đánh bại cả tam Hương” để chỉ trận thắng của Lê Thị Hương, Ngô Lan Hương và Mai Thanh Hương (nhiều lần vô địch quốc gia về cờ Vua). Trong chuyến thi đấu tại Giải vô địch cờ Tướng Đông Nam Á Ngọc Giao đoạt HC Đồng. Bình Định là nơi duy nhất có đội nữ mạnh đồng đều cả về hai loại cờ.

Năm nay tới lượt Hải Bình bước lên vũ đài: lần đầu tiên vươn tới chức vô địch cờ Tướng quốc gia và cũng liên tiếp đoạt chức HC Vàng đồng đội. Cuối tháng 10 vừa qua Hải Bình vinh dự là nữ kỳ thủ duy nhất đại diện cho làng cờ Việt Nam tham dự Giải nữ cờ Tướng Châu Á tại Giang Tô, Trung Quốc, đoạt HC Đồng. Cũng trong thời gian đó Ngọc Giao bay sang Tây Ban Nha tham dự Giải vô địch Trẻ thế giới.
[img]xq159-0.JPG;center;Hoàng Hải Bình (giữa) – nữ vô địch cờ Tướng năm 2004 (ảnh Võ Tấn)[/img]

Chưa phân loại

Hiu Hiu Gió Bấc

Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp. Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: “Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương”. Ai mê vợ bé, mê chơi đề, đá gà, họ lườm lườm: “Mê gì như thằng Hết mê cờ”. Nên nghe râm ran chị Hảo để lòng thương anh, má chị kêu trời: “Bộ hết người rồi sao, con. Cái thằng mê cờ tới mất vợ, không sợ?”. Không, chị Hảo nghiêm nghị, cờ tướng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có gì mà sợ. Mê rượu, mê gái mới ghệ Chỉ sợ người ta không thương mình. Má chị định càm ràm nữa, thì chị đã quay lưng ra quán mất rồi.

Quán chị Hảo cũng nhỏ thôi, buôn hàng tạp hóa lặt vặt. Quán cất trước nhà, ngó ra mé lộ, có khi không cần ngồi giữ, bà con trong xóm ai muốn mua gì thì gọi vọng vô. Chỉ buổi chiều, chị mới ra ngồi ở đó. Buổi chiều, lúc mặt trời vừa khuất sau vườn chuối anh Hết hay ghé lại để mua 1.000đ mỡ nước, 500đ bột ngọt, 500đ tỏi, 500đ tiêu. Chị cố bán thật rề rà để nhìn anh lâu nữa, coi bữa nay chắc anh đi vác lúa đằng nhà máy chà gạo, trên tóc còn vương trấu. Nhìn vậy thôi chớ không nói gì hết. Con trâu không nói sao cái cọc nói được. Nhưng vẫn cứ đón chờ, có khi sớm, khi muộn hơn một chút nhưng chị biết thể nào thì anh cũng về qua, về để nấu cơm cho tía anh.

Tía anh Hết năm nay 72 tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng tai. Người ta mời ông ngồi, ông cười, xua tay: “Ăn rồi. Ăn cơm với thằng Hết rồi”. Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụi. Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro, nhìn xa nhà lớn hơn miếu ông Tà một chút. Ông già ngồi tiếc cái tivi đen trắng, mỗi lần mở phải đập thùm thùm nó mới lẹt xẹt lên hình. Ông già điếc đát vậy mà mê tivi, cháy rồi thì thôi vậy, chiều chiều chống gậy thả qua nhà hàng xóm coi nhờ.

Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về. Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều. Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạo.

Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng. Bà chết vì sinh khó. Ngoại anh đặt tên là Hết. Chắc tại lúc đó đau lòng quá kêu đại vậy, chớ không có nghĩa gì đâu. Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mới. Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ, những bờ rào giâm bụt xanh, những hàng cây đủng đỉnh xanh. Những người đàn ông chuyền tay nhau dỗ dành đứa trẻ thiếu hơi ấm mẹ. Những người đàn bà cho anh bú thép, để con khóc ngoe ngóe trên giường.

Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, “Chớ ầu ơ… Cây khô đâu dễ mọc chồị..”. Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông. Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu phần mình. Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Đi cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm.

Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Tía đầu bạc rượt thằng con đầu xanh chạy cà tưng đuổi nhau lòng vòng quanh mấy cây me già ngoài mé lộ. Đám trẻ xúm lại, vỗ tay như coi hát bội. Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì.

Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình. Có cái tật mê cờ, mê cũng hết mình.

Người ta nhắc hoài chuyện anh hễ cắm đầu vô bàn cờ rồi quên đói, quên ướt, súng nổ cái đùng cũng coi như không nghe thấy, như là đã thoát tục rồi, bình an, xa rời mọi điên đảo. Thấy con bồ mình đang thương dắt tay chồng tương lai đi sắm sửa đồ cưới mà cứ lo mang xe chiếu tướng, thì đúng là không còn hỉ nộ ái ố gì nữa rồi. Cũng có nhiều người thích đánh cờ nhưng say đến mức coi con cờ như con người thì không ai làm được, ai đời, đi chốt qua sông mà anh khóc, nước mắt chảy ròng. Chị Hảo nhớ, bữa đó hình như đám gả chị Hoài.

Người ta nói chị Hoài đi lấy chồng cũng tại anh Hết mê cờ.

Họ thương nhau từ lúc hai người mới 22, 24 tuổi. Thời đó, tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị. Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông. Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì không vui. Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại: “Anh Hết hổng được chỗ nào hả má?”. “Ừ, tao chê chỗ nào bây giờ, thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo. Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim, biết có lo cho bây sung sướng được không. Bây quen được tưng tiu mà”. Chị Hoài không cãi ra mặt nhưng bụng nghĩ, còn sức lực còn đôi tay, còn cơ may thay đổi cuộc đời.

Lúc đó, anh Hết vẫn chưa mê cờ. Nhưng anh biết chơi nhờ đi làm bốc vác ngoài nhà máy, mấy ông già chèo đò truyền lại, nức tiếng với mấy chiêu pháo đầu, bình phong mã, công thủ song toàn. Cho tới lúc má chị Hoài lại nhà, không biết nói gì nhưng có khóc. Những giọt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt già nua của người đàn bà đã từng cho anh bú thép. Sáng hôm sau anh đã thay đổi, nhanh như người ta lật một bàn tay. Anh đam mê cờ tướng. Anh hay na bộ cờ ra ngồi mấy gốc cây bên vệ đường để tìm đối thủ, để ai cũng thấy đúng là thằng Hết bê tha thiệt rồi. Nó không chịu làm ăn gì mà tối ngày nướng thời gian trên mấy con cờ xanh đỏ.

Hồi đó, tía rầy anh dữ lắm. Anh thưa với con, nợ sữa là món nợ lớn nhất đời người. Con đã nợ má em Hoài, tía à. Không biết ông già rồi có hiểu gì tình cảm của tụi trẻ không, ông ừ hử vậy. Nhưng thấy anh ngồi la cà đánh cờ ở đâu, giữa đường cũng vậy, ông vác cây đánh ngay đó. Vừa đánh vừa kêu nhịp nhàng “Xe nè! Chốt! Pháo nè! Bụp! Chiếu hả, thằng ma cà bông, tao chiếu cho mấy đường”. Ông ca cẩm thằng con ông bây giờ tệ bạc lắm chiều hôm qua nó để ông ăn cơm nguội chung với mấy con gián. Ông nói mà giọng ông hơi nghèn nghẹn dường như trong lòng đau nhói lắm. Nuôi nó từ nhỏ tới lớn, bây giờ ông mới đánh nó đây, đánh để giúp nó trả ơn đời. Tối về ông bắt nó nằm cho ông xoa dầu, hỏi bày đặt yêu đương chi mà khổ vậy con ơi. Xóm này người ta không biết nên nói mày hết thuốc chữa rồi. Con tao mà vậy à.

Chị Hoài cũng can ngăn, thuyết phục mãi, tốn không biết bao nhiêu là nước mắt, cuối cùng đành phải bỏ đi lấy chồng. Hôm đám, anh Hết còn tỉnh bơ ngồi ngoài bờ, dưới gốc còng, hào hứng bày cờ ra chơi với mấy đứa nhỏ. Đám bạn gái ai cũng xì xầm, chắc thằng Hết không thương thiệt con Hoài nên mới dửng dưng vậy. Chị Hoài nghe mà khóc không thôi, bảo với chị Hảo, có cái tiếng bạc tình ảnh cũng gánh cho em rồi. Tranh thủ lúc chưa làm lễ, chị Hoài rủ chị Hảo mang cả áo xống chạy ra, nhìn anh như nhìn lần chót, như lấy chồng là chết vậy. Anh Hết dứt khoát không ngước lên. Thôi, không nắm níu gì được nữa rồi, nghe người ta kiếm cô dâu, hai chị quay vào. Đi một đoạn, nghe đám con nít trộ lên, anh Hết sao mà khóc vậy. Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt lên con tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp đó thấy chưa. Hết cười lớn, nói lớn: “ừ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong về”…

Chị Hoài vừa đi vừa khóc. Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng trong lòng. Con người này, nghĩa biết trọng mà tình cũng thâm.

Anh Hết lại sống như những ngày trước kia lầm lũi đi đào thuê, vác mướn, kiếm tiền nuôi tía. Đôi ba hôm, đi làm về, đã thấy trên cái bếp còn ấm tro một nồi cơm nấu sẵn với một mẻ cá kho khô. Có bữa, mẻ kho đổi lại là nồi canh rau đắng. Rồi anh Hết gặp chị Hoài đi chợ về, thấy bóng anh từ đằng xa, chị lấy nón che một bên má bầm tím. Anh Hết chạy theo, giằng lấy nón mà xót xa:

– Sao nông nỗi vầy, Hoài?

Chị Hoài nói chị té đập mặt vô cạnh cửa nhưng anh Hết không tin: “Hoài ơi, em hạnh phúc, tôi mừng. Hoài cứ như vầy, chắc tôi bỏ xứ”. Chị Hoài khóc, người ta chớ đâu phải con cờ mà hễ qua sông là đứt lìa phần đời trước.

Rồi chị Hoài cũng tập thương chồng, thương không giấu giếm, ào ào như người ta bán thuốc sơn đông. Chị thôi không đứng tần ngần chỗ nhà chú Hết mỗi khi đi chợ về, thậm chí chị không thèm nhìn về phía ấy nữạ Chị Hoài nói với bạn: “Bữa nay đi chợ mua mấy khúc vải về may đồ cho anh Thứ. Ảnh nói mặc đồ chợ cũng được mà tui đâu có chịu, người vợ biết đường kim mũi chỉ lúc nào cũng làm ấm lòng ông chồng, phải hôn nè…”. Giữa đường nói chuyện chồng con mà giọng chị Hoài lanh lảnh, chừng như nhắn với Hết, thôi đừng đi đâu hết, tôi quên anh rồi, quên thiệt, quên luôn, bây giờ tui thương chồng tôi lắm đây. Cho bỏ tội mê cờ, nghen.

Nhưng từ ngày chị Hoài lấy chồng, anh Hết đã không đụng tay vào quân cờ nào nữa. Anh hay ngồi nhìn bàn cờ mặt buồn rười rượi, mấy đứa nhỏ không biết, cứ rủ hoài, ừ thì chơi. Anh biểu tụi nó bày cờ ra, rồi tự đi quân, anh không nhìn, chổng mông vo gạo, một đứa nói vô pháo đầu nghen, anh kêu mã tấn. Tấn chỗ nào? Tấn giữ con chốt đang bị con pháo rình đó, biết còn hỏi. Tụi nhỏ kêu, đây là kiểu “hiệp sĩ mù nghe gió kiếm”, đánh cờ mà làm công chuyện không ngưng tay, nói khơi khơi, cũng thắng.

Lụi hụi rồi bốn mùa gió bấc về kể từ mùa gió chị Hoài lấy chồng. Ba anh Hết thường chống đũa trên mâm cơm than ăn không vô. Anh hỏi ông thèm gì. Ông bảo chắc tao gần chết rồi, tao thèm một thằng cháu nội. Hết lượng sượng mãi mới cười: “Trời, thèm gì ngặt vậy, không biết con biết kiếm đâu cho tía bây giờ”. Tía anh Hết biểu lại đằng quán con Hảo lỡ thời mà kiếm. Mày giả đò hoài, con nhỏ thương mày, ai cũng biết, chỉ mày là không. Anh Hết cãi, làm gì có, tía. Ông già đứng dậy, vậy phải thử. Nói rồi vung gậy đánh. Như mấy lần trước, anh Hết lại chạy lừng khừng ra sân. Rượt chán, ông già dứ dứ cây gậy vô mặt anh rồi tủm tỉm cười quay đi. Ông già còn kịp thấy chị Hảo chạy lại vẹt đám con nít ra, đưa anh chai dầu Nhị Thiên Đường, miệng xuýt xoa hỏi anh đau chỗ nào, giọng như người thân thiết trong nhà: “Làm gì mà để tía giận dữ vậy, lén chơi cờ phải hôn?”. Anh Hết không trả lời, cầm chai dầu còn ướt mồ hôi tay của chị. Đây đã là chai thứ chín chị cho anh, anh khẽ bảo:

– Hảo, tôi… cảm ơn.

Anh ngần ngừ sau chữ “tôi” hơi lâu, làm chị Hảo chờ muốn nín thở. Ơn nghĩa gì một chai dầu gió, nó chỉ làm anh hết đau ngoài da thịt, mà trong lòng thì còn mãi. Chi vậy Hết ơi!

Đâu có biết, chỉ tại chưa quên được. Anh chưa dám nhìn thẳng vô mắt Hoài để cười, chưa dám nựng nịu con của Hoài mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừa. Chưa thanh thản để chào nhau như một người bạn gặp một người bạn. Hảo có hiểu không?

Hiểu, nên tôi chờ đây nè.

Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm “Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn”, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông.

Nhưng mà chờ tới chừng nào lận?

Ai mà biết.

Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về.

Chưa phân loại

Tin tham khảo: Hải Bình giành ngôi quán quân nữ giải cờ tướng toàn quốc 2004

[img]xq160-0.jpg;right;Trận chung kết đơn nữ giữa Ngô Lan Hương và Hoàng Hải Bình.[/img]Ở ván đấu lại của trận chung kết đơn nữ giải cờ tướng hạng Nhất toàn quốc 2004, kỳ thủ TP HCM này đã vượt qua đồng đội Ngô Lan Hương sau gần 4 giờ đấu trí căng thẳng. Như vậy, Hải Bình sẽ cùng 4 kỳ thủ nam đại diện cho Việt Nam thi đấu tại giải vô dịch cờ tướng châu Á 2004, tổ chức tại Bắc Kinh.

Trước đó, ở trận tranh HC đồng, kỳ thủ Lê Thị Hương (TP HCM) đã đánh bại Nguyễn Hồng Hạnh (Bộ Công An).

Giải cờ tướng hạng Nhất toàn quốc 2004 đánh dấu sự lên ngôi bất ngờ của kỳ thủ Hà Nội, Nguyễn Vũ Quân, ở giải nam và ưu thế tuyệt đối của TP HCM ở giải nữ khi đoàn này chiếm cả ba thứ hạng đầu tiên của giải.

Các vận động viên sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự giải vô địch cờ tướng châu Á 2004 tại Bắc Kinh là Nguyễn Vũ Quân (Hà Nội), Đào Cao Khoa (Bà Rịa Vũng Tàu), Nguyễn Hoàng Lâm, Trương Á Minh (TP.HCM) ở giải nam, và Hoàng Hải Bình (TP HCM) ở giải nữ.

Chưa phân loại

Báo “Dương Thành Vãn” viết về cờ Tướng Việt Nam lần đầu ra quân

[i]Ngày 14/11/1994 ông Phạm Văn Chút, công tác ở Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc đã gửi về Liên Đoàn Cờ Việt Nam hai bài viết của ông Trần Hạnh, phóng viên báo Dương Thành Vãn bình luận về trình độ cờ Tướng của kỳ thủ nước ta qua thi đấu tại giải vô địch cờ Tướng thế giới lần thứ 3 (4-1993) tại Bắc Kinh, Trung Quốc và giải cờ Tướng châu Á lần thứ 8 (11-1994) tại Ma Cao.
Chúng tôi xin lược dịch giới thiệu với bạn đọc:[/i]

[b]Việt Nam lần đầu tham gia thi đấu tranh cúp cờ Tướng châu Á đã đạt ba hạng Á Quân.[/b]

[img]xq141-0.jpg;right;[/img]Theo chuyên điện của phóng viên bản báo Trần Hạnh, đội Trung Quốc lần thứ 8 giành được quán quân. Đội Việt nam lần đầu tiên tham dự đoạt tất cả ba giải á quân về đồng đội, nữ và trẻ.

Trong trận chung kết giữa Trung Quốc và Việt Nam, ván thứ nhất Hứa Ngân Xuyên của đội Trung Quốc đi tiên, vì không nắm vững đấu pháp của đối phương, nên bị hãm vào thế phải khổ chiến. Khai cục, Hứa Ngân Xuyên đi trước vào Pháo đầu, Mai Thanh Minh tiến bằng “phản cung Mã”. Vào trung cục, chớp được thời cơ Mai Thanh Minh ngang nhiên thí Mã ăn Tượng, phối hợp bằng “trầm để Pháo” tập trung hai Xe vào một bên ra sức bắn phá. Hứa còn quân nằm nhà, không chi viện tuyến trước được nên lâm vào cảnh bị chiếu Tướng nguy khốn.

Trong lúc này, ở bàn cờ khác, Lữ Khâm đã thắng đối thủ Trần Văn Ninh, nhưng thế trận của Liễu Đại Hoa với Trương A Minh chưa rõ ràng.

Hứa Ngân Xuyên vẫn quần nhau với đối thủ đến phút chót, hai bên bắt tay hòa.

Ván thứ hai trong cuộc thi đấu buổi tối, Hứa Ngân Xuyên đi sau, lại hòa. Lữ Khâm lại thắng thêm một trận. Đội Trung Quốc mới thắng đội Việt Nam với tỷ số hai thắng, một hòa.

Một vị trưởng đoàn giầu kinh nghiệm cho rằng sự trỗi dậy của cờ Tướng Việt Nam đã trở thành một uy hiếp đối với các nước Đông Nam Á.

Đội Việt Nam đã dành được Á quân (thứ nhì) cả ba hạng giải của cuộc thi tranh Cúp cờ Tướng Châu Á lần thứ 8 tháng 11/1994. Ngoài sự kinh ngạc và thán phục mọi người không khỏi thốt lên câu hỏi, vì sao họ lợi hại như vậy?

Thật thế, đội Việt Nam mới xuất hiện lần đầu trên kỳ đài đã để lại cho ta hình ảnh của đàn “ngựa ô”.

Tại giải vô địch thế giới năm ngoái (tức năm 1993), đội Việt Nam lần đầu tiên có mặt, Mai Thanh Minh cầm quân đi sau đã bức hòa Triệu Quốc Vinh, Từ Thiên Hồng, giành được vô địch bảng “không phải người gốc Hoa”. Thực ra, nếu không vì cuối đợt Mai Thanh Minh thua một ván trước đấu thủ Đài Bắc thì ngay cả bảng người Hoa cũng được xếp trong số đầu.

Trưởng đoàn Nguyễn Minh Quang trả lời phỏng vấn chúng tôi cho biết cờ Tướng rất thịnh hành ở Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ thì có khoảng 300 đấu thủ và khoảng vài nghìn người thường hay chơi cờ. Mỗi năm Việt Nam mở ba giải cấp toàn quốc: Thí dụ năm 1994 tháng 6 giải trẻ có hơn 80 người dự thi, tháng 8 giải vô địch quốc gia có 94 người dự thi đại diện cho 23 tỉnh thành và hai ngành nông nghiệp và quân đội, tháng 12 sẽ còn mở giải cho các vận động viên mạnh đọ sức.

Cờ Tướng Việt Nam có một quá trình lịch sử lâu đời, mỗi làng, thị xã, thị trấn đều có người chơi cờ. Chính phủ Việt nam cũng cho rằng nó có thể bồi dưỡng được tư duy và đức tính cho thanh thiếu niên học sinh nên phải ủng hộ và giúp đỡ. Lần tham dự giải châu Á này, kinh phí của 16 ngày tập huấn và đi thi đấu của các thành viên trong đội Việt Nam được Tổng cục thể dục thể thao và địa phương đài thọ.

Về kỹ thuật, các kỳ thủ Trung Quốc Hứa Ngân Xuyên, Liễu Đại Hoa đều cho rằng kỳ thủ Việt Nam tuy bố cục có yếu một chút, nhưng lực lượng trung cục cực mạnh, công phu tàn cục cũng không kém gì, nếu gặp phải lối chơi cờ của họ thì quả cũng khó đối phó.

Về điều này, vị trưởng đoàn cho biết đấu thủ Việt Nam còn tương đối thiếu tư liệu cờ Tướng, một phần vì sách cờ Trung văn khó kiếm, phần thứ hai vì đấu thủ nói chung không biết Trung văn. Ông hy vọng phóng viên hỗ trợ kêu gọi, ít nhất cũng xuất bản cho một số sách cờ Tướng tiếng Anh.

Trả lời câu hỏi [i]”vì sao đấu thủ Việt Nam đánh cờ giỏi như vậy”[/i] ông cho rằng thứ nhất là tổ chức tập huấn tốt trước khi thi đấu, thứ hai là được Tổng cục TDTT quan tâm ủng hộ và anh chị em đã thi đấu cố gắng theo một kế hoạch thích hợp. Ông còn cho biết thực ra sinh hoạt vật chất của đấu thủ chưa tốt, họ có say mê chơi cờ nhưng còn những điểm yếu về thể lực, huấn luyện. Ông hi vọng có thể trao đổi nhiều với kỳ thủ Trung Quốc để thắt chặt tình hữu nghị và học hỏi lẫn nhau.

[i]Lược dịch theo bài của Trần Hạnh, phóng viên báo Dương Thành Vãn (Trung Quốc).[/i]

Chưa phân loại

Nước đi độc đáo ở trung cục, bên đi hậu cướp nước tiên!

Như hình vẽ, bên Trắng nhắm bắt con Mã 3 của bên Đen. Nếu Đen nhảy Mã, Xe 4 Trắng thoái 2 đuổi Pháo rồi Pháo 8 thoái 5 bắt Xe thì bên Đen sẽ lâm nguy. Còn như đổi Mã Đen lấy Mã Trắng thì sau khi Pháo 7 Trắng tiến 5, đường đáy bên Đen sẽ bị vỡ, có cơ thua. Vậy mà trong tình thế “ngàn cân ấy”, bên Tưởng Chi Lương đã đi:

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Liễu Đại Hoa thắng Tưởng Chi Lương
RED Liễu Đại Hoa
BLACK Tưởng Chi Lương
FEN 2e1kah2/cC2aR3/2h1e4/p3p1c1p/2P6/6p2/P3P1r1P/2C1E1H2/9/1HEAKA3 b – – – 1
START{
DIAG{ #1 BLUE POPUP }
23. … S5.6
/*Ý tưởng đẩy Sĩ lên, nhờ vai trò chưa phát huy của Mã chân Tượng, cùng với Pháo 1 đã vây bắt Xe chủ lực của bên Trắng, xoay chuyển được tình thế.*/
24. P8/5 S6.5
25. P8.5 S5/4 26. P8/5 M3/5
27. P8.5 B7-6
/*Ở nước thư 24, Trắng có thể đi P8.1 Đen M3.2, Đen chủ động.*/
28. X4-3 B6.1
29. M3/2 P7-8 30. X3/5 B6-7
31. P8-6 T3.1 32. B7-6 M5.7
33. P6-8 Mt.6 34. B5.1 T1.3
/*Sau khi đổi Xe, bên tiên ở nước thứ 33 giãn Pháo nhằm chặn đường Pháo biên của bên hậu, hậu đi nước hay, bay Tượng mở đường cho Pháo biên.*/
35. M2.4 P1.5 36. B1.1 P8-6
37. M4.6 P1-4 38. M8.9
/*Đoạt B9 xong, Pháo biên bình 4 ép chặt Mã 6 Trắng; nước 38 Mã 8 Trắng tiến 9 là nguồn cơn dẫn đến thua. Nên đi B6-5 còn có thể cứu vãn.*/
38. … M6.4
39. P7.1 P4/2 40. S4.5 P4.3
41. P8.1 S4.5 42. P8-3 P4.1
43. P3/5 M4.5 }END[/game]
Bên Trắng mất Tượng, ít Tốt, rõ là sẽ thua. Nếu ở nước 40, Trắng đi S5.6 thì Đen M7.8 rồi M8.7 thì Trắng cũng bó tay.

Chưa phân loại

Tin ngày 19/10 – Giải Vô địch cá nhân cờ Tướng châu Á 2005

Giải Vô địch cá nhân cờ Tướng châu Á (Asian Xiangqi Individual Championships – AXIC; trước đây có tên là Các danh thủ cờ Tướng châu Á – Asian Xiangqi Masters Invitation Tournament) năm 2005 đã diễn ra từ ngày 12/10/2005 đến ngày 18/10/2005, tại khách sạn Century Park, thủ đô Manila của Philippines. Tham dự bao gồm 18 kỳ thủ nam và 7 nữ, đến từ các nước Úc, Brunei, Burma, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Macao, Mayalsia(Đông), Malaysia(Tây), Singapore, Đài Loan, Thái land, Việt Nam và nước chủ nhà Philippines

Việt Nam tham gia giải với ba kỳ thủ bao gồm Võ Văn Hoàng Tùng, Trần Văn Ninh (bảng nam) và Hoàng Thị Hải Bình (bảng nữ). Kết thúc giải, ở bảng nam Trần Văn Ninh đứng thứ tư, Võ Văn Hoàng Tùng đứng thứ năm. Trong khi đó bên bảng nữ Hoàng Thị Hải Bình đứng thứ hai giành cúp bạc.

Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức giải này vào năm 2006.

Dưới đây là một số hình ảnh các kỳ thủ Việt nam tại giải (ảnh của Felix Tan):

[img]xq155-0.jpg;center;Một công viên của Manila[/img]
[img]xq155-1.jpg;center;Trần Văn Ninh (trái) đấu với Jiang Chuan trận tứ kết[/img]
[img]xq155-2.jpg;center;Lei Kum Fun và Võ Văn Hoàng Tùng (phải)[/img]
[img]xq155-3.jpg;center;Trần Văn Ninh nhận giải tư[/img]
[img]xq155-4.jpg;center;Võ Văn Hoàng Tùng nhận giải năm[/img]
[img]xq155-5.jpg;center;Hoàng Thị Hải Bình nhận cúp bạc[/img]

Chưa phân loại

Số thế cờ nhiều như số vì sao trên trời?

Riêng trong thiên hà của chúng ta đã có khoảng 10 tỷ ngôi sao tạo thành một dòng sông sữa cực đẹp (dải Ngân Hà) vắt ngang bầu trời đêm. Tuy nhiên số lượng này cũng chỉ đủ cho chiếc máy chơi cờ mạnh nhất hiện nay – Deep Blue tính trong vòng… 10 phút. Các nhà khoa học cho rằng trong toàn vũ trụ lại có cỡ 10 tỷ thiên hà như của chúng ta. Tức là có cỡ 100 tỷ tỷ ngôi sao. Nếu viết ra đầy đủ con số đó phải thế này:

100’000’000’000’000’000’000 (20 con số 0)

Quả là một con số cực lớn. Ta thử tính xem nếu đem Deep Blue tính số nước cờ nhiều như thế này phải mất bao lâu. Tốc độ của máy khi chiến thắng nhà vô địch thế giới Kasparov là 200 triệu (2 x108) nước một giây. Ta lại biết một năm có 365 ngày, mỗi ngày 24 giờ, mỗi giờ có 60 phút và mỗi phút có 60 giây, tức là một năm có 60x60x24x365 giây. Dễ dàng tính được thời gian:

1020 / (2 x108 x 60 x 60 x 24 x 365) = 15854 năm

Con số lớn đấy chứ? Phải mất hơn 158 thế kỉ ròng rã mới tính xong mọi thế cờ.

Tuy nhiên, chỉ cần có khoảng 1000 máy tính Deep Blue (một con số trong tầm tay của loài người) và với khả năng của các nhà khoa học cứ hai năm tăng tốc độ lên gấp đôi, thì chỉ cần cỡ 5 năm nữa chúng ta sẽ tính xong mọi thế cờ có thể có. Khi đó ta sẽ lập được một cẩm nang cờ (cờ Tướng hoặc cờ Vua). Rồi… vĩnh biệt những giây phút suy nghĩ nát óc tìm nước đi. Bạn chỉ cần tra trong cẩm nang sẽ biết được phải đi nước nào để chắc chắn thắng, hoà hoặc xếp cờ chịu thua ngay sau khi đi nước đầu tiên. Trò chơi cờ hấp dẫn từ hàng nghìn năm nay lúc đó sẽ giống như trò… tra từ điển.

[b]Chả lẽ trò chơi cờ sẽ như thế sao?[/b]

May thay, không phải thế. Câu ví von trên đã phóng đại… ngược. Ta cần tính xem số thế cờ phải là bao nhiêu.

Cờ Tướng (và cờ Vua) có giá trị trung bình của hệ số phân nhánh khoảng 38 (bạn có thể thấy con số này khi chơi với VSCCP). Ta hãy lấy tròn là 30 cho dễ tính toán. Có nghĩa lúc đầu (ở độ sâu 1) ta có thể lựa chọn một trong 30 nước đi khác nhau. Đến độ sâu tiếp theo (độ sâu 2), lượt đối phương lại có thể chống trả mỗi nước đi đó cũng bằng một trong 30 nước có thể có, tức là tổng số có thể có 30×30 nước đi. Cứ như thế đến độ sâu d, có khoảng 30d nước đi có thể có. Với d = 68 (độ sâu của một ván cờ rất bình thường, mỗi bên đi 34 lần) thì 3068 xấp xỉ 10100 số nước đi (và cũng chính là số thế cờ).

10100 (sau số 1 là 100 con số 0) là một con số cực lớn. Để hình dung nó lớn như thế nào, bạn hãy lấy tổng số [b]nguyên tử[/b] (đừng nhầm sang phân tử hoặc những gì lớn hơn nhé) trong tạp chí PCWorld Việt Nam bạn đang cầm trên tay, cộng với tổng số nguyên tử trong người bạn, mọi đồ vật xung quanh bạn, rồi đến quả đất, hệ mặt trời, cả dải Ngân Hà, sau cùng là mọi thiên hà khác… tức là mọi nguyên tử có ở trong vũ trụ này cũng chỉ được đến 1080, tức là 1020 lần ít hơn số thế cờ.

Có một cách hình dung khác. Nếu ta có số lượng máy tính Deep Blue [b]bằng số lượng nguyên tử[/b] trong toàn vũ trụ, thì để tính hết số nước đi trên chúng phải làm việc cật lực từ lúc hình thành vũ trụ này (có một lí thuyết cho rằng vũ trụ ta đang sống hình thành sau một vụ nổ lớn gọi là Bigbang cách đây khoảng 15 tỷ năm) thì bây giờ chúng mới tính xong số thế cờ trên.

Như vậy cờ vẫn mãi mãi là trò chơi trí tuệ vô tận thách thức con người và các máy móc của họ.
[img]xq142-1.JPG;center;Vũ trụ lộng lẫy và bao la vô cùng… Cờ cũng vậy! Bức ảnh được mệnh danh là “thiên đường” này thực chất là tinh vân Eagle (Đại Bàng), bao gồm hàng tỷ ngôi sao và vô số các loại vật chất vũ trụ tạo thành. Ảnh do kính thiên văn Hubble chụp.[/img]

[b]Chú thích:[/b]
Bài này đã được đăng trên tạp chí PCWorld Việt Nam, số tháng 6 năm 1999 và thuộc loạt bài cho giải Cờ tướng Máy tính do trường ĐHQG Hà Nội và tạp chí PCWorld Việt Nam tổ chức.

Chưa phân loại

Giai thoại làng cờ: Ông Phan Kỳ Trung đã học cờ như thế nào?

Ông Phan Kỳ Trung là bạn của ông Nguyễn Thi Hùng, một danh kỳ hàng đầu Hà Nội. Ông thích chơi cờ nhưng chơi kém, bị ông Thi Hùng chấp đến Pháo mà vẫn thua. Ông tìm đủ mọi cách để “thắng một bàn danh dự” mà không nổi. Cuối cùng, ông ôm chăn màn đến nhà ông Lục Chi xin học. Ông Lục Chi thấy ông Trung chơi yếu quá nên bảo: “Tôi dạy ông cách chống chấp Mã, nhưng nếu ông vận dụng tốt thì có thể chơi bằng phân một hai ván. Nhưng phải nhớ là không được chơi ván thứ ba, vì từ ván thứ ba trở đi chắc chắn ông chỉ có thảm bại”.

Ba ngày đầu ông Lục Chi dạy cách đổi quân, hễ đối phương ra cây nào là… tính luôn.

Ba ngày sau ông dạy cuộc cờ tàn Xe Mã Tốt, Sĩ Tượng toàn thắng Xe Sĩ Tượng toàn.

Sau một tuần ông Lục Chi đánh thử và cho phép “siêu học trò” xuất trận.

Về đến nhà, ông Trung bèn mời ông Thi Hùng tỷ thí. Ông tuyên bố nếu ông Thi Hùng chấp nửa Mã (ván một Mã, ván đi trước) thì ông sẽ… xóa tên Thi Hùng. Ông Thi Hùng nóng mặt liền mang bàn cờ đến. Giải thưởng là một vò rượu ngon.

Trận đấu diễn ra trên sân, cả làng kéo đến xem và chờ thưởng thức rượu. Nghe nói ông Thi Hùng đánh đến vã mồ hôi mà vẫn thua cả hai ván. Sau trận đấu ông bắt tay chúc mừng ông Trung. Còn ông Trung hể hả tuyên bố luôn với mọi người rằng thư nay ông quyết… vĩnh biệt với cờ. Ai cũng lấy làm tiếc tại sao ông tài ba thế mà không cố chút nữa để làm vẻ vang cho cờ Tướng nước nhà.

Chỉ có ông Lục Chi là tủm tỉm cười, ngâm nga “Cuộc cờ tan trong chén rượu nồng…”