Chưa phân loại

Tài trí Lê Quang Liêm

Một năm trước, tại Giải cờ vua Aeroflot mở rộng 2010, Lê Quang Liêm đã một lần đi vào lịch sử của giải với tư cách là người châu Á đầu tiên vô địch tại giải đấu uy tín này.

Tại giải năm nay, dù là đương kim vô địch nhưng ở đầu giải Liêm không được đánh giá cao do với hệ số Elo 2.664, anh chỉ được xếp làm hạt giống 19 trong tổng số 86 kỳ thủ của bảng A. Xếp trên Liêm là hàng loạt tên tuổi sừng sỏ của làng cờ thế giới như Gata Kamsky (Mỹ, Elo 2.730), Sergei Movsesian (Armenia, Elo 2.721), Rustam Kasimdzhanov (Uzbekistan, Elo 2.681), Alexander Khalifman (Nga, Elo 2.638)… Trong đó, Kamsky và Kasimdzhanov từng vô địch World Cup và lão tướng 47 tuổi Alexander Khalifman từng vô địch thế giới.

Nhưng với bản lĩnh và phong độ xuất sắc, Liêm đã lần lượt có bốn trận thắng liên tiếp, cầm hòa hai trận, thua một trận và trong ván quyết định diễn ra tối 16-2, anh đã hòa với Rauf Mamedov để đoạt chức vô địch với 6,5 điểm sau chín ván đấu, cùng điểm với người về nhì và ba nhưng hơn chỉ số phụ.
Theo đại kiện tướng quốc tế Từ Hoàng Thông, trận thắng của Liêm trước hạt giống số 1 Kamsky ở ván thứ tư hay hơn cả. Hoàng Thông phân tích: “Đây là ván cờ đẹp và chiến thắng này là bước ngoặt để Liêm vượt lên giành ngôi đầu bảng. Diễn biến ván đấu cho thấy Liêm đã tận dụng tối đa ưu thế đi tiên để tấn công liên tiếp, khiến nhà vô địch World Cup lúng túng và cuối cùng phải đầu hàng do ở thế cờ tàn xe kém hai chốt là hoàn toàn vô vọng. Theo tôi, lối chơi tấn công bất ngờ của Liêm khiến Kamsky không kịp chống trả dẫn đến thua cuộc”.

Còn theo đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải: “Đây là một ván đấu hay và thể hiện bản lĩnh của Liêm. Lần đầu gặp cựu vô địch World Cup Kamsky, phần lớn các kỳ thủ khác đều bị khớp. Trong khi đó, Liêm thi đấu rất sòng phẳng khi tấn công ngay từ đầu khiến đối phương trở tay không kịp”.

Có mặt tại giải, HLV Lâm Minh Châu phân tích thêm: “Suốt từ đầu trận Liêm luôn liên tục tạo sức ép với các quân ở trung tâm làm Kamsky phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Đến nước thứ 13, Liêm quyết định đẩy chốt mở toang trung tâm khi vua của Kamsky chưa an toàn.

Nước 16 Liêm lại quyết định bỏ tượng lấy hai chốt. Và sau hàng loạt nước tấn công, Liêm ăn được thêm tượng của Kamsky. Theo tôi, đây là ván cờ hay và đẳng cấp của Liêm khi anh tận dụng ưu thế ngay từ đầu và không cho đối phương một cơ hội nào. Chỉ sau 27 nước đi, Liêm đã hạ nhà cựu vô địch World Cup”. Sau trận thua này, Gata Kamsky bị một cú sốc nặng và sau đó thua tiếp Ding Liren (Trung Quốc) để chấm dứt hi vọng đạt thứ hạng cao của giải.

HLV Châu nói thêm trước đó ở ván thứ ba gặp Luka Lenic (Slovenia, Elo 2.613), Liêm đã có một trận thắng độc đáo khi mạnh dạn sử dụng nước đi lạ hiếm thấy trong cờ vua để hạ đối thủ.

Ông Châu phân tích: “Gặp bất lợi cầm quân đen và sau 27 nước ở thế hơi bị ép, Liêm đã lùi mã về. Nước đi này khiến mọi khán giả theo dõi ván đấu tưởng chừng như Liêm hở sườn khi anh bị mất một chốt. Sau đó, Liêm còn bị lỗ khi đổi hai xe lấy hậu. Nhưng đến nước 33, cục diện đã hoàn toàn đổi khác. Có lẽ quá bất ngờ trước những nước đi táo bạo của Liêm, Luka đã chịu thua sau nước đi thứ 42”.

Bà Trần Thị Mỹ Lệ, mẹ Liêm, cho biết hiện nay việc học cờ của Liêm chủ yếu qua trao đổi, thi đấu qua mạng với các cao thủ trong làng cờ thế giới. Theo kế hoạch, trong năm 2011 Liêm đã đồng ý thi đấu cho CLB Bremen (Đức, tháng 3), CLB Evry Grand Roque (Pháp, tháng 4), CLB Qingdao Yucai (Trung Quốc, tháng 6). Liêm cho biết việc đầu quân cho các CLB nói trên không chỉ vì tiền mà còn giúp anh có cơ hội thi đấu thường xuyên với các cao thủ quốc tế để gia tăng “nội lực” của mình.[img]xq567-0.jpg;center;[/img]

Chưa phân loại

Chơi cờ người

Xuất xứ từ Trung Hoa, cờ tướng khá phổ biến và nó được người Việt Nam đưa vào đời sống lễ hội với những màu sắc rất bản địa. Ba tấm hình mô tả trang phục của những người tham gia một ván cờ người trong một lễ hội mang dáng vẻ phong lưu.

Tướng Ông được bài trí bởi những vật dụng đương thời được coi là thời thượng: chiếc đồng hồ “Tây”; còn Tướng Bà thì có một giá súng gươm, cơi trầu, ống nhổ và một bộ ấm chén. Dàn quân của Tướng Bà là những thiếu nữ rất trẻ đã mang dáng dấp thị thành. Không khí hội làng truyền thống trong khung cảnh chuyển đổi của Hà Nội, đô thị thời thuộc địa phần nào thể hiện trong những tấm ảnh này.[img]xq575-0.jpg;center;Chơi cờ ngoài bãi sông[/img][img]xq575-1.jpg;center;Tướng ông và các quân sĩ[/img][img]xq575-2.jpg;center;Tướng bà và các quân sĩ[/img]

Chưa phân loại

Người Việt và cờ tướng ở Pháp

Issy Les Moulineaux, ngoại ô phía tây Paris lúc 7g tối. Cái lạnh ẩm ướt của đêm mùa đông đã ập xuống từ bao giờ. Thái Đông đến thẳng từ nơi làm việc. Là kỹ sư tin học và trưởng dự án của Công ty PTT (dịch vụ bưu điện và ngân hàng), Thái Đông – 47 tuổi, đã lập gia đình và có ba con – sắp xếp thời gian giữa công việc, gia đình và niềm đam mê cờ. “Tôi làm việc liên tục nhiều ngày, nhưng vẫn dành ra vài giờ bên bàn cờ với bạn bè” – anh nói.

[img]xq568-0.jpg;center;Thái Đông (trái) và Xavier trong trận đấu “thầy – trò” – Ảnh: V.T.D[/img]

Căn nhà của Xavier Geremy trở thành điểm hẹn đêm nay. Xavier cũng là trưởng dự án tin học, đồng nghiệp của Thái Đông. Sau khi uống khai vị rượu vang ngọt Porto theo truyền thống hiếu khách của người Pháp, cả hai vùi đầu vào bàn cờ. Những nước đi được triển khai nhanh kèm theo những giải thích chiến lược. Ván cờ này chẳng khác nào một cuộc chiến “thầy – trò”.

Thái Đông thuộc hàng các kỳ thủ xuất sắc thế giới. Anh xếp hạng tư ở châu Âu. Hai đồng đội khác của anh, Đặng Thành Trung và Huỳnh Vĩnh Tường, là nhà vô địch châu Âu và xếp thứ ba trên bảng xếp hạng châu Âu năm 2010. Tại giải vô địch châu Âu lần 26 diễn ra hồi tháng 9-2010 ở Hamburg (Đức), các kỳ thủ Việt kiều và đồng đội người Pháp đã đoạt huy chương vàng nội dung đồng đội trước đội tuyển chủ nhà hùng mạnh vốn tập trung các kỳ thủ gốc Hoa bấy lâu nay thống lĩnh các giải châu Âu và thế giới.

Cờ tướng trong “ngoại giao văn hóa”

Đối với họ, đây là thú vui duy nhất vào lúc đó. Chỉ cần một tấm ván và những mẩu gỗ là có thể làm ra bàn cờ và dễ dàng mang đi khắp nơi. Trong thời gian dài, các kỳ thủ người Hoa thống lĩnh cờ tướng ở vùng đất đón tiếp họ.

Nhưng ngày nay, Việt kiều đã vươn lên trong môn thể thao trí tuệ này.

Xavier là dân Pháp chính gốc. Anh phát hiện cờ tướng vào năm 2004 nhân chuyến du lịch sang Trung Quốc. Trở về Pháp, anh tập chơi ở vài câu lạc bộ cờ tướng do người Triều Châu ở Paris mở ra.

“Năm 2007, gặp Thái Đông là cú hích đối với tôi” – Xavier kể. Vốn là nhà sư phạm giỏi, tác giả của nhiều đầu sách viết bằng tiếng Pháp về cờ tướng, Thái Đông đã cung cấp cho Xavier những chìa khóa và nhất là giúp Xavier hiểu được “tinh thần châu Á” để có thể tiến xa hơn. Chỉ trong vòng ba năm, từ chỗ chưa biết gì về cờ tướng, Xavier đã vươn đến hạng 37 châu Âu trên bảng xếp hạng cá nhân.

“So với cờ vua, cờ tướng hấp dẫn ở chỗ vận dụng các đòn phối hợp, trong đó có hi sinh quân nhiều hơn là điều quân, phong tỏa, mở đường không cần hi sinh quân. Sự nhanh nhẹn trong triển khai các nước cờ và bước tấn công là rất quan trọng” – Thái Đông giải thích. Đây cũng chính là dấu ấn văn hóa mạnh mẽ của châu Á, lấy tấn công thay phòng thủ. “Trong tất cả các trò chơi chiến lược, cờ tướng hay nhất. Nó hấp dẫn tôi từ thời niên thiếu. Và qua đó châu Á cũng hấp dẫn tôi” – Xavier khẳng định.

Xavier Geremy không phải là người Pháp duy nhất bị hấp dẫn bởi châu Á, một châu lục đa văn hóa, có tín ngưỡng không giống nhau và gồm những xã hội đa dạng. Chẳng hạn giữa Ấn Độ và Nhật là cả một thế giới ngăn cách. Nó không đồng nhất như thế giới phương Tây.

“Văn hóa châu Á đang phát triển trên thế giới. Đó là một nền văn hóa được nhiều người phương Tây ưa thích vì họ đang đánh mất các giá trị của mình và tìm kiếm những con đường mới” – nhà chính trị học Eric Nguyên đã viết như thế trong tác phẩm Châu Á địa chính trị (L’Asie géopolitique, Collection Studyrama).

Trong văn hóa châu Á, sau truyện tranh manga và món sushi đến từ Nhật, văn chương Ấn Độ và yoga, chính cờ tướng đang thâm nhập vào đời sống hằng ngày và suy nghĩ của người phương Tây.

Mức độ phổ biến ngày càng tăng

Tại châu Âu, đặc biệt là ở Pháp và Đức, cờ tướng còn tham gia vào việc giúp chia sẻ một phần giá trị của văn hóa châu Á. Đó là khả năng phản ứng và tinh thần chiến đấu. Người phương Tây sẽ nhìn và đánh giá châu Á khác đi và theo cách “tích cực”. Tốt hơn là khả năng phản ứng và tinh thần chiến đấu của châu Á được nhìn nhận như “mang đến những giá trị mới” để từ đó tạo thuận lợi cho sự phát triển có chất lượng những trao đổi trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị…

“Câu lạc bộ chúng tôi thuộc Liên đoàn Cờ tướng Pháp và đã lập ra trang web về cờ tướng bằng tiếng Pháp nhằm phổ biến hơn nữa bộ môn này đến người Pháp chính gốc và Việt kiều trẻ” – Thái Đông nói. Cùng với bạn bè đam mê cờ tướng, trong năm 2011 anh sẽ tổ chức các giải đấu khắp nước Pháp, tranh giải thưởng hẳn hoi hoặc chỉ đấu biểu diễn.

Giai đoạn sắp tới của câu lạc bộ là tìm ra một địa điểm mới cho phép tập hợp dễ dàng các kỳ thủ và dạy cờ cho người chơi. “Điều khiến tôi hài lòng nhất sẽ là thiết lập các mối quan hệ nghiêm túc giữa các kỳ thủ ở Pháp và Việt Nam. Tôi tin rằng điều đó sẽ cho phép cờ tướng phát triển và nâng cao trình độ. Đây chính là điều thú vị cho tất cả mọi người” – Thái Đông mong ước.

Đêm đã khuya, Xavier chúc chúng tôi ngủ ngon. “Ông thầy” Thái Đông mỉm cười bắt tay tôi, ra xe và lao đi trong màn đêm. Tôi tin rằng vợ con anh sẽ rất vui khi được gặp lại anh trong mùa đông lạnh bất thường của năm nay.

“Thái Đông là một trường hợp đặc biệt”

Sở dĩ tôi dùng từ “đặc biệt” bởi trong cuộc sống này mỗi người đều có quỹ thời gian 24 giờ/ngày như nhau, nhưng không hiểu sao anh ấy lại làm được nhiều việc đến thế!

Còn nhớ cách nay khoảng mười năm, khi còn là ủy viên ban chấp hành Liên đoàn Cờ TP.HCM, công việc của Thái Đông là chuyên về sinh học, phiên dịch các tài liệu tiếng Anh, nhưng khi đến Pháp sinh sống anh lại giỏi về các thiết bị vi tính, công nghệ thông tin. Ngoài tiếng Pháp, anh nói tiếng Nga rất tốt.

Riêng ở lĩnh vực cờ, khi còn ở TP.HCM, trình độ chơi cờ vua của Thái Đông tương đương hạng A, còn cờ tướng chỉ dừng lại ở mức khá. Tôi thật bất ngờ khi được biết mới đây anh đã cùng các kỳ thủ Việt kiều mang về cho Pháp chức vô địch đồng đội ở giải cờ tướng vô địch châu Âu.

Từng quen biết và có thời gian làm việc với Thái Đông, theo tôi, để có được những thành công đặc biệt đó, bản thân anh luôn đặt ra chỉ tiêu phấn đấu, cũng như không bao giờ hài lòng về mình. Có thể nói tự mày mò học tập và nghiên cứu là thế mạnh của Thái Đông. Tôi còn nhớ một trong những niềm đam mê của Thái Đông là đọc và sưu tầm các loại sách. Những loại sách kinh điển của thế giới đều có trong tủ sách gia đình anh.

Hiện nay, dù định cư ở Pháp nhưng Thái Đông vẫn luôn sẵn sàng hỗ trợ rất đắc lực trong việc phiên dịch các tài liệu về cờ cho Liên đoàn Cờ TP.HCM.

[i]HLV LÂM MINH CHÂU[/i]

Chưa phân loại

Cuộc cờ

Nói nào ngay, ông Tư trong mắt đa phần thiên hạ là kẻ bất bại. Nghe bảo đận trung niên, ông Tư gặp một tay yên hùng lục lâm non choẹt nhưng có chiêu tốc chiến tốc thắng, đè xe ém mã rất kinh hồn. Biết mình vào thế kẹt và sẽ mất tước bách thắng, lựa lúc đi giải ông Tư tạt vô chái bếp cơi lửa ủ mạt cưa vào vách gỗ.

Khách chưa kịp giở phục chiêu giăng sẵn thì đã nghe làng xóm í ới cháy nhà. Xúm xít kẻ tát người bê tình giềng nghĩa láng, ông Tư không mất chốn dung thân. Hôm sau mặc vợ con lui cui dọn dẹp phên nẹp nửa căn nhà bị cháy sém; ông Tư thản nhiên trốn ngoài bờ trúc góc vườn kẻ kẻ, vạch vạch các ô vuông giải bàn cờ suýt thua.

***

Năm 20 tuổi, trên đường câu cá kiếm cơm, ông Tư nhặt được quyển Kỳ thư bên suối Khu Bê. Duyên trời cộng với đĩnh ngộ, ông mau chóng nổi lên như một hảo thủ vùng Lạt. Thật sự các nước cờ của ông Tư cũng thường thôi, nghiệt là chúng lại kết hợp với nhau trong trật tự hết sức cao cường, thông cổ, tường kim, mạch lạc mà lại có vẻ bí hiểm. Có lần ông dụ địch thủ chén ngấu cả hai con xe, trong khi chàng chốt quèn lặng lẽ áp thành cản tượng cho pháo giác kết liễu tướng giặc. Ông thành danh cũng có chữ liều và không màng trả giá.
Cao nhân cũng lắm kiểu ngạnh. Trò ông chơi ai cũng gọi là cờ tướng hay văn vẻ nho nhe “tượng kỳ”, còn ông thì cụt lủn: “cờ voi”. Bọn sính chữ một phép thường xướng đường biên giữa hai phía là “Hán giới – Sở hà”, riêng ông xem đó như ranh mép ngày – đêm. Ta là ngày, nó là đêm. Ta sáng nó tối. Ta dương nó âm. Ta hiền nó dữ. Ta khôn nó ngu…

Ông Tư chơi cờ cả đời và chiến thắng cả đời nên chẳng có lý do gì trận đấu từ giã xới cờ ông không thắng nốt. Lúc ấy ông cũng đã gần đất xa trời. Ông đem bàn cờ hằn dấu những cái nện ăn quân chan chát mấy mươi năm đặt trên tủ thờ, như báo cáo chiến công với tiên tổ.

Tình thực, đó cũng là ý nghĩa duy nhất của đời ông, bởi bao năm ông chỉ biết ăn uống, chơi cờ và… yêu vợ. “Vợ làm vợ ăn, vợ làm chồng ăn, con bú sữa mẹ” là phương châm sống kiên định của ông Tư. Bầy con nheo nhóc lớn lên rồi trưởng thành ở tứ xứ vẫn luôn răm rắp, khúm núm trước mặt ơn sinh thành.

Nhưng ai biết dâu bể khôn lường, ông Tư có một lũ cháu A khùng hay cãi chày cãi cối. Giỗ tết cả nhà sum vầy, nếu ông mở lời kể lể chiến công một đời đánh cờ, y rằng bọn A khùng ấy sổ toẹt hết. Mà tuồng như chúng lại có lý mới chết chứ!

– Ông dịch chữ nho sai rồi ông ơi – thằng cháu đích tôn là hay gây hấn với ông nhất, vì cậy sở học hồ hải vinh qui bái tổ – Chữ tượng trong tượng kỳ đâu phải là con voi! Nó biểu trưng cho những yếu tố trừu tượng của trận đánh.

– Khéo vẽ, sao không nói nốt chữ nhân chớ phải là người đi.

– So với cờ quốc tế, cờ của ông rất thiếu công bằng. Con chốt mãi mãi là con chốt.

– Chứng chóa mắt ngoài bờ tre đây. Vậy cái thằng quốc tế liên hiệp nó công bằng giữa nhược tiểu và cường thịnh, giữa nhiều tiền và ít tiền, giữa nước lớn và nước bé như thế nào?

– Ông à, ông chơi cờ cả đời không chán ư? – Đến lượt thằng cháu mua bán ngoài chợ thắc mắc.

– Đời chẳng qua cũng là một cuộc chơi.

– Nhưng cháu thấy vinh quang tinh thần của ông nó yếm thế như thế nào ấy. Buổi xôi thịt này có no được đâu.

– Ta già rồi, lũ cháu không hiểu cũng là dễ hiểu!

Từ đó ông Tư sinh ra lẩm cẩm, suốt ngày thì thầm “không hiểu cũng là dễ hiểu”. Ông đem bàn cờ cũ để hẳn xuống trường kỷ, rồi lấy giấy nhám xóa dần những đường chéo làm sông ở giữa.

***

Cái tin ông Tư đột nhiên chơi cờ trở lại ngỡ sẽ làm con cháu phiền lòng. Nhưng không, ông chơi rất lạ và chỉ chơi với chính ông: bộ cờ mới ông giữ mỗi bốn con tượng. Ông quân xanh, đối thủ vô hình quân đỏ (không như ngày xưa lúc nào ông cũng đỏ để nhường xanh đi trước, hậu thắng tiên mới oai!).

Ngày ngày ngồi lì bên bàn cờ trống hoác, tay phải ông chống tượng thì tay trái với qua phía đối diện đẩy tượng lên biên. Hai cặp tượng căng lắm là gườm nhau qua dòng sông. Nước chéo vuông của tượng hình như thay thế tạm các kẻ chéo chữ nhật ông đã bôi xóa. Lòng ông sôi sục năm tháng cũ, các nước cờ cũ, các con cờ cũ vô hình.

E hèm, tượng không phải là voi? Ông nhớ lại lời thằng cháu. Xưa ông ít dùng tượng. Cờ ông là cờ toàn công, pháo đầu thượng sách nên ông xem thường quân tượng. Nếu là voi sao tượng không vượt sông lâm trận? Người Trung Hoa sáng tạo ra tượng kỳ khi chiến xa (được hình tượng hóa vào con xe) còn chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường. Kỵ binh (con mã) bắt đầu được biết đến ở đời Triệu Linh Vương (nước Triệu), năm 307 trước Công nguyên, khi họ Triệu cải trang phục giống người Hồ để dễ dàng cưỡi ngựa. Thời Chiến quốc ấy làm gì có voi trên mặt trận nào.

Qua Đông Hán người Tàu mới gặp voi ở Trung bộ Việt Nam hôm nay nên bày ra huyện Tượng Lâm. Nếu Tượng Lâm là vùng rừng có voi thì Tượng Quận thời Tần chẳng lẽ lại mang nghĩa một quận tượng trưng trên bàn tiệc thực dân? Khéo bọn thực dân đại quốc ngày xưa chỉ xem khu vực có tổ quốc ông là một cuộc cờ tượng trưng không chừng!

Cũng là tượng nhưng sao rắc rối thế. Ông Tư quyết đánh cờ với bốn quân tượng đến khi nào ông không còn mắc mớ trong lòng nữa mới thôi.

Chỉ tội bà Tư hồn hậu, nhân từ. Nhìn ông chơi cờ một mình mà ruột gan bà xát muối ớt. Xưa bà chẳng quản “quanh năm buôn bán ở mom sông” để ông “vĩ mô” với thiên hạ, oai hùng riêng trấn muôn trượng một góc trời. Khốn khó hi sinh, cuối cùng đàn con của bà cũng se lông, khỏe cánh tung bay khắp nơi. Ông nghỉ chơi cờ dăm năm, bà hân hoan mấy mùa? Hủ hỉ vào ra, bà chẳng hiểu cờ nhưng ngồi nghe không sót các cuộc luận những ván cờ oanh liệt năm xưa của ông. Hai người, ông cứ nói, bà chỉ ừ. Âm lòng đến lạ.

Ây thế mà bây giờ cứ hoảnh mắt là ông ngồi xuống trường kỷ đẩy tới đẩy lui bốn con tượng. Bà Tư hốt hoảng: “Hay là có ma cờ? Một đời ông dày vò nó, nay ông đầu bạc răng long, nó quay lại hành ông, biến ông thành một quân cờ”.

***

Xế nay nhà ông Tư có khách xa. Bà Tư dọ hỏi sự tình, trong khi ông chẳng màng, đầu óc tập trung chuyển cờ, miệng nín khe.

– Thưa ông, con là kẻ bại trận cái hôm nhà ông bị cháy…

– Thật may phúc – bà Tư đỡ lời, nhìn dáng người, xe cộ, bà đoán khách giàu phải biết.

– Con nghiệm ra trong đám cháy và cuộc cờ tiềm năng tố chất của đất đai, con người vùng mình, xứ mình. Khi tích cóp đủ vốn liếng, con về huyện bên mở lối làm ăn dành dụm. Công nhân của con, hơn nửa là người Lạt. Con cháu ông bà cũng tròn chục gắn bó với con đã khá lâu.

– Vậy ra anh là ân nhân nhà tôi.

– Bà nói quá. Không có ông chỉ bảo con đâu thể nên người.

Tình thế vừa đủ lọt lý, ông Tư mới ngước mắt lên gằn giọng:

– Anh lại muốn kiếm chác trong ngôi nhà cổ đã một lần cháy dở này?

– Con tính khí không phải. Khách thập phương đến Lạt ai cũng háo hức về chuyện đời cờ của ông. Con sẽ sang sửa ngôi nhà, lập một mái đình lợp ngói âm dương nóc tròn ngoài sân, dựng tượng ông ngồi bên bàn cờ đá như trên tiên giới. Đây sẽ là điểm nhấn của toàn bộ khu du lịch mà con đã được cấp phép, bắt đầu thương lượng bồi hoàn, giải tỏa.

– Hai khọm già này sẽ bị tống cổ đi chứ?

– Ây… ông bà là nhân chứng sống một thời, con đâu dám. Đất xung quanh vẫn của ông. Chẳng việc gì ông bà phải dọn đi đâu. Con sẽ gửi thêm lương thưởng hậu hĩ…

Ông Tư mệt rồi. Ông không buồn nghĩ nữa. Ông đứng dậy nhặt bốn con tượng và nách cái bàn gỗ sắp mục ra sân. Vòm mai anh đào ưng ửng dưới nắng chiều xuân. Trời đất đẹp lạ lùng mà lòng ông cứ nhói lên nỗi buồn không thể đặt tên là chiến thắng.

Ông Tư ngồi xếp bằng, bệt xuống đất. Bàn cờ nằm hơi nghiêng xuống thung lũng, trên chiếc đôn đá cạnh gốc thông xù xì. Ông dựng bốn con tượng thẳng lên như bánh xe rồi lơ đãng nới tay. Chiếc ôtô tàng hình vụt lao xuống vực. Ông Tư không cần quân cờ nữa. Đã đến lúc ông có thể chơi trên một bàn cờ chay, hay nói đúng hơn ông lẫn lộn chẳng biết mình là quân cờ hay quân cờ là mình.

Đêm tới. Đám lá thông lập cập trong gió, âm u hát như mong xua đi hơi lạnh cao nguyên bốc lên từ lòng đất. Khách đã ra về từ lâu. Chẳng thấy ông đâu, bà Tư nháo nhác đi tìm khắp nơi. Rồi bất lực, bà hoảng loạn nhắn gọi con cháu kíp tới giúp. Ánh đèn pin loang loáng khắp vườn, tiếng réo kêu nối nhau mất hút. Tinh mơ, hàng chục người suốt đêm quần thảo bở hơi tai hết ba quả đồi và năm cái hụt, đành ngược dốc về nhà.

***

Ban mai. Gió tung những cánh anh đào rụng đêm qua vào nắng, chấp chới như một đàn bướm hồng. Ông Tư đã hóa đá bên cội thông trăm tuổi. Đúng là tiên ông sống động, hơn cả óc tưởng tượng thương mại sặc mùi tiền của gã đại gia nọ. Bà Tư và đám con cháu sững sờ, không thể tin vào mắt mình.

Ông Tư về với tiên tổ, nhẹ nhàng, thanh thoát làm sao. Những cuộc cờ, những quân tướng tượng trưng, đơn giản chỉ là một trò chơi cõi tạm. Được mất có lẽ nằm ở cách chơi, chứ phải đâu là kết cục thắng hay bại gần như vô nghĩa!

Chưa phân loại

“Cờ vỉa” Hà thành

Các tay cờ không cần phải nhờ đến những cuộc “tỉ thí”, hay chờ đến dịp đặc biệt mới có cơ hội thể hiện tài năng và trí tuệ. Bởi cứ ra khỏi nhà và tìm đến một vài quán trà đá quen thuộc là họ gặp “cạ” ngay.
[img]xq571-0.jpg;center;Ngày nào cũng có đông người chơi “cờ vỉa” – Ảnh: Trường Sơn[/img]
Ở Hà Nội hiện nay mọc lên rất nhiều bàn cờ tướng vỉa hè. Có người tranh thủ giờ nghỉ giữa 2 buổi để so tài quanh xới cờ.

Cách đánh mỗi nơi cũng khác nhau tùy vào mục đích và truyền thống, xuất xứ, nguồn gốc của người đánh! Đánh cờ tướng trong khuôn viên công viên Lê Nin vào mỗi buổi chiều là lựa chọn của những người nhàn rỗi.

Đến đây là những người cao tuổi, chiều chiều ra hóng mát, nhân tiện làm một ván cờ để cảm nhận thú vui của tuổi già. Với những người lao động bình dân trong cổng Đình Làng Hậu (Cầu Giấy), đánh cờ là một cách giải tỏa mệt mỏi sau những giờ lao động vất vả.

Nhưng đánh cờ ở Ngõ Trạm thì khác. Ở đây, người tham gia là những thanh niên mới lớn. Bởi đánh cờ là cách họ thể hiện bản lĩnh cũng như trình độ, vị trí của mình, dù đây chỉ là một cuộc chơi mang tính giải trí.

Vì thế mà tại những bàn cờ này, các cuộc tranh cãi sôi nổi thường xuyên diễn ra. Tất cả cùng quay quanh một bàn cờ, cùng hiến kế để hai bên đi những nước… để đời! Người chơi cờ đến đây có thể chơi cờ vui, hay chơi cờ có thưởng.

Ngày ngày, từ 7 giờ sáng, những tay “nghiện” cờ đã “mò” đến quán nước ngay ven hồ Đống Đa tìm đối thủ! Bởi nếu không đến nhanh, rất có thể cái khoảng đất vỏn vẹn có 10 m2 sẽ kín chỗ. Và người không may mắn sẽ phải vác bàn cờ sang khu khác rộng hơn, nhưng không khí thi thố tài năng thì nhạt đi đôi phần!
Anh Khánh, chủ quán nước ven hồ Đống Đa, là người có sáng kiến nghĩ ra cách thu hút khách uống nước độc đáo này. Anh không kinh doanh hay thu lợi gì từ việc cho người chơi mượn bàn và quân cờ. Nhưng đổi lại, anh bán nước được nhiều hơn.

Cái khoảng sân có mái che bé nhỏ của nhà anh chất bao nhiêu két nước ngọt chỉ để phục vụ các khách quý đến đánh cờ.

Đặc biệt khi tất cả các kỳ thủ lẫn chủ quán cùng… “có hứng” thì sẽ mở hội chơi cờ trúng thưởng! Bà cụ bán nước ở khu cờ vỉa ven hồ Đống Đa cho biết, ở đây có những người “sống khỏe” nhờ đánh cờ kiểu này. Từ sáng đến tối, nếu gặp may là họ có thể kiếm được “kha khá” từ tiền thưởng.

Có một điều dễ nhận thấy là cho dù có đánh cờ với mục đích nào thì các kỳ thủ những nơi này vẫn giữ được cái nghĩa khí, cốt cách đúng như bản chất trong môn cờ tướng: quân tử và không bao giờ xảy ra xô xát.

“Hỉ, nộ, ái, ố” trên bàn cờ

Lượn một vòng qua các tụ điểm đánh cờ tướng vỉa hè Hà Nội, có thể bắt gặp một gương mặt vui sướng, hỉ hả vì khi vừa “hạ bệ” được đối thủ gai góc, cũng có khi lại ê chề, sầu thảm do thua cuộc trong mấy ván liền.

Cũng chính tại đây, người ta thấy những câu chuyện cười, những cuộc luận cờ rôm rả không ngớt.

Tại công viên Lê Nin, có một anh chàng ra dáng thư sinh nhưng chiều nào cũng mang “đồ nghề” tới đây để thi thố.

Nhìn cái cách tập trung đánh cờ, có thể thấy chàng ta đang dồn hết tâm sức, trí tuệ cho quân cờ và dường như trong ngày, được đi đánh cờ mới chính là thời điểm anh ta mong đợi nhất. Hỏi ra mới biết, anh ta là “khách quen” của công viên này, nhưng không rõ ở đâu, làm gì, tại sao cứ đi đánh cờ mà không lo công việc? Có người hay đùa trêu chọc: “Anh ta cần gì làm! Có người làm để anh ta chơi cờ rồi!”.

Ven hồ Đống Đa, những người thường xuyên đến đánh cờ toàn ở độ tuổi trung niên trở lên. Trước đây, có nhiều người trong số họ đã từng là “kỳ thủ” của làng cờ tướng Hà Nội.

Được nhiều người chú ý nhất là ông cụ gần 80 tuổi tên Đồng, ở gần hồ Đống Đa. Thay vì vui với con cháu, ngày nào ông cũng tìm đến nơi này.

Đặc biệt cách đánh cờ của ông rất lạ lẫm, mắt cứ nhắm lại, rồi nghiêng nghiêng cái đầu, miệng thì phì phò khói thuốc còn tay chỉ trỏ các quân cờ linh hoạt và chớp nhoáng.

Khi nào cụ nhả khói, cúi đầu, mở mắt là chuẩn bị đánh. Người chơi không phải vì chờ lâu mà đâm sốt ruột hay bực tức cụ. Bởi mỗi nước cờ cụ đi đều làm người đối diện phải kinh ngạc!

Đã ngồi vào bàn cờ là tất cả đều bình đẳng. Cho nên, ngay cả cụ già gần 80 tuổi này cũng giống như những gã 40, rỗi việc tranh thủ làm ván cờ cho đỡ… nhớ!

Vì niềm đam mê của các kỳ thủ lớn như vậy nên chủ quán luôn chuẩn bị trên dưới 20 bàn cờ, có quạt mát gắn trên… thân cây, bóng điện treo dưới mấy tấm bạt.

Thậm chí, ngay cả vào những ngày mưa, dân chơi cờ còn mặc cả áo mưa ngồi đánh cờ – một cảnh tượng đánh cờ bây giờ mới thấy!

Trở thành chiến hữu sau cuộc “tỉ thí”

Đánh cờ tướng ở vỉa hè có rất nhiều kiểu. Nhưng các tay chơi cờ cao thủ hích nhất đánh “cờ úp” để phân tài cao thấp chớp nhoáng, và thử độ phán đoán nhanh nhạy. Nghĩa là các quân cờ được úp dưới một nắp nhựa nhỏ, đi nước bất kỳ rồi mới lật quân và tính tiếp nước đi.

Chơi kiểu này thường xuyên gây bất ngờ, hứng thú và có thêm yếu tố may mắn. Còn các tay chơi chỉ đơn giản muốn thỏa thú đam mê thì hầu hết đều chơi cờ ngửa (cờ đánh bình thường), công bằng và không đánh đố.

Một tay chơi cờ tướng vỉa hè quen thuộc ở hồ Đống Đa từng lê la khắp các ngõ ngách Hà Nội cho biết có nhiều người đã trở thành “chiến hữu” sau khi tỉ thí xong vài ván, bởi “nước cờ thể hiện tính người, các tay chơi cờ tìm thấy nhiều điểm tương đồng chỉ qua nước đi, không cần nói gì”.

Chưa phân loại

Vua cờ mù Liễu Đại Hoa

Có mặt tại Nhà văn hóa Thanh Niên vào sáng qua, 20.4, Liễu Đại Hoa hăng hái nhận vai trò bình luận viên kỳ đài cho các ván đấu tại giải quốc tế Phương Trang lần 4. Cứ sau mỗi lần phân tích các nước đi, ông nhận được những tràng pháo tay bái phục của người hâm mộ. Liễu Đại Hoa cười mãn nguyện và hứa chắc nịch rằng: “Ngày 25.4 tới, tôi sẽ đánh cờ mù đồng loạt với 12 kỳ thủ”…

Người đả bại Hồ Vinh Hoa

Liễu Đại Hoa sinh năm 1950 tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ông đến với cờ tướng từ năm lên 9 và đến năm 1963 đã vô địch các giải trẻ toàn tỉnh. 11 năm sau, ông là người bất bại tại Hồ Bắc và từ đó từng bước tiến vào con đường chuyên nghiệp. Năm 1980, Liễu Đại Hoa gây chấn động làng cờ Trung Quốc khi vượt qua kỳ vương Hồ Vinh Hoa (kỳ thủ được phong là “phượng hoàng tái sinh” trong giới kỳ nghệ; thiên hạ thích thú cách chơi của Hồ tiên sinh mà bỏ công sưu tập hàng nghìn ván đấu thực chiến của ông để lập thành “bí kíp”; Trung tàn cuộc của Hồ Vinh Hoa còn là hình mẫu cho rất nhiều thế hệ sau này) để trở thành nhà vô địch quốc gia số 1 cờ tướng. Chiến thắng trên cũng chấm dứt sự thống trị của các tay cờ miền nam Trung Quốc tại các giải quốc gia. Năm 1981 ông tiếp tục giữ vững ngôi vô địch và luôn ở tốp đầu trong suốt thập niên 1980.

Ở giải Ngũ Dương Bôi (giải dành cho những tay cờ hàng đầu Trung Quốc), ông là người đầu tiên giành ngôi vô địch vào năm 1981 và còn về nhất ở giải đấu này vào năm 1983. Năm 1988, Liễu Đại Hoa được phong danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư.

Người giữ kỷ lục thế giới cờ mù

Nhưng nói đến Liễu Đại Hoa phải nói đến khả năng chơi cờ mù (cờ tưởng) của ông. Năm 2009, ông sang Việt Nam thi đấu biểu diễn cờ tưởng đồng loạt với 10 kỳ thủ. Ở buổi thi đấu này, ông ngồi sau tấm phông màn, nghĩa là biệt lập với các đối thủ khác (được nhìn bàn cờ) và nhận lệnh thi đấu từ một người thư ký. Kết quả, ông thắng 7, hòa 2, bại 1.
Năm 1988, ông được làng cờ nước Pháp vinh danh là “Đông phương điện não” (“máy tính phương Đông”) khi phá kỷ lục đánh cờ tưởng đồng thời 12 bàn (đang tồn tại của Hồ Vinh Hoa) lên 15 bàn (thắng 11, hòa 3, chỉ thua 1). Đến năm 1995, chính ông lại phá tiếp kỷ lục của mình tại Bắc Kinh với 19 bàn đấu đồng loạt (thắng 16, hòa 1 và thua 2). Và kỷ lục này đến nay vẫn chưa bị phá.

Ông kể, năm 13 tuổi, ông bắt đầu học cách đánh cờ bằng trí nhớ. Người tập luyện cùng ông chính là anh em trong nhà: thường chơi cờ tưởng bằng cách tự hình dung bàn cờ trong đầu, ra nước cờ và di chuyển trên bàn cờ qua lời nói với nhau. Lâu ngày điều này trở thành thói quen. Thói quen này được ông duy trì suốt… 10 năm liền, trước khi ông dấn thân vào con đường chơi cờ chuyên nghiệp. Không phủ nhận mình có trí nhớ thiên bẩm nhưng để trở thành một cao thủ cờ tưởng, ông cho biết phải sở hữu 2 điều kiện tiên quyết: “Có công lực chơi cờ lâu năm, thường xuyên luyện cờ với tất cả đam mê và có trí tưởng tượng phong phú”.

Cờ tưởng được xem là kiệt tác của trí tưởng tượng, là sự thử thách não bộ, trí nhớ của con người. Ở đấy, tư duy và sức sáng tạo của con người là vô hạn và Liễu Đại Hoa là một trong những đại diện tiêu biểu của sự vô hạn ấy… [img]xq573-0.jpg;center;iễu Đại Hoa phân tích một ván đấu cho người hâm mộ Việt Nam – Ảnh: Thanh Tùng[/img]

Chưa phân loại

Chiếu tướng

Gần đó phía bờ kè kênh Nhiêu Lộc, nhiều người tập thể dục xong mời nhau đến quán làm một ván cờ tao nhã. Một cụ già nói: “Ngày mới của tôi là được chơi vài ván cờ với bất kỳ ai đó”.
[img]xq574-0.jpg;right;Quán cờ tướng – một nét đẹp văn hóa – Ảnh: Sơn Bình[/img]
Với nét mặt vui vẻ, hào sảng, ông già kể: “Năm lên 10 tuổi tôi đột ngột bị sốt cao và bị liệt hạ chi, chữa trị ở bệnh viện nào cũng không khỏi. Lạ ở chỗ cậu tôi là một cao thủ cờ phường Đa Kao, quận 1 nên hay tụ tập anh em chơi ở nhà riêng. Lúc đầu tôi mê xem rồi biết ngồi dậy tập đánh, dần dà tập đi rồi khỏe hẳn trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Cũng từ đó, tôi có tên mới là Hoàn Kỳ”.

Cờ dưỡng tâm

Hôm nay, người bạn đàm đạo của ông là “hậu bối” Nguyễn Mạnh Hùng, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Dù chơi cờ rất cứng nhưng mới khai cuộc hai nước, ông lão đã đọc được ý đồ chiến thuật “pháo đầu mã đội” của cậu sinh viên, đưa ra cách hóa giải bằng lý thuyết và Hùng thất thủ chóng vánh. Ván thứ hai, ông lại đoán chắc thâm chiêu “song long xuất hải” rồi chiếu tướng hạ gục đối phương.

Ông nhỏ nhẹ mấy lời: “Cậu còn trẻ, nên tự tin học hỏi chứ đừng sử dụng xảo chiêu háo thắng”. Trước ánh mắt và cách cầm cờ của Hùng, ông tâm lý đọc được câu chuyện buồn của gia đình em. Ông xin số tài khoản của cậu sinh viên nghèo, tính tiền rời quán chạy bộ, mất hút giữa đám đông. Hôm sau, trong tài khoản của Hùng xuất hiện 2 triệu đồng của ông lão để cậu đóng học phí.
Chứng kiến câu chuyện đó, chị Hương chủ quán cho biết thêm: “Hơn một năm mở quán cờ tướng, tôi học hỏi rất nhiều từ sự lịch lãm của tuổi trẻ đến thâm đạo của người già”.

Chị Hương cũng là một nữ kỳ thủ giỏi, chị giải thích về xu hướng mọc lên như nấm của quán: “Cờ tướng có một quá trình phát triển lâu dài, có lẽ vì nhu cầu giao lưu mà nơi nào có quán thì nơi đó có cờ. Chủ quán là những người rất yêu cờ, mở quán để tìm thu nhập nhưng cũng để thỏa mãn niềm đam mê, còn lại số ít thuộc dạng ăn theo khi thấy sự ưa cờ của khách”.

Anh Quang, quản lý một quán cà phê ở Bắc Hải (quận 10), hí hửng: “Từ khi tôi chuyển sang kinh doanh bằng cờ tướng, quán đông khách hơn, buôn bán được lắm, không ồn ào như thời xem phim “nóng”, mở nhạc vũ trường. Nhu cầu chơi cờ của khách tăng miết, tôi mua sáu bàn cờ để phục vụ nhưng vẫn thiếu. Khách của tôi hầu như là dân trí thức, mà trí thức chơi cờ thì không chê vào đâu được, lịch sự và rất trật tự, khác hẳn với những quán nhậu ồn ào, nhốn nháo…”.

Khác với các kỳ đài vỉa hè bao gồm phần lớn là các cụ già và bình dân lao động, quán cờ tướng cà phê ở đây là sự hội tụ của đại đa số học sinh – sinh viên, công nhân viên chức. Y sĩ Nguyễn Văn Phát, người có kinh nghiệm thi đấu ở một số giải cờ tướng nghiệp dư, tâm đắc: “Tôi đến đây đánh cờ thư giãn và trao đổi công việc với bạn bè gần xa. Tôi rất ấn tượng về hình ảnh các sinh viên, công nhân viên chức ăn mặc gọn gàng, vào quán thi thố tài nghệ, vui vẻ thoải mái sau giờ làm. Họ thua độ bằng bữa cơm, ly nước và cười tươi yêu đời, nhưng sướng nhất là những ngôn từ đệm nước đi ngẫu hứng…”.

Đến các quán cờ tôi phát hiện nhiều điều dí dỏm, khi chứng kiến các kỳ thủ dùng ngôn từ đệm theo nước đi, cách đánh. Tiêu biểu như “Họn vọng phu hóa đá trời ơi” (Cờ hòa trong tuyệt vọng), “Song mã sa rồi Tây Tiến ơi” (Hai mã bị bắt chết), “Không mũ bảo hiểm mà dám ra đường” (đơn độc không quân giữ hay hỗ trợ), “Áo bà ba quê mùa em không mặc” (Cung tướng trống trơ)… Chính sự sinh động ấy đã tạo nên tiếng cười cho nhiều người và vô tình hút hồn những người không chơi cờ, ngay cả du khách nước ngoài tò mò.
Tắt đèn… chiếu tướng!

Gần đây, các quán cờ tướng chuyển mình lên một cấp cao hơn – nghề tiếp cờ. Đó là hình thức kinh doanh nghe nhạc, đánh cờ tao nhã và thực tế đây là “mốt” hái ra tiền vì nhu cầu của khách. Một số quán còn thuê hẳn tiếp viên nữ xinh tươi có khả năng đánh cờ khá để khách thư giãn. Thế nhưng, ẩn mình đâu đó, nhiều quán cà phê sẵn sàng “đánh cờ người” nếu khách cần.

Trên đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh có một quán cà phê được dựng lên bằng lá dừa lụp xụp với những ánh đèn u ám mà dân chơi gọi là “quán Bong Bóng”. Dạo gần đây, quán này mua vài bộ cờ tướng, cử hai nàng “váy ngắn chân dài” múa qua múa lại để chào mời. Thấy quán có bàn cờ, mấy sinh viên dừng xe bước vào, miệng không ngớt lời thách thức chiếu bí lẫn nhau.

Các cậu trai vừa bước vào quán, ngay lập tức có hai em đến ngồi cạnh, áo quần hở hang, khom người nhặt cờ lộ nguyên “hai gò bồng đảo”. Một cô còn kéo chiếc váy ngắn lên lau chùi con cờ rồi quàng vai một cậu nói: “Con ngựa của anh nhảy dữ quá, đưa em nuôi một giờ nó ngoan ngoãn liền, lấy tiền công 300.000 đồng thôi”.

Tôi ngồi ở quán hơn hai giờ, thêm 5-6 người khách nữa đến, nhưng khác với các sinh viên, họ gọi nước và các cô nàng mang ra bàn cờ, hai bên cà kê chuyện giá cả, rồi ôm bàn cờ vào góc khuất. Ở nơi thiếu sáng như vậy mà họ vẫn “chiếu được tướng” quả là hết biết. Thấy tôi rút tiền ra “boa”, một cô tiếp viên cờ bất đắc dĩ tỏ rõ sự tình: “Quán sá kiểu này đã xuất hiện nhiều nơi. Ba tháng trước em còn làm ở một quán đèn mờ trên đường Hòa Bình, toàn là tắt đèn để đánh cờ mò.

Thời gian gần đây, mấy quán cà phê ôm trên đường Âu Cơ và Lạc Long Quân cũng xuất hiện cờ tướng, phòng máy lạnh đàng hoàng. Những quán này thấy khách thích chơi cờ nên mua thêm mấy bộ cờ tướng câu khách, chứ chiêu đó chẳng mới mẻ gì…”. Nói xong, cô ta sỗ sàng lấy tay vỗ nhẹ vào vùng “cấm cung” rồi bảo tôi: “Chiếu tướng lẹ đi anh!..”.

Nhắc đến những quán cờ tướng dạng này, nữ kiện tướng cờ Nguyễn Thị Thanh An trầm ngâm: “Cờ tướng nằm trong bốn thú vui của kẻ sĩ xưa là “cầm kỳ thi họa”. Theo thời gian tồn tại và phát triển của cờ tướng, những quán cờ như thế xuất hiện giống như một hệ quả tất yếu, tiếp sức cho các kỳ đài công cộng vốn đã bị bão hòa”. Sự yêu cờ của chủ quán cờ và những cô gái tiếp cờ đúng nghĩa là một nét đẹp đáng trân trọng, vì nó nâng giá trị cờ tướng lên tầm cao hơn trong xã hội. Tuy nhiên, nếu người ta chuyển qua “chiếu tướng trong bóng tối” thì đó quả là sự xuống cấp của những… kỳ đài!

[img]xq574-1.jpg;center;Khách đến đánh cờ – Ảnh: Sơn Bình[/img]

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Thế trận nhảy Mã

[b]VII. THẾ TRẬN NHẢY MÃ VỚI CÁC TRẬN ĐỐI CÔNG CỦA BÊN ĐI HẬU [/b]

[FEN]rheakaehr/9/1c5c1/p1p1p3p/6p2/9/P1P1P1P1P/1C4HC1/9/RHEAKAE1R w – – – 17[/FEN]Theo các nhà nghiên cứu thì thế trận này xuất hiện cũng rất sớm, có thể cùng thời với thế trận Lên Tượng, Bình Phong Mã và Đơn Đề Mã. Loại trận này cũng nhằm che dấu ý đồ chiến lược để gây bất ngờ cho đối phương, vì nó có thể chuyển thành nhiều loại trận khác nhau. Thế nhưng thời xưa biến hóa của nó không phong phú, thường chỉ chuyển thành Bình Phong Mã hoặc Đơn Đề Mã. Ngày nay các danh thủ đã nghiên cứu bổ sung để chuyển nó thành Pháo đầu, Tam bộ hổ, Phản Công Mã hoặc Quải Cước Mã với nhiều biến hóa phong phú, phức tạp. Xem hình.

Đối phó với trận Nhảy Mã này, bên đi hậu cũng sử dụng nhiều loại trận khác nhau, từ Tiên nhân chỉ lộ chuyển thành Bình Phong Mã, Đơn Đề Mã hoặc Lên Tượng, vào Pháo đầu, Pháo Quá Cung, Liễm Pháo, hay cũng Nhảy Mã như bên tiên. Gần đây các danh thủ sáng tạo thêm trận Nhảy Mã, không phải M2.3 hoặc M8.7 mà là nhảy Mã ra biên (M2.1 hoặc M8.9), chúng ta xem một số trận đối công giữa Nhảy Mã với các kiểu đánh trả của bên đi hậu.

[b]Biến 1:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận nhảy Mã – Biến 1
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. M2.3 B7.1
DIAG{ #2 RED }
/*Đen cũng thường đối phó bằng trận Nhảy Mã: 1…M2.3 2. B3.1 B3.1 3. T7.5 M8.9 4. X1.1 X9.1 5. B7.1 B3.1 6. X1-7 T3.5 7. X7.3 P2/1 8. B1.1 X9-4 9. M8.7 P2-3 10. X7-8 diễn biến còn phức tạp.*/
2. B7.1 M8.7
/*Nếu Đen vội chơi 2…P2.4 3. M8.7 P2-3 4. X9-8 M2.3 5. T3.5 X1-2 8. P8.4 M8.7 7. X8.3 P8-9 8. X1-2 X9-8 9. P2.4 T3.5 10. P8-5 M7.5 11. X8-7 X2.4 12. B5.1 T5/3 13. P2.1 M5/6 14. P2/1. P9-5 15. X7-4 M6.5 16. X4.3 P5.3 17. S4.5, Trắng ưu.*/
3. M8.7 X9.1
/*Đen còn hai khả năng khác:
*Một là 3…M2.3 4. P2.4 T3.5 5. M7.6 M7.8 6. P8-5 P2.5 7. M315. M8.7 8. M5.7 X1-2 9. X9-8 P2.1 10. P5-3 P2/4 11. T3.5 B9.1 12. S4.5 P8-7 13. P2-3 X9.3 14. P313. P7.4 15. X1-4, Trắng còn ưu.
*Haí là 3…P2.4 4. M7.6 P2-7 5. T3.5 M2.1 6. X9.1 X1-2 7. P8-9 P8.3 8. X9-4 X2.4 9. X4.3 P8-4 10. X4-6 X9-8 11. X1-2 X8.6, đối công.*/
4. X1.1
/*Trắng có thể chơi 4. P8-9 M2.3 5. X9-8 X1-2 5. P2.4 M7.8, cân bằng. Hoặc là 4. M7.6 X9-4 5. M6.7 P2-3 6. T3.5 X4.5, Trắng còn chủ đỘng.*/
4. … T3.5
5. P8-9 M2.3 6. X9-8 X1-2
7. X8.6 X9-6 8. T3.5 P8.1
9. X8/2 X6.3 10. P9.4 P2.1
11. P9/2 S4.5 12. M3/5 B3.1
13. M7.6 X6-4 14. B7.1 X4-3
15. M5.7 M3.4 16. X8/1 X2-3
}END[/game]
[b]=[/b]

[b]Biến 2:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận nhảy Mã – Biến 2
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. M2.3 B7.1
2. P8-6
DIAG{ #2 BLUE }
/*Trắng có thể chơi 2. M8.9 chuyển về Đơn Đề Mã hoặc 2. P2-1 thành trận Tam bộ hổ hoặc 2. P8-5 thành Pháo đầu tấn công mạnh hơn.*/
2. … M8.7
/*Đen có thể 2… B3.1 thành “Lưỡng đầu xà”, diễn biến như sau: 2… B3.1 3. M8.9 P2.5 4. T7.5 M2.3 5. B7.1 B3.1 6. X9-7 X1-2 7. X7.4 M8.7 8. P2-1 X9-8 9. X1-2, Trắng còn ưu.*/
3. M8.7 M2.3
4. X9-8 X1-2
5. B7.1
/*Trắng còn hai khả năng khác:
*Một là 5. X8.4 P2-1 6. X8.5 M3/2. 7. B7.1 T7.5 8. T3.5 S5.5, cân bằng.
*Haí là 5. X1.1 X9.1 6. X1-4 X9-4 7. X4.3 X4.5 8. S4.5 T3.5 9. B3.1 B7.1 10. X4-3 M7.6 11. X3-4 X4/2, cân bằng.*/
5. … X9.1 6. P2.4 M7.6
7. X8.5 X9-6 8. P2-7 P8-5
9. P6-5 P2-1 10. X8-6 T7.9
11. X1-2 S4.5 12. S4.5 M6.7
13. X2.3 B7.1 14. X6.3 P5-7
15. P5-4 X6.4 16. T3.5 P7/1
}END[/game]
[b]+=[/b]

[b]Biến 3:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận nhảy Mã – Biến 3
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. M2.3 T7.5
DIAG{ #2 RED }
/*Lên Tượng cánh trái chống đỡ tích cực hơn. Nếu lên Tượng cánh mặt diễn biến như sau: 1… T3.5 2. B3.1 M8.9 3. P8-5 M2.3 4. M8.7 X9.1 5. X9-8 X1-2 6. P2-1 X9-4 7. X1-2 P8-6 8. X2.5 X4.4 9. B5.1 P2.4 10. B5.1 B5.1 11. X2-5 S4.5 12. B7.1 X4-3 13. M3.5 X3/1 14. M7.8, Trắng ưu hơn.*/
2. P2-1 M8.7
3. X1-2 X9-8
4. B3.1 P8.2
5. P8-5
/*Trắng còn hai khả năng khác:
*Một là 5. M8.7 B3.1 7. T7.5 P2-4 7. S6.5 M2.3 8. P8.4 X1-2 9. X9-8 M3.4 10. P8/1. M4.5 11. M3.5 X2.4 12. X8.5 P8-2 13. X2.9 M7/8, cân bằng.
*Hai là 5. T7. 5 B3.1 6. M8.6 M2.3 7. B7.1 B3.1 8. X9-7 M3.4 9. X7.4 P2-4 10. X2.1 X1-2 11. X7.2 S6.5 12. X7-5 X2.4 13. P8-7 P8/1, Đen dễ chơi hơn.*/
5. … B3.1 6. M8.7 M2.3
7. X9.1 X1.1 8. X9-6 X1-6
9. X6.5 X6.5 10. X6-7 M3/5
11. X7-6 X6-7 12. X2.2 M5/7
13. S6.5 S6.5 14. P5-6 P8-9
15. X2.7 Mt/8 16. T7.5 P9.3
}END[/game]
[b]=[/b]

[b]Biến 4:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận nhảy Mã – Biến 4
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. M2.3 P8-5
DIAG{ #2 RED }
/*Đen cũng thường sử dụng các trận Pháo Quá Cung và Quá Cung liễm Pháo. Diễn biến đại khái như sau:
*Một là 1…P2-7 2. M8.7 M2.3 3. B7.1 X1-2 4. X9-8 X2.4 5. P8-9 X2-4 6. T3.5 M8.9 7. B1.1 X9.1 8. P2-1 P7.4 9. X1-2 P8-7 10. P1.4 X9-6 11. P1-7 T3.5 12. X8.7 B1.1 13. B1.1 B7.1 14. B1.1 M9.7, hai bên đối công.
*Hai là 1…P2-6 2. P8-5 M2.3 3. X9.1 X1-2 4. X9-4 S4.5 5. M8.7 M8.7 6. X4.5 P8/1 (như 6…P6-4 7. X1.1 T7.5 8. X1-6 B3.1 9. B5.1 Trắng ưu) 7. P5-4 P8-6 8. X4-3 P8.8 9. P2-4 X9.2 10. X1-2 X2.6 11. B7.1 X2-3 12. T3.5 B3.1 13. X2.4 B3.1 14. X2-7 X3/1. 15. T5.7 M3.4 16. B3.1 P6-3, hai bên đối công.*/
2. X1-2 B7.1
/*Đen cũng thường chơi 2…M8.7 3. P2-1 M2.3 4. B7.1 B5.1 5. S6.5 M3.5 6. M8.7 B5.1 7. B3.1 P2-3 8. B5.1 X1-2 9. M7.5 X2.6 10. B5.1 P5.2 11. P8-5 P5.3 12. P1-5 P3-5 13. M5.4, cân bằng.*/
3. P8-5 M8.7
4. M8.7 P2-4
5. X9.1
/*Trường hợp Trắng chơi 5. X9-8 M2.3 6. B7.1 X9-8 7. P2.4 P4.5 8. P5/1 X1.1 9. X8.5 X1-6 10. X8-3 X6.6 11. M3/1 M7.6 12. X2.5 M8.5 13. P2-7 X8.4 14. X3-2 M3/5 15. T7.5 Ms.7 16. X2-3 M5/8 17. P5-7 P4/6 18. S6.5 X6/1 19. X3.1 P4-7 20. X3-4 P7.5, Đen có thế hơn.*/
5. …. M2.3 6. X9-6 S4.5
7. P2-1 X1-2 8. X2.4 X2.4
9. B3.1 X9-8 10. X2.5 M7/8
11. B3.1 X2-7 12. M3.4 P5-7
13. M7/5 P4-5 14. X6.2 B3.1
15. M4.5 X7-4 16. X6.2 M3.4
}END[/game]
[b]∞[/b]

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Thế trận lên Tượng

[b]VI. THẾ TRẬN LÊN TƯỢNG VỚI CÁC TRẬN ĐỐI CÔNG CỦA BÊN ĐI HẬU[/b]

[FEN]rheakae1r/9/1c1c2h2/p1p1p1p1p/9/9/P1P1P1P1P/1C2E1HC1/9/RHEAKA2R w – – – 17[/FEN]Kiểu chơi này xuất hiện rất sớm trong lịch sử khai cuộc. Người ta dự đoán có thể nó xuất hiện đồng thời với các trận Đơn Đề Mã và Bình Phong Mã, nhưng vì thời xưa nó là loại phòng thủ thụ động nên ít được hâm mộ. Theo đà phát triển, các danh thủ đương đại đã nghiên cứu sáng tạo nhiều phương án trả đòn tích cực nên hiện nay nó được liệt vào loại khai cuộc có nhiều biến hóa phức tạp. Tư tưởng chiến lược của nó là “lấy tĩnh chế động” nên diễn biến một lúc nó chuyển thành Bình Phong Mã, Đơn Đề Mã, Phản Công Mã hoặc Quải Cước Mã nhưng lợi được một nước nhờ đi trước. Xem hình.

Đối phó với trận lên Tượng này, bên đi hậu thường sử dụng các trận Pháo đầu, Pháo Quá Cung, Tiến Tốt hoặc Nhảy Mã. Nói chung cuộc chiến diễn ra rất căng thẳng, quyết liệt và biến hóa phong phú, phức tạp không thua gì trận Tiên nhân chỉ lộ vừa nêu.

Sau đây chúng ta xem qua một số trận thường được các danh thủ sử dụng.

[b]Biến 1:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận lên Tượng – Biến 1
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. T3.5 P8-5
DIAG{ #2 RED }
/*Cũng có thể 1…P2-5 như ván Hồ Vinh Hoa – Trương Nguyên Khải đã chơi: 1…P2-5 2. M8.7 M2.3 3. M2.3 X1-2 4. X9-8 X2.6 5. B3.1 B3.1 8. S4.5 M8.9 7. X1-4 S4.5 8. X4.5 P5-6 9. P8-9 X2.3 10. M7/8 T7.5 11. B1.1 B7.1 12. B3.1 X9-7 13. P2-1 P8/1. 14. X4.1 X7.4 15. P1.2 P8.5 15. X4-1 M9.7 17. X1-2 P8-7 18. M3/1 P6.1 19. X2/4 X7-5 20. M8.7 M7.8 21. B5.1 M3.4, hai bên đối công, sau Trắng thắng ở nước 43.*/
2. M2.3
/*Cũng có khi người ta chơi 2. M8.7 M8.7 3. M2.3 X9-8 4. X1-2, bây giờ Đen có hai cách:
*Một là 4…M2.1 5. B3.1 P2-4 6. X9-8 X1-2 7. S4.5 X2.4 8. P8-9 X2.5 9. M7/8 X8.4 10. P2-1 X8-2 11. M8.7 B1.1 12. X2-4 B7.1 13. X4.4 P5/1 14. B7.1 T7.5 15. X4-8 P4-3 16. X6.3 P5-6, đối công.
*Hai là 4…X8.8 5. B3.1 X8-7 6. X2-3 M2.3 7. B7.1 X7-8 8. P2-1 B5.1 9. P8.1 X8.1 10. P1/1 M3.5 11. M7.6 B3.1 12. M3.4 M5/3 13. B7.1 P5.4 14. P1-5 P5.2 15. B7.1, Trắng ưu.*/
2. … M8.7
/*Người ta cũng thử nghiệm 2…B3.1 3. B3.1 M8.7 4. M8.7 X9-8 5. X1-2 M2.3 6. P8.4 M3.4 7. P8-3 P2.4 8. P2.4 M4.5 9. M7.5 P5.4 10. S4.5 T7.5 11. B7.1 P5/1 12. X9-8 X1-2 13. B7.1 T5.3 14. B3.1 P2.2 15. X2.4 X2.8 16. P2-5, Trắng giữ thế công, vì sau khi 15…X8.5 17. P5/1 Tg.1 18. M3.2.*/
3. B3.1
/*Trắng cũng thường ra Xe sớm: 3. X1-2, bây giờ Đen có hai cách:
*Một là 3…B7.1 4. B7.1 M2.1 5. M8.7 P2-4 6. P2.2 X9.1 7. X9.1 B3.1 8. B7.1 X9-3 9. X9-6 X3.3 10. M7.6 S4.5 11. X8.4 X3-4 12. M8.6 B5.1 13. P2.2 M1/3 14. X2.1, Trắng ưu.
*Hai là 3…X9-8 4. B3.1 X8.6 5. M8.7 X8-7 6. X2-3 M2.1 7. B7.1 X7-8 8. X3-2 X1.1 9. X9.1 X1-4 10. M3.4 P5.4 11. M7.5 X8-5 12. M4.3 X4.4 13. S4.5 X5-8 14. X2-4 S4.5 15. B9.1 P2.4 16. X9.2, Trắng ưu.*/
3. … X9-8
4. X1-2 X8.6
5. M8.7 X8-7
/*Ván Mạnh Lập Quốc – Chu Quí Bảo đổi lại: 5… B3.1 6. M3.4 X8/2 7. P8/1 M2.3 8. P8-3 M3.4 9. M4.6 X8-4 10. X9-8 P2-3 11. P2-3 B3.1 12. B7.1 P3.5 13. P3-7 P5.4 14. S4.5 T3.5 15. X8.3 P5/1 16. X2.7 M7/5 17. X8-5 P5/1 18. X5-4, Trắng ưu.*/
6. X2-3 M2.1
/*Đen còn các khả năng:
*Một là 6…P2-3 7. B7.1 X7-8 8. X3-2 B3.1 9. M7.8 B3.1 10. T5.7 B5.1 11. T7/5 B5.1 12. M8.6 P5.4 13. S4.5 M7.5 14. M6.8 M2.1 15. M8.6 M5/4 16. P8-6 S4.5, cân bằng.
*Hai là 6…B3.1 7. P2.2 P2-3 8. P8.6 S4.5 9. X9-8 P5-4 10. P8/1 P4-2 11. X8.7 P3-6 12. B7.1 B7.1 13. B3.1 X7/2 14. B7.1 X7-3 15. M3/5 M2.3 16. X8/3 M7.6 17. P2.1, Trắng còn chủ động.
*Ba là 6…M2.3 7. B7.1 X7-8 8. P2-1 B5.1 9. M3.4 B5.1 10. B5.1 M3.5 11. M4.3 P5.3 12. S6.5 X8-3 13. B3.1 M5.6 14. B3-4 M6.8 15. M7/6 S4.5 16. B1.1 P2-4, Đen có thế hơn.*/
7. B7.1
/*Trắng có thể chơi: 7. S4.5 X1.1 8. B7.1 X1-4 9. B9.1 X4.5 10. P8-9 X4-3 11. X9-8 P2-3 12. X8.2 B3.1 13. P2.2 M1.3 14. M3/1 X7.6 15. B7.1 P3.2 16. B3.1 P3.3 17. P9-7, Trắng có thế hơn.*/
7. … X7-8
8. X3-2 X1.1
9. M3.4
/*Trắng có thể đổi lại 9. X9.1 X1-4 10. M3.4 P5.4 11. M7.5 X8-5 12. M4.3 X4-5 13. S4.5 X5-8 14. X2-4 S4.5 15. B9.1 P2.4 16. X9.2, Trắng còn chủ động.*/
9. … X1-6 10. P8.2 X8/2
11. B3.1 X8-7 12. P2-4 X6-4
13. S4.5 P2-3 14. X9-8 B3.1
15. T7.9 B3.1 16. T9.7 M1.3
}END[/game]
[b]=+[/b]

[b]Biến 2:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận lên Tượng – Biến 2
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. T3.5 P8-4 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9-8
DIAG{ #4 RED }
/*Đen có hai khả năng khác:
*Một là 3…B7.1 4. P2-1 M2.1 5. B9.1 P2-3 6. M8.9 X1-2 7. X9-8 P4.5 8. P8-7 X2.9 9. M9/8. X9-8 10. X2.9 M7/8 11. B3.1 B7.1 12. T5.3, đổi các Xe hai bên cân bằng dễ hòa.
*Hai là 3…M2.1 4. B3.1 P2-3 5. M8.9 X1-2 6. X9-8 X2.4 7. P8-7 X2-8 8. B9.1 T7.5 9. S4.5 S6.5 10. X8.4 B7.1 11. P2-1 X9-8 12. X2.5 X8.4, cân bằng.*/
4. P2.4 B7.1
5. P2-3 M2.1
/*Nếu Đen đi 5…T7.5 8. X2.9 M7/8 7. B7.1 M2.1 8. M8.7 X1.1 9. X9.1 X1-6 10. X9-6 S8.5 11. P3-7 M8.7 12. X5.5 P2-3 13. M7.8 M1.3 14. X6-7 P3-1 15. X7-6, Trắng ưu hơn.*/
6. P8.4 B3.1
7. M8.9 P4.5 8. X2.9 M7/8
9. M3/2 B1.1 10. X9.1 P2-4
11. X9-4 X1-2 12. X4.4 Pt/4
13. P3-6 X2.3 14. P6.3 M8.7
15. X4-6 X2/1 16. P6/1 S6.5
}END[/game]
[b]∞[/b]

[b]Biến 3:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận lên Tượng – Biến 3
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. T3.5 B3.1
2. P8-7
DIAG{ #2 BLUE }
/*Trắng có thể chơi 2. B3.1 M2.3 3. M2.3 P8-5 4. M8.7 M8.7 5. P8.4 B5.1 6. X9.1 X9-8 7. X1-2 X8.8 8. X9-6 B1.1 9. X6.5 X1.3 10. M3.4 M7/5 11. X6-7 P5-8 12. P2.5 X8.3 13. P2-8 T3.5 14. M4.6 M5/3 15. Pt-5 Mt/1 16. X7-5, Trắng ưu.*/
2. … M2.1
/*Đen có hai khả năng khác:
*Một là 2…T3.5 3. M8.9 M2.3 4. X9-8 X1-2 5. X8.4 M8.7 6. B3.1 P8-9 7. M2.3 X9-8 8. X1-2 X8.6 9. P2-1 X8-7 10. X2.7 M3.4 11. X8-6 M7/5. 12. X2/5 M5.3 13. P7-6 X7-9 14. M3.2 P2.5 15. M2.3 P9-6 16. X2.5 S4.5 17. P1-2, Trắng ưu.
*Hai là 2…T7.5 3. M8.9 M2.3 4. X9-8 M3.4 5. M2.3 X1.1 6. S4.5 X1-6 7. B3.1 M8.9 8. P2.4 S6.5 9. P2-5 B9.1 10. B5.1 M4.6 11. M3.4 X6.4 12. B5.1 M9.8 13. B7.1 T3.1 14. B7.1 T1.3 15. M9.7 M8.7 18. P7.3 Tg-5 19 M7.5 T5.3, hai bên đối công, Đen tập trung quân một cánh có thể phản đòn nguy hiểm.*/
3. M8.9 X1-2 4. X9.1 P8-4
/*Đen cũng hay chơi 4…P8-5 5. X9-4 M8.7 6. X4.3 P5.4 7. S4.5 P5/2 8. M2.4 X9-8 9. B7.1 T3.5 10. B7.1 T5.3 11. M4.5 T7.5 12. X1-4 S4.5 13. B9.1 X8.6 14. X4-8 B7.1, hai bên đối công.*/
5. M2.3
/*Nếu Trắng chơi 5. X9-6 S4.5 6. X6.3 M8.7 7. B9.1 T3.5 8. P7-8 X2-3 9. M2.3 X9-8 10. X1-2 X8.6 11. B3.1 P2/1. 12. S4.5 M1.3 13. P2-1 X8-7 14. P1/1 M3.5 15. P1-3 X7-8 16. X6-4 P2-1 17. B5.1 X6/1 18. M3.4 M5/3, hai bên đối công.*/
5. … M8.7 6. B3.1 X9-8
7. X9-6 S4.5 8. X1-2 X8.6
9. P2-1 X8-7 10. P1/1 T3.5
11. B9.1 P2-3 12. S6.5 X2.7
13. P1-3 X7-6 14. P7/1 P3.4
15. X6.1 X2-4 16. S5.6 P3-2
}END[/game]
[b]∞[/b]

[b]Biến 4:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Thế trận lên Tượng – Biến 4
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. T3.5 M8.7
DIAG{ #2 RED }
/*Đen có thể chơi 1…M2.1 2. M8.7 B3.1 3. B3.1 P2-3 4. X9-8 X1-2 5. P8.4 P8-4 6. P2.4 M8.7 7. M2.3 T7.5 8. M3.4 X9-8 9. M4.5 P3.4 10. X1-2 S4.5 11. M5.3 P4-7 12. B5.1, Trắng ưu.*/
2. B7.1 P8-9
3. M2.3 X9-8 4. X1-2 X8.4
5. P2-1 X8-2 6. P8.5 P9-2
7. M8.7 B7.1 8. X2.6 T3.5
9. X2-3 X1.1 10. M3/5 X1-8
11. M7.6 X2-4 12. X9-8 M2.4
13. M5.7 P2-4 14. X8.8 X8-7
15. P1.4 X7-8 16. P1/2 P4.3
}END[/game]
[b]+=[/b]
Ván cờ tiếp tục: 17. M7.6 X4.1 18. X3.1 X4.1 19. X8-7 B5.1 20. X3/1 M4.6 21. X7/2 X4-5 22. X3-4, Trắng ưu.

Chưa phân loại

Cờ Tướng Khai cuộc cẩm nang: Chương IV Tiên nhân chỉ lộ với các trận đối công khác

[b]2. TIÊN NHÂN CHỈ LỘ VỚI CÁC TRẬN ĐỐI CÔNG KHÁC[/b]
Sau trận Liễm Pháo là các trận Đối Binh, Lên Tượng, Pháo Quá Cung, Pháo đầu và Nhẩy Mã đối phó với trận Tiên nhân chỉ lộ diễn ra rất căng thẳng, phức tạp.

[b]Biến 1:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Tiên nhân chỉ lộ với các trận đối công khác – Biến 1
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. B7.1 B7.1
2. M8.7 M8.7
3. X9.1 P8-9
DIAG{ #4 RED }
/*Đen chơi Pháo phân biên để hình thành trận Tam bộ hổ. Thường Đen hay chơi 3…T3.5 hoặc 3…P2-5 cũng đối công quyết liệt.*/
4. P2-5 M2.3
5. M2.3 X9-8 6. B5.1 T3.5
7. X9-6 S4.5 8. M7.5 M7.6
9. B5.1 M6.5 10. M3.5 B5.1
11. P5.3 X8.3 12. X1.1 P2-1?!
13. P8-5 X8-6 14. M5.6 X6.1
/*Nếu như 14…B3.1? 15. P5.3 M3.4 16. Pt-2 M4.5 17. P2-5, Trắng ưu rõ.*/
15. Pt/1 X1-4 16. M6.8 X4.8
}END[/game]
[b]+=[/b]
Ván cờ tiếp tục: 17. X1-6 P1-2 18. X6.5. X5.1 19. Pt.1 X8-5 20. Pt-8 X5/2 21. X6-5 M3.5, cân bằng.

[b]Biến 2:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Tiên nhân chỉ lộ với các trận đối công khác – Biến 2
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. B7.1 T7.5
DIAG{ #2 RED }
/*Đen cũng thường đi: 1…T3.5 2. T7.5 B7.1 3. M2.1 M8.7 4. P2-4 M7.6 5. X1-2 P8-6 6. X2.6 P6.5 7. P8-4 M2.4 8. X2-4 M6.4 9. X4/2 P2.3 10. M8.9 X1-2 11. B9.1 X4.5 12. .X4.4 P2.2, cân bằng.*/
2. M8.7 M2.3
3. P2-5 B7.1 4. M2.3 M8.7
5. X1-2 X9-8 6. X9.1 P2.4
7. B5.1 P2-3 8. T7.9 X1-2
9. X9-6 P8.2
/*Làm chậm nước Đen nên 9…X2.6 10. X8.2 P8.3, Đen có thế công.*/
10. X6.2 X2.6
11. X2.4 P8-9 12. X2.5 M7/8
13. P8/2 B3.1 14. B7.1 P9-3
15. M3/5 M8.7 16. P5-4 M7.6
}END[/game]
[b]=[/b]

[b]Biến 3:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Tiên nhân chỉ lộ với các trận đối công khác – Biến 3
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. B7.1 P8-4 2. X1.1 M8.7
3. P2-5 X9-8 4. X1-6 S6.5
5. M2.3 X8.4 6. M8.7 B3.1
7. B5.1
DIAG{ #7 BLUE }
/*Nếu Trắng chơi 7. B7.1 X8-3 bắt Mã, hoặc như 7. X6.3 M2.3, cả hai trường hợp Đen đều phản đòn.*/
7. … B3.1 8. M7.5 B3.1
9. B5.1 B5.1 10. P5.3 P4-5
/*Đen đi chính xác, nếu tham bắt Pháo thì nguy: 10…X8-5? 11. P8-5 X5-2 12. X6.5 T3.5 13. X6/1, Trắng ưu.*/
11. P8-5 M2.3 12. X9-8 M7.5
13. X6.5 X1.2 14. Pt.2 P2-5
15. P5.4 X8-5 16. X8.6 B3-4
}END[/game]
[b]=[/b]

[b]Biến 4:[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Tiên nhân chỉ lộ với các trận đối công khác – Biến 4
RED Trắng
BLACK Đen
START{
1. B7.1 P8-5
DIAG{ #2 RED }
/*Ngoài nước vào Pháo đầu, Đen cũng thường chơi 1…M8.7 2. P2-5 X9-8 3. M2.3 T3.5 4. M8.7 P8-9 5. P8-9 B3.1 6. X9-8 M2.4 7. X1.1 B3.1 8. X1-6 P2-3 9. X6.7 P3.5 10. P5/1 S4.5 11. B3.1 X8.4 12. M3.4 X8-6 13. M4.6 P9/1 14. X5/2 P3-8, hai bên đối công.*/
2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9-8 4. P2.4 B7.1
5. P8-5 P2.4 6. P2-3 X8.9
7. M3/2 T7.9 8. M8.7 P2-3
9. X9-8 M2.3 10. T7.9 X1-2
11. X8.9 M3/2 12. B1.1 S6.5
13. M2.1 M7/8 14. M1.2 M8.6
15. P3-2 P3-7 16. M2.4 B7.1
}END[/game]
[b]∞[/b]