Chưa phân loại

Người Việt Nam nổi tiếng nhất làng cờ tướng thế giới

[img]xq9-0.jpg;right;Nguyễn Vũ Quân tại giải VĐTG 2005 (ảnh Claus)[/img]Sự xuất hiện và thành công của Nguyễn Vũ Quân thời gian gần đây đã tôn vinh một trường phái mới. Khi phong trào chơi cờ tướng trên mạng bắt đầu phát triển, kỳ thủ Hà Nội gồm Nguyễn Vũ Quân, Lại Việt Trường, Đào Cao Khoa… là những người tiên phong. Họ nhanh chóng tiếp cận với những trang web nổi tiếng của Trung Quốc để rồi dễ dàng so đọ tài năng với các kỳ thủ bạn. Trong giới kháo nhau: “Thằng Quân đánh hay nhờ khiêm tốn. Nó thường xuyên đổi nick trên mạng, chẳng ai biết nó là nick nào, so đọ cùng biết bao nhiêu cao thủ. Chỉ biết trong thời gian ngắn, nó lên quá nhanh…”.

Thành tích tốt của Quân ở giải thế giới năm nay cũng có phần lớn sự đầu tư, chăm sóc của ngành thể thao Hà Nội. Năm ngoái, Quân và các đồng đội được cử đi tập huấn dài hạn tại Quang Tô và Hà Bắc kỳ viện. Được gặp các cao thủ Trung Quốc, sức cờ của Quân được nâng lên rõ rệt. Nhưng quan trọng hơn, anh không còn bị “khớp” tâm lý trước những đối thủ lớn nữa. Ngoài ra, Nguyễn Vũ Quân đã âm thầm vào TP HCM ròng rã luyện công. Anh nương nhờ tại nhà người thân, đến các kỳ đài theo dõi, ghi chép cẩn thận các ván đánh, mời các cao thủ đọ sức cùng mình để tích luỹ kinh nghiệm.

Tấm HC đồng ở giải vô địch thế giới năm nay là một sự tưởng thưởng cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Vũ Quân. Ba anh em Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, Quân lớn lên như một ngọn cỏ và từng có cuộc sống khá phóng túng. Biệt danh Quân “nghiện” ra đời trong thời gian ấy bởi sự hoài nghi của dư luận.

Khi nổi danh trong làng cờ tướng Việt Nam, các kỳ thủ khác luôn nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngại. Điều ấy suýt nữa là rào cản ngăn Quân trong chuyến đi Pháp lần này và các thày dạy cờ ở Hà Nội phải đứng ra bảo lãnh cho anh. 10 ngày trước khi lên đường, HLV Trần Viết Bảo đã bắt Quân về với mình để giám sát. Quân cười và bảo: “Người ta không tin con đã đành, thày cũng không tin con nốt sao? Con hỏi thật, nếu đúng như vậy thì 10 ngày ở Pháp mà thiếu thuốc, liệu có thi đấu được không? Đây cũng sẽ là khoảng thời gian để con chứng minh những lời đồn sai về mình”.

Ngày đăng quang ngôi vô địch toàn quốc năm 2005, Quân từng nắm tay HLV Viết Bảo nói rằng: “Con cám ơn thày, cám ơn cờ tướng. Thày và cờ tướng đã giúp con nên người”. Ưu điểm của Quân là có thể ngồi lỳ nhiều ngày để nghiên cứu các thế cờ. Nó giúp anh xa dần với môi trường cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, Quân sống bớt bản năng hơn và hiểu lẽ đời hơn. Đấy là những gì mà Quân từng tâm sự với người bạn thân ở cùng đội cờ tướng Hà Nội trước khi lên đường sang Paris. Ngành thể thao đang dự định đưa tên anh vào danh sách VĐV nhận bằng khen của Chính phủ trong năm nay.

Tham khảo
Các ván cờ của Vũ Quân tại giải VĐCTTG Paris
Chưa phân loại

Chuyện về “Túy Kỳ Tiên” Trịnh A Sáng

[img]xq8-0.jpg;right;[/img]Trịnh A Sáng sinh năm 1962 (cầm tinh con cọp) tại Chợ Lớn trong một gia đình công nhân người Việt gốc Hoa. Cũng giống như nhiều kỳ thủ khác, A Sáng đến với cờ tướng từ sự tò mò. Anh kể lại: “Khoảng năm 16 – 17 tuổi, tôi ra quán trong xóm uống cà phê, thấy mấy người lớn tuổi đánh cờ, tôi cũng ngồi xem rồi tập chơi”…

Mãi đến năm 1990, A Sáng mới bắt đầu tham gia thi đấu. Trước tiên, anh đoạt hạng nhất giải Sùng Chính rồi chiếm huy chương vàng (HCV) giải vô địch toàn thành. Hai năm sau, anh góp mặt tại giải vô địch quốc gia và xếp hạng 4. Từ đó đến nay, tuy cũng có những lúc thăng trầm, nhưng anh đã 4 lần đoạt ngôi vô địch toàn quốc vào các năm 1996, 2000, 2001, 2002.

Trên đấu trường quốc tế, A Sáng cũng lưu lại nhiều chiến tích như: HCV Đông Nam Á tại Philippines năm 1996, hạng 10 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1997 tại Hồng Công, hạng 6 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1999 ở Thượng Hải, hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2000 tại Malaysia, hạng 4 cá nhân và hạng 3 đồng đội giải vô địch thế giới năm 2001 tại Ma Cao, hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2002 ở Malaysia…

Với những thành tích trên, Trịnh A Sáng đã được phong “Đặc cấp quốc tế Đại sư” (tương đương đại kiện tướng quốc tế ở môn cờ vua) năm 2000.

Nói về cuộc đời mình, A Sáng tâm sự: “Từ năm 1978 đến 1982, tôi đạp xe đi giao giày dép cho các bạn hàng ở chợ Trương Minh Giảng, Nhật Tảo, An Đông, Nguyễn Tri Phương, Ông Tạ, Tân Bình… Cũng vì mải mê chơi cờ tướng nên giao hàng chậm trễ và mất mối. Sau đó, tôi chuyển sang làm nghề tiện được vài tháng rồi nghỉ và chuyên chú luyện cờ”. Thông thường, mỗi ngày anh đều dành thời gian nghiên cứu tài liệu và tập luyện cùng người bạn thân là danh thủ Trương Á Minh.

Theo anh, muốn thành công trong thi đấu, kỳ thủ phải có bước chuẩn bị chu đáo: “Trước khi vào giải vài tháng, tôi thường nghiên cứu để gài đối thủ vào một thế trận nào đó. Chẳng hạn như thế trận Pháo đầu hoành xa do người Trung Quốc sáng tạo, tôi nghiên cứu và sửa chữa để thi đấu và đã đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, mỗi thế trận chỉ gây bất ngờ cho đối thủ tại giải đó mà thôi. Kết thúc giải phải bỏ thế trận đó vì đối phương thường tìm được cách hóa giải và tôi lại phải nghiên cứu, tìm tòi thế trận mới. Đặc biệt, khi thi đấu không bao giờ được phép chủ quan, xem thường đối thủ” – A Sáng nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về biệt hiệu “Túy kỳ tiên” mà làng cờ thường gọi, Trịnh A Sáng vui vẻ nói: “Thật tình tôi chẳng biết uống rượu mà chỉ thỉnh thoảng uống bia với bạn bè. Thấy vậy, anh Lê Thiên Vị mới đặt biệt hiệu trên cho vui trong bài viết “Túy kỳ tiên danh chấn Đông Nam Á” đăng trên báo Thể Thao TP Hồ Chí Minh nhân dịp tôi chiếm huy chương vàng Đông Nam Á 1966”.

Theo huấn luyện viên Hoàng Đình Hồng, danh thủ Trịnh A Sáng có lối chơi cẩn thận và công thủ toàn diện. Lúc bị tấn công, anh kiên trì chống đỡ rất dẻo dai còn khi nắm ưu thế thì rất hiếm khi anh bỏ lỡ thời cơ để giành chiến thắng. Sau khi thất bại tại giải vô địch toàn quốc năm 2004 (xếp hạng 16), A Sáng như chợt tỉnh và đã vươn lên vị trí á quân (thua Nguyễn Vũ Quân của Hà Nội trong trận đấu đối kháng thứ 2) ở giải vô địch cờ tướng hạng nhất toàn quốc năm 2005.

[b]Ghi chú của ban biên tập:[/b] Tên chính xác của kỳ thủ trong bài là Trềnh A Sáng

Chưa phân loại

Kết thúc giải vô địch cờ Tướng thế giới lần thứ 9 – Việt Nam giành 1HCB, 1HCĐ

Các vòng đấu cuối cùng của giải đã đem lại những kết quả bất ngờ ở cả hai bảng nam và nữ. Luôn dẫn đầu ở những vòng đấu đầu nhưng lại ngã ngựa trên chặng đường cuối, kỳ thủ Nguyễn Vũ Quân đành ngậm ngùi nhìn ngôi trạng nguyên lẫn bảng nhãn về tay kỳ thủ Trung Quốc, Macao để nhận ngôi thám hoa.

Tấm HCV đã dần tuột khỏi tay Nguyễn Vũ Quân từ ván thứ 9 khi gặp Lu Qin (Trung Quốc), ứng cử viên của ngôi vô địch. Với bản lĩnh thi đấu hết sức lão luyện, tâm lý vững vàng trong mọi hoàn cảnh và cả lợi thế được đi trước, Lu Qin đã đưa Vũ Quân vào một “bát quái trận đồ” của những quân cờ. Tuy chống trả hết sức quyết liệt nhưng Vũ Quân đã không đảo ngược được tình thế. Trong khi đó, Trềnh A Sáng thắng Luan Minhthao, có thêm 1 điểm. Bước sang ván thứ 10, hai kỳ thủ Việt Nam Nguyễn Vũ Quân, Trềnh A Sáng gặp nhau. Và một ván hòa chiến lược đã diễn ra khi ở bàn bên, đối thủ chính của Vũ Quân là Lu Qin lẫn Lei Kam Fun (Macao) đều giành được chiến thắng.

Do ở thế thượng phong, Lu Qin nhẹ nhàng thủ hòa Lee Michael ở ván 11 để làm tròn số điểm của mình tại giải (9 điểm), đăng quang ngôi vô địch. Tương tự, Lei Kam Fun cũng có thêm 0,5 điểm sau trận hòa Chiu Yukuen và giành HCB với 8,5 điểm. Vì vậy, dẫu Vũ Quân có cố gắng đánh bại Lu George trong ván cuối cùng này thì vị trí của Quân tại bảng xếp hạng chung cuộc cũng không thể cải thiện. Với tổng số điểm là 8 sau 11 ván, Nguyễn Vũ Quân nhận HCĐ. Tuy không có cơ giành huy chương cá nhân nhưng lão tướng Trềnh A Sáng vẫn cặm cụi thi đấu để giành thêm 0,5 điểm ở ván 11, xếp hạng 7 cá nhân nam. Với tổng số điểm của Vũ Quân và Trềnh A Sáng, đội tuyển Việt Nam đã về đích thứ nhì sau Trung Quốc ở giải đồng đội nam. Đây là kết quả hợp lý, phản ánh đúng trình độ chuyên môn lẫn tương quan lực lượng của Trung Quốc, Việt Nam.

Do hai đội Trung – Việt quá mạnh, BTC còn tổ chức thêm một giải đấu không có mặt kỳ thủ hai đội và giải nhất thuộc về Kon Island (Hồng Công). Tại bảng nữ, liên tiếp thi đấu không thành công ở các ván cuối, kỳ thủ Ngô Lan Hương chỉ xếp hạng 5 chung cuộc.

Giải vô địch thế giới năm nay kết thúc tại Paris, Pháp, đồng thời cũng khép lại một năm thi đấu quốc tế của cờ Tướng Việt Nam. Với thành tích 1 HCB – 1 HCĐ, cờ Tướng Việt Nam tiếp tục đặt thêm nhiều hy vọng cho mùa thi đấu mới vào năm 2006.

Chưa phân loại

Đặc cấp quốc tế đại sư Nguyễn Vũ Quân

[img]xq6-0.jpg;right;Nguyễn Vũ Quân (phải) tại giải vô địch cờ tướng thế giới 2005.[/img]Khi phong trào chơi cờ tướng trên mạng bắt đầu phát triển, kỳ thủ Hà Nội gồm Nguyễn Vũ Quân, Lại Việt Trường, Đào Cao Khoa… là những người tiên phong. Họ nhanh chóng tiếp cận với những trang web nổi tiếng của Trung Quốc để rồi dễ dàng so đọ tài năng với các kỳ thủ bạn. Trong giới kháo nhau: ”Thằng Quân đánh hay nhờ khiêm tốn. Nó thường xuyên đổi nick trên mạng, chẳng ai biết nó là nick nào, so đọ cùng biết bao nhiêu cao thủ. Chỉ biết trong thời gian ngắn, nó lên quá nhanh…”.

Thành tích tốt của Quân ở giải thế giới năm nay cũng có phần lớn sự đầu tư, chăm sóc của ngành thể thao Hà Nội.

Năm ngoái, Quân và các đồng đội được cử đi tập huấn dài hạn tại Quang Tô và Hà Bắc kỳ viện. Được gặp các cao thủ Trung Quốc, sức cờ của Quân được nâng lên rõ rệt. Nhưng quan trọng hơn, anh không còn bị ”khớp” tâm lý trước những đối thủ lớn nữa. Ngoài ra, Nguyễn Vũ Quân đã âm thầm vào TP HCM ròng rã luyện công. Anh nương nhờ tại nhà người thân, đến các kỳ đài theo dõi, ghi chép cẩn thận các ván đánh, mời các cao thủ đọ sức cùng mình để tích luỹ kinh nghiệm.

Tấm HC đồng ở giải vô địch thế giới năm nay là một sự tưởng thưởng cho những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của Nguyễn Vũ Quân. Ba anh em Quân phải sống xa bố mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. Trong bối cảnh ấy, Quân lớn lên như một ngọn cỏ và từng có cuộc sống khá phóng túng. Biệt danh Quân ”nghiện” ra đời trong thời gian ấy bởi sự hoài nghi của dư luận.

Khi nổi danh trong làng cờ tướng Việt Nam, các kỳ thủ khác luôn nhìn anh bằng ánh mắt nghi ngại. Điều ấy suýt nữa là rào cản ngăn Quân trong chuyến đi Pháp lần này và các thày dạy cờ ở Hà Nội phải đứng ra bảo lãnh cho anh. 10 ngày trước khi lên đường, HLV Trần Viết Bảo đã bắt Quân về với mình để giám sát. Quân cười và bảo: ”Người ta không tin con đã đành, thày cũng không tin con nốt sao? Con hỏi thật, nếu đúng như vậy thì 10 ngày ở Pháp mà thiếu thuốc, liệu có thi đấu được không? Đây cũng sẽ là khoảng thời gian để con chứng minh những lời đồn sai về mình”.

Ngày đăng quang ngôi vô địch toàn quốc năm 2005, Quân từng nắm tay HLV Viết Bảo nói rằng: ”Con cám ơn thày, cám ơn cờ tướng. Thày và cờ tướng đã giúp con nên người”.

Ưu điểm của Quân là có thể ngồi lỳ nhiều ngày để nghiên cứu các thế cờ. Nó giúp anh xa dần với môi trường cũ, sống lành mạnh hơn. Cũng nhờ cờ tướng, Quân sống bớt bản năng hơn và hiểu lẽ đời hơn. Đấy là những gì mà Quân từng tâm sự với người bạn thân ở cùng đội cờ tướng Hà Nội trước khi lên đường sang Paris.

Ngành thể thao đang dự định đưa tên anh vào danh sách VĐV nhận bằng khen của Chính phủ trong năm nay.

Tham khảo
Các ván cờ của Vũ Quân tại giải VĐCTTG Paris
Chưa phân loại

Chung kết cờ người giải tứ hùng Festival Huế 2004

[img maxheight=200 maxwidth=200]xq5-0.jpg;right;Xe đỏ hạ pháo xanh[/img]
Tuy nhiên theo luật chơi, do Tâm là người cầm quân đi trước nên đã bị xử thua. Như vậy “Sát thủ vô ảnh” Châu Việt Hải sẽ gặp “Thiết cước tượng quyền” Trần Quốc Vân trong trận chung kết lúc 17g ngày 19-6.

Được biết bốn VĐV tranh giải tứ hùng lần này – do Trung tâm TDTT TP Huế tổ chức – đều là các VĐV đoạt giải cao nhất của TP Huế 2003 . Có 36 võ sinh (4 là phục vụ) của môn phái Thiếu lâm Vạn An hoá trang thành những quân cờ.

[img]xq5-1.jpg;center;Mã đỏ xuất chuồng[/img] [img]xq5-2.jpg;center;Tướng, Sĩ của Châu Việt Hải[/img]
Chưa phân loại

Các biệt danh trong làng cờ

[img maxheight=200 maxwidth=200]xq4-0.jpg;right;Hai kỳ thủ “Bạch mi ưng vương” Trương Á Minh (trái) và “Túy kỳ tiên” Trềnh A Sáng nhận cúp lưu niệm từ ban tổ chức Sports Gala 2005[/img]Tuy nhiên, chiếm số lượng áp đảo nhất vẫn là ở môn cờ tướng khi chỉ cần… xuất hiện trên đấu trường là đã có biệt danh.

[b]Mộc Thanh Cốc” của Võ Đang thất hiệp[/b]

Trong nhóm bảy anh hào của “Võ Đang thất hiệp” tại Sài Gòn trước năm 1975, tuy là em út nhưng thất đệ “Mộc Thanh Cốc” – Lê Thiên Vị (L.T.V.) nhờ có ưu thế hoạt bát và “nội công” thâm hậu nên rất được dân làng cờ nể trọng.

So với đàn anh đại ca Tống Viễn Kiều – nhà giáo Lê Văn Đặng hay nhị ca Nguyễn Hữu Quang, tam ca Nguyễn Minh Nhật, tứ ca Châu Diễm Diệu, lão ngũ Quách Anh Tú và lục huynh Tô Hòa Dương, L.T.V. thành công hơn cả về nghiệp cờ tướng khi hiện là ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Cờ tướng châu Á, HLV trưởng đội tuyển cờ tướng VN.

Tuy nhiên, cũng như nhiều “hiệp khách” cờ tướng lúc bấy giờ, thời trai trẻ của L.T.V. cũng không thể tránh khỏi chuyện cơm áo gạo tiền. Được xem là thất đệ của Võ Đang chính phái với bảng thành tích: vô địch Sài Gòn năm 1970, đạt đẳng cấp quốc tế đại sư tại giải vô địch thế giới lần 4-1995 với tấm HCB Phi Hoa Duệ; ấy vậy mà đôi khi vì hết tiền, L.T.V. đã phải “xé rào” kiếm tiền ở các bàn cờ độ.

[img]xq4-1.jpg;right;Đông đảo bạn trẻ theo dõi đấu cờ và chiêm ngưỡng “Độc cô cửu kiếm”[/img]Với nội công thâm hậu được tôi luyện tại môi trường chính phái của Võ Đang thất hiệp, nhờ vậy mà khi “xuống núi” tìm kế sinh nhai, L.T.V. có thành tích bất khả chiến bại với trăm trận trăm thắng.

Lúc đó, khi gặp ông người ta thường hỏi hôm nay thắng được bao nhiêu, chứ ít ai hỏi thắng thua thế nào. Vì thường xuyên triệt hạ đối thủ bằng các chiêu độc nên L.T.V. còn có biệt danh khác là “Thiên hạ đệ nhất sát”. Cùng với nhị sát Trần Quới và tam sát Lê Nhị Trí, bộ ba này được xem là “giang hồ tam ác” ở các bàn cờ độ lúc bấy giờ.

Những ngày lui về “ẩn dật”, L.T.V. bắt đầu nghĩ đến chuyện phải làm một cái gì đó cho môn thể thao đã làm nên tên tuổi của mình và ông đã làm HLV cho đội tuyển TP.HCM. Theo ông, biệt danh là một trong những cách dễ đi vào lòng người nhất bởi nó giúp dân mê cờ dễ nhớ và chỉ cần nghe qua là nhớ liền đến sở trường, sở đoản quái chiêu, tuyệt kỹ… của từng thần tượng của mình!

Và bằng kinh nghiệm tích lũy được của những ngày hành hiệp giang hồ cộng với cặp mắt tinh tường của mình, nên các biệt danh mà tiền bối L.T.V. đặt đều được dân làng cờ chấp nhận.

[b]1.001 biệt danh trong làng cờ![/b]

[img]xq4-2.jpg;right;Lê Thiên Vị (trái) nhận kỷ niệm chương do Ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao tặng tại Sports Gala 200[/img]Có thể nói nếu nhà văn Kim Dung đã có công xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết của mình đến với đông đảo công chúng, thì ở góc độ nào đó L.T.V. đã làm cho các nhân vật của Kim Dung gần gũi hơn, đặc biệt là với người mê cờ tại VN.

Những biệt danh mà L.T.V. đặt cho các kỳ thủ trong làng cờ tướng không chỉ là tên gọi cho vui mà đã phản ánh một phần ngoại hình, tính cách của nhân vật. Chẳng hạn như quốc tế đại sư Trềnh A Sáng được đặt cho tên gọi “Túy kỳ tiên” bởi anh uống rượu chẳng thua gì nhân vật Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ – Lục mạch thần kiếm.

Dân làng cờ có truyền nhau một câu chuyện vui là tại một giải đấu, vì cả nể bằng hữu mà “Túy kỳ tiên” uống say bí tỉ đến nỗi ban tổ chức không cho vào bàn thi đấu! Tuy nhiên, đây cũng là một kỳ thủ đặc biệt bởi khi tửu vào càng nhiều thì anh chơi cờ càng hay! Cùng đẳng cấp với Trềnh A Sáng còn có “Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh, bởi anh này có tuyệt kỹ là dùng chiêu độc “vô chiêu thắng hữu chiêu” giống Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ.

Còn nhớ vào đầu những năm 2000, làng cờ VN xuất hiện bốn anh em của gia đình họ Diệp: Khai Nguyên, Khai Dương, Khai Hằng và Khai Hồng thi đấu khá ấn tượng, liền sau đó xuất hiện biệt danh “Diệp gia tứ hổ”! Tương tự, trong giới nữ, VN cũng có lắm hảo thủ mà mỗi khi nghe đến tên cánh mày râu cũng rùng mình, và dĩ nhiên L.T.V. cũng tìm cho họ một biệt danh thật xứng đáng!

Nổi bật trong số đó là quốc tế đại sư Lê Thị Hương với biệt danh “Diệt tuyệt Sư Thái”! Cũng như chưởng môn phái Nga Mi trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Lê Thị Hương rất thích đi “giang hồ”… gài độ! Và mỗi lần Lê Thị Hương xuất chiêu được ví như Diệt tuyệt Sư Thái rút Ỷ Thiên kiếm khiến không biết bao phen làm đối thủ ôm hận.

Có thể nói trong làng cờ tướng, mỗi biệt danh là một tính cách, mỗi tên gọi là một giai thoại. Một ngày nào đó nếu tình cờ nghe được những tên gọi mang đậm màu sắc kiếm hiệp như “Đông phương bất bại” Trần Văn Minh, “Bạch mi ưng vương” Trương Á Minh, “Sát nhân vô ảnh” Trần Quốc Việt, “Khô Mộc thiền sư” Dương Thanh Danh, “Tía Sam long vương” Trần Thị Ngọc Thơ, “Thiết chưởng lão nhân” Trịnh Mỹ Linh, “Thiếu Lâm Không Kiến thần tăng” Phạm Tấn Hòa, “Phong trần quái khách” Hoàng Đình Hồng…, dù chưa phải là tín đồ của cờ tướng chắc bạn cũng vui vui.

Chưa phân loại

Không quân tấn công mà đánh thắng

[fen]rh1aka1hr/9/1c5c1/p1p1p1p1p/9/9/9/9/9/2EAKAE2 w - - - 1;right;Bên Xanh Xe Pháo Mã Tốt còn đủ. Bên Đỏ không còn lấy một quân Tốt. Có thể sắp lại các quân trên để Đỏ thắng không?[/fen]Trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa, có một tích rằng Khổng Minh dùng kế “Thành không” (hay “Không thành kế”), chơi đàn trên cổng thành với vài người hầu, cửa mở toang, không hề có quân mà vẫn làm cho quân Tào Tháo hoảng sợ chạy toán loạn. Dù không có lấy một người lính, Khổng Minh vẫn bảo vệ được thành, đẩy lui được quân địch.

Bài đố vui đặt ra là liệu chúng ta có thể dựng lại tích đó trên bàn cờ được không? Hình bàn cờ bên cho thấy một sự chênh lệnh lực lượng đáng sợ. Bên Xanh còn đầy đủ toàn bộ Xe Pháo Mã Tốt Sĩ. Chỉ thiếu cặp Tượng. Tổng cộng đến 14 quân. Ngược lại, bên Đỏ chỉ còn bộ Sĩ Tượng giữ nhà, không còn lấy một quân Tốt để vượt sông (không còn quân tấn công). Trong điều kiện bình thường, tướng Xanh có thể nhởn nhơ rong chơi mà không sợ Đỏ đánh vào cung cấm – tệ lắm là hòa chứ không thể thua được.

Một tác giả người Trung Quốc đã xếp đặt được thế cờ này như hình dưới. Mời các bạn thưởng thức.[fen]3aka3/4h4/9/6p2/9/2E6/9/3A4E/ppphK4/rcrpcA3 w - - - 1;center;Dù không còn lấy một quân tấn công, bên Đỏ vẫn thắng (đi trước hay sau đều được)[/fen]

[b]Còn thế cờ nào nữa không?[/b]
Điểm mấu chốt của thế cờ là Đỏ thắng nhờ bên Xanh hết nước đi. Hết nước đi trong khi nó còn nhiều quân thì thật không dễ. Muốn vậy phải làm sao các quân Xanh cản trở và khóa lẫn nhau không nhúc nhích được. Bình thường Tướng Xanh có thể tự do đi lại trong cung. Muốn nó hết nước đi phải nhốt nó lại bằng chính các quân của nó rồi khóa chặt chúng lại – nhờ luật hai Tướng không được thấy mặt nhau. Ở đây bộ khóa là hai Sĩ một Mã – cái khóa cơ bản như bàn cờ dưới.

[fen]3aka3/4h4/9/9/9/9/9/9/9/4K4 w - - - 1;center;Khóa cơ bản[/fen]

Một khi đã có khóa này rồi, chúng ta có thể thêm các quân Xanh khác sao cho chúng không thể hoạt động được hoặc sớm muộn cũng bị tiêu diệt. Ví dụ dưới đây là hai trong các thế đó.

[fen]3aka3/4h4/9/9/9/9/9/9/4K4/4h4 w - - - 1;center;Đỏ đi trước thắng[/fen] [fen]3aka3/4h4/9/6p2/2p6/6E2/9/E2Kh4/9/3AcA3 w - - - 1;center;Đỏ đi trước thắng[/fen]

Khi đã có thêm thế mới, bạn có thể dễ dàng chế biến tiếp để có thêm hàng loạt thế “nhái”. Đơn giản nhất là hoán đổi một số quân cờ trong thế cờ trên là ta đã có thế mới.
[fen]3aka3/4h4/9/6p2/9/2E6/9/3A4E/pppcK4/rcrphA3 w - - - 1;center;Thế mới nhờ hoán đổi Pháo và Mã[/fen]

[html]

Bạn đọc ưa thích cờ thế hay các ván cờ thú vị nên xem thêm:

Tham
khảo

[/html]

Chưa phân loại

Chơi cờ vua và cờ vây không cần động não?

[img]xq2-0.jpg;left;Cờ vua vốn được xem là môn thể thao trí tuệ nhất[/img]”Đây quả là một lời khẳng định có tính khiêu khích”, Sheng He, Đại học Minnesota ở Minneapolis (Mỹ), một đồng tác giả của nghiên cứu, thừa nhận. Theo Sheng He, những người chơi cờ vua và cờ vây đã không sử dụng đến vùng não bộ vẫn được xem là nơi sản sinh trí thông minh thông thường.

Kết luận này trái ngược hẳn so với quan niệm lâu nay. Theo đó, cờ vua được xem là một trong những trò chơi trí tuệ vất vả nhất, và môn cờ vây của Trung Quốc cũng đòi hỏi não bộ nhọc sức không kém. (Trong môn cờ vây, người chơi sử dụng các hòn đá của mình để lập hàng rào, chiếm cứ được càng nhiều lãnh thổ càng tốt trên bàn cờ có 19 hàng dọc và 19 hàng ngang).

Thay vì thế, Sheng He lập luận rằng chiến thắng của các kỳ thủ trong rất nhiều nước đi phần lớn là do kinh nghiệm và sự thành thạo. “Hầu hết các tay cờ cao thủ mà chúng ta xem là thông minh đều chỉ dựa trên kinh nghiệm”, chuyên gia tâm lý học John Gabrieli của Đại học Stanford ở California, nhận xét.

Trong nghiên cứu này, Sheng He và cộng sự cũng kiểm chứng một giả thuyết cho rằng, cách thức vận động của não bộ trong môn cờ vua khác với cờ vây. Ở môn cờ vua, người chơi chỉ được phép lựa chọn nước đi từ một số giới hạn các khả năng di chuyển có thể. Chính vì thế, các nhà lập trình có thể tạo ra những máy tính có khả năng chiến đấu ngang ngửa với người: Kiện tướng cờ vua Vladimir Kramnik đã phải thủ hòa với siêu máy tính Deep Fritz hồi tháng 10 vừa qua.

[img]xq2-1.jpg;center;Bàn cờ vây[/img]Nhưng trong môn cờ vây, người chơi được tự do di chuyển tới bất kỳ giao điểm nào giữa các hàng trên bàn cờ. Và người ta vẫn cho rằng trò chơi này đòi hỏi sự khôn khéo, hay chất “người”, nhiều hơn. Đôi khi, một nước đi chỉ nhằm gây áp lực lên đối phương.

Tuy nhiên, khi chụp ảnh não bộ, các nhà nghiên cứu không nhận thấy có sự khác biệt lớn. Chỉ có điều, nếu như kỳ thủ cờ vây thiên về sử dụng não phải (vùng não có vai trò định hướng và xác nhận vị trí), thì người chơi cờ vua vận dụng chủ yếu não trái (vùng não xử lý tình huống).

Nghệ thuật chơi cờ Tướng

Cờ tướng là một môn giải trí nghệ thuật rất là phổ biến ở Việt Nam. Từ đầu làng đến cuối xóm, nhà nào cũng có một bàn cờ. Chiều chiều ra ngoài ngỏ hẻm hay cạnh công viên hoặc là bên lề đường, chúng ta đều thấy có những cuộc thi cờ, cờ thế, cờ độ etc… rất là thú vị. Đặc biệt mỗi khi Tết đến, đấu cờ tướng là một môn không thể thiếu được trong các cuộc triễn lãm chợ tết hay là trong những buổi họp mặt gia đình, bàn cờ tướng đem lại một niềm vui cho tất cả bà con thân quyến.

[img]xq1-0.jpg;right;Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó…[/img]Từ xưa đến nay, một người được coi là Văn Võ Song Toàn thì phải am tường, hiểu biết Cầm Kỳ Thi Họa. Cờ tướng được xếp trong hàng thứ nhì sau “Cầm” trong bốn môn giải trí nghệ thuật này.

[i]”Cầm, kỳ, thi, tửu
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay
Đàn năm cây réo rắt tình tình đây
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó…”
[u]Nguyễn Công Trứ[/u][/i]

Đại thi hào Nguyễn Du cũng đưa cảnh đánh cờ rất tao nhã vào truyện Kiều

[i]”Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”[/i]

Tác giả “Tần Cung Oán” lại cho cờ tướng là một thú vui thần tiên

[i]”Cờ tiên, rượu Thánh ai đong
Lưu tinh, Đế Thích là phường tri âm”[/i]

Trong “Nhị Độ Mai” cờ tướng cũng được xem là một trong những thú vui thanh cao

[i]”Đàn trước gió, rượu bên hoa
Câu thơ trong tuyết, cuộc cờ dưới hoa”.[/i]

Thi hào Nguyễn Khuyến dù có cái cười sâu cay, đâm chọc, mĩa mai cuộc đời nhưng ông vẫn phải tìm bạn qua cuộc cờ:

[i]”Đem cờ vua Thích vui tìm bạn
Mượn chén Ông Lưu học tỉnh say”[/i]

Khi nói đến Cờ Tướng trong thơ văn thì không ai quên được bài “Đánh cờ người” của Hồ Xuân Hương

[b]ĐÁNH CỜ NGƯỜI [/b]
[i]Chàng với thiếp đêm khua trằn trọc
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người
Hẹn rằng đấu trí mà chơi
Cấm ngoại thủy không ai được biết
Bao tướng sĩ bày ra cho hết
Đễ đôi ta quyết chiến một phen
Quân thiếp trắng quân chàng đen
Hai quân ấy chơi nhau đà đả lửa
Bước mới vào chàng liền nhảy ngựa
Thiếp vội vàng vén phía tượng lên
Hai xe hà chàng gác hai bên
Thiếp sợ bí thiếp liền gảnh sĩ
Chàng lừa thiếp đang khi bất ý
Giục chốt đầu dú dí vô cung
Thiếp còn đang mắc nước xe hồng
Nước Pháo đã nổ đùng ra chiến
Chàng bảo chịu thiếp rằng chẳng chịu
Thua thì thua quyết níu lấy con
Khi vui nước nước non non
Khi buồn lại giở cờ son quân ngà…
[u]Hồ Xuân Hương[/u][/i]

Tác giả Hồ Xuân Hương mượn cờ tướng để diễn tả “cuộc cờ trai gái” hết sức độc đáo và lý thú qua bài thơ trên. Với một cách khéo léo, bà đả dùng các thế cờ tinh xảo đễ diễn tả nghệ thuật “chăn gối” của trai gái thật là điêu luyện.

Không chỉ có thành phần văn nhân, thi sĩ, vua quan, thần tiên mới hâm mộ cờ tướng mà đến nhân dân lao động chân lắm tay bùn cũng hâm mộ cờ tướng cho nên dân gian ta có câu ca dao đố cờ truyền miệng như sau:

[i]Hai ông mà chẳng có bà
Sinh con đẻ cháu đến ba mươi người
Mười người sinh nở tốt tươi
Bốn người đi học lại đòi làm quan
Tám người xa pháo nghênh ngang,
Tám người voi ngựa rộn ràng hơn xưa
[u]Ca dao dân gian[/u][/i]

Rõ ràng ở bất cứ nơi đâu, thời nào cờ tướng vẫn được nhiều thành phần và đông đảo nhân dân lao động mọi lứa tuổi hâm mô, say mê tìm đến…

Tôi còn nhớ lúc tôi khoảng 5-6 tuổi ở VN tôi thường theo ngoại tôi học đánh cờ. Ngoại tôi tuy tuổi đã cao nhưng mà Cờ Tướng là môn mà Ông tôi thích nhất. Là một cao thủ rất hâm mộ cờ tướng, ngoại tôi đã nhờ thợ khéo tay vẻ một bàn cờ bằng đá thạch trắng trên sân thượng rồi nhờ người lên Ba Mê Thuộc mua mấy bộ Cờ Ngà bằng tê giác để chơi. Không gì thích thú bằng đấu cờ với Ngoại tôi. Tại vì Ông tôi đả trên tám mươi tuổi, mỗi khi suy nghĩ lâu là huyết áp lên cao cho nên đánh cờ với ngoại tôi là có chén hột dưa, một bình trà, một đĩa mứt và một án hương trầm có mùi thơm để dưới gió đuổi muỗi. Hai Ông cháu tôi vừa ăn vừa đánh cờ đàm đạo. Mỗi đêm trăng sáng, xung quanh là đầy đủ hoa thơm cỏ lạ mà Ông Bà Ngoại tôi đã bỏ bao năm tu bổ bốc lên một mùi hương ngào ngạt, ngoại tôi thường vuốt râu uống trà vừa ngắm trăng vừa đánh cờ và ngâm lên hai câu thơ Kiều của Nguyễn Du rằng:

[i]”Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”[/i]

Mỗi lần đánh cờ với Ngoại tôi, đi một nước cờ hay ngoại tôi thường kễ những tích xưa cho tôi nghẹ Tại sao thế này gọi là Liên Hoàn Kế, Hỏa Thiêu Sạn Đạo hay là Tam Khí Châu Du xuất phát từ đâu? Ngoại tôi không những dạy tôi những nguyên lý xuất chiến trong khi đánh cờ mà Ngoại thường dùng cờ để dạy tôi những cách làm người cũng như dùng thế cờ đễ dạy tôi những miếng võ Thiếu Lâm bí truyền mà ngoại tôi đã từng học khi còn niên thiếu. Con nhớ nha [i]”đánh cờ cũng như đấu võ, khi tấn công thì phải thần tốc, khi thủ thì phải gọn gàng. Tấn thoái liên minh mới bách chiến bách thắng.”[/i]

Tại vì còn nhỏ cho nên tôi đánh cờ mỗi khi ăn con là vỗ “bóp bóp” đễ ra oai. Tôi nhớ có một lần trong thế thất thủ tôi ví được con chốt và dùng hết sức bình sanh đập đầu chốt một cái “bóp..” làm con cờ ngà muốn mẻ đi một miếng. Nhân thế đó Ngoại tôi liền dạy nguyên lý “Không đập đầu chốt” mà đến bây giờ tôi vẫn không quên. Ngoại tôi nói rằng, trong cờ tướng có nhiều loại quân cờ, Tướng Sĩ Tượng, Xe, Pháo, Mã. Nếu nói về tôn ty trật tự thì cao nhất là Tướng rồi mới đến Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã và cuối cùng là con Chốt. Con Chốt sẳn sàng chết bất cứ lúc nào đễ dành thế công. Con chốt cũng sẳn sàng chết khi mà tướng gặp nguỵ. Hễ mà thấy lợi cờ đễ thí chốt thì con chốt sẳn sàng chết, cho nên Ngoại tôi dạy rằng làm người phải có nhân nghĩa. Con chốt chỉ tấn chớ không lùi, nó chết vì chủ để đem chiến công lại nhưng mà người chơi cờ chỉ cắm đầu vỗ mạnh thì thật là chua xót biết mấy. Nói xong, Ngoại tôi cầm con chốt lên vuốt nhè nhẹ như là một con vật vậy. Từ đó về sau, tôi không bao giờ dám vỗ đầu bất cứ một con nào đặc biệt nhất là con chốt.

Ngoại tôi cũng thường nói, “Quân xe không chiếu hậu”. Tại vì xe tượng trưng cho người Quân Tử. Kẻ quân tử không bao giờ đánh sau đích người khác hoặc là ví kẻ cùng đường cho nên Quân xe không chiếu hậu. Nói đến đây, Ngoại tôi liền đem Quan Công ra kể. Khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo bỏ ngựa xuống đất chạy chân bởi vì biết tánh Quan Vân Trường là người trung nghĩa không bao giờ giết kẻ dưới ngựa. Tuy thế, Ngoại tôi nói tiếp, Quan Công tha Tào Tháo ở Hoa Dung Lộ là vi phạm quân lệnh trái với nguyên lý trong chiến tranh “Dưỡng hỗ dĩ họa” vả lại cái nguyên lý này còn tùy thuộc vào người chơi bởi vì “Hàn Tính lòn trôn” mới bình thiên hạ cho nên trước khi đánh cờ phải giao trước luật này. Nói tới đoạn này, Ngoại tôi liền ngâm bốn câu thơ:

[i]”Tào Man thua chạy đến Hoa Dung
Khéo đâu đường hẻm gặp Quan Công
Chỉ vì tình nghĩa còn ghi tạc
Nên đễ rồng ra thoát xuống sông”
[u]Dân Gian[/u][/i]

“Hắc giả tiên hành” là luật mà Ngoại tôi giãi thích tôi lâu nhất bởi vì nó áp dụng nhiều nguyên lý ngũ hành. Cờ Tướng lấy sự công bằng làm chuẩn mực cho nên bên đỏ, bên đen là hai bên cờ băng nhau nhưng tại sao lại bên đen đi trước? Ngoại tôi giải thích rằng màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý, khí lực của con người. Trong luật ngũ hành, màu đen thuộc về âm, ban đêm thì trời tối đen là âm, mà đã thuộc về âm thì xấu hoặc yếu thế thường có ảnh hưởng không tốt vì vậy người chơi cờ đen khí lực sẻ giảm hơn người chơi cờ đỏ. Do đó, để bù lại sự giảm sút khí lực, hoặc xui xẻo, không tốt cho nên người chơi cờ đỏ phải để người chơi cờ đen đi trước. Mặc dầu vậy ngoại tôi nói tiếp nếu mà hai bên hòa nhau thì người chơi cờ đen phải cảm thấy hổ thẹn tại vì đi tiên một nước mà vẫn không thắng được đối phương.

“Bút sa gà chết” là luật mà tôi phạm nhiều nhất. Mỗi lần đi một con, đút xe vô chân mã là tôi liền xin hoãn lại. Luật này thì tùy thuột vào người chơi cờ. Nếu mà hai người dùng cờ để giải trí thì luật này có thể hồi hoản được tại vì nếu áp dụng triệt để quá, ván cờ sẻ mất phần thú vị. Nhưng mà nếu đánh cờ độ, đấu cờ thì luật này phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tôi có dịp đấu với nhiều tay cờ là khách của ngoại tôi. Có cụ giao trước là hể đặt con cờ xuống phải gỏ ba lần thì mới tính. Cho nên Ông ta đi một nước, sau khi đặt con cờ xuống bàn xong ngẫm nghỉ một lúc rồi dùng ngón tay gỏ cái cốc rồi suy nghỉ tiếp. Ông ta làm như thế ba lần mới đi. Nếu mà thấy nguy hiểm hay là tính lại, ông ấy đi lại nước khác và suy nghỉ tiếp. Một ván cờ kéo dài 4-5 tiếng nhưng mà rất lý thú vì hai đối thủ đều dùng tinh hoa của cờ để chơi vơi nhaụ

Và luật sau cùng là “Chiếu Bất Quá Tam”. Phàm việc gì cũng có tốt có xấu. Đánh người là hành vi xấu nên đánh tướng đến ba lần thì không còn ra thể thống gì nửa. Người đánh cờ nếu đã chiếu tướng đến ba lần mà không bắt được tướng thì phải biết xấu hổ, đừng chiếu tướng nữa. Số ba trong cờ tướng còn có ý nghĩa triết lý là: Trời có ba cái quý: Nhật, Nguyệt, Tinh (Mặt trời, Mặt trăng, và Sao), Người có ba cái quý Thiên, Địa, Nhân (Trời, Đất, Người) bao trùm hết cả muôn loài vạn vật. Nếu ba cái quý ấy mà hết thì tất bị hư hoại. Cho nên nếu một quân cờ chiếu tướng đến ba lần mà không bắt được tướng là coi như đã hết thế rồi, nếu tiếp tục nữa là trái với đạo lý.

Cờ tướng không những là một môn giải trí lành mạnh mà còn dạy cho ta biết tâm lý, tánh tình của người đối thủ. Mẹ tôi thường kễ câu chuyện “đánh cờ cưới vợ” của cha tôi cho tôi nghe. Cha tôi là một tay cao cờ, mỗi lần đến nhà thăm mẹ tôi thị bị Ngoại tôi “hỏi thăm” đủ điều hết. Nhưng Ngoại tôi đắc ý nhất là đánh cờ. Không có gì vui bằng gặp “kỳ phùng địch thủ”. Sau mấy ván cờ Ngoại tôi tỏ vẻ rất thích Cha tôi. Sau này, Ngoại tôi kễ cho tôi nghe rằng Cha tôi mỗi lần đánh cờ dụng binh rất kỹ, tâm lý vững vàng và đặc biệt là đánh cờ theo lối quân tử. Có những nước cha tôi đi không thí một con nào mà vẫn dồn địch thủ vào thế yếu. Ngoại tôi thường nói là nếu Cha tôi còn sống đến ngày nay chắc tôi chơi cờ sẻ tiến bộ hơn nhiều và có thể sẻ khá hơn cha tôi bởi vì tôi sở trường là dùng cặp pháo. Pháo giăng, pháo trùng, pháo đầu song đội etc… là những nước cờ công của tôi. Nhưng ngược lại, cha tôi sở trường là cặp Ngựa. Ngoại tôi nói con ngựa cha tôi rất kỳ ảo, chỉ đi có mấy nước mà con ngựa đã nhập cung. Nhưng mà sách thường nói “pháo bảy, ngựa ba”. Nói tới đây Ngoại tôi kể một tích đánh cờ xãy ra trong lịch sử VN.

Phạm Đình Trọng và Nguyễn Hữu Cầu là đôi bạn thân từ thủa nhỏ và thường dùng cờ tướng đem ra thí ứng. Sở trường Nguyễn Hữu Cầu là dùng cặp Mã với một chiến pháp vô lường và thường nói với bạn rằng “Con mã chạy được khắp nơi, sức phi ngàn dặm, phá được chiến trường. Sau khi nhập cung cặp cổ được con Tướng mà nên việc lớn. Sau này lớn lên, với con ngựa Ô Long, tôi đột nhập Hoàng Thành thì cái ngai vàng của vua, cái ngôi của chúa khó gì không nắm được!”. Phạm Đình Trọng lại có sở trường ở cặp Pháo, thường trị được cặp Mã song toàn của bạn nhưng cũng lắm khi thất bại. Đình Trọng thường nói với bạn rằng: “con Mã của anh lợi hại nhưng nước dài và lanh lợi đâu bằng cặp Pháo. Nếu sau này con ngựa Ô Long của anh làm mưa làm gió thì Pháo tôi cũng rượt mã đến cùng, đâu để anh lọt vào Hoàng Thành mà ngồi lên ngai được!”. Quả nhiên về sau Hữu Cầu thi đỗ làm giặc xưng là Đông Hải Quận Vương. Phạm Đình Trọng thi đỗ Tấn sĩ làm tướng đi dẹp Hữu Cầu. Cầu trận thắng trận thua bị Trọng rượt hơn ba năm trời khắp sông hồ núi non, biển cả, đồng bằng. Cuối cùng Trọng tóm được Hữu Cầu giải về kinh đô trị tội.

Ngoại tôi còn giải thích tôi rằng tâm lý con người rất là phức tạp, đa dạng do từng đặc điểm khí chất. Tuy nhiên người ta có thể phân thành các nhóm khí chất chính như sau: người nóng nảy, người điềm tỉnh, người linh hoạt, người ích kỷ hẹp hòi, người nhẫn nại, người kiêu ngạo etc… Qua cuộc cờ, do thể hiện phong cách chơi, người ta đã để bộc lộ tánh tình. Điều này rất rõ ràng và dễ thấy:

* Người nóng nảy thì thích tấn công, đánh nhanh, vội vàng hấp tấp, muốn kết thúc cuộc cờ sớm, thường sử dụng các chiến lược tấn công.
* Người kiên nhẫn thì thích thú hơn công thường sử dụng các chiến lược phòng thủ, phản công như Bình Phong Mã, Đơn đề mã, Pháo Giăng. Họ chịu khó tính toán, suy nghĩ liên tục, đợi khi đối phương sơ hở mới tấn công. Đánh chậm, tiêu tốn thì giờ cho cuộc cờ.
* Người kiêu ngạo háo thắng bộc lộ sự hân hoan ngay khi thắng một quân hay một nước đi có lợi, lấy sự hơn người làm thích thú, luôn cho mình hơn người.
* Người linh hoạt tính toán nhanh, thông minh xử lý ngay mọi tình huống, nghĩ ra được nhiều thế đánh hay, nước đi của họ lã lướt đẹp mắt, có nhiều sáng tạo.
* Người ích kỷ hẹp hòi: Ưa hoãn, bất tài mà lại muốn thắng hơn người.
* Người lơ đễnh thường bỏ sót nước, sơ xuất dễ bị mất quân, dẫn đến thua cuộc, không tập trung tư duy liên tục thậm chí có khi giống như lãng trí đem Xe đi vào chân Ngựa đối phương.
* Người trầm tĩnh dù thua quân vẫn bình tĩnh chống đỡ, tính toán cẫn thận, đánh chậm mà thắng nước, ít nói, không ồn ào. Họ đi con cờ nhẹ nhàng không có tiếng động.
* Người hiếu thắng luôn luôn muốn hơn người khác. Khi bị thua là họ muốn đánh hoài đễ gỡ, đến khi nào thắng được một vài ván cờ rồi mới chịu nghỉ ngơi.

Cho nên những tay danh thủ cao cờ nét mặt ít khi thay đổi. Công cũng như thủ, lợi cờ hay thua cờ họ vẫn trầm tỉnh, cân nhắc đắng đo từng con cờ.

Tôi đã có dịp đánh cờ với nhiều tay cao cờ. Mặc dầu tuy đã lớn tuổi nhưng tánh tình vẫn không thay đổi. Có người tỏ thái độ rất nóng nảy khi bị thua con, hoặc là bị ví xe rồi theo vài câu xóc họng tỏ ra nóng nảy, mặt mày đỏ gay lên. Lúc đó nước cờ sẽ loạn và chắc chắn sẻ thua đối phương. Có người đánh rất là tỉnh mặc dầu mất cả hai xe nhưng vẫn bình tĩnh chiến đấu đễ lấy lại thế cờ và sau cùng tiêu diệt địch thủ. Cho nên đánh cờ tướng luôn luôn dữ thái độ bình tỉnh, hoà nhả, tâm hồn thảnh thơi và cứ nghĩ là mình đang học đánh cờ, dùng cờ đễ giải buồn hơn là dùng cờ để phân cao thấp. Có như vậy thì nước cờ của chúng ta ngày càng vững mạnh và nghệ thuật chơi cờ tướng cũng được nâng cao hơn.

Khi nói đến cờ tướng thì ai ai cũng nghỉ chỉ có phái nam, đấng mày râu mới chơi thôi chớ mấy người tay yếu chân mềm như mấy cô thì không thích hợp mấy. Đây là một lối suy nghỉ thật là cạn hẹp. Tôi được hân hạnh quen biết một số nữ cao thủ cờ tướng, không những đã có sắc đẹp nghiêng thành mà cũng là người hâm mộ chơi cờ tướng. Nước cờ của các cô đánh rất khác lạ và biến hóa lạ thường. Lối suy nghỉ của đàn bà khác với đàn ông và có thể nói là sâu hơn và lắc léo hơn cho nên có rất nhiều nước đi mà tôi cũng phải giật mình không thể đoán ra ý nghỉ của đối phương. Có cô vừa đánh cờ vừa cười đễ “phân tâm” đối thủ, có cô thì vừa đánh vừa hỏi chuyện, nhiều lúc “chốt vô cung” cũng không biết đi đường nào. Đó là những điểm khá đặc biệt của phái nữ.

[img]xq1-1.jpg;center;[/img]Đọc lại lịch sử Trung Hoa và Việt Nam, các bậc nữ lưu, danh nhân thi sĩ như là Bà Huyện Thanh Quang, Đoàn Thị Điểm, Chung Vô Diệm, Lộng Ngọc, Võ Tắt Thiên đều là những tay cao thủ cờ tướng. Không những nhờ vào tài trí khôn ngoan trong nước cờ mà còn với những kế rất là tinh xảo để triệt đối phương khi chơi cờ tướng. Nói tới đây chắc ai cũng không quên được tích “Chung Vô Diệm dự hội đánh cờ” đễ dẹp loạn. Chung Vô Diệm là vợ của Tề Tuyên Vương. Tuy diện mạo xấu xí nhưng võ lược, tài phép cao cường. Lúc bấy giờ nước Sở đang muốn tranh hùng với nước Tề cho nên Sở Trang Vương mời Tề Tuyên Vương đến dự hội đánh cờ sẳn dịp áp hại đễ chiếm lấy Tề. Chung Hậu biết việc bèn sai hai tướng tài đem quân ra biên ải trấn thủ, mặt khác phò vua Tề đến dự Kỳ Bàn Đại Hội. Hầu Anh là tể tướng của Sở, một người văn võ song toàn và đặc biệt là Vua cờ của Sở cho nên được vua Sở tín nhiệm đem ra đấu cờ với Chung Hậu. Hầu Anh vốn là gốc con khỉ đầu thai cho nên tướng người, hình giáng đều rất giống khỉ và thích ăn trái đào. Sao mấy bàn cờ căng thẳng, Chung Hậu liên tiếp thua cho nên Bà ta mới sai thị vệ tín cẩn đi Ngự Hoa Viên hái những trái đào chín thật chín thơm mộng đem tới hội cờ. Thấy những trái đào mơn mởn bốc mùi thơm bát ngát, Hầu Anh thèm rỏ rãi đánh cờ không yên, tinh thần rối loạn nên rốt cuộc phải chịu thua dưới tay của Chung Hậu. Nhờ vậy mà nước Tề tránh được đao binh.

Nói tóm lại, cờ tướng là một nghệ thuật rất là tinh xảo. Nó không những rèn luyện trí óc cho người chơi cờ mà còn dạy người chơi cờ cách xữ thế, dạy người Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cho nên chúng ta nên khuyến khích con em chúng ta học chơi cờ, bảo tồn nền tinh hoa của cờ tướng cũng như dùng cờ tướng làm một môn giải trí lành mạnh và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, điển tích của người xưa.

Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Song Pháo phối hợp

[b]2. Song Pháo phối hợp[/b]

Hai Pháo phối hợp làm ngòi cũng làm tăng cao hiệu quả tác chiến. Thế nhưng nêu chúng phối hợp phòng thủ thì hiệu quả rõ, khá linh hoạt. Còn phối hợp tấn công thì khó khăn nếu không có sự tham gia của các quân khác. Ta xem các thế cờ:

[b]Thế 1: Nhất Pháo trúng đích.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Nhất Pháo trúng đích
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 5a3/3k3C1/3a5/8C/9/9/9/6h2/5p3/3AK3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1.P1-6! }END[/game]
thắng.

Đây là trường hợp chiến thắng khá lạ, tuy nhiên trong thực tế cũng có lúc thực hiện được nước chiếu bí này.

[b]Thế 2: Hai Pháo nhập cuộc[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Hai Pháo nhập cuộc
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3ak4/3Ca4/e8/2C6/9/6h2/9/9/5p3/4K3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1.P6-8! Tg5-6 2.P7.3 }END[/game]
thắng.

Thế cờ này nhờ Tướng chiếm lộ giữ không cho đối phương lên, xuống Sĩ nên mới đánh bí được.