Chưa phân loại

Vui xuân cùng cờ người

Theo một vài giả thiết, trò chơi dân gian này du nhập vào nước ta từ Trung Quốc thời xa xưa. Cũng có ý kiến cho rằng cờ người xuất hiện tại nước ta vào khoảng thời nhà Lê. Lâu đời nhất có lẽ là hội cờ ở chùa Vua (phố Thịnh Yên, Hà Nội) – nơi vẫn đang thờ thần cờ Đế Thích hoặc Văn Miếu cũng thường biểu diễn cờ người trong những ngày đầu Xuân…
[img]xq409-0.jpg;center;Biểu diễn cờ người tại Hội Hoa Xuân Tao Đàn[/img]

Vậy thực chất của cờ người là gì? Đó là sự minh họa những ván cờ hay của các cao thủ thường được tổ chức tại sân đình hoặc một khu đất rộng rãi nào đó mà mọi người có thể đến thưởng lãm. Có 2 hình thức minh họa cờ người: ván cờ quy ước dựa theo các nước đi của một ván cờ hoặc một thế cờ nổi tiếng được ghi lại và ván cờ không quy ước minh họa trực tiếp từng nước đi của quân cờ do 2 kỳ thủ đang thi đấu. Dĩ nhiên, loại hình sau hấp dẫn và hào hứng hơn.

Ở các tỉnh phía Bắc, ban tổ chức hội cờ thường tuyển chọn 16 thanh niên khỏe mạnh và 16 cô gái xinh đẹp tượng trưng cho 32 quân cờ. Cờ tướng là môn nghệ thuật tài hoa nên khi 2 kỳ thủ đấu trí ngay tại sân cờ thì các quân cờ cũng di chuyển nhịp nhàng với những điệu múa, câu hò đối ứng rộn rã. Mỗi quân cờ ngồi trên một chiếc ghế có lọng, tàn che. Khi một quân cờ nào đó bị bắt thì người thủ diễn rời ghế ra khỏi sân để quân cờ thắng thế chỗ.

Một nét khác biệt tại miền Nam so với khu vực phía Bắc – cờ người gắn liền với võ thuật. Khởi đầu, các quân cờ diễn võ mang tính ước lệ như các tuồng hát trên sân khấu rồi từng bước cải biên thành một cuộc biểu diễn võ thuật thật sự. Xu hướng này đã được 2 võ sư Võ cổ truyền Việt Nam là Hồ Văn Tường (võ phái Tân Khánh Bà Trà) và Lê Văn Vân (võ phái Sa Long Cương) phối hợp nghiên cứu, dàn dựng vào khoảng cuối thập niên 80. Đội cờ người của 2 võ sư từng lưu diễn ở nhiều tỉnh miền Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và ra đến Huế. Trong vài năm gần đây, một số địa phương ở phía Nam như Huế, Hội An, Biên Hòa, Mỹ Tho, Sa Đéc… đã tổ chức cờ người theo cách thức vừa nêu và thu hút đông đảo người xem.

Để đảm nhiệm tốt vai trò của mình, các quân cờ người đều trải qua quá trình luyện võ vài năm. Ngoài cờ vàng lọng tía, trang phục quân cờ cũng phải rực rỡ để khán giả dễ dàng phân biệt 2 bên. Thông thường, mỗi quân cờ mặc áo có thêu tên quân cờ trước ngực và sau lưng áo (một vài nơi ở phía Bắc, người diễn cầm bảng tên quân cờ), đầu vấn khăn; tướng cầm cờ và có thể đội mão, mang hia… Tùy theo tên quân cờ mà người thủ diễn có thể mang các loại binh khí khác nhau. Khi xướng ngôn viên đọc tên nước cờ của kỳ thủ trên kỳ đài thì quân cờ sẽ vừa di chuyển và vừa biểu diễn một phân đoạn của một bài quyền nào đó… Khi thực hiện một thế bắt quân, 2 quân cờ sẽ giao đấu (đã tập dượt trước) khoảng 1 – 2 phút tại “sông” (hà) trong những tiếng trống thúc quân dồn dập. Đây cũng chính là cơ hội để các võ sinh trình diễn những tinh hoa độc đáo của võ phái mình. Riêng ở thành phố Hồ Chí Minh còn có những lời bình cờ sắc sảo do một số danh thủ kỳ cựu đảm trách để giúp người xem thưởng thức những thế cờ hay.

Thạc sĩ Văn hóa dân gian Hồ Văn Tường cho biết: “Dù mỗi người chỉ được bồi dưỡng vài chục ngàn đồng/1 sô diễn hoặc trong khi biểu diễn thỉnh thoảng cũng bị chấn thương nhưng các “quân cờ” đều rất vui và hãnh diện vì giúp người hâm mộ cờ tướng và võ thuật vui Xuân lành mạnh, góp phần bảo tồn một bản sắc văn hóa dân tộc”.

Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Xe, Pháo phối hợp

[b]6. Xe, Pháo phối hợp[/b]
Xe, Pháo được liệt vào binh chủng đánh tầm xa, vì chúng điều động rất linh hoạt, công thủ nhanh nhẹn. Xe, Pháo phối hợp phát huy hoả lực rất mạnh khác nào cá gặp nước. Tiến tấn công, dùng Pháo khống chế, dùng Xe công kiên, có thể xuất hiện nhiều tình huống rất đẹp.

[b]Thế 1: Công kiên phá thành.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Công kiên phá thành
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3aka3/9/e1R1e4/9/9/9/9/1C4p1E/5r3/4K3c w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. P8.7 T1/3
/*Nếu 1…S4.5 thì 2.X7.2 S5/4 3.X7/8 chiếu rút ăn Xe.*/
2. X7-5 S6.5
3. X5.1 Tg5-6
4. X5-6! B7.1
5. X6.1 Tg6.1
6. X6-4 }END[/game]
thắng.

[b]Thế 2: Nhờ Pháo bỏ Xe.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Nhờ Pháo bỏ Xe
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 9/5k3/3aea3/9/9/9/9/5R3/c2rA1p2/3C1K3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. X4.5 Tg6-5
2. X4-5 Tg5-4
/*Trắng bỏ Xe tuyệt diệu, nếu Tướng ăn Xe bị Pháo Trắng vào giữa chiếu bí.*/
3. X5-6 Tg4-5
4. P6-5 }END[/game]
thắng.

Chưa phân loại

Nhân chảy hội chùa Vua cờ Đế Thích

[img]xq412-0.jpg;left;Sân cờ người tại Mỹ Đình (Hà Nội). Ảnh: Võ Tấn[/img]Các quân cờ đều là trai gái khỏe đẹp được chọn từ Liên Hà, Sơn Tây. Sau một hồi trống dài, hai đấu thủ áo dài, khăn xếp ra chỉ huy trận đánh bằng lá cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ. Ở một góc sân, một nhóm danh thủ xúm quanh một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi trên ghế tựa; họ theo dõi nước cờ, bình luận ồn ào.

Nhiều người xem sành cờ nên cả sân xôn xao khi cờ đến hồi gay cấn. Lề sân có cái trống to thỉnh thoảng gióng lên một hồi điểm xuyết các nước đi. Hai chú bé đi lại gõ trống bỏi nhắc các đấu thủ đi cờ nhanh lên. Lâu lâu, loa phát thanh vài câu thơ của người xem bình một nước đi. “Chiếu tướng!”, hết ván, tiếng trống dồn dập, sân cờ náo động, chờ ván tiếp.

Gặp nhau ở Chùa Vua, Hữu Ngọc (tác giả) và Võ Tấn (Phó Tổng biên tập Tạp chí Người chơi cờ) có cuộc trao đổi như sau về cờ tướng và cờ nói chung:

[b]Hữu Ngọc (HN):[/b] Thấy không khí hào hứng của lễ hội cờ tướng, tôi rất mừng cho tương lai của một trò chơi trí tuệ truyền thống của ta. Hẳn Lễ hội Chùa Vua được tổ chức tưng bừng thế này từ sau đổi mới, với phong trào phục hồi lễ hội trong cả nước, do kinh tế khá lên và tư tưởng thoáng hơn? Phải chăng cờ tướng cũng mới phát triển lại?
[b]Võ Tấn (V.T):[/b] Đúng là như vậy, có thể tính từ những năm đầu 90. Như vậy không có nghĩa là dân ta bỏ bẵng cờ tướng một thời gian dài. Cờ tướng đã đi vào sinh hoạt hằng ngày. Cờ được chơi trong gia đình, hàng xóm, hè phố, quán cắt tóc, quán nước, công viên, dĩ chí ở các nơi mấy chú xe ôm đợi khách. Ở Hà Nội, có những tụ điểm cờ ở bờ hồ Hoàn Kiếm, Ngõ Trạm, phố Đội Cung… Ở Sài Gòn còn có nhiều điểm hơn, nhất là ở các phố nhỏ, như đường Sư Vạn Hạnh…, ngoài ra, còn nhiều câu lạc bộ cờ phường cho người cao tuổi. Người chơi cờ giỏi, kể từ các chú bé 7, 8 tuổi đến các cụ 70, 80 tuổi. Đa số là nam, nhưng nữ ngày một đông. Nông thôn, miền núi, vùng xa, cũng chơi cờ nhiều, như Lạng Sơn, Cà Mau, Lâm Đồng… Theo ước tính hiện nay số người coi cờ tướng là môn chơi chính thức khoảng 10 triệu người.

[b]HN:[/b] Thế còn trước đây thì sao?
[b]V.T:[/b] Đầu thế kỷ 20, ở miền Nam nhất là Sài Gòn, phát triển mạnh nhất. Từ chơi ngẫu hứng tiến tới có lý luận, có tổ chức đấu giải, giao lưu quốc tế. Có một số danh kỳ Trung Quốc và khu vực hay sang thi đấu. Phần nhiều họ thắng. Nhưng các danh kỳ của ta cũng có một số ván thắng họ oanh liệt. Ở miền Bắc, phát triển mạnh nhất vào những năm 30, 40. Ở Hà Nội thành lập những hội cờ Thiền Quang, Kỳ Tiên, Kỳ Bàn. Giải vô địch cờ tướng Bắc kỳ được tổ chức trong hai thập niên. Từ năm 1945 đến những năm 80, phong trào yếu đi.

Ở miền Trung, có một số danh kỳ ở Huế, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa… Sau thống nhất 1975, cờ tướng chưa được quan tâm ngay. Phải 17 năm sau, giải toàn quốc mới được tổ chức ở Đà Nẵng, năm 1992.

[b]HN:[/b] Từ đó môn cờ mới phát triển?
[b]V.T:[/b] Đúng vậy! Năm 1993, lần đầu tiên, cờ tướng Việt Nam tham dự giải Vô địch cờ tướng thế giới. Hàng loạt đấu thủ trẻ Việt Nam xuất hiện. Ta lại vào Hiệp hội châu Á. Các kỳ thủ Việt Nam chiếm được nhiều giải. Có lần, xếp thứ 2, thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đồng đội Việt Nam đã đoạt cúp Bạc Giải trẻ thế giới. Nguyễn Thành Bảo đã hạ đấu thủ Trung Quốc và đoạt cúp Vàng.

[b]HN:[/b] Những thành tích hiện tại này thật xứng đáng với truyền thống lâu đời của cờ tướng Việt Nam. Cách đây 700 năm, cờ tướng đã khẳng định vị trí trong cung cấm và trong dân gian.
[b]V.T:[/b] Đền thờ Thần cờ Đế Thích này được lập từ thời ấy. Vẫn còn tượng của ngài.

[b]HN:[/b] Qua bao thế kỷ, cờ tướng đã thâm nhập bằng nhiều hình thức vào đời sống văn hóa của ta. Vào trong văn học với thơ Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Hồ Chí Minh, các truyện cổ tích, giai thoại về Trạng cờ Vũ Huyên ở Mộ Trạch… Lễ hội mùa xuân đâu cũng có cờ người. Ở miền Nam và miền Trung, cờ được biểu diễn dưới dạng võ thuật, hoặc có khi thành vở tuồng.
[b]V.T:[/b] Hình thức lạ có cờ giếng dựng bàn cờ bằng tre ở trên giếng, quân cờ được treo như đèn lồng, hai đối thủ đi thuyền trong lòng giếng dùng sào móc quân đi. Có cờ bướm với các quân cờ được các cô gái đóng, mỗi cô cầm hai chiếc quạt lớn có tên quân cờ, di chuyển như múa. Cờ tướng phổ biến rộng rãi, là một yếu tố sinh hoạt truyền thống, tại sao không coi nó là nét văn hóa dân tộc ta?

[b]HN:[/b] Có người không nhận cờ tướng nằm trong văn hóa dân tộc, cho nó là của Trung Quốc, gốc Trung Quốc. Xét dưới góc độ “nhân học văn hóa”, tôi e quan điểm ấy phải bàn thêm. Các nền văn hóa dân tộc đều vay mượn của nhau. Khi một văn hóa phẩm – vật chất hay tinh thần – của một dân tộc đi vào truyền thống của một dân tộc khác thì nó trở thành yếu tố văn hóa của dân tộc này. Thí dụ hồ cầm nguyên là đàn của người Hồ vùng Tây Vực, sau phổ biến khắp Trung Quốc, trở thành đàn dân tộc Trung Quốc. Bóng đá gốc ở Anh, nhưng thịnh hành ở Brazil nên trở thành môn thể thao dân tộc Brazil. Vì vậy, có thể gọi cờ tướng là một trò tiêu khiển, một môn thể thao dân tộc Việt Nam, cũng mang màu sắc Việt Nam.
[b]V.T:[/b] Đúng là cờ tướng cũng “Việt hóa”. Ngay cái tên cũng thay đổi. Người Trung Quốc gọi là tượng kỳ, chữ tượng nghĩa là voi, hoặc hình tượng. Ta gọi nôm là cờ tướng, dễ hiểu và hay hơn vì nói đúng tính chất cờ là đánh trận, mục tiêu là diệt được quân tướng. Tượng kỳ ở Trung Quốc chính thống hơn, thường gắn với uy quyền, chính trường, dòng tộc, trường phái. Còn cờ tướng của ta có tính chất thú vui bình dân, bình đẳng… Cờ tướng ở ta dân gian hơn, kết hợp với lễ hội là cờ người (Trung Quốc ít phổ biến), cờ bỏi (quân gỗ đóng vào cọc tre, cắm vào lỗ), cờ tưởng không có bàn cờ, còn gọi là cờ mù đánh bằng óc tưởng tượng (xưa những người đánh cá, kiếm củi hay đánh khi không có bàn cờ trước mặt). Các bàn cờ tiên, nhiều đền chùa xây trên núi đều có.

[b]HN:[/b] Nói cho cùng thì cờ tướng không phải gốc ở Trung Quốc. Các tài liệu nghiên cứu đều thống nhất gốc là ở Ấn Độ, từ đó lan ra Trung Á, rồi lục địa Á Âu. Đến thế kỷ thứ 7, người Ảrập chiếm Ba Tư, học cờ ở đó, cải tiến cờ và đến thế kỷ thứ 8 nhập vào châu Âu dưới hình thức cờ quốc tế ngày nay (ta gọi là cờ vua).
[b]V.T:[/b] Tương truyền một nhà thông thái Ấn Độ giáo đã phát minh ra trò chơi Saturanga (thế kỷ thứ 5, 6) là tiền thân của cờ vua và cờ Trung Quốc tượng kỳ (tượng kỳ thế kỷ thứ 7 đời Đường). Cờ của Trung Quốc phát minh ra là cờ vây (vây quân của nhau) từ thời Nghiêu Thuấn (cách đây 4.000 năm, cổ nhất thế giới) chứ không phải là cờ tướng. Người Trung Quốc dựa vào cờ Saturanga tạo ra cờ tướng, làm một cuộc cải cách tuyệt vời, khiến cờ trí tuệ hơn, trừu tượng hơn, đồng thời đơn giản hơn. Không còn những quân cờ hình tượng, những vật hình cao nữa mà là quân tròn dẹt như cờ vây. Không dùng các ô hai màu nữa mà dùng đường vạch. Đem triết lý âm dương ngũ hành vào (có hỗ trợ và khắc chế lẫn nhau). Phản ánh tổ chức vua quan, thành trì, cung cấm, quân sự, để tránh phạm thượng (chiếu vua), vua thay bằng tướng. Cụ thể biên giới hai nước bằng sông (hà). Đặt ra quân pháo linh động tuyệt vời để tấn công (chữ pháo trước thuộc bộ Thạch khi còn bắn đạn bằng đá, sau thay bộ Hỏa khi bắn bằng thuốc súng).

[b]HN:[/b] Như vậy, xuất phát từ Ấn Độ, cờ Saturanga đã lan ra Trung Á để đi khắp thế giới với cờ vua quốc tế, qua Trung Quốc để trở thành cờ tướng phổ biến ở các nước đồng văn, trong đó có Việt Nam. Quả là một cuộc hành trình thú vị, phù hợp với đối thoại văn hóa vì hòa bình mà UNESCO kêu gọi từ đầu thiên niên kỷ mới.

Chưa phân loại

Phong phú trò chơi dân gian trong lễ hội Lai Xá

[img]xq406-0.jpg;left;Hội cờ đầu xuân ở làng Lai Xá. Ảnh: Văn Thắng[/img]Trong khi các trò chơi dân gian đang ngày bị mai một và có nguy cơ mất đi bởi ngày càng có những trò chơi hiện đại, hấp dẫn thì có một số làng vẫn giữ và phát huy trong lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền thống làng Lai Xá (xã Kim Chung, Hoài Đức) trong dịp đầu xuân vẫn duy trì các trò chơi cờ người, chọi gà… thu hút đông đảo người xem trong xã, các khu vực lân cận và trở thành nét văn hóa độc đáo.

Lễ hội Lai Xá được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn An Sinh vương Trần Liễu, là anh ruột của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) và là thân phụ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Ông sinh năm 1214, là danh tướng văn võ song toàn, có công dẹp giặc, mở mang bờ cõi đánh đuổi quân Nguyên Mông. Sinh thời, ông rất thích chơi cờ người, chọi gà. Vì thế, trong lễ hội Lai Xá nhiều năm nay vẫn duy trì, gìn giữ được các giá trị văn hóa xưa. Trong lễ hội Lai Xá, cờ người được đánh theo kiểu cờ thờ: quân ngồi im một chỗ, không ăn quân, hai bên đánh với nhau bằng cờ bàn, dùng biển để di chuyển. Quân cờ được tuyển trong làng, chọn những người xuất thân ở gia đình gia giáo, trong sạch, có sức khỏe; còn tướng thì bản thân đã nắm giữ vị thế chủ chốt, quan trọng trong bàn cờ nên những người được chọn cũng phải là người có vị thế trong làng, được mọi người kính trọng, con cái thành đạt, đề huề. Những người chơi cờ là những người có trình độ trong khu vực. Đánh cờ được diễn ra trong không khí trang nghiêm, thể hiện sự trí tuệ trong từng nước đi.
Các trò chơi dân gian thường thu hút rất nhiều người xem. Cuộc thi chọi gà, chỉ diễn ra trong một khoảng đất nhỏ hẹp mà xung quanh chật cứng người xem. Những chú gà được nuôi, chăm sóc cẩn thận theo một chế độ riêng, khi trưởng thành được mang đi tham dự các cuộc thi. Có người đã tham gia rất nhiều cuộc thi chọi gà ở nhiều nơi, trở nên chuyên nghiệp, nhưng có người tham gia cuộc thi lần đầu tiên. Sau mỗi cuộc thi đấu đều có thắng thua nhưng điều khiến mọi người thích thú nhất vẫn là chứng kiến những pha “biểu diễn” của các chú gà mà thường ngày là con vật gần gũi với các gia đình ở nông thôn. Còn nhiều trò chơi như bịt mắt đập niêu, kéo co… tất cả đều mang đến cho người xem sự hào hứng, phấn khởi.
Khi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, nông thôn cũng ngày một đổi mới, giao lưu giữa các nền văn hóa diễn ra mạnh mẽ thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là việc làm cần thiết.

Chưa phân loại

Vài nét về nguồn gốc cờ Tướng

[i]Chúng tôi xin giới thiệu với bạn chơi cờ bài viết của Kiện tướng Diệp Khai Nguyên dựa trên tài liệu của Trung Quốc về vấn đề này. Nhiều người Trung Quốc có quan điểm trái ngược với [topic id=381]quan điểm chung của phương tây (cho rằng cờ Tướng có nguồn gốc từ Ấn Độ)[/topic] và khăng khăng (hoặc tìm mọi cách chứng minh) nó cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Có lẽ bạn đã có chính kiến riêng. Nhưng cũng vì vậy những tài liệu khảo cứu như của Diệp Khai Nguyên sưu tầm này càng thêm quý, càng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn.[/i]

[b]Cờ Tướng ra đời ở đâu? Ở thời đại nào? Có liên quan gì với cờ Vua?[/b]
Đó là những câu hỏi mà người hâm mộ rất muốn tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu đã bỏ ra nhiều công sức để tìm ra câu trả lời. Tuy vậy cho tới nay, có một điều được phần đông chuyên gia thừa nhận là: cờ Tướng xuất xứ từ Trung Quốc trong khi cờ Vua có nguồn gốc từ một loại cờ cổ của Ấn Độ, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6, được truyền bá sang Iran rồi sang châu Âu và phát triển thành cờ Vua như ngày nay. Vậy là hai loại có có nguồn gốc khác nhau nhưng lại có những điểm tương đồng như cách đi của một số quân. Dĩ nhiên không loại trừ trường hợp đã từng có những mô hình tượng trưng cho chiến trường cổ đại cùng được hình thành từ nhiều miền đất khác nhau và mang những đặc điểm riêng biệt. Trong quá trình tiến triển của lịch sử, do sự hoà nhập, giao lưu đã hình thành hai loại cờ Tướng phương Đông và cờ Vua phương Tây cùng có những điểm giống nhau.

[b]Cờ Tướng, theo Hán văn gọi là Tượng kỳ[/b]
Tượng có nghĩa là hình tượng, tượng trưng chứ không có nghĩa là quân Voi (Tượng) trên bàn cờ. Theo các văn kiện lịch sử và các văn vật được phát hiện thì cờ Tướng xuất hiện từ thời Chiến Quốc (từ năm 403 đến 221 trước công nguyên) mà tiền thân là “Lục bác kỳ”, một loại cờ rất thịnh hành ở thới kỳ đó, được tác phẩm “Chiêu hồn” của văn nhân Tống Ngọc đề cập tới với từ “Tượng kỳ”. Nếu đúng như vậy thì cờ Tướng đã có trên hai nghìn năm lịch sử. Nhưng có thể khẳng định rằng cờ Tướng lúc đó chỉ mới có mô hình sơ khởi chứ chưa phải loại cờ Tướng mà chúng ta chơi ngày nay.

Đặc biệt cờ Tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường (sau năm 618) là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ Tướng bởi cho tới thời đó con người mới tìm ra vũ khí “pháo” sử dụng trong chiến tranh: đó là loại máy móc thô sơ dùng để bắn các viên đá to. Trong một thời gian dài quân Pháo trong chữ Hán viết với bộ “thạch”. Cho tới đời Tống (năm 960 – 1276) khi phát minh ra loại pháo mới mang thuốc nổ thì quân Pháo mới được viết lại với bộ “hoả”.

Điều lý thú nhất là theo các tài liệu lịch sử, cờ Tướng ở thời Đường được gọi là Tượng hý (du hý, trò chơi) có đặc điểm là quân cờ lập thể, bàn cờ có 8 x 8 = 64 ô vuông xen kẽ hai màu trắng đen, giống hệt bàn cờ Vua hiện nay! Loại bàn cờ này đã được để lại trên các bức tranh dệt “Cầm, Kỳ, Thi, Họa” thời Đường. Tại Uyên Ương trì, Vĩnh Xương tỉnh Cam Túc, Trung Quốc người ta cũng phát hiện dạng bàn cờ này trên các vật dụng bằng sứ cổ đại với 64 ô. Nhiều ý kiến cho rằng loại bàn cờ này rất hợp với các con số mà nhiều học thuyết thuộc nền văn minh Trung Hoa thường đề cập đến như “Thái cực, Lưỡng nghi, âm dương, Tứ tượng, Bát quái, Lục thập tứ ngao”…

Trong khi đó theo sách khoa toàn thư Great Britain” thì trước thế kỷ 13, người châu Âu sử dụng loại bàn cờ 64 ô cùng màu! Như vậy lịch sử cờ Tướng, cờ Vua ra sao? Cho tới nay các nhà nghiên cứu chưa có đồng luận điềm. Nhưng có một điều có thể gọi là chung: Cờ Tướng hiện đại được hoàn chỉnh vào đời Tống. Các quy định về bàn cờ, quân cờ rất hợp với cơ chế quân sự thời đó: Tướng soái ở trong dinh chỉ huy, có Vệ Sĩ túc trực, Binh chốt có 5 quân đúng với luật “ngũ nhân vi ngũ” (5 người một ngũ, ngũ có nghĩa là đội ngũ). Điều này đã được ghi chép lại trong nhiều tác phẩm đại Tống như “Quảng Tượng kỳ đồ” của Triều Vô Cửu, “Đả Mã đồ kinh” của Lý Thanh Chiếu, bài thơ “Tượng dịch” của thi sĩ Lưu Khắc Trang. Cuốn kỳ phổ đầu tiên về cờ Tướng hiện đại là “Sự Lâm Quảng ký” của Trần Nguyên Tĩnh ở thời kỳ cuối đời Tống (cách đây hơn 700 năm) trong khi tác phẩm đầu tiên về cờ Vua được xuất bản tại Tây Ban Nha vào năm 1495.
[img]xq362-0.jpg;center;Một loại cờ cổ đại của Trung Quốc[/img]
[i](Theo tài liệu “Trung Quốc Tượng kỳ niên giám”)[/i]

Chưa phân loại

Cờ người – môn thể thao truyền thống ngày xuân

[img]xq396-0.jpg;left;Cờ người luôn thu hút đông đảo người xem và cổ vũ[/img]Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Cờ người thường thu hút đông đảo người xem và cổ vũ bởi đây là môn thể thao giải trí rất sinh động và hấp dẫn. Thông thường, nơi diễn ra trận Cờ người là sân đình của làng. Trên thực tế, Cờ người là tên gọi khác của môn Cờ tướng, gồm 32 quân, mỗi bên 16 quân (trong mỗi bên có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, tướng nữ còn gọi là tuớng Bà). Nhưng khác với Cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi Cờ người cũng vẫn là luật lệ của Cờ tướng nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người.

Quân cờ là những nam thanh nữ tú được làng kén chọn, vừa phải đẹp người, vừa phải đẹp nết. Tướng được phục trang như sau : đội mũ tướng, soái, mặc triều phục bá quan văn võ, chân đi hài thêu, lọng che. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Mỗi người trong đội cờ cầm một chiếc trượng phía trên có gắn biểu tượng quân cờ được trạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đội nam mặc áo đỏ, đội nữ mặc áo vàng với thắt lưng theo lối xưa.

[img]xq396-1.jpg;right;Quân cờ là những nam thanh, nữ tú được chọn lựa kỹ càng[/img]Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ và bàn tán về từng nước đi. Khi thế cờ đến hồi gay cấn, cả sân xôn xao và khi người chơi có một nước đi xuất thần, cả sân đều ồ lên tán thưởng. Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm.

Bên cạnh sự tinh tế, trầm tĩnh thiên về trí tuệ, Cờ người cũng có sự hấp dẫn về tính động. Cờ người, đặc biệt là ở miền Nam còn được lồng ghép các động tác võ thuật nên có những nét hấp dẫn riêng. Thời kỳ đầu, các quân cờ chỉ khi triển khai các nước hoặc “ăn” quân của đối phương thường múa một vài động tác võ thuật chiếu lệ như diễn tuồng. Nhưng với ý tưởng mong muốn các ván Cờ người phải thật sự cuốn hút nên 32 quân cờ biểu diễn phải là 32 võ sinh có đẳng cấp về võ thuật. Những đòn thế võ thuật được các cao thủ trình diễn đã chinh phục và thu hút người xem. Môn Cờ người lúc này đã sôi động hơn rất nhiều bên cạnh bản chất tĩnh lặng suy nghĩ như vốn có.

Ngày xuân, bên cạnh sự náo động của các trò chơi mang tính thể thao dân gian khác như đánh đu mang đầy tính chất hào hứng và lãng mạn hay cuộc chọi gà, chọi trâu đầy sôi động, kịch tính hoặc những trận đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, thì cái đẹp của sân Cờ người chính là sự tinh tế, trầm tĩnh, có tác dụng nuôi dưỡng những giá trị tinh thần dân tộc. Cờ người với bản chất vốn có của mình cũng tạo nên sự cân bằng đối với các cuộc đua tài sôi động khác, đồng thời bổ xung và nâng cao giá trị văn hoá, thể thao truyền thống của các lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu truyền.

Chưa phân loại

Một số cải tiến hình thức quân cờ Tướng

Trong bài [topic id=311]”Vì sao khó thay đổi?”[/topic] đã đề cập đến sự bất tiện của việc dùng quân cờ Tướng chữ Trung Quốc và lý giải tại sao người ta không muốn thay đổi. Thực ra việc cải tiến các quân cờ Tướng đã được bàn cãi từ lâu trên thế giới. Phương án cải tiến có nhiều và các ý kiến cũng không ít. Đã có một số tổ chức và cá nhân từng đứng ra thử nghiệm, trưng cầu ý kiến. Điển hình là trang web trước đây của ông Peter Sung (phó chủ tịch hiệp hội cờ Tướng Toronto, Canada – có thiết kế và địa chỉ khác với hiện nay) đã đưa ra đưa ra hình của hai loại bàn cờ quân phẳng (2 chiều) bao gồm một bàn cờ chữ truyền thống và một bàn cờ có các quân dùng các hình vẽ (biểu tượng) và đề nghị mọi người cho biết ý kiến thích dùng loại nào.
[img]xq378-0.png;center;Quân cờ chữ (truyền thống) và quân cờ dùng hình (biểu tượng)[/img]

Tính đến ngày 4/11/1996 đã có 137 người cho ý kiến với kết quả như bảng dưới đây (lưu ý thời đó Internet còn chưa phổ biến nên số lượng người cho ý kiến như vậy đã là cao):

  Chữ Hình
Người Trung Quốc 60 10
Người nước khác 46 21
Tổng cộng 106 31

Nhìn vào bảng này ta có thể thấy người Trung Quốc thích dùng quân cờ chữ nhiều gấp 6 lần những người thích dùng hình, trong khi tỉ lệ này ở những nước khác là 2/1.

Như vậy, có thể kết luận rằng [b]đa số người dùng vẫn chấp nhận quân cờ dùng chữ Trung Quốc hơn[/b].

Người ta cũng cố gắng thiết kế và thử nghiệm các quân cờ lập thể (3 chiều – giống quân cờ Vua) trong một số giải cờ cuối năm 1998. Các quân cờ này có độ cao từ 4.5 đến 8 cm, đường kính từ 2 đến 2.5 cm và có hình như hình 2. Chắc các bạn cũng đoán được kết quả: quân cờ ba chiều đã biến mất hoàn toàn trong các giải sau đó.

[img]xq378-1.x-png;center;[/img]
 

Tuy nhiên việc sản xuất và kinh doanh các quân cờ tướng lập thể vẫn được tiếp tục, nhưng nặng ở cách trình bầy và đóng vai trò là vật trang trí, quà lưu niệm hơn là dùng trong đấu trí thật.

Dưới đây là một vài loại bàn cờ cờ Tướng lập thể đang lưu hành trên thị trường:

[img]xq378-2.jpg;center;Quân cờ Tướng lập thể có thiết kế giống hình trên[/img]
[img]xq378-3.jpg;center;Một loại quân lập thể khác[/img]

Chưa phân loại

Cờ tướng – cuộc cải cách phi thường – dấu ấn nghệ thuật đặc sắc của phương Đông (2)

Đối với cờ Tướng thì câu chuyện phức tạp hơn nhiều.

Người châu Á nói chung và người Trung Hoa với lòng tự hào văn hóa phương Đông của mình, với ý nghĩ rằng quốc gia họ trung tâm, đã nhất mực khẳng định rằng cờ Tướng là sản phẩm của riêng Trung Quốc, không có nguồn gốc hay dính dáng gì tới bất cứ loại cờ nào khác trên thế giới. Trong một thời gian dài không có sự nghiên cứu tìm hiểu, họ phỏng đoán một cách mơ hồ rằng cờ Tướng ra đời trước công nguyên và luôn lẫn lộn giữa cờ Vây và cờ Tướng, bằng cách dựa theo các dã sử và truyền thuyết.

Cho đến cuối thế kỷ 20, khi câu hỏi trên được đặt ra nghiêm túc, nhất là khi cờ Vua được du nhập vào Trung Quốc khá mạnh, người Trung Quốc mới thật sự cầu thị, chú tâm khảo cứu đi ngược thời gian tìm ra chân lý. Đến lúc đó họ mới giật mình trước một loạt sự việc khá hiển nhiên rằng: các mầm mống của cờ Tướng chỉ bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 tức là sau Chaturanga tới hơn 200, 300 năm. Theo các bức tranh cổ vẽ về đề tài đánh cờ hay các hình họa trên đồ gốm sứ thì dạng cờ Tướng ban đầu có 64 ô vuông đen trắng giống hệt dạng Chaturanga. Trung Quốc không có voi, sao trong cờ lại có hai quân Tượng (có lẽ do sự khác thường này mà người Trung Hoa đặt tên cho cờ này là Tượng kỳ)?

Chưa hết, cái gọi là cờ Tướng thời kỳ đầu có đủ 6 quân, có Tượng có Mã có Xe xếp đặt ở các vị trí không khác Chaturanga là mấy và đáng chú ý là hoàn toàn không có quân Pháo. Quân Pháo mãi sau này mới ra đời. Như vậy đó là cái gì nếu không phải chính là Chaturanga của Ấn Độ nhập vào qua con đường giao lưu buôn bán, “con đường tơ lụa”, con đường thỉnh kinh của đạo Phật mà vào đời nhà Đương là cực thịnh, và cũng có thể bằng nhiều con đường khác nữa.

Vả lại nếu cờ Vây được chính người Trung Hoa phát minh tới hơn 4000 năm trước mà còn được ghi chép hết sức rõ ràng do ai sáng tạo ra, ai có công truyền bá, cách chơi, lệ luật ra sao, ý nghĩa bàn cờ, các quân thế nào với tên họ rành mạch như ta đã biết (xin xem quyển “Đặc điểm các loại cờ”) thì tại sao đối với cờ Tướng người Trung Hoa lại mù mờ quá vậy, sử sách cũng chẳng thấy nói tới, tên tuổi cũng không nốt!!? Chính từ sự mập mờ này là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy loại cờ làm nền tảng cho cờ tướng Trung Hoa ngày nay hoàn toàn không phải do người Trung Hoa sáng tạo ra.

Thế thì rõ ràng là chỉ có từ ngoài nhập vào mà thôi. Mà nhập từ đâu? Rốt cuộc cũng chỉ có một giả thuyết được chấp nhận duy nhất là từ Chaturanga của Ấn Độ.

Chính nhà “Trung Quốc học” Peter Banasak, sau một quá trình nghiên cứu độc lập, trên cơ sở các tư liệu gốc thời trung cổ cũng đã rút ra kết luận rằng cờ Tướng xuất hiện tại Trung Quốc không sớm hơn thế kỷ thứ 8.

Như thế rõ ràng tiền thân của cờ Tướng chính là từ Chaturanga ở Ấn Độ. Điều đó cho phép kết luận rằng cờ Vua và cờ Tướng có cùng một gốc. Tuy về hình thức có khác nhau nhưng từ số lượng quân, tên hầu hết các quân, cách bố trí, mục đích ván cờ là tiêu diệt được quân chủ chốt và thể thức chơi là rất nhiều điểm tương đồng, thời gian xuất hiện cũng khá trùng khớp nhau. Riêng hai loại cờ này tuy khá giống nhau như thế nhưng lại khác xa tất cả các loại cờ khác. Cờ Vua và cờ Tướng chính là hai anh em cùng trong một gia (tỉnh), cùng sinh ra từ châu Á. Nói một cách khác cả bộ ba cờ cờ Vua, cờ Tướng, cờ Vây hiện đang được chơi trên khắp thế giới đều được phát minh từ Á châu, chỉ khác một chút là một loại từ Trung Quốc còn hai loại kia 1à từ Ấn Độ.

Từ chân lý đã được xác lập này, ta mới có thể bàn tiếp dần những chuyện khác liên quan tới cờ Vua và cờ Tướng. Vấn đề này đã được đề cập phần nào trong loạt bài đăng trong các quyển “Cờ Tướng – sự tích, thú chơi, giai thoại” và “100 câu hỏi đáp về cờ” đã xuất bản, nhưng lần này xin trình bày đầy đủ, kỹ càng và có hệ thống hơn.

Chưa phân loại

Lễ Hội Chùa Vua xuân Bính Tuất 2006

Lễ hội chùa Vua xuân Bính Tuất được khai mạc ngày mùng 6 tháng giêng Tết (6/2/2006 dương lịch). Một trong các hoạt động khai mạc là biểu diễn đánh cờ người các trận bán kết và chung kết của Giải cờ Tướng chùa Vua (đã bắt đầu thi đấu từ ngày mùng 4 Tết). Kết thúc giải cờ Kiện Tướng Bùi Dương Trân giành ngôi Quán quân (vô địch), Nguyễn Thành Nam giành ngôi Á quân.

Dười đây là một số hình ảnh về lễ Khai mạc và đánh cờ người. Ảnh PHN.

[img]xq395-0.jpg;center;Múa Lân khai hội[/img]
[img]xq395-1.jpg;center;[/img]
[img]xq395-2.jpg;center;[/img]
[img]xq395-3.jpg;center;Đội cờ người làm lễ[/img]
[img]xq395-4.jpg;center;[/img]
[img]xq395-5.jpg;center;Người cầm quân bên đỏ (đeo đai đỏ trên sân cờ) là Bùi Dương Trân, vô địch giải cờ chùa Vua năm nay[/img]

Chưa phân loại

Cờ Tướng Nhập Môn: Chương IV Sự phối hợp tác chiến giữa các quân – Xe, Mã phối hợp

[b]5. Xe, Mã phối hợp[/b]

Xe đi đường thẳng, Mã nhảy đường quanh, Xe đi nhanh, Mã nhảy chậm chạp. [b]Thế nhưng hai binh chủng này hợp lực thì phát huy được điểm ưu hạn chế điểm khuyết, giống như Hổ thêm cánh, uy lực tăng cao. Có rất nhiều bài học phối hợp giữa Xe, Mã rất độc đáo, nhất là ở giai đoạn cờ tàn. Ta xem các ván sau.

[b]Thế 1: Xe, Mã phối hợp chiếu bí.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Xe, Mã phối hợp chiếu bí
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 3a1ke2/4a1R2/c4rH2/9/9/9/9/9/3p5/4K4 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. X3.1 Tg6.1 2.X3-4! S5/6 3. M3.2 }END[/game]
thắng.

Thế này còn có sự hỗ trợ của Tướng.

[b]Thế 2: Tá Mã sử Xa.[/b]
[game]
FORMAT WXF
GAME Tá Mã sử Xa
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 2ea1k3/4a4/4e4/5H3/6p2/9/2r6/2h5R/3pA4/4KA3 w – – – 1
START{
DIAG{ #1 RED }
1. X1.7 Tg6.1
/*Nếu 1…T5 /7 thì X1 -3 dẫn đến thế thua giống như cuộc chính.*/
2. M4.2 Tg6.1
3. X1/1 T5.3
/*Trắng lui Xe về hăm đánh bí, buộc Đen phải chạy Tượng mở đường Tướng chạy.*/
4. M2.3! Tg6-5
5. X1/1 S5.6
6. X1-4 }END[/game]
thắng.

Thế này Trắng phối hợp Xe, Mã rất đẹp khiến Đen muốn chống đỡ cũng không chống đỡ được, cuối cùng bị đánh bí.