Chưa phân loại

Cờ Tướng Việt Nam

Cách đây gần 600 năm đã có những đền chùa thờ thần Cờ mà di tích lịch sử vấn còn lại cho tới ngày nay, ví dụ chùa Vua ở Hà Nội thờ thần cờ Đế Thích và các đền chùa khác ở quanh Thủ Đô. Trong lịch sử đất nước còn ghi lại được nhiều truyền thuyết về cờ, trong thơ văn, hội họa có nhiều tác phẩm về cờ và trong suốt hàng trăm năm qua đã có những danh thủ cờ kiệt xuất, biểu hiện trí thông minh của dân tộc, làm rạng rỡ cho nền thể thao trí tuệ nước nhà.

[img]xq111-0.jpg;center;[/img]Cờ Tướng còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua các hình thức thi đấu dân gian tại các lễ hội, các dịp tết nhất, đình đám bằng hình thức chơi cờ người, cờ bỏi, biểu diễn cờ Tướng… thu hút đông đảo người xem và thưởng thức.

Từ đầu thế kỷ 20, ở miền Nam, nhất là Sài Gòn, từ những năm 20 cho đến những năm 80, cờ Tướng được duy trì tương đối đều đặn, từ lối chơi ngẫu hứng dần chuyển sang nghiên cứu lý thuyết và tổ chức được nhiều giải cờ dưới hình thức những trận đấu cá nhân hay những kỳ đài, những trận giao hữu quốc tế. Từ đó vùng đất này gồm Sài Gòn và Nam Bộ nói chung đã xuất hiện nhiều danh thủ như Nguyễn Văn Ngoan (Ba Ngoan), Nguyễn Văn Truân, Nguyễn Thành Hội, Khâu Khánh Văn, Hà Quang Bố, Hứa Văn Hải, Phạm Văn Ngọc, Phạm Văn Sáng, Lý Anh Mậu, Nguyễn Đình Lạc, Trần Văn Ky, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trừ, Phạm Thanh Mai, Trần Đình Thủy, Phạm Tấn Hòa, Trần Quới… Trong thời gian đó có những danh kỳ Trung Quốc và một số nước trong khu vực sang thi đấu như Chung Trần, Tăng Triển Hồng, Triệu Khôn, Lý Chí Hải, Lê Huệ Đông. Phần lớn họ (các danh kỳ Trung Quốc) đều thắng. Tuy nhiên các danh kỳ miền nam cũng đã thắng lại một số ván oanh liệt. Sự giao lưu cờ Tướng của miền Nam với các kỳ thủ các nước trong vùng đã có ảnh hưởng tốt đối với cờ Tướng Việt Nam.

Ở miền Trung có Huế từng là kinh đô của đất nước và mỗi một tỉnh lại có được một số danh kỳ. Tập hợp lại, các tỉnh miền Trung cũng có không ít những cao thủ mà trong số đó phải kể tới: Cả Soạn (Trần Trinh Soạn), Vương Nghệ, Hồ Thông, Hoàng Quảng, Hoàng Mười, Trương Quanh Phùng, Cao Thanh, Nguyễn Minh Trưng…

Ở phái Bắc, đất văn hiến, cờ Tướng được đông đảo các tầng lớp xã hội ưa chuộng, phát triển mạnh nhất vào những năm 30 và 40. Ở Hà Nộ những hội cờ như Thuyền Quang, Kỳ Tiên, Kỳ Bàn được thành lập quy tụ được một số danh thủ hàng đầu và tổ chức được các giải Vô địch cờ Tướng Bắc Kỳ trong hai thập niên đó. Mở màn là giải Vô địch Bắc kỳ tháng 3 năm 1936 với nhà vô địch đầu tiên là ông Nguyễn Văn Tâm (nhà giáo). Các tên tuổi của làng cờ phía Bắc có Chu Văn Bột, Đặng Đình Yến, Nguyễn Thi Hùng, Lê Uy Vệ, Hai Hà, Cả Năm, Nguyễn Văn Rạng, Đỗ Văn Lịch, Đỗ Trang Du, Nguyễn Tấn Thọ. Từ năm 1945 trở đi cho tới những năm 80 phong trào cờ Tướng phía Bắc phát triển yếu, các giải đấu rất ít được tổ chức, số kỳ thủ có tiếng có thể thi đấu quốc tế không còn được mấy người. Việc giao lưu thi đầu với các kỳ thủ nước ngoài hầu như không có (trừ một trận vào năm 1966).

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, tưởng chừng như một giải cờ Tướng toàn quốc sẽ được tổ chức, nhưng phải 17 năm sau đó giải Vô địch cờ Tướng đầu tiên mới được ra mắt tại thành phố Đà Nẵng. Từ đây phong trào cờ Tướng cả nước phát triển mạnh mẽ, các kỳ thủ trẻ tuổi bước lên chiếm lĩnh kỳ đài. Từ đó cho đến nay hàng loạt các tên tuổi được cả nước và quốc tế công nhận gồm có: Mai Thanh Minh (5 lần vô địch quốc gia, Đặc cấp Quốc tế Đại sư), Diệp Khai Nguyên (QTĐS), Trềnh A Sáng (4 lần vô địch quốc gia, QTĐS), Trần Văn Ninh (QTĐS), Mong Nhi (QTĐS), Diệp Khai Nguyên (QTĐS), Trương Á Minh (QTĐS), Đào Cao Khoa, Đặng Hùng Việt, Nguyễn Vũ Quân (ĐC QTĐS) và các nữ vô địch quốc gia Lê Thị Hương (4 lần VĐQG, ĐC QTĐS), Hoàng Hải Bình, Châu Thị Ngọc Giao, Nguyễn Thị Hồng Hạnh (QTĐS), Phạm Thu Hà, Ngô Lan Hương.

Từ mùa xuân 1993 các kỳ thủ Việt Nam bắt đầu tham gia thi đấu quốc tế gồm các giải Vô địch cờ Tướng Thế giới, Vô địch châu Á, giải đấu thủ mạnh châu Á, giải Phật Thừa Bôi, giải Thẩm Dương… Trong các giải này các kỳ thủ Việt Nam đã tỏ rõ tài nghệ của mình, vượt qua nhiều nước châu Á và xếp vào hàng thứ hai thứ ba. Đồng đội cờ Tướng Việt Nam đoạt cúp bạc và ở giải trẻ cờ Tướng thế giới danh thủ Việt Nam Nguyễn Thành Bảo đã đánh bại danh thủ Trung Quốc, đoạt cúp vàng lứa tuổi trẻ rất vẻ vang.

Nhìn lại lịch sử cờ Tướng nước nhà, có thể thấy cờ Tướng Việt Nam đã trải qua một con đường gian khổ, lúc thăng lúc trầm, nhưng với sự say mê của mỗi một con người, của từng vùng đất, cờ đã ăn sâu bám rễ vào trong hoạt động văn hóa, giải trí, thể thao lành mạnh của con người Việt Nam cho nên cờ vẫn trường tồn và phát triển ngày càng lớn mạnh.

Chưa phân loại

Súng Thần công

[img]xq110-0.jpg;right;[/img]Câu nói Xe 10, Pháo 7, Mã 3 là sai: giá trị của Pháo tương đương như Mã nên các kỳ thủ đổi Pháo lấy Mã cân bằng nhau luôn.

Thực ra, một Xe có mạnh hơn hai Pháo, hai Mã hoặc Pháo Mã, nhưng nhiều khi các kỳ thủ cũng bỏ một Xe để diệt Pháo Mã, hoặc hai Pháo, hoặc hai Mã đối phương.

Nếu định giá trị một Xe là 10 thì có thể định Pháo là 4.7 và Mã là 4.5.

Khi còn đông quân, Pháo tấn công mạnh, chuyển hướng lật cánh nhanh nên có nhiều nước cờ xoay chuyển tình thế ghê gớm, mạnh hơn Mã vì Mã bị cản nhiều, tiến thoái chậm.

Về tàn, khi còn ít quân thì Mã thường ưu thế hơn Pháo.

Pháo khéo nhờ Tướng, Sĩ, Tượng hỗ trợ nên tấn công mạnh. Thí dụ Pháo Tốt có Sĩ Tượng thắng hai Sĩ, hai Tượng trong khi Mã Tốt phải chịu hòa.

Quân Pháo có nhược điểm là cần mượn một quân làm ngòi để tấn công, nhưng có ưu điểm là Pháo đầu lên để ép quân đối phương rất hay. Pháo trống khi còn đông quân là một cảnh nguy khốn làm cho đối phương thường bị thua ngay, có khi gỡ được tình thế Pháo trống thì cũng phải chịu mất Pháo, mất Mã có khi mất Xe.

Cờ tàn Pháo hoàn. Về tàn quân ít, Pháo nên rút về nhà vừa bảo vệ giữ nhà, vừa mượn quân nhà làm ngòi phát huy tác dụng hơn.

[b]Thí dụ thế cờ Pháo tấn công chuyển cánh mạnh:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Súng Thần công 1
RED Trắng
BLACK Đen
FEN 4kae2/4a4/r1H1e1R2/p1p1C1p1p/9/9/P1P1P1P1P/1C7/4K4/cchA1A3 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X3-5 T7.5 2. P8-2 }END
[/game]

[b]Pháo chồng tấn công rất nguy hiểm[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Súng Thần công 2
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 2eakae2/r7r/hC7/1c7/9/9/9/4CR3/9/5K3 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. P8-5 P2-5 2. Pt.1 T7.5
3. Pt/2 S4.5 4. X4.7 }END
[/game]

[b]Các ví dụ khác[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Súng Thần công 3
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 3akae2/3P5/9/9/6e2/9/9/9/5K3/C8 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. P9-5 T7/9 2. P5.2 T9.7
3. Tg4-5 T7/9 4. Tg5-6 T9.7
5. P5-9 S4.5 6. Tg6-5 T7.9
7. P9-3 T7/5 8. P3-5 T9.7
9. Tg5-6 T7/9 10. B6.1 }END
[/game]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Súng Thần công 4
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 3k5/4P4/e8/9/9/9/9/8E/4K4/2C6 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. P7-5 T1/3 2. T1/3 T3.1
3. T3.5 T1.3 4. T5.7 T3/1
5. P5-7 T1/3 6. P7.9 }END
[/game]

Chưa phân loại

Hỏi đáp ngày 8/10/2005

[b]Hỏi:[/b][i] Trong bài [topic id=68]”Trưởng thôn Gián đất ghẹo cờ cao thủ”[/topic] có nói bố cục Thiên phong Pháo rất ít dùng. Vậy bây giờ người ta có còn dùng không?[/i]

[b]Trả lời:[/b]
Chúng tôi đã thử tra cứu bố cục này dựa trên các ván cờ hiện có trong CSDL cờ và kết quả như sau:
*Tất cả các ván cờ thi trong đấu chính thức (bao gồm các ván cờ của các danh thủ, các ván tranh giải quốc gia, quốc tế…): không ván nào dùng bố cục này (Qui bối Pháo còn được dùng tuy rất ít)
*Chỉ có đúng 3 ván trong CSDL các kiện tướng của club CXQ là có dùng (không tính các kỳ thủ có điểm thấp):

Tham khảo
Thiên phong Pháo trong CSDL ván cờ của các Kiện tướng CXQ, tập 3

Điều thú vị là tất cả các ván này xuất hiện khá lâu sau khi bài viết về “Trưởng thôn Gián đất ghẹo cờ cao thủ” được đăng trên báo “Người chơi cờ” (số tháng 7 và 9 năm 2000) nên rất có thể các kỳ thủ biết đến nó qua chính bài báo này và họ đã thử áp dụng. Tuy nhiên có lẽ do chưa được nhuần nhuyễn hoặc do đối thủ của họ cũng đọc và thử thế trận này rồi nên kết quả “khá tệ” (2 thua, một hòa cho người đi hậu dùng Thiên phong Pháo). Sau đó không thấy ai thử nghiệm thế trận này nữa.

[b]Hỏi:[/b][i] Tòa soạn có đăng tiếp bài về Trần Quới không? Có đăng thêm ván cờ hoặc tạo CSDL cờ của Trần Quới?[/i]

[b]Trả lời:[/b]
Loạt bài chính về [topic id=54]Trần Quới[/topic] đã hết. Tuy nhiên, các bạn sẽ thấy danh thủ này còn được nhắc đến nhiều lần trong các bài viết khác.

Chúng tôi chưa có kế hoạch tạo CSDL cờ của Trần Quới vì việc này tốn khá nhiều công sức để nhập các ván cờ từ biên bản giấy, ngoài ra có một vài ván cần thẩm tra sửa lại vì chúng tôi phát hiện có một số nước trong đó được ghi chép không hợp lý (sai).

Kế hoạch sắp tới chúng tôi sẽ đăng thêm một số ván đấu của Trần Quới với danh thủ Nguyễn Tấn Thọ trong loạt bài về Kỳ vương đất bắc này.

Chưa phân loại

Đòn phối hợp Xe Tốt

[b]Cục 1:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đòn phối hợp Xe Tốt 1
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;
RESULT 1-0
FEN 9/4k4/5a3/R3P4/9/9/4pp3/4E4/3p2r2/5K3 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X9.2 Tg5/1 2. B5.1 Tg5-4
3. X9.1 Tg4.1 4. X9/2 Tg4/1
5. B5-6 Tg4-5 6. B6.1 Tg5-6
7. X9-4 Tg6-5 8. X4.1 B4-5
9. B6-5 Tg5-4 10. X4.1 }END[/game]

[b]Ghi chú:[/b]
Cục này có một biến nhỏ, nếu 8.X4-5 Tg5-6 9. B6-5 có nước sau X5-4 chiếu hết nhưng bên Đen có nước thí Xe như sau: X7-6 Tg4.1 (nếu Tg4-5 B6-5 cũng thắng) B6.1! Tg4/1 B6.1 Tg4-5 B6.1 phản cục!

[b]Cục 2:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đòn phối hợp Xe Tốt 2
RED Trắng;;;
BLACK Đen;;;
RESULT 1-0
FEN r1ea1k3/4a1P2/6R1e/9/9/9/9/4E1p2/9/4K4 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X3-1 Tg6-5 2. T5/7! T3.5
3. B3-4 S5/6 4. X1-5 S4.5
5. B4-5 S6.5 6. X5-3 }END[/game]

[b]Ghi chú:[/b]
Nếu 6. … Tg5-4 hoặc 6. … Tg5-6 thì X3.2 được Xe thắng.

Hai cục trên giới thiệu phương pháp cơ bản sử dụng Xe Tốt. Các bạn chú ý là Xe với Tốt còn ở cao khác với Xe Tốt lụt.

Xe Tốt lụt (đáy):
*nhất định thắng đơn Xe
*có thể hòa với Xe có đơn Sĩ Tượng
*Xe Pháo (bên Xe Pháo chiếm trung)
*Xe Sĩ

Xe với Tốt còn ở cao:
*nhất định thắng Xe song Tượng (bên Xe Tốt phải còn Sĩ Tượng)

Bên Xe, Tốt ở cao hòa với:
*song Pháo, đơn khuyết Tượng hoặc Sĩ
*song Mã, đơn khuyết Tượng hoặc Sĩ
*Mã Pháo, đơn khuyết Tượng
*Xe song Sĩ

Bên Xe, Tốt còn ở cao tùy vị trí có thể thắng hoặc hòa với:
*song Tốt Sĩ Tượng toàn
*Pháo Sĩ Tượng toàn
*song Pháo song Sĩ
*song Mã song Tượng
*song Mã song Sĩ
*Mã Sĩ Tượng toàn
*Pháo Mã song Sĩ
*Pháo Mã song Tượng

Chưa phân loại

Nước cờ quyết định

Sau 53 nước đối đáp, bên tiên còn Xe, Mã và hai Tốt đối bên hậu còn Xe, Pháo, Tốt và Sĩ Tượng toàn. Bên tiên tuy hơn một Tốt nhưng khuyết một Tượng, muốn thắng cũng khó khăn. Nhưng trong thực tế chiến đấu bên hậu tùy tiện đi sai nước tiến Tốt, thành thử bên tiên khéo tranh thủ lấn tới diệt Sĩ, tạo thế thắng. Bây giờ đến lượt bên hậu đi:

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Lữ Khâm thắng Vạn Xuân Lâm
RED Lữ Khâm
BLACK Vạn Xuân Lâm
FEN 2e1ka3/4a4/1c2e4/1H1R2P2/4r4/P8/6p2/9/4A4/2EAK4 b – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
53. … B7.1?
/*Tiện tay đấm Tốt chẳng xét kỹ, tạo cơ hội thuận lợi cho bên tiên đi một nước cờ quyết định. Đúng ra phải chơi 53. X5-3 thì ổn*/
54. X6.1!
/*Lợi dụng thế đứng sẵn sàng chiếu hết Tướng đối phương, bắt chết Pháo đang chôn chân cản Mã, Lữ Khâm tiến Xe vào mồm Sĩ, đi nước cờ quyết định tạo thế thắng rõ. Không còn cách nào khác tốt hơn, bên hậu đành phải tiến Sĩ đổi Xe, mất Sĩ chỉ còn Pháo và Tốt đã lụt và hai Tượng một Sĩ khó chống đỡ được đối phương còn Mã hai Tốt tự do và một Tượng hai Sĩ*/
54. … X5.4
55. S6.5 S5.4 56. M8.6 Tg5-4
57. B9.1 P2-3 58. B9-8 P3/1
59. B3-4 B7.1 60. M6.8 B7-6
61. T7.5 Tg4-5 62. M8/7 P3-5
63. M7/6! P5-4 64. B8.1 S6.5
65. B8-7 P4.3 66. S5.4 Tg5-4
67. B7-6 P4-5 68. T5/7 P5-9
69. M6.4 P9/4 70. B4-5 P9-6
71. S4/5 P6-9 72. T7.5 P9-6
73. M4/3 B6-7 74. B5-4 P6-9
75. B4-3 P9.4 76. M3.2! P9/1
77. B3.1! T5.7 78. B3.1 P9-6
79. M2.3 P6/1 80. B3-4 Tg4.1
81. T5/7 B7-6 82. S5.4!
/*Đến đây tuy là một tàn cuộc tất thắng, nhưng Lữ Khâm cũng phải vận dụng Mã Tốt vô cùng xuất sắc. Bây giờ để lộ Tướng trợ công, cục diện thắng đã thành.*/
82. … T7/5
83. B6-5 T5.3 84. B5-4 T3/5
85. Bt-5!
}END[/game]

Đến đây bên hậu mất Pháo, bên tiên tất thắng.

(theo Dương Điện)

Chưa phân loại

Đòn chiếu bí Tướng

Nếu Tướng đang ở trung lộ bị chiếu bí hết cờ thì các nhà nghiên cứu Trung Quốc gọi là “muộn cung”. Còn nếu Tướng ở lộ 4 hoặc lộ 6 bị chiếu bí thì gọi là đòn “muộn sát”.

Các bạn làm quen với đòn chiếu bí loại này qua các cục sau:

[b]Cục 1:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đòn chiếu bí Tướng 1
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 5a1R1/4kh3/3ae4/2R3C2/9/9/9/4E4/3r1r3/4K4 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X7.2 Tg5/1 2. P3.3 S6.5
3. P3/1 S5/6 4. X7-5 S4/5
5. P3.1 }END[/game]

[b]Cục 2:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đòn chiếu bí Tướng 2
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 4rc3/4ak3/9/9/9/9/9/2R6/3pA4/cr1AKC3 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X7-4 S5.6 2. X4-5 S6/5
3. S5.4 S5.6 4. X5.6 X5.1
5. S4/5 }END[/game]

[b]Cục 3:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đòn chiếu bí Tướng 3
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 3k1a3/hPR1a4/2Hr5/9/9/9/9/9/5r3/2c1K4 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X7.1 Tg4.1 2. X7-6 S5/4
3. M7.8 P3/9 4. B8-7 }END[/game]

[b]Cục 4:[/b]
[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Đòn chiếu bí Tướng 4
RED Trắng
BLACK Đen
RESULT 1-0
FEN 2eak4/1C2a1h2/4e2Rr/4p4/9/9/2P1c4/2C1E4/4A4/4KAE1c w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X2-5 Tg5-6 2. P7.7 M7/5
3. X5-1 }END[/game]

Chưa phân loại

Thúy Kiều chơi cờ gì?

[img]xq103-0.jpg;right;[/img]1) [i]So vần dây vũ dây văn
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương[/i]

2) [i]Bốn dây như khóc như than
Kiến người trong cuộc cũng tan nát lòng[/i]

Việc chơi đàn hãy để làng Cầm kết luận, còn làng Kỳ (cờ) chúng ta cũng cần tìm hiểu xem Kiều chơi cờ gì.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du tả Kiều chơi đàn 4 lần và chơi cờ 4 lần:

1) [i]Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa[/i]

2) [i]Khi hương sớm, khi trà trưa
Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn[/i]

3) [i]Mảng vui rượu sớm cờ trưa
Đào đà phai thắm, sen vừa nẩy xanh[/i]

4) [i]Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên[/i]

Theo một số tài liệu, Trung Quốc chơi cờ vây khoảng 3000 năm, chơi cờ Tướng hơn 1000 năm. Thời điểm sinh ra Kiều là thể kỷ thứ 16 (Gia Tĩnh, triều Minh 1522-1567). Lúc đó đã có cả hai loại cờ.

Căn cứ đoạn thơ thứ hai ở trên thì rõ ràng là nàng Kiều đã chơi cờ Vây, nhưng cờ Tướng thì vẫn không rõ có chơi hay không.

Chưa phân loại

Chỉ một ván, được phong Vương

Ngôi kỳ vương Đông Nam Á của Lý quả là “Danh bất hư truyền”: hai lần sang Việt Nam trước đó chiến thắng gần như tuyệt đối trước các cao thủ nước ta.

[img]xq102-0.jpg;right;Mỹ Tho[/img]Song chuyến nam du lần này có một kỳ thủ Việt Nam đã để lại cho Lý một kỷ niệm khó quên, đó là Văn Thuận (còn gọi là Văn Hư Bạch), một kỳ thủ đất Mỹ Tho. Thời bấy giờ sánh với các cao thủ Sài Gòn thì kỳ nghệ của Văn hãy còn khiêm tốn. Vì thế, bước vào trận đấu hầu hết người xem đều cho rằng dù được đi tiên nhưng Văn Thuận khó có cơ may thủ hòa.

Tuy nhiên, trong một ván giao đấu cực kỳ xuất sắc, bằng cuộc thuận Pháo, Văn đã kích bại kỳ vương trong sự bàng hoàng của mọi người. Làng cờ Nam Việt đã lại ghi thêm một chiến tích. Ngay sau ván đấu ấy người hâm mộ và báo chí đã nhất loạt tôn vinh ông là “Vua cờ Mỹ Tho”.

Đã gần bốn chục năm trôi qua nhưng khi tâm sự với tôi về ván đấu ấy, ông “nhập tâm” tức thì. Biểu diễn và phân tích cứ như chuyện mới hôm qua. Ông bảo đó là ván đáng nhớ nhất trong kỳ nghiệp của mình.

Xin mời các bạn thưởng thức ván cờ tuyệt đẹp này.

[i]Mỹ Tho 20-5-1963[/i]

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Văn Thuận thắng Lý Chí Hải
RED Văn Thuận
BLACK Lý Chí Hải
START{
1. P2-5 P8-5 2. M2.3 M8.7
3. X1-2 X9.1 4. M8.9 B1.1
5. P8-7 M2.1 6. X9-8 X1-2
7. X8.6 X9-4 8. X2.5 X4.4
DIAG{ #9 RED POPUP }
9. X2-9 P5-4 10. S4.5 T7.5
11. X9/1 X4/1 12. B3.1 P4.1
13. X8/2 M1.2 14. X8-4 S4.5
15. P5-4 B9.1 16. T3.5 B3.1
17. P7-6 P4-3 18. X9.2 P2.1
19. X9/1 B3.1 20. X4-7 T5.3
21. M3.4 X4-8 22. X9-8 P3.2
23. B7.1 B7.1 24. B3.1 X8-7
25. B7.1 T3.5 26. P6-8 X2.2
27. B7-6 M7.8 28. M4.2 X7-8
29. P8.4 X8.5 30. P4/2 X8/3
31. B9.1 X8-5 32. B9.1 X5-9
33. P4.4 X9-4 34. P4-3 B9.1
35. B6.1 B5.1 36. B6-7 B9-8
37. P3.2 B8.1 38. X8-5 T5/7
39. M9.8 X4-3 40. P3-5 T7.5
41. P5-2 T5/7 42. X5-3 X3-7
43. P2-5 Tg5-4 44. X3-6 S5.4
45. X6-4 X7-3 46. X4.4 Tg4.1
47. X4-3 X3/2 48. B9.1 B8.1
49. X3/1 S4/5 50. P5-6 X3-2
51. P6/4 }END
[/game]

Chưa phân loại

Nhằm đúng chỗ yếu để công kích

Nhiều khi bạn có thể đánh liên tục, tiện đâu đánh đấy không cần tính toán nhiều mà vẫn ưu thế. Song phát hiện chỗ yếu để công kích là điều khó, cần được rèn luyện nhiều.

Thế cờ dưới đây là ván đấu của Hồ Vinh Hoa và Đới Vinh Quang. Hồ nhận xét lộ 4 và lộ 6 của bên Đen khá yếu. Ở lộ 4 bên Đen có Xe trấn giữ, nếu điều Xe này ra chỗ khác thì bộ ba Xe, Pháo, Mã của Trắng có thể hợp công. Do đó Hồ đi:

[game boxcomment=0 header=0]
FORMAT WXF
GAME Hồ Vinh Hoa và Đới Vinh Quang
RED Hồ Vinh Hoa
BLACK Đới Vinh Quang
FEN Cr1akae2/2R1h4/1c1re1c2/1Rp1p3p/6p2/2P6/P3PHh1P/C5H2/9/2EAKAE2 w – – – 0
START{
DIAG{ #1 RED POPUP }
1. X8.1! X4-2 2. X7-6 Xt-4
3. M4.3! T5.7 4. X6/1 M5/3
5. Pt-7 X2-3 6. X6-3 }END[/game]

Trắng nhiều quân, hơn thế, tất thắng.

Chưa phân loại

Mai Thanh Minh

[img maxheight=200 maxwidth=200]xq59-0.jpg;right;[/img]Mai Thanh Minh là nhà Vô địch cờ tướng quốc gia đầu tiên của Việt Nam, được phong danh hiệu Đặc cấp Quốc tế Đại sư.

Hiện nay Mai Thanh Minh đang giữ một kỷ lục quốc gia mà sẽ còn lâu mới bị phá: 5 lần vô địch quốc gia vào các năm 1992, 1993, 1994, 1995, 1998.

Ông cũng là một trong những người Việt Nam đầu tiên “mang chuông đi đánh xứ người” thành công, chiếm một số thứ hạng cao trong các giải cờ Tướng thế giới. Điểm thú vị là cùng với đồng đội Mai Thanh Minh đã “khiến” hầu hết các giải cờ Tướng quốc tế bắt đầu phải đặt thêm giải “Phi Hoa Việt” (giải cho những người không phải là người Hoa và người Việt) để đấu thủ các nước khác còn có cơ may đoạt huy chương.