Chưa phân loại

Kết quả Olympiad cờ máy 2006 Italy

Giải cờ máy Olympiad lần thứ 11 (Computer Olympiad) bắt đầu vào ngày 24/5 và đã kết thúc ngày 1/6 tại Turin, Italy. Những người lập trình từ khắp nơi trên thế giới đã mang đến giải các chương trình cờ (cùng máy tính) để tranh tài với nhau trong 12 loại cờ, bao gồm cờ Vua, Tướng, Go (cờ Vây), Clobber, Shogi, Loa, Backgammon, Connect6, Draughts, Hex, Kriegspiel và Pool.

[img]xq542-0.jpg;center;Turin, Italy[/img]

Có tổng cộng 5 chương trình tham gia thi đấu cờ Tướng. Dưới đây là thứ hạng, tên và điểm của chúng. Chương trình giải nhất năm nay là NEUCHESS cũng chính là chương trình đã đoạt giải 3 năm ngoái (2005). Chương trình giải nhì năm nay Shiga cũng vẫn là chương trình giải nhì năm ngoái. Còn chương trình giải nhất năm ngoái XqMaster đã không tham gia.

TT Tên Điểm
1 NeuChess 7.5
2 Shiga 4.5
3 Elephant 3.5
4 XieXie 2.5
5 Contemplation 2
Chưa phân loại

Tổ chức tốt hoạt động cờ trong mùa hè

Những hoạt động cờ rất phong phú, đa dạng trong đó nổi bật là các giải thi đấu cấp Quốc gia như các giải Trẻ, Thanh thiếu niên, Nhi đồng, các đợt tập huấn, các giải quốc tế…

Thế nhưng quan trọng hơn là các sinh hoạt môn cờ tại các cơ sở: trưởng học, đơn vị xã, phương, thôn ấp, quận huyện… Hiện nay yêu cầu chơi cờ của học sinh rất lớn vì ngày càng nhiều bậc cha mẹ, anh chị của các em nhận rõ cờ là môn thể thao rất phù hợp với tuổi trẻ, phù hợp với tố chất của người Việt Nam. Trong thời kỳ mới việc rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo, sự khéo léo, kiên trì, cần mẫn ở các em là vô cùng quan trọng. Chính cờ đã đáp ứng được những yêu cầu đó. Cờ còn là bộ môn nghệ thuật tính tế giúp các em nâng cao khiếu thẩm mỹ đồng thời cũng là một bộ môn thể thao để các em tranh đua, thể hiện tài năng của mình một cách trung thực và cao thượng.

Trong thời gian qua các môn cờ Vua, cờ Tướng, cờ Vây đã phát triển rất mạnh mẽ ở khắp nơi. Nhiều trường học đã tổ chức tốt các lớp, các câu lạc bộ và các hình thức sinh hoạt cờ phong phú, nhiều nơi đã duy trì được phong trào trong nhiều năm qua, đào tạo các em từ những say mê ban đầu thành những vận động viên cờ có đẳng cấp, giành được những thành tích tốt đẹp tại các giải đấu, đoạt các huy chương trong những cuộc tranh tài ở tỉnh thành, toàn quốc và thế giới.

Tuy nhiên không phải nơi nào cũng làm được như vậy. Nhìn chung trên toàn quốc số các câu lạc bộ cờ của học sinh, sinh viên trong trướng học còn ít. Số giáo viên, huấn luyện viên dạy cờ cho các em còn thiếu nhiều vì chưa được đào tạo có hệ thống. Có những nơi tổ chức ra nhưng không duy trì được và phần lớn các em được học cờ chỉ trong vài tháng hè, đến khi vào năm học thì không tiếp tục được.

Những hiện tượng này một mặt là do tác động của việc học thêm quá nhiều và lan tràn khắp nơi, khiến các em không còn được bao nhiêu thời gian để tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, do cơ sở vật chất cho môn thể thao cờ còn thiếu thốn như phòng ốc, địa điểm thi đấu, sách báo về cờ, đồng hố, bàn ghế… Nhưng phải nói rằng còn do nhiều nguyên nhân chủ quan trong đó có việc chưa nhận thức đầy đủ tác dụng lớn của môn thể thao cờ đối với học sinh, sinh viên. Nhiều nơi chưa có được một kế hoạch phát triển môn thể thao này trong nhà trưởng, nơi chủ yếu đào tạo các nhân tài thể thao cho quốc gia.

Về mặt tổ chức cũng còn có những yếu kém như sắp xếp chương trình học cờ, các thề thức thi đấu, luật cờ, tổ chức các trận giao hữu, vận động các nguồn tài trợ, phong cấp cho Vận động viên… khiến cho phong trào cờ trong học sinh sinh viên thiếu một nên tảng vững chắc và tính liên tục cần thiết.

Để cho môn thể thao cờ của nước nhà lớn mạnh, phát huy được tác dụng to lớn của nó trong các hoạt động văn thể mỹ trong nhà trường, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội đang tìm cách xâm nhập vào trường học, trước tiên cần một chiến lược tổng thể và lâu dài phát triển cờ trong nhà trường.

Mùa hè là thời gian học sinh có thì giờ nhiều nhất đề tham gia các hoạt động thể thao cờ. Hãy giúp đỡ và tổ chức cho các em đến với bộ môn thể thao mà các em yêu thích. Dù cơ sở vật chất của chúng ta chưa đầy đủ nhưng bộ môn cờ không có những đòi hỏi đầu tư lớn nên hoàn toàn có thể tổ chức cho các em vào các lớp, các câu lạc bộ, các trung tâm đế các em có dịp rèn luyện, giao lưu, thi đấu… Làm sao cho sau mỗi một mùa hè không những các em lớn lên về thể chất mà còn phát triển tốt hơn về trí tuệ về nhân cách của mình.

Các em là tương lai thể thao của nước nhà. Các Liên đoàn địa phương và các Bộ môn cờ cũng như ngành Giáo dục ở từng tỉnh thành nên có quan tâm đầy đủ hơn nữa trong việc đưa môn cờ vào trường học và duy trì được sự phát triển lâu dài của môn thể thao giàu tiềm năng này.

Chưa phân loại

Nhật Quang – Kỳ thủ “nhí”

[img]xq410-0.jpg;left;(Từ trái sang phải) Các kỳ thủ: Cao Phương Thanh, Nguyễn Minh Nhật Quang, Hoàng Kim Cương; người đứng phía sau là huấn luyện viên Trần Đăng Quang.[/img]Ông nội của cậu vốn là nhà giáo nghỉ hưu mà những người trong xóm thường gọi thân mật là: ông giáo Tư . Quán cà phê tại nhà ông giáo Tư trên đường Nguyễn Trãi, thị trấn Thuận An (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) thường quy tụ nhiều kỳ thủ và đây là cơ hội tốt cho cậu tập dượt, học hỏi các bậc lão thành.

Một lần cùng ông nội đến kỳ đài Vọng Các ở quận 5, TPHCM, Nhật Quang đã vô tình bộc lộ khả năng của mình. “Lúc trận đấu giữa Trịnh A Sáng và Lê Văn Bình bước vào những nước cờ tàn, chợt có một cậu bé ngồi dưới kỳ đài buột miệng nói: “Con mã sắp bị lâm nguy” ngay sau khi tay của một trong 2 kỳ thủ rời khỏi quân cờ. Ngạc nhiên trước nhận xét hợp lý này, tôi liền đến gặp cậu bé và mới biết cậu ta tên Nguyễn Minh Nhật Quang, sinh ngày 11-4-1994, nhà ở Lái Thiêu cùng ông nội xuống đây xem đánh cờ. Qua những lời cậu giải thích, thì ra cậu đã dự đoán chính xác 4 – 5 nước cờ sắp tới chứ không phải… đoán mò”. Huấn luyện viên Hoàng Đình Hồng (người phụ trách kỳ đài) đã kể lại như vậy về trường hợp bất ngờ phát hiện ra nhân tố mới này hồi gần cuối năm 2002.

Bằng sự nhạy cảm của một người từng nhiều năm dạy cờ, HLV Hoàng Đình Hồng liền đề nghị gia đình cho Nhật Quang chuyển trường xuống TPHCM để có dịp nâng cao trình độ cờ tướng cũng như tham gia thi đấu. Thế là, dù bận mưu sinh bằng nghề chạy xe ba gác, nhưng trưa nào ba của cậu cũng đưa con vượt đường xa gần 20 cây số từ Lái Thiêu xuống đến Trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1… Học chữ xong, Nhật Quang lại đến Trung tâm TDTT quận 1 luyện cờ trong đội năng khiếu dự bị tập trung của TPHCM do các huấn luyện viên Trần Đăng Quang, Hoàng Đình Hồng hướng dẫn từ 18 giờ đến 19 giờ 30 rồi hai cha con mới trở lại Lái Thiêu… “Tuy vất vả nhưng tôi rất vui vì cháu được quý thầy quan tâm chăm sóc cũng như có môi trường rèn luyện thêm”, ba của Nhật Quang chân tình thố lộ.

Biết chớp thời cơ cùng lối đánh tấn công khá sắc bén, liên tiếp trong 2 năm 2003 và 2004, cậu bé đã giành 4 huy chương vàng cá nhân và đồng đội tại giải Hội khỏe Phù Đổng TPHCM bằng các trận thắng tuyệt đối. Chẳng những thế, Nhật Quang còn “gây khó dễ” cho một số kỳ thủ có đẳng cấp của TPHCM qua những lần cùng nhau đấu trí. Dù vậy, cậu không hề xao lãng việc học hành. Được ông nội kèm cặp và chỉ ngồi vào bàn cờ sau khi hoàn tất bài vở ở trường nên cậu liên tục giành danh hiệu học sinh tiên tiến. Bằng giọng nói thật thà và dễ mến, Nhật Quang cũng vui vẻ kể lại một kỷ niệm đáng nhớ trong những ngày đầu chập chững bước vào đấu trường quốc gia: “Năm ngoái, cháu được thầy Hồng lo kinh phí để tham dự giải Thanh thiếu niên – nhi đồng toàn quốc tại Bình Định. Lần đầu xa gia đình, cháu rất nhớ nhà lại thi đấu chủ quan nên chẳng có huy chương mà chỉ xếp hạng 5 nhóm tuổi 11, cháu đã ra ngoài hành lang ôm mặt khóc nức nở…(cười)…”.

Hiện nay, Nguyễn Minh Nhật Quang đang học lớp sáu. Nhận xét về Nhật Quang, huấn luyện viên Lê Thiên Vị nói: “Nhật Quang có tố chất bẩm sinh và thông minh, nếu tiếp tục tập luyện nghiêm túc, cháu có nhiều khả năng trở thành một kỳ thủ có đẳng cấp của nước ta trong tương lai”.